Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Chương 7: Lối vào cõi vô tướng »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Chương 7: Lối vào cõi vô tướng

Donate

(Lượt xem: 16.314)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Sức mạnh của hiện tại - Chương 7: Lối vào cõi vô tướng

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đi sâu vào cơ thể

Tôi có thể cảm nhận được năng lượng bên trong cơ thể của tôi, đặc biệt là ở tay và chân, nhưng có vẻ như tôi không thể đi sâu hơn nữa như ông đã nói ở trên.

Hãy biến nó thành một thiền tập để an tĩnh tâm mình. Bạn sẽ không mất nhiều thì giờ đâu. Chỉ cần mười đến mười lăm phút đồng hồ là đủ. Hãy chắc chắn là bạn không bị những quấy rầy ở bên ngoài như điện thoại, ngọai cảnh hoặc ai đó có thể làm gián đoạn buổi thực tập của bạn. Bạn có thể ngồi ở trên ghế, giữ lưng cho thẳng, nhưng không nên dựa lưng mình về phía sau. Làm như thế sẽ giúp cho bạn tỉnh táo hơn. Hoặc bạn có thể chọn cho mình một tư thế khác mà bạn ưa thích để thiền tập.

Bài tập 7.1a: Có Mặt Với Hơi Thở Vào Ra

Nằm nhắm mắt và buông lỏng toàn thân. Thở một vài hơi thật sâu. Hãy cảm nhận bạn đang thở vào phía bụng dưới. Hãy quan sát bụng mình giãn ra và co vào như thế nào với từng hơi thở vào, ra của bạn. Sau đó nhận thức toàn bộ trường năng lượng bên trong của cơ thể bạn. Đừng suy nghĩ gì cả, chỉ cảm nhận thôi. Khi làm như thế, bạn sẽ thu hồi lại ý thức của mình, thoát ra khỏi những suy tưởng miên man của lý trí. Nếu bạn thấy có ích, hãy dùng phương pháp quán tưởng(1), bằng cách hình dung về bài tập “ánh sáng” như tôi đã nói ở trên.

Bài tập 7.1b: Dùng Hơi Thở Để Đi Sâu Vào Cơ Thể

Khi bạn đã có thể cảm nhận rõ ràng cơ thể từ bên trong như là một trường năng lượng riêng rẽ, nếu được, bạn hãy buông bỏ mọi hình ảnh ở trong đầu và chỉ tập trung vào cảm nhận mà thôi. Nếu làm được, bạn hãy tiếp tục buông bỏ luôn tất cả những hình ảnh bạn có ở trong đầu về thân thể vật lý của bạn ở bên ngoài. Lúc đó tất cả chỉ còn lại một cảm giác hiện diện bao trùm, được gọi là “sự Hiện Hữu”, và cơ thể bên trong của bạn được cảm nhận là không còn biên giới. Rồi bạn hướng sự chú tâm của mình sâu hơn vào cảm nhận đó. Hòa làm một với cảm nhận đó. Hòa nhập làm một với trường năng lượng đó, để không còn sự phân biệt giữa người quan sát và đối tượng bị quan sát, sự phân biệt giữa bạn và cơ thể bạn. Bây giờ sự phân biệt giữa bên trong và bên ngoài cũng tan biến, không còn cơ thể bên trong nữa. Bằng cách đi sâu vào cơ thể, bạn đã vượt lên trên cơ thể.

Hãy an trú trong trạng thái Hiện Hữu thuần khiết này lâu chừng nào tốt chừng ấy, cho đến khi nào bạn còn cảm thấy dễ chịu; sau đó bạn đưa nhận thức mình trở về với cơ thể vật lý ở bên ngoài, về với hơi thở và những cảm giác của cơ thể, rồi bạn có thể mở mắt ra. Hãy nhìn quanh một vài phút với sự an tĩnh trong tâm hồn – tức là không có nhu yếu phân biệt, phê phán – và lại tiếp tục cảm nhận thân thể bên trong của mình.

Khi tiếp xúc được với cõi Vô Tướng như thế thật là một giải thoát lớn lao. Nó giúp bạn thoát ra khỏi những vướng mắc, ràng buộc với hình tướng và sự đồng nhất sai lầm với hình tướng. Đó là sự sống ở trong tình trạng toàn vẹn, không phân biệt trước khi bị phân thành vô số mảnh. Ta có thể gọi đó là cảnh giới Vô Tướng, nguồn gốc vô hình của tất cả mọi thứ, sự Hiện Hữu ở trong mọi tất cả mọi Hiện Hữu. Đó là cõi an bình và tĩnh lặng sâu sắc, cũng là nơi của niềm vui và sự sống mãnh liệt. Khi nào bạn có mặt, trong một chừng mực nào đó, bạn trở thành “trong suốt” với ánh sáng, với nhận thức thuần khiết xuất phát từ Nguồn Cội. Bạn cũng nhận thấy rằng ánh sáng không Hiện Hữu riêng rẽ với bản thể của bạn, mà ánh sáng tạo nên bản chất của chính bạn.

Cội nguồn của khí

Có phải Vô Tướng là những gì phương Đông thường gọi là khí, một loại năng lượng sống của vũ trụ?

Không. Ngược lại Cõi Vô Tướng mới chính là cội nguồn của Khí. Khí là trường năng lượng bên trong cơ thể bạn. Nó là nhịp cầu giữa cái bên ngoài của bạn và Cội Nguồn. Nó nằm giữa hình tướng, thế giới của hình dạng, và Vô Tướng. Khí có thể được ví như một dòng sông, hay dòng năng lượng. Nếu bạn tập trung nhận thức vào sâu trong cơ thể bên trong, bạn đang lần theo dòng sông này để trở về Nguồn. Khí là chuyển động, Vô Tướng là tĩnh lặng. Khi đạt đến độ tĩnh lặng tuyệt đối, nhưng lại rộn ràng với sự sống, tức là bạn đã ra khỏi cơ thể bên trong và ra khỏi Khí để trở về với tự thân Cội Nguồn – Cõi Vô Tướng. Khí là nhịp cầu nối kết giữa cảnh giới Vô Tướng và thế giới vật chất.

Bài tập 7.2a: Đi Vào Cõi Vô Tướng

Vì vậy nếu bạn đưa sự chú tâm của mình vào sâu bên trong cơ thể, bạn có thể đạt đến điểm hội tụ này, nơi mà thế giới hòa vào trong Cõi Vô Tướng và cảnh giới Vô Tướng mang hình dạng là một dòng năng lượng của Khí, và trở thành thế giới. Đây là mốc của sự sống và cái chết. Khi nhận thức của bạn được hướng ra bên ngoài, thì suy tư và “thế giới vật chất” hiện ra. Khi nhận thức của bạn được hướng vào bên trong, thì Tâm nhận ra Cội Nguồn của chính nó và trở về nhà, trở về với Cõi Vô Tướng. Rồi thì, khi nhận thức trở lại với thế giới hình tướng, bạn trở lại nhận hình tướng mà bạn vừa tạm thời từ bỏ. Bạn trở lại một con người có một cái tên, có quá khứ, có hoàn cảnh sống, có tương lai. Nhưng về một khía cạnh căn bản nào đó, bạn không còn giống như là bạn trước đây. Hẳn bạn sẽ hé thấy một thực tại ở trong bạn mà không thuộc về “thế giới này”, dầu nó không hiện hữu riêng rẽ với thế giới, cũng như nó không hiện hữu riêng rẽ với bạn.

Bài tập 7.2b: Giữ Sự Liên Lạc Thường Xuyên Với Cõi Vô Tướng

Bạn hãy thực tập tâm linh theo cách này: Trong đời sống, đừng dồn hết sự chú tâm của mình vào thế giới bên ngoài và cho suy tư. Hãy giữ lại một ít ở bên trong. Hãy cảm nhận cơ thể bên trong ngay cả khi bạn đang tham gia vào các hoạt động thường nhật, đặc biệt là trong các mối quan hệ giao tiếp cũng như khi liên hệ với thiên nhiên. Hãy cảm nhận sự tĩnh lặng sâu thẳm ở bên trong. Hãy giữ cho cánh cửa với cảnh giới Vô Tướng được tiếp tục mở. Ý thức về Cõi Vô Tướng trong suốt cuộc đời bạn là một điều bạn có thể làm. Bạn sẽ cảm nhận nó như là một cảm giác yên bình sâu lắng đâu đó ở đằng sau hậu trường của tâm thức, một sự tĩnh lặng không bao giờ rời xa bạn, dầu cho có điều gì đang xảy ra ở bên ngoài đi nữa. Bạn trở thành nhịp cầu nối liền với cảnh giới Vô Tướng và hình tướng, giữa vũ trụ và thế giới này. Đây là tình trạng nối kết với Nguồn Cội mà ta gọi là giác ngộ.

