Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Nỗ lực đi tìm sự nguyên vẹn của bản ngã »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Nỗ lực đi tìm sự nguyên vẹn của bản ngã

Donate

(Lượt xem: 13.345)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Sức mạnh của hiện tại - Nỗ lực đi tìm sự nguyên vẹn của bản ngã

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Một trạng thái khác của khổ đau vị ngã là một cảm giác hụt hẫng, bất toàn nằm sâu trong tiềm thức; đó cũng là bản chất của đầu óc vị ngã. Một số trong chúng ta rất hiểu rõ điều này, còn đa số thì vẫn mù mờ. Nếu ta ý thức rõ cảm giác hụt hẫng này thì mối khổ này được biểu hiện như là một sự bất ổn, thường trực của một cảm giác rằng tôi không xứng đáng, tôi bất toàn. Nếu bạn không ý thức được cảm giác hụt hẫng, khổ đau này thì nỗi khổ này được cảm nhận một cách gián tiếp qua những cảm giác như thèm khát chuyện xác thịt, mong cầu và đòi hỏi một thứ gì đó rất mãnh liệt. Trong cả hai trường hợp, chúng ta thường chạy theo những mục tiêu rất hạn hẹp, không thể cưỡng lại được của bản ngã, mong tìm sự thỏa mãn nào đó, một cố gắng để lấp đầy khoảng trống ở bên trong. Do đó chúng ta có khuynh hướng chạy theo của cải, tiền tài, danh lợi, quyền thế, tiếng tăm hay những quan hệ nam nữ… để ta có một cảm giác hài lòng, hoặc được hoàn hảo hơn… Tuy nhiên dù ta có đạt được tất cả những điều trên, khoảng trống không đáy ấy ở trong ta vẫn luôn còn đó(5)! Đó là lúc chúng ta thực sự phải đối mặt với nỗi khổ này vì chúng ta không thể tiếp tục tự dối gạt được mình!

Khi nào trí năng vị kỷ còn làm chủ con người bạn thì bạn không thể có được sự thanh thản trong tâm hồn; bạn không thể có cảm giác bình an và hài lòng ngoại trừ một vài phút giây thật ngắn ngủi: Đó là khi ta vừa đạt được một điều gì đấy hay khi có một khát khao nào trong ta vừa được thỏa mãn. Do bản ngã xuất phát từ một ấn tượng rằng có một cái “ta riêng rẽ” nên nó cần tự đồng hóa nó với những yếu tố bên ngoài. Bản ngã ở trong ta luôn cảm thấy nó vừa cần được bảo vệ, vừa cần được nuôi dưỡng luôn. Nhưng nhu yếu tự đồng hóa thông thường nhất của bản ngã thường là đồng hóa ta với chuyện sở hữu tài sản, với công việc chúng ta làm, với địa vị trong xã hội, với tiếng tăm, kiến thức và trình độ giáo dục, sắc diện, năng khiếu đặc biệt, những quan hệ trong lĩnh vực giao thiệp, dòng dõi gia đình, lòng sùng bái về một điều gì đấy. Chúng ta cũng thường tự đồng hóa mình với giống nòi, chủng tộc, quốc gia, chính trị, tôn giáo và những chuỗi đồng hóa có tính chất tập thể khác nữa. Nhưng tất cả những điều đó không phải là bạn!

Khi nghe tôi nói như thế bạn có cảm thấy hoảng hốt không? Hay là cảm thấy như mình vừa được giải thoát? Tất cả những thứ mà ta thu thập được từ bên ngoài này không chóng thì chầy, ta cũng sẽ phải buông bỏ hết. Có lẽ chúng ta khó tin được sự thật này và chắc chắn tôi cũng không muốn bảo bạn phải tin những gì tôi đang nói. Vì chính bạn sẽ tự biết sự thật này, trễ lắm là khi bạn phải đối mặt với cái chết. Cái chết không phải là để cuốn đi hết tất cả những gì không phải là “Ta” hay sao?

