Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm »» Câu chuyện nhân quả »»

Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm
»» Câu chuyện nhân quả

Donate

(Lượt xem: 7.376)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm - Câu chuyện nhân quả

Font chữ:


Cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã mô tả thế giới này của chúng ta là một thế giới “của sự nhẫn nại chịu đựng”. Ngài đã chỉ ra tất cả những nỗi khổ mà chúng ta phải gánh chịu ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, những nỗi khổ mà chúng ta không thể từ chối hay tránh né, chỉ có thể nhẫn nại chịu đựng mà thôi. Có những nỗi khổ lớn như sinh, già, bệnh, chết, mà ai ai cũng phải chịu đựng. Có những nỗi khổ nhỏ hơn nhưng cũng thường xuyên làm cho cuộc sống của chúng ta phải triền miên chịu đựng, như mong cầu không được thỏa mãn (cầu bất đắc khổ), chia lìa với những người mình thương yêu (ái biệt ly khổ) hay phải gần gũi, phải tiếp xúc với những người không ưa thích hoặc oán ghét (oán tắng hội khổ)... Những nỗi khổ ấy, không ai trong chúng ta mong muốn, nhưng tất cả chúng ta đều phải chịu đựng, như một điều tất yếu trong cõi thế giới này.

Đạo Phật giải thích rằng tất cả những nỗi khổ mà chúng ta phải gánh chịu là do nơi những ác nghiệp, những hành vi xấu ác mà ta đã làm trong quá khứ. Và vì tất cả chúng ta đều có ác nghiệp – cho dù là mỗi người đều khác nhau – nên đều phải sinh ra trong thế giới này, để gánh chịu những ác nghiệp mà mình đã tạo.

Có thể bạn sẽ không tìm được bất cứ một chứng minh cụ thể nào cho cách giải thích này. Làm sao tôi có thể biết được là trong quá khứ tôi có thực sự làm điều gì đó xấu ác hay không? Làm sao tôi có thể nhìn thấy được mối liên hệ vượt thời gian giữa một hành vi xa lắc xa lơ trong quá khứ với những gì mà tôi đang gánh chịu? Và vì sao tôi phải thừa nhận những điều đó khi không có bất cứ một sự chứng minh cụ thể nào?

Nhưng tôi sẽ nói với bạn một sự thật mà bạn có thể phải chấp nhận. Đó là, không có cách giải thích dựa vào nhân quả như trên, bạn sẽ mãi mãi sống trong sự đau khổ vì không sao thỏa mãn được với những gì xảy đến cho mình.

Khi một tội nhân bị trừng phạt nhưng không nhận được lời giải thích nào về hành vi tội lỗi của mình, anh ta sẽ luôn nghĩ rằng mình bị oan ức, và sự trừng trị anh ta là bất công, không hợp lý. Chỉ khi nào được quan tòa chỉ rõ ra hành vi phạm tội của mình, anh ta mới có thể cam lòng chấp nhận bản án mà không còn oán than, trách móc.

Quá nhiều người trong chúng ta đã oán than, trách móc khi những đau khổ xảy đến cho mình. Nhưng chúng ta oán trách ai đây? Ai làm cho ta phải khổ sở vì bệnh tật? Ai làm cho chúng ta mất mẹ, mất cha, hay mất dần những người thân yêu khác? Chúng ta không thể oán trách ai về những nỗi đau khổ ấy, và chúng ta quay sang oán trời, trách đất. Nhưng trời đất ở đâu thì ta chưa từng biết! Và thực lòng ta cũng không thể tin được là có thể có một “ông trời” bất nhân đến nỗi chỉ chuyên gây ra những khổ đau cho nhân loại!

Vì thế, chúng ta không khác gì một tội nhân bị trừng phạt mà không được nghe giải thích về tội lỗi của mình. Chúng ta không hiểu được vì sao mình phải triền miên chịu đựng bao nhiêu nỗi khổ trong đời, từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa đời, trong khi chẳng có ai trong chúng ta lại mong muốn điều đó.

Lời giải thích về nhân quả là một bản luận tội hợp lý duy nhất mà chúng ta có thể được nghe, để có thể cam lòng chấp nhận những nỗi khổ triền miên trong cuộc sống này. Cũng như người tội nhân đang bị trừng phạt kia, chúng ta vẫn có thể từ chối không chấp nhận bản luận tội ấy, có thể cho nó là oan uổng đối với chúng ta. Nhưng điều đó không cứu chúng ta ra khỏi những nỗi khổ. Đó là bản án đã đến lúc thi hành. Và ta chỉ có hai lựa chọn: hoặc là nhận lỗi để chấp nhận sự trừng phạt trong tâm trạng hối lỗi, hoặc là bác bỏ bản luận tội ấy để rồi vẫn bị trừng phạt nhưng là trong một tâm trạng uất ức, không thỏa mãn.

Vì sự thật đó, nên việc chấp nhận lời giải thích về nhân quả sẽ là một lựa chọn khôn ngoan và hợp lý, giúp chúng ta có thể chịu đựng và vượt qua “bể khổ” này một cách dễ dàng hơn.

Mặt khác, chúng ta còn có thể dựa vào những kinh nghiệm tự thân để cảm nhận và xác tín về luật nhân quả.

Một khi chấp nhận rằng những ác nghiệp nặng nề mà bạn đang gánh chịu chính là kết quả của những hành vi xấu ác trong quá khứ, thì việc đầu tiên phải làm tất nhiên là dừng lại những hành vi xấu ác trong hiện tại này, bởi vì chỉ như vậy mới có thể đảm bảo được là trong tương lai bạn sẽ không còn phải chịu đựng đau khổ.