Đừng có ấn tượng sai lầm rằng Cõi Vô Tướng tách rời khỏi Cõi Hình Tướng – Thế Giới biểu hiện. Làm sao có được! Đó là sự sống tiềm ẩn trong mọi hình tướng, là bản chất bên trong của mọi thứ đang hiện hữu. Nó bao trùm cả thế giới này. Tôi sẽ giải thích thêm về điều này sau.

Giấc ngủ không mộng mị

Mỗi khi bạn đi vào một giấc ngủ sâu, không mộng mị, lúc đó bạn đang thực hiện một cuộc hành trình đi vào Cõi Vô Tướng. Bạn hòa nhập với Nguồn Cội. Bạn tiếp nhận năng lượng cần thiết cho sự sống giúp bạn giữ vững sinh mạng thêm một thời gian khi bạn trở về với thế giới hình tướng, thế giới của những hình thể riêng rẽ. Nguồn năng lượng này cần cho sự sống của bạn hơn thực phẩm nhiều: “Con người không chỉ sống nhờ vào bánh mì”. Nhưng trong một giấc ngủ không mơ, bạn không đi vào đó một cách có ý thức. Mặc dầu các chức năng cơ thể vẫn đang hoạt động, “bạn” không còn hiện hữu khi đang ở trạng thái hòa nhập đó nữa. Bạn có thể tưởng tượng được là đi vào giấc ngủ không mơ với đầy đủ nhận thức sẽ như thế nào không? Không thể nào tưởng tượng được vì trạng thái đó không có nội dung.

Cảnh giới Vô Tướng không thực sự giải thoát bạn cho đến khi bạn đi vào đó một cách có ý thức. Vì thế Chúa Jesus đã không nói “Sự thật sẽ giải thoát bạn”, mà là: “Bạn sẽ biết được sự thật và sự thật đó sẽ giải thoát bạn”. Đây không phải là sự thật thuộc về thế giới của khái niệm mà là sự thật của sự sống bất diệt vượt lên trên hình tướng, có thể cảm nhận trực tiếp hay là không bao giờ nếm được mùi vị của nó. Nhưng bạn đừng cố gắng duy trì ý thức khi ở trong giấc ngủ không mộng mị. Bạn sẽ rất hiếm khi thành công. Giỏi lắm là bạn chỉ có thể có chút ý thức trong giai đoạn có mộng mị (đi qua khỏi điểm đó thì bạn sẽ không còn giữ được ý thức nữa). Đây gọi là trạng thái mộng mị mà vẫn tỉnh táo, vẫn có ý thức, biết là mình đang mơ, một trạng thái có thể rất thú vị và hấp dẫn nhưng đó không phải là giải thoát thực sự.

Vì vậy cơ thể bên trong có thể dùng như một cái cánh cửa giúp bạn đi vào Cõi Vô Tướng. Hãy giữ cho cánh cửa đó luôn rộng mở để bạn nối kết được với Nguồn Cội bất kỳ lúc nào. Dầu cho cơ thể bên ngoài của bạn già hay trẻ, mảnh mai hay mạnh khỏe, thì cơ thể bên trong của bạn cũng không bị ảnh hưởng gì. Cơ thể bên trong của bạn không bao giờ bị phụ thuộc vào thời gian. Nếu bạn vẫn chưa cảm nhận được cơ thể bên trong, thì hãy dùng một cánh cửa khác, dầu rốt cuộc, chúng đều dẫn đến cùng một nơi. Một số cánh cửa tôi đã đề cập đến nhiều lần, nhưng tôi xin nhắc lại ở đây.

Các lối vào khác

Phút giây hiện tại có thể xem là cánh cửa chính. Đó là khía cạnh cơ bản của mọi cánh cửa khác, kể cả cơ thể bên trong của bạn. Bạn không thể nào vừa ở “trong cơ thể mình” mà lại không có mặt một cách sâu sắc trong phút giây hiện tại.

Thời gian và thế giới có hình tướng luôn có sự liên kết với nhau một cách không thể tách rời, cũng giống như Hiện Tại vĩnh cửu và cảnh giới Vô Tướng. Khi bạn hóa giải thời gian tâm lý qua ý thức mạnh mẽ về giây phút hiện tại, bạn sẽ ý thức được Cõi Vô Tướng một cách trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp vì bạn cảm nhận được nó chính là vẻ rực rỡ và mạnh mẽ của sự hiện diện có ý thức của bạn – không có chi tiết, chỉ có sự có mặt. Gián tiếp ở chỗ bạn nhận thức được Cõi Vô Tướng thông qua và vào sâu trong lãnh vực cảm nhận. Nói một cách khác, bạn nhận thức được cái bản chất Thượng Đế(2) ở trong mỗi sinh vật, mỗi bông hoa, mỗi hòn sỏi và bạn nhận ra rằng: “Tất cả hết thảy, cái gì cũng thánh thiện cả”. Đây là lý do Chúa Jesus đã nói, một cách hoàn toàn từ chính bản chất Thượng Đế của mình, trong cuốn Phúc Âm của Thánh Thomas: “Khi con bổ một thanh củi ra, con sẽ nhìn thấy ta ở đó. Khi con nhấc một hòn đá lên, con cũng sẽ thấy ta ở đó”(3).

Một cánh cửa khác dẫn ta vào cảnh giới Vô Tướng là khi ta dừng hết tất cả mọi suy tư. Điều này có thể bắt đầu một cách rất đơn giản, như việc hít một hơi thở có ý thức, hay nhìn một bông hoa trong trạng thái tỉnh giác cao độ, làm sao để lúc đó trong bạn không có tiếng bình phẩm vang vọng của lý trí thường vẫn có ở trong đầu ta. Có nhiều cách để ta tạo ra được một khoảng trống trong dòng suy tưởng liên miên ở trong đầu ta. Đây chính là điều mà thiền tập muốn hướng đến. Suy tư là một phần của cõi hình tướng. Hoạt động không ngừng của lý trí giam giữ bạn trong thế giới hình sắc, làm thành một tấm màn che, ngăn trở bạn nhận thức được Cõi Vô Tướng, nhận thức được cái bản chất Thượng Đế không-hình-tướng, không-thời-gian ở trong bạn, ở trong mọi sự, mọi vật. Khi bạn “có mặt” một cách mạnh mẽ, bạn không cần nghĩ đến chuyện dừng suy nghĩ vì lúc đó lý trí của bạn đã tự động dừng lại. Vì vậy tôi nói phút giây hiện tại là khía cạnh cơ bản của mọi cánh cửa khác để giúp bạn đi vào cảnh giới Vô Tướng.

Một cổng khác để đi vào Cõi Vô Tướng là thái độ chấp nhận mọi chuyện vô điều kiện – không còn có sự chống đối nào về mặt cảm xúc hay suy nghĩ với những gì đang hiện diện. Lý do thật là đơn giản: Chống đối ở trong lòng làm bạn sẽ chia cách với người khác, với chính mình và với thế giới chung quanh. Sự chống đối ấy làm mạnh thêm cái cảm giác cách biệt mà bản ngã ở trong bạn thường dựa vào để tồn tại. Cảm giác cách biệt trong bạn càng mạnh bao nhiêu, bạn càng bị trói buộc vào thế giới của hình tướng, với thế giới của những hình sắc riêng rẽ. Bạn càng bị trói buộc vào thế giới hình tướng bao nhiêu, thì hình tướng ở trong bạn càng trở nên cứng nhắc hơn và càng khó cho sự hiểu biết và tình thương thẩm thấu vào trong bạn. Khi cánh cửa Vô Tướng đã bị đóng lại, bạn sẽ bị cắt đứt với chiều không gian bên trong, chiều không gian sâu thẳm. Do đó trạng thái chấp nhận hoàn toàn, giúp sự đồng hóa với hình tướng ở trong bạn mềm dịu lại và trở nên “trong suốt” để cho Cõi Vô Tướng có thể chiếu soi qua.

Nếu bạn muốn mở một cánh cửa giúp mình tiếp cận có nhận thức với cảnh giới Vô Tướng, hãy giữ liên hệ với trường năng lượng của cơ thể ở bên trong bạn, hãy hiện diện một cách mạnh mẽ, hãy tách ly khỏi lý trí, hãy chấp nhận mọi chuyện đang có mặt trong đời bạn. Tất cả đều là những cánh cửa mà ta có thể đi vào – và bạn chỉ cần dùng một cánh cửa mà thôi.

Chắc rằng yêu thương là một trong những cánh cửa đó?


Không phải, ngay khi một cánh cửa được hé mở, tình thương hiện diện trong bạn do “nhận thức/cảm nhận” về nhất thể. Tình thương không phải là một lối vào; đó chỉ là những gì “đi qua” cổng đó để đi vào thế giới này. Chừng nào mà bạn vẫn còn hoàn toàn bị mắc kẹt vào chuyện tự đồng hóa mình với hình tướng của mình thì bạn sẽ không cảm nhận được tình thương. Việc của bạn không phải là đi tìm tình thương mà là tìm ra cánh cửa để cho tình thương đi qua.

Sự tĩnh mặc

Còn có lối nào khác nữa không?

Có chứ. Cõi Vô Tướng không tồn tại riêng rẽ với cõi hình tướng. Cảnh giới Vô Tướng thâm nhập khắp mọi ngõ ngách của thế giới này, nhưng cảnh giới này thường ngụy trang rất kỹ đến nỗi, hầu hết mọi người đều bỏ quên nó hoàn toàn. Nếu bạn biết cách tìm, thì bạn sẽ tìm thấy Cõi Vô Tướng ở khắp mọi nơi. Cứ mỗi lúc như thế thì một cánh cửa được mở ra.

Bạn có nghe con chó sủa ở đằng xa không? Hay một chiếc xe đang chạy ngang qua? Hãy lắng nghe cho kỹ. Bạn có thể cảm nhận được sự hiện diện của Vô Tướng trong đó không? Không thể ư? Hãy tìm Vô Tướng trong khoảng im bặt, chỗ mà từ đó, âm thanh đã phát ra và đã trở về lại ở đó. Hãy chú ý đến khoảng lặng im thôi mà đừng để tâm đến tiếng động. Khi bạn chú tâm vào khoảng lặng im ở bên ngoài, điều này sẽ giúp tạo ra một khoảng lặng im ở bên trong: lý trí lúc đó đã trở thành sự tĩnh lặng. Một cánh cửa khác đang được mở ra.

Mỗi âm thanh đều sinh ra từ tĩnh lặng, và trở về với tĩnh lặng, và trong suốt quãng đời ngắn ngủi của mình, âm thanh luôn bị bao trùm bởi sự tĩnh mặc. Tĩnh lặng giúp âm thanh tồn tại. Tĩnh lặng là một phần không thể tách rời, nhưng không hiển lộ của mỗi âm thanh, mỗi nốt nhạc, mỗi bài hát, mỗi tiếng nói. Tĩnh lặng chính là Vô Tướng hiển hiện trong thế giới này. Thế cho nên người ta đã nói, không một thứ gì trên thế giới này giống với Thượng Đế như sự tĩnh lặng. Điều bạn chỉ cần làm là chú ý đến sự tĩnh lặng. Ngay cả khi đang nói chuyện, bạn nên chú ý đến khoảng lặng im giữa những tiếng nói, khoảng im lặng ngắn ngủi giữa các câu nói. Khi bạn làm được như vậy thì chiều tĩnh lặng ở trong bạn sẽ lớn dần. Khi bạn vừa chú ý đến sự tĩnh mặc ở bên ngoài, thì bạn cũng vừa khám phá được sự tĩnh mặc của bạn ở bên trong. Bên ngoài yên như thế nào thì ở trong cũng tĩnh lặng như thế ấy. Bây giờ bạn vừa đi vào cõi Vô Tướng.

Không gian

Không có âm thanh nào có thể tồn tại được mà không có sự tĩnh mặc, không gì tồn tại được nếu không có hư không, khoảng không trống rỗng làm cho vật ấy hiện hữu. Mọi vật thể vật lý hay cơ thể ta đều từ hư không mà ra, bao bọc bởi hư không, rốt cuộc rồi cũng trở về với hư không. Không những vậy, mà ngay cả bên trong mỗi vật thể, có nhiều chất “không có gì” nhiều hơn là những chất “có gì”. Các nhà vật lý cho ta biết rằng tính rắn chắc, đông đặc của vật chất chỉ là một ảo tưởng của chúng ta. Ngay cả những thứ dường như rắn chắc, trong đó bao gồm cả cơ thể chúng ta, thì chúng chứa gần cả 100 phần trăm là khoảng không – khoảng cách giữa các nguyên tử quá lớn lao so với kích thước của chúng. Hơn nữa, ngay bên trong mỗi nguyên tử thì hầu hết là khoảng không. Phần còn lại thì như là một làn sóng, hay một tần số rung động nhiều hơn là những vi thể của vật rắn. Phần còn lại ấy giống như là một nốt nhạc. Đức Phật đã biết điều đó cách đây hơn 2.500 năm. “Tâm Kinh Bát Nhã”, một trong những kinh điển cổ của Phật giáo được chúng ta biết đến nhiều nhất, đã viết rằng: “Sắc tức thị không, Không tức thị sắc(4)”. Bản chất của mọi sự, mọi vật là vô ngã(5).

Cõi Vô Tướng không chỉ hiện diện trên thế giới này như là sự im lặng. Mà Vô Tướng còn bao trùm khắp vũ trụ vật chất dưới dạng không gian – cả trong lẫn ngoài. Điều này cũng dễ dàng bị bỏ qua như là sự tĩnh lặng. Mọi người thường chú ý đến các vật có mặt ở trong không gian, mấy ai chú ý đến chính không gian?

Dường như ông ám chỉ rằng “không có gì” hay “sự trống rỗng” không có nghĩa là “không có gì hết”, rằng có một số tính chất bí ẩn nào đó ở trong đó. Vậy cái “không có gì” này là gì?

Bạn không thể hỏi một câu hỏi như thế! Vì lý trí của bạn đang muốn biến cái “không có gì” thành “có gì”. Phút giây bạn biến “không gian” thành một cái gì đó thì bạn đã đánh mất nó rồi. “Không có gì” – không gian – là dáng vẻ bề ngoài của Vô Tướng trong một thế giới được cảm nhận bởi cảm giác. Đó là điều duy nhất mà người ta có thể nói về sự Không Có Gì, thậm chí đó thực là một điều nghịch lý. Vì Không Có Gì không thể là một đối tượng của kiến thức. Bạn không thể làm một luận án tiến sĩ về sự “Không Có Gì” đó. Khi các nhà khoa học nghiên cứu về không gian, họ thường biến nó thành một cái gì đó và do đó đánh mất hoàn toàn bản chất của không gian. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một giả thuyết khoa học gần đây nhất cho rằng không gian chẳng thực sự hoàn toàn là trống rỗng, rằng không gian chứa đầy rẫy một chất gì đó. Khi bạn đã có được một lý thuyết rồi thì việc tìm ra bằng chứng để hỗ trợ cho lý thuyết đó sẽ chẳng khó khăn gì, ít ra là cho đến khi một lý thuyết mới được đề ra.

“Không có gì” chỉ có thể trở thành một cánh cửa đi vào Cõi Vô Tướng nếu bạn không cố nắm bắt hay cố hiểu được nó.

Đó không phải là những điều chúng ta đang làm ư?

Không. Vì tôi đang giúp cho bạn những chỉ dẫn để chỉ cho bạn cách đem chiều không gian Vô Tướng đi vào cuộc sống của bạn. Không phải chúng ta đang cố gắng để hiểu nó. Vì chẳng có gì để hiểu cả.

Không gian không thực sự “hiện hữu”. Hiện hữu có nghĩa đen là biểu lộ ra ngoài. Bạn không thể hiểu được không gian vì nó không biểu lộ ra ngoài. Mặc dầu tự bản thân nó, không gian không có thực, nhưng không gian làm cho mọi vật khác hiện hữu. Im lặng cũng không có thực, Vô Tướng cũng vậy.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bạn thôi không còn chú tâm đến các vật thể trong không gian nữa và hướng nhận thức của bạn vào chính không gian? Bản chất những căn phòng này là gì? Bàn ghế, tranh ảnh, v.v. đều đang “ở trong” phòng, nhưng chúng không phải là căn phòng. Sàn nhà, tường và trần nhà quy định ranh giới của căn phòng, nhưng chúng cũng không phải là căn phòng. Vậy thì bản chất của căn phòng này là gì? Là không gian, dĩ nhiên là không gian trống không. Không có không gian thì không có “phòng”. Vì không gian là “không có gì” nên có thể nói rằng những gì đang không ở đó thì còn quan trọng hơn là những gì đang ở đó. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến không gian xung quanh bạn. Đừng nghĩ về không gian. Chỉ cần cảm nhận không gian như nó là. Chú ý đến cái “không có gì” đó.

