Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Học đạo trong đời »» Hình tượng xuất thế »»

Học đạo trong đời
»» Hình tượng xuất thế

Donate

(Lượt xem: 3.055)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Học đạo trong đời - Hình tượng xuất thế

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Có vị Phật tử từng đặt câu hỏi với tôi, nếu thế gian này người người đều xuất gia tu hành thì ai sẽ lo những công việc sản xuất, xây dựng hoặc truyền nối giống nòi? Những thắc mắc đại loại như vậy có rất nhiều, chẳng những đối với việc xuất gia mà còn là đối với hầu hết những điều được khuyến tấn trong Phật giáo.

Chẳng hạn, có người hỏi rằng, nếu người đời ai cũng ăn chay, loài vật ắt sẽ tự nhiên sinh sản đầy khắp, chẳng phải một vấn nạn lớn đó sao? Hoặc là nguồn lợi thủy hải sản không còn được khai thác nữa, toàn thế giới sẽ có biết bao nhiêu người thất nghiệp, không có nguồn sống, điều ấy giải quyết thế nào? Chỉ cần nhìn gần thôi, vùng duyên hải nước ta có biết bao nhiêu làng chài, quanh năm đều sống nhờ đánh bắt tôm cá, từ bao đời qua đã từng như vậy. Nay nếu việc ăn chay được khuyến tấn, phát triển rộng khắp, thì những người dân làng chài ấy sẽ phải sinh sống thế nào?...

Trong thực tế, bất cứ sự thay đổi nào xảy ra trên phạm vi rộng khắp của toàn xã hội, dù là để hướng đến sự tốt đẹp hơn, cũng đều sẽ tạo ra ít nhiều những khó khăn, trở ngại ban đầu. Mặc dù vậy, nếu đó là một sự thay đổi để tốt hơn thì thời gian chắc chắn sẽ chứng minh điều đó. Còn nhớ khi mới ban hành lệnh bắt buộc đội nón bảo hiểm khi đi xe gắn máy, cũng có rất nhiều người chỉ trích cho là bất tiện. Trong nhận thức chung của xã hội lúc đó thì rất nhiều người chế nhạo, cười giễu người đội nón bảo hiểm là những cái “nồi cơm điện biết đi”. Mà cũng bất tiện thật, vì nón bảo hiểm khi ấy còn khá đắt tiền, để hớ hênh là bị trộm mất ngay. Nhưng các bãi giữ xe thì hầu hết không nhận giữ nón, có nơi nhận giữ thì thu thêm tiền. Thế là người đi xe máy đa số đều phải gửi xe rồi mang theo cả nón bảo hiểm vào văn phòng, vào nhà hàng ăn uống, vào cơ quan... đi đâu cũng phải kè kè cái “nồi cơm điện” cồng kềnh ấy theo bên mình. Rõ ràng lúc ấy cũng không ít người bực dọc với quy định mới này. Thế nhưng rồi thực tế thì tỷ lệ tử vong vì chấn thương đầu trong các vụ tai nạn được công bố là giảm xuống rõ rệt, người ta bắt đầu ý thức được sự an toàn của người đi xe là xứng đáng để chấp nhận những bất tiện khi dùng nón bảo hiểm.

Mặt khác, thực tế cũng dần dần thay đổi. Ngày nay thì nón bảo hiểm trở thành thứ vật dụng tầm thường, không mấy ai quan tâm đến việc bị mất trộm nữa. Người gửi xe cứ vô tư treo nón bên xe mà cũng chẳng mấy ai bị mất. Đội nón bảo hiểm trở thành thói quen, cứ lên xe mà không có nón bảo hiểm là thấy thiếu, không chịu được... Và nhờ vào thói quen mới này, rõ ràng là có rất nhiều sinh mạng đã được bảo vệ, rất nhiều cái chết thương tâm đã tránh được...