Và một khi bạn từ bỏ những hành vi xấu ác, hướng đến những hành vi tốt đẹp, hiền thiện, bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự thanh thản, bình an trong tâm hồn, cảm nhận được những niềm vui do việc làm tốt đẹp của mình mang lại.

Trong ý nghĩa rất thực tiễn này, bạn sẽ thấy được nhân quả không còn là một điều gì đó xa xôi khó hiểu, khó kiểm chứng, mà thực ra là những vấn đề rất gần gũi và dễ cảm nhận ngay trong cuộc sống hằng ngày.

Tôi cũng đã từng sống trong tâm trạng hoài nghi rất lâu nên có thể cảm thông với tất cả những ai đang có tâm trạng đó. Cuối cùng, chính sự quan sát và cảm nhận về mối quan hệ nhân quả giữa những hành vi của mình với những trạng thái tinh thần mà mình phải trải qua đã giúp tôi thoát ra khỏi tâm trạng hoài nghi dai dẳng.

Đó là lúc mà tôi không cần dựa vào bất cứ học thuyết hay tín điều nào vẫn có thể thấy được sự khác biệt trong tâm hồn sau mỗi lần làm một việc tốt, và những ray rứt, bất an sau mỗi lần mắc phải một sai lầm. Tôi vẫn thừa biết những kết quả được nhận thấy này là rất nhỏ nhoi, nhưng chính đây lại là những đầu mối quan trọng giúp tôi nhận ra tính chất hợp lý, khoa học và chính xác của luật nhân quả. Tôi cho rằng mọi vấn đề nhân quả thực ra cũng chính là sự nhân rộng trong không gian và thời gian của những khác biệt mà tôi đã thực sự cảm nhận được. Từ đó, tôi chấp nhận một điều chắc chắn rằng mình phải là người đã tạo nhiều ác nghiệp, do đó mới phải sinh ra trong cõi thế giới của “sự nhẫn nại chịu đựng” này, để phải chịu đựng những nỗi khổ đau triền miên trong cuộc sống.

Có thể bạn sẽ thấy hơi khó tin. Nhưng quả thật là sau khi chấp nhận làm người “có tội”, tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều khi phải đối mặt với những khổ đau không thể tránh né của đời sống. Tôi đã có những người thân ra đi vĩnh viễn. Tôi cũng đã trải qua không ít những khó khăn, thất bại, nghèo túng, rủi ro... Những điều đó, tôi tin là cũng đã từng xảy đến với nhiều bạn đọc. Nhưng điều quan trọng muốn nói ở đây là, tôi đã chấp nhận những điều như thế dễ dàng hơn kể từ khi từ bỏ tâm trạng hoài nghi và chấp nhận mình là người “có tội”.

Khi viết những dòng này, tôi bất chợt liên tưởng đến ý niệm về “tội tổ tông” mà một cô bạn theo đạo Thiên Chúa đã có lần nói chuyện với tôi. Theo Kinh Thánh kể lại, khi Đức Chúa Trời tạo ra những con người đầu tiên là ông A-đam và bà Ê-và, ngài đã ban cho họ rất nhiều ân sủng, đã khiến cho họ chỉ luôn nghĩ đến những điều lành, được tận hưởng tất cả những gì tốt đẹp và hạnh phúc nhất trong cuộc sống, nghĩa là không biết gì đến đau khổ, kể cả không phải chết, bởi ngài đã vì họ mà tạo ra một cây trường sinh trong vườn địa đàng ở Ê-đen.

Nhưng tổ tiên con người đã không vâng theo lời Chúa. Họ đã ăn trái cây mà Chúa bảo họ đừng ăn. Và vì thế, Thiên Chúa đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng, không cho họ được ăn trái cây trường sinh. Từ đó, con người phải chịu số phận sinh ra và chết đi, phải chịu mọi điều đau khổ. Và vì những đau khổ ấy xuất phát từ một lỗi lầm của tổ tiên con người, nên người ta gọi đó là “tội tổ tông”.

Trong ý nghĩa vừa nêu trên, tôi tự hỏi phải chăng đây là sự trùng hợp trong nỗ lực đi tìm một lời giải thích cho những đau khổ mà chúng ta đương nhiên phải chịu đựng trong cuộc sống? Lời giải thích về “tội tổ tông” cũng có thể xem là một bản luận tội. Vì thế, trong một chừng mực nào đó, nó cũng giúp cho những ai chấp nhận nó có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi đối mặt với những khổ đau trong cuộc sống.

Trở lại vấn đề về luật nhân quả, mỗi chúng ta đều có thể tin hoặc không tin. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai khả năng chọn lựa này là rất lớn, và mỗi người chỉ có thể tự cảm nhận được điều này bằng sự chiêm nghiệm trong thực tế đời sống mà thôi.

Đạo Phật không đưa ra luật nhân quả để bắt buộc mọi tín đồ phải tin theo như một tín điều. Đạo Phật có những giải thích rất rõ ràng về luật nhân quả, bằng những luận cứ rất hợp lý và khoa học, nhưng sự hợp lý và khoa học đó lại vượt ra ngoài tầm hiểu biết của khoa học hiện nay.

Tôi nói “hợp lý và khoa học”, là bởi tính chất chặt chẽ và logic của những luận cứ được đưa ra. Tôi nói “vượt ra ngoài tầm hiểu biết của khoa học hiện nay”, là bởi khoa học hiện nay cho dù chưa thể đưa ra lời xác nhận đối với những luận cứ ấy, nhưng lại cũng hoàn toàn không thể đưa ra một sự phủ nhận.

Khi đức Phật mô tả trong rất nhiều kