Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thiền Quán Tâm »» Trí tuệ »»

Thiền Quán Tâm
»» Trí tuệ

Donate

(Lượt xem: 6.056)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền Quán Tâm - Trí tuệ

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Quý vị cũng cần có “thái độ đúng”. Có chánh kiến trong khi thực hành rất quan trọng. Với tri kiến nào, với thái độ nào quý vị sẽ quan sát đối tượng? Đối tượng mà quý vị sẽ quan sát là thân… bản chất của thân.

Có cảm thọ (vedana), có tâm (citta), có thân (rupa). Có bản chất của các cảm thọ trên tâm, bản chất của tâm, hoạt động của tâm, các tập khí của tâm. Khi quý vị quan sát đối tượng thân hoặc tâm, quý vị quan sát chúng với thái độ nào?

Nếu quý vị quan sát các đối tượng thân hoặc tâm này như là những hiện tượng tự nhiên, không phải là “của tôi,” cái đó gọi là chánh kiến (samma ditthi). Khi quan sát bản thân, quý vị thấy thân và thấy tâm. Cái gì ở trong thân? Nóng, lạnh, cứng, mềm, ngứa ngáy… tất cả những cái đó xảy ra trên thân… Chúng có xảy ra với riêng quý vị không? Không. Tất cả mọi người đều cảm nhận chúng. Cảm xúc, hạnh phúc, đau buồn, dễ chịu, khổ đau… tất cả mọi người đều cảm nhận được chúng. Nếu tất cả cái đó đều được mọi người kinh nghiệm, quý vị sẽ nhìn nhận chúng như thế nào? Đó là hiện tượng tự nhiên, quy luật tự nhiên, các đối tượng được nhận biết. Hãy coi chúng là tự nhiên; chúng không xảy ra với riêng mình quý vị.

Hãy coi nóng chỉ là nóng - không phải quý vị thấy nóng. Tất cả mọi người đều cảm nhận cái nóng. Tương tự, lạnh cũng vậy. Cũng vậy với cảm thọ, tất cả mọi người cùng kinh nghiệm chúng. Thái độ chân chánh này là rất quan trọng. Quý vị chỉ có thể thực hành khi có thái độ chân chánh này.

Quý vị có bao giờ sân không? Khi sân và quý vị nghĩ: “tôi đang sân,” điều gì sẽ xảy ra? Cái sân đó tăng lên. Do tà kiến và đồng hóa với cái sân, cho rằng “đây là cái sân của tôi,” cái sân mạnh hơn lên.

Điều đó tương tự như khi một người nói họ buồn chán, “tôi đang trầm uất, phẩm hạnh của tôi rất kém,” và họ thực sự đi xuống. Nếu như họ nhìn nhận được rằng, sự buồn chán là tự nhiên, thì phiền não sẽ không tăng trưởng. Khi có chánh kiến và sự hay biết thì ta gọi đó là chánh niệm. Chính vì thế quý vị cần sử dụng chánh kiến. Đó là điều tôi muốn nói khi bảo quý vị cần bắt đầu thực hành với sự hiểu biết.

Quý vị có khi nào cảm thấy chán nản hay xuống tinh thần không? Khi quý vị cảm thấy chán nản và tự nói với mình “Mình chán quá,” điều ấy khiến quý vị thấy tệ hơn hay tốt hơn?

(Thiền sinh trả lời: “Thấy tệ hơn.”)

Vì sao vậy? Bởi vì quan kiến của quý vị sai lầm. Nếu quý vị nhìn nhận cảm giác chán nản hay hụt hẫng là một khía cạnh tự nhiên của tâm, quý vị sẽ cảm thấy đỡ hơn. Chính vì thế, chánh kiến rất quan trọng.

Tâm chán nản chứ không phải “tâm của tôi” chán nản. Cái đang sân, đang tham là tâm. Không phải tôi tham, tôi chưa thỏa mãn. Như vậy là có chánh kiến. Tâm là một hiện tượng tự nhiên, không phải “tôi”, “ta”, một cái ngã hay một chúng sinh.

Chỉ khi nào có tri kiến đúng đắn này, quý vị mới nên thực hành chánh niệm. Quý vị thực tập chánh niệm để hiểu ra bản chất ấy. Có thể bước đầu quý vị chưa tự trực nhận được chánh kiến. Tuy nhiên, giờ đây khi đã có thông tin này, quý vị có thể suy ngẫm về nó. Quý vị chưa hiểu được nó, nhưng quý vị học hỏi, với chánh kiến.

Tại sao quý vị thực hành chánh niệm? Quý vị muốn biết chân lý, biết thực tại của sự vật, vì vậy quý vị phải duy trì chánh niệm. Đừng quên mục tiêu ấy.

Quý vị làm gì khi bị đau, nhức, mỏi khi ngồi thiền? Quý vị quan sát cái đau như thế nào? Nếu quý vị quan sát cái đau, nó sẽ càng tệ hơn! Vì sao vậy? Liệu có ai thích đau không? Điều gì xảy ra trong tâm khi đau sinh khởi? Sân có mặt. Chính vì thế, khi bị đau, đừng tiếp tục quan sát cái đau. Nếu quý vị tiếp tục quan sát cái đau, nó sẽ trở nên không chịu đựng nổi. Khi quý vị gặp phải đau, ngứa, tê, nóng, những gì khó chịu đựng, thì đừng vội chỉ quan sát chúng. Quý vị phải làm gì trước tiên? Quý vị phải có thái độ chân chánh. Hãy biết rằng đó chỉ là hiện tượng tự nhiên. Hãy coi cái đau là điều tự nhiên, và với chánh kiến ấy, quý vị có thể quan sát hay chánh niệm về nó.