Chuyện rất nhỏ nhặt mà còn như thế, huống chi là những cải cách, thay đổi lớn lao trong xã hội? Thế nhưng, nếu là thay đổi tốt đẹp thì vẫn cứ phải thay đổi thôi. Khi mới áp dụng lệnh cấm đốt pháo, cũng có biết bao người phải chịu ảnh hưởng. Có những làng nghề chuyên sản xuất pháo, tất nhiên phải bỏ nghề đi làm việc khác. Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội... không ít cơ sở kinh doanh xưa nay chuyên sống nhờ buôn bán pháo, tất nhiên cũng phải tự chuyển hướng làm ăn. Người dân thì mỗi dịp tết đến hoặc trong các lễ hội Trung thu, cưới hỏi... cũng thấy thiếu vắng khi không còn tiếng pháo vui tai vì đã quen thuộc với nó từ bao đời. Nhưng rồi mọi thứ cũng dần quen, và thực tế là xã hội đã bớt đi một khoản tiêu tốn vô bổ rất lớn, lại không còn những cái chết oan uổng vì cháy nổ như trước đây do pháo gây ra... Sự thay đổi này cũng được nhận thức là hợp lý và lợi lạc.

Cho nên, trong thực tế thì điều đáng lo lắng không phải là việc người người đều ăn chay hay xuất gia tu tập, mà phải nói rằng quả là hết sức đáng tiếc khi những điều lợi lạc như thế lại không được người người thực hiện. Lấy ví dụ như việc ăn chay, một khi hết thảy nhân loại đều nhận thức đúng về việc quý tiếc sinh mạng, tôn trọng sự sống của muôn loài và thực hành ăn chay, thì cho dù có bất kỳ sự khó khăn bất tiện nào nảy sinh, chắc chắn đó cũng chỉ là một hiện tượng nhất thời, mà lợi ích lâu dài cho bản thân chúng ta và môi trường thì lại là điều không thể phủ nhận.

Hơn thế nữa, chỉ cần suy ngẫm một chút chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận ra được rằng tổ tiên loài người khi chưa biết sử dụng đến lửa vốn đã tồn tại hoàn toàn nhờ vào nguồn thức ăn thực vật, bởi nếu không có các hình thức chế biến như nấu nướng chiên xào... thì con người vốn dĩ không thể nào tiêu hóa được các món thịt động vật. Ngay cả như trong thế giới ngày nay, cứ hình dung một người nào đó bị nhốt vào căn phòng với bầy gà hay con heo, thì cho dù anh ta có đói đến lả người cũng chẳng thể nào ăn thịt các con vật ấy theo cách như loài hổ, báo vẫn thường làm. Như vậy, điều mà những người có thiện tâm đang hướng đến (khuyến tấn mọi người ăn chay) chẳng qua cũng chỉ là sự quay trở về với bản chất tự nhiên của nhân loại chứ không thực sự là thay đổi mới hay cải cách gì đáng kể. Tiếc thay, do đã tập thành thói quen ăn thịt động vật từ quá lâu, nên việc từ bỏ của nhân loại rõ ràng không còn là một việc dễ dàng được nữa. Cũng tương tự như một người đã nghiện thuốc lá trong mấy chục năm trời, nay muốn cho anh ta chỉ một ngày dứt bỏ thì e rằng rất khó.

Nhưng tuy là rất khó, người ấy cũng chỉ nên nỗ lực để làm cho bằng được, chứ không thể quay sang biện bạch cho thói quen xấu của mình bằng cách bày tỏ sự lo lắng cho các nhà máy sản xuất thuốc lá phải đóng cửa hay các nhà buôn thuốc lá phải gặp khó khăn vì sự bỏ thuốc lá của mình cùng với nhiều người khác (!).

Đối với việc xuất gia tu tập lại là chuyện phức tạp hơn nữa. Thế giới này vốn đã được trong Kinh điển gọi là Dục giới, nghĩa là được sản sinh, tồn tại chủ yếu dựa trên dục vọng. Người xuất gia lại trước hết là phải đoạn dục, rõ ràng là muốn đoạn dứt sự hiện hữu của thế giới này, bởi trong nhận thức xuất thế của họ thì thế gian này vốn chỉ là huyễn cảnh tạm bợ, không thể là nơi cứu cánh lâu dài.

Thế nên, đem cái nhận thức của phàm phu thế tục mà lo lắng cho sự truyền nối giống nòi, lo lắng cho sự tồn vong kế tục của thế gian Dục giới này thì quả thật là kẻ đang “lo bò trắng răng”. Đạo Phật nhìn thế giới như sự phản chiếu, phát lộ của tâm thức. Với tâm thức của những người còn tràn đầy dục vọng, chỉ có thể sống được nhờ vào năng lượng dục tình, thì làm sao có thể hình dung ra một cảnh giới vô dục? Nhưng nếu thật có một cảnh giới vô dục, thì sự hiện hữu hay truyền nối ở đó làm gì còn phải cần đến dục tình? Đừng nói đến cảnh giới của người xuất gia chân chánh hướng đến là “xuất Tam giới gia”, chỉ ngay trong Tam giới này, khi đề cập đến hai cõi Sắc giới và Vô sắc giới thì đã không có mấy người thực sự hình dung được. Vậy thì cần chi phải sớm khởi tâm lo lắng về một thế giới chỉ có toàn người xuất gia?

Trong dòng lịch sử hơn 25 thế kỷ qua, Phật giáo đã từng có những nơi, những lúc được người người tôn kính ngưỡng mộ, số người xuất gia trong những giai đoạn ấy quả thật có gia tăng đáng kể, nhưng trong thực tế vẫn chỉ là một thiểu số trong toàn bộ dân số. Việc hình dung ra một thế giới mà tất cả mọi người đều xuất gia, chẳng phải là hoàn toàn không tưởng khi xét đến tâm tánh đầy dục vọng của loài người đó sao? Mặc dù vậy, ngay cả khi điều không tưởng ấy do một nhân duyên thù thắng bất khả tư nghị nào đó mà có thể trở thành sự thật, chắc chắn sự thay đổi tâm thức của con người (không còn dục vọng) cũng sẽ dẫn đến sự hiện hữu của một cảnh giới thích hợp hơn mà không phải là cõi Dục giới này nữa.

Vũ trụ quan trong Kinh điển của đức Phật là vô cùng sâu rộng và cho đến nay vẫn được thừa nhận là hoàn toàn phù hợp với những hiểu biết của khoa học hiện đại. Mặc dù con người vẫn chưa từng tìm ra sự sống trong các thế giới khác, hành tinh khác như rất nhiều mô tả trong Kinh điển, nhưng không một nhà khoa học nghiêm túc nào có thể phủ nhận điều đó. Ngược lại, trong thời hiện đại này, con người thực sự đã chấp nhận tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ chỉ để thăm dò tìm kiếm trong vũ trụ một nơi nào khác có sự sống mà đến nay chúng ta còn chưa biết. Và nếu đã như vậy, vì sao chúng ta lại giới hạn sự hiện hữu của thế giới chỉ trong hình thái quen thuộc đối với ta mà không chấp nhận những hình thái khác biệt hơn có thể có?

Quay lại với những thắc mắc đại loại như đã nêu ở đầu bài viết này, thật ra vấn đề quan trọng không phải là đi tìm câu trả lời hay giải thích cặn kẽ về chúng, mà điều đúng đắn hơn là mỗi người cần tỉnh táo nhận thức xem những thắc mắc, nghi vấn theo kiểu ấy có thực sự mang lại được chút lợi ích nào chăng? Thay vì lo lắng về một viễn cảnh “người người đều ăn chay” hay “người người đều xuất gia”, hãy đặt những câu hỏi thiết thực và gần gũi hơn về lợi ích thực sự của việc ăn chay đối với chính bản thân mình, cũng như những tác hại mà ngày nay đã có quá nhiều nhà khoa học đề cập đến của việc ăn thịt, hoặc về lợi ích của sự hành trì giới luật hay thiểu dục tri túc, đều là những phẩm tánh cao quý của hạnh xuất gia mà người cư sĩ tại gia vẫn có thể tự mình cảm nhận hay trải nghiệm một phần.