Như vậy bí quyết của đời sống là: “Hãy làm thân với cái chết trước khi bạn thực sự đối diện với cái chết” – và bạn sẽ khám phá ra rằng bạn thực không bao giờ chết cả.


Chú thích Chương 2:


1) Để cho loại trí năng bất trị ở trong ta hoành hành: Trong mỗi người chúng ta đều có vấn đề với chuyện nắm giữ tâm ý. Nó luôn luôn muốn phóng đi về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ hay lo lắng về những chuyện chưa xảy ra ở tương lai. Nhiều khi bạn muốn đặt sự chú tâm của mình vào những chuyện mình cần làm, nhưng bạn không có khả năng giữ sự chú tâm của bạn vào công việc đó. Đó là lý do Eckhart Tolle gọi đây là loại trí năng bất trị.

2) Chúng ta khổ nhiều hay ít là tùy thuộc vào mức độ chúng ta tự đồng hóa mình với những ý tưởng tiêu cực ở trong ta, nhiều hay ít: Trong khi thiếu ý thức, khi có những ý tưởng hay cảm xúc tiêu cực nổi lên, chúng ta thường cho rằng mình chính là nỗi khổ đó. Ví dụ, khi có một cảm xúc lo sợ nổi lên ở trong lòng, ngay lập tức chúng ta không có ý thức và nhận lầm rằng mình chính là nỗi sợ hãi đó, và tự nhiên hành xử theo sự sai sử của nỗi sợ ấy ở trong ta.

3) Tương lai chỉ là một dự phóng của phút giây hiện tại: Bản chất không thực của tương lai là một điều không dễ gì ai cũng nhận ra. Nhưng quả thật tương lai không có thật. Đó chỉ là một tiêu điểm tưởng tượng được dự phóng từ hiện tại. Cho nên ta có thể nói: Tương lai là phút giây hiện tại chưa xảy đến; và quá khứ là phút giây hiện tại đã qua.

4) Mọi khổ đau thật ra chỉ là những ảo tưởng của chúng ta: Chúng ta khổ đau vì chúng ta tự đồng hóa mình với những ý tưởng, cảm xúc tiêu cực thường nổi lên ở trong ta. Vì không biết bản chất chân thật của chính mình, do đó trong nổ lực đi tìm nguồn cội của mình, chúng ta sáng tạo nên những con người, những nhân vật, những “cái tôi”, những Bản Ngã… không có thực để cưu mang những cảm xúc khổ đau xảy ra ở trong mình. Trong thực tế, có những cảm xúc sướng, khổ, vui, buồn khi ta trải qua một kinh nghiệm tiêu cực trong đời sống. Nhưng không nhất thiết phải có một con người, một nhân vật, một “cái tôi”, một Bản Ngã…, đứng đằng sau kinh nghiệm đó để hứng chịu những khổ đau đó. Do đó, mọi đau khổ thật ra chỉ là những ảo tưởng của chúng ta.

5) Khoảng trống không đáy: Đó là cảm giác hụt hẫng, cô đơn trong mỗi người. Chúng ta cảm thấy cô đơn, trống vắng ở trong lòng nên luôn tìm cách chạy trốn, khỏa lấp bằng sự bận rộn trong công việc, bằng quan hệ nam nữ, bằng thú vui xác thịt, sự nghiện ngập ma túy hay danh lợi,… Nhìn sâu vào cảm giác này sẽ giúp bạn nhận ra ở trong chiều sâu, bạn cảm thấy cách biệt với mọi người và mọi thứ chung quanh mình. Đó không phải là bạn, mà là cảm giác thường trực bất an của tự ngã ở trong bạn. Tự ngã luôn cảm thấy lo sợ, bất ổn, xa lạ với môi trường và thế giới chung quanh. Tiếp xúc với khoảng trống này giúp bạn thôi chạy trốn chính mình, thôi tìm cách khỏa lấp nỗi cô đơn, trống vắng ở trong mình, tức là đồng hóa mình với tự ngã, với những cô đơn trống vắng đó. Vì bạn không phải là những cô đơn trống vắng đó.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.104.140 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...