Chỉ với thái độ chân chánh này, hãy xem mình cảm thấy thế nào. Bản chất của cảm giác đó là gì? Trong thời gian ấy, thái độ của tâm như thế nào? Khi sân, hãy kiểm tra tri kiến bên trong các suy nghĩ của quý vị. Liệu có chánh kiến trong các suy nghĩ ấy không? Khi ta sân, không thể nào có chánh kiến. Hãy nhớ là, lúc đó chỉ có các tri kiến bất thiện mà thôi.

Sẽ rất tốt nếu quý vị có thể thấy hoặc nghiên cứu các suy nghĩ, cảm xúc và cảm thọ cùng lúc. Chúng liên quan đến nhau như thế nào? Tâm và thân liên quan đến nhau như thế nào? Nhân và quả liên quan đến nhau ra sao? Thực tập có nghĩa là nghiên cứu các mối tương quan của các hiện tượng. Chỉ cần quan sát mà thôi, quý vị không cần phải làm chúng biến mất. Chúng biến mất hay không, không quan trọng.

Tại sao quý vị cần phải quan sát? Quý vị quan sát vì quý vị muốn có sự hiểu biết. hãy quan sát càng nhiều càng tốt.

Khi một tư thế trở nên không chịu đựng được, quý vị có thể đổi. Khi thực hành, quý vị có thể đổi tư thế được không? Nếu quý vị nên đổi, hãy đổi. Nếu không nên đổi, thì đừng đổi. Khi nào thì quý vị nên đổi? Trên đây, tôi đã nói rằng thiền là trau dồi các trạng thái tâm thiện. Nếu các trạng thái tâm bất thiện tăng trưởng vì quý vị đang bắt mình ngồi yên, thì quý vị nên đổi.

Quý vị phải quan sát cái gì khi đi thiền hành? Trước tiên hãy đi, rồi hỏi tâm xem nó nhận biết được gì? Nếu quý vị quá tập trung vào việc chánh niệm trên sự đi, quý vị có thể bị căng thẳng. Hãy chỉ hỏi tâm… nó biết gì? Quý vị có thể chánh niệm về sự đi, về tiếng động hay các cử động của thân. Tâm ở trạng thái gì khi đi? Khi ngồi, khi ăn?

Cũng như vậy khi quý vị ở trong phòng riêng hay trong nhà tắm. Hãy hỏi mình có chánh niệm hay không. Chỉ khi có chánh niệm, quý vị mới nên ngồi, đi, ăn, hay làm những gì cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.

Một thiền sinh có hai nhiệm vụ:

- Có chánh kiến và thái độ chân chánh.

- Duy trì chánh niệm liên tục

Khi quý vị chánh niệm trên các suy nghĩ, đừng để bị cuốn theo nội dung. Chỉ cần hay biết là suy nghĩ đang diễn ra là đủ. Đối với các thiền sinh mới, đừng quan sát các suy nghĩ quá nhiều. Khi quý vị chưa thấy được suy nghĩ chỉ là một đối tượng, quý vị thường bị cuốn theo. Chỉ cần ghi nhận rằng suy nghĩ đang diễn ra, kiểm tra thân, luân chuyển giữa thân và tâm. Đừng để tâm buông lung cả ngày. Quý vị cần phải bắt nó làm việc. Hãy hay biết (chánh niệm) và nhắc nhở mình. Hãy làm việc đó luôn luôn!

Tại sao quý vị phải hành thiền liên tục? Bởi vì tâm bất thiện (akusala) luôn sinh khởi. Khi quý vị tới trung tâm này, mục tiêu của quý vị phải là thực hành cũng như học cách thực hành, sao cho quý vị có thể tiếp tục sự thực hành đó khi trở về nhà.

Nguyện cho mọi chúng sinh được an vui !



Thiền Quán Tâm - Hướng Dẫn Thực Hành

Pháp môn này hiện đang được triển khai tại các địa chỉ sau:

- Phap Dang Meditation Corp.
16805 Jetson Dr.
Spring Hill, FL 34610. USA
Sư Trí Dũng
Email: sutridung@hotmail.com
Phone: 727-856-7840
Cell: 727-597-2451

- Thiên Trúc Tự
197/11 Đường Phương Thành
Phường Bình San, Hà Tiên. VN
Phone: 0773-852993
Email: thientructu@yahoo.com

- Thiền Viện Phước Sơn
368 Đồi Lá Giang, Ấp Tân Cang
Xã Phước Tân, Thành Phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai. VN
Phone: 0613-967237
0613-967234
Website: thienvienphuocson.net

- Shwe On Min Dhammasukha Forest Meditation Centre
Aung Myay Tharyar Street, Kone Talabaung Village
Mingarlardon Township, Htauk Kyant
P. O-11022, Yangon, Myanamar
Email: shweoomindskt@gmail.com
utivara@gmail. com
Website: http://sayadawutejaniya.org

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Tổng quan về Nghiệp


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Ai vào địa ngục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.145.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...