Mặt khác, một người Hoa Kỳ mô tả về văn hóa Việt hay một người Việt mô tả về văn hóa Mỹ thông qua sách vở, đều phải có những hạn chế nhất định và không thể nào thực sự cảm nhận hay trải nghiệm được những điều tinh tế. Chỉ khi nào tự mình được sống một thời gian trong môi trường văn hóa mà mình muốn tìm hiểu thì may ra mới có thể cảm nhận được ít nhiều những gì mà người bản xứ thực sự trải nghiệm. Cũng vậy, người tại gia muốn hiểu được niềm vui hay cảm nhận của bậc xuất gia thì chỉ có một cách duy nhất là phải tự mình trải nghiệm qua một thời gian nhất định. Ngày nay rất nhiều chùa tổ chức các khóa tu một ngày thọ Bát quan trai giới, chính là cơ hội rất tốt để những cư sĩ tại gia có thể trải nghiệm đôi chút về đời sống xuất gia. Tất nhiên, cũng chỉ là đi tìm sự tương đồng để tạm hiểu được một phần rất nhỏ mà thôi, không thể sánh với cảm nhận của bậc xuất gia chân chánh đã qua nhiều năm hành trì giới hạnh.

Những người ngoài cuộc thường khi bàn tán về một chủ đề mà mình không thực sự trải nghiệm thì chỉ có thể là hý luận vô bổ mà thôi, không thể nhận hiểu được. Ngay cả khi có may mắn được người khác giải thích cặn kẽ cho nghe thì đa phần vẫn là không hiểu được. Một người bạn tôi vừa rồi mua vé máy bay đưa cả gia đình từ California sang Canada chỉ để tham dự một khóa tu thiền mười ngày. Những người chưa từng tham gia các khóa tu tập này hẳn không thể hiểu được vì sao có rất nhiều người sẵn sàng bỏ cả công ăn việc làm, chịu tốn kém tiền bạc, công sức, chỉ để đến đến dự một khóa thiền mà trong đó họ được hướng dẫn không làm gì khác hơn là... ngồi yên. Để hiểu được niềm vui và sự lợi lạc mà một khóa thiền như vậy mang lại, chỉ có một cách duy nhất là phải tự mình tham gia, tự mình trải qua. Nếu không thì mọi sự bàn luận, thắc mắc hay tranh cãi chung quy cũng chỉ là vô bổ mà thôi.

Cũng vậy, đời sống xuất gia chân chánh sẽ mãi mãi vẫn là ẩn số đối với những ai chưa từng tiếp cận hay tự mình trải nghiệm hạnh xuất gia. Họ sẽ không bao giờ có thể hiểu được vì sao một bậc xuất gia chân chánh có thể dễ dàng buông bỏ mọi tài sản thế gian, mọi dục vọng tầm thường mà bất cứ người thế tục nào cũng sẵn sàng theo đuổi. Niềm hạnh phúc, sự an vui chân thật mà một người xuất gia có thể đạt được ngay trong đời sống này chỉ có tự thân vị ấy hiểu được trọn vẹn, còn người khác chỉ có thể suy diễn hay cảm nhận một phần nhỏ nào thông qua tự trải nghiệm mà thôi. Vì thế, thay vì nêu lên những thắc mắc vô bổ, tốt hơn mỗi người chúng ta nên quay về quán sát chính tự thân mình để thấy được những dục vọng tầm thường, những buộc ràng thế tục nó đã và đang gây đau khổ cho chúng ta như thế nào. Từ nhận thức tự thân đó, cho dù chưa thể sống đời xuất gia, chúng ta cũng có thể bắt đầu nhận ra phương hướng cho cuộc đời mình, để biết hướng tâm về những điều cao thượng, ngày càng giảm đi những tham lam, sân hận và si mê trong cuộc sống.

Mong sao những chia sẻ trên đây có thể mang lại ít nhiều lợi lạc cho người đọc.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.218.180 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...