Khi bạn làm như thế, trong bạn sẽ có sự chuyển hướng trong nhận thức. Lý do là: Ở bên trong, tương đương với những vật thể có trong không gian như bàn ghế, bức tường,... là đối tượng của tâm thức của bạn như: suy tư, cảm xúc, và những đối tượng của cảm xúc. Và sự tương đương ở bên trong về không gian là nhận thức của bạn, cái làm cho những đối tượng của tâm trở nên có mặt, cũng giống như không gian làm cho mọi vật được có mặt. Vì vậy khi bạn tách sự chú tâm của mình ra khỏi “sự vật” – vật thể trong không gian – tự nhiên bạn cũng tách sự chú tâm của bạn ra khỏi những đối tượng của tâm. Nói một cách khác, bạn không thể vừa suy tư “và vừa đồng thời” nhận thức được không gian hay sự im lặng ở quanh bạn. Chỉ bằng nhận thức được khoảng không trống rỗng chung quanh, bạn cũng đồng thời nhận thức được trạng thái có mặt hiện tiền, trạng thái Vô Niệm, tức là trạng thái Tâm không-có-những-suy-tưởng-miên-man của lý trí. Đó là trạng thái thuần khiết của Tâm: tức cũng chính là Vô Tướng. Đây là lý do tại sao phương pháp trầm tư, suy gẫm về không gian có thể là một cánh cửa khác mở ra cho bạn để đi vào cõi Vô Tướng.

Không gian và tĩnh lặng là hai khía cạnh khác nhau của cùng một sự việc, cũng chính là cái không-có-gì mà tôi đã đề cập đến ở trên. Đây là chiều không gian bên trong và sự lặng im ở bên trong được thể hiện ra bên ngoài, đó là sự tĩnh lặng: cái nôi vô cùng sáng tạo của hóa công, nơi sản sinh ra tất cả mọi sự, mọi vật. Hầu hết nhân loại hoàn toàn chưa nhận thức được chiều không gian này. Vì đối với họ, không hề có khoảng không gian hay sự tĩnh lặng ở bên trong. Vì họ đã bị mất đi sự quân bình. Nói một cách khác, những người này chỉ biết về thế giới, hay họ cứ tưởng là họ biết chắc điều này, nhưng họ thực không hề biết đến Thượng Đế, đến Vô Tướng. Họ chỉ đồng nhất mình với những hình tướng về vật chất hoặc tâm lý của mình, không ý thức được bản chất chân thực của mình. Và vì bản chất mọi vật có hình tướng đều rất không bền vững, nên họ thường xuyên sống trong nỗi sợ hãi(6). Nỗi sợ này gây ra cảm nhận sai lầm một cách sâu sắc về chính họ và về những người khác; họ có một cái nhìn méo mó về chính họ và về thế giới.

Nếu bây giờ có “một chấn động vũ trụ” làm cho thế giới này bị tiêu diệt thì Vô Tướng cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì bởi biến cố này. Cuốn sách “A Course in Miracles”(7) nói lên chân lý này một cách rõ ràng: “Không gì chân thật có thể bị đe dọa, không gì không chân thật có thể tồn tại được. Ở đây chỉ có sự an bình của Thượng Đế”.

Nếu bạn vẫn luôn có sự liên lạc một cách có ý thức với Cõi Vô Tướng, thì bạn sẽ luôn đề cao, thương yêu và tôn trọng sâu sắc bất kỳ biểu hiện nào của thế giới hình tướng và mỗi sinh thể đang sống trong đó; vì đây chính là sự biểu hiện của Đời Sống Duy Nhất vượt lên trên hình tướng. Bạn cũng biết rằng mọi hình tướng cuối cùng đều sẽ bị tan biến và chẳng có cái gì chung quanh ta là quan trọng cả. Lúc đó, nói theo lời Chúa Jesus, là lúc bạn đã “chiến thắng được mọi cám dỗ của thế gian”, hoặc nói như Đức Phật là: “Đáo bỉ ngạn” tức là đã qua được đến bờ bên kia, không còn bị mê hoặc bởi những ham muốn của thế gian.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.185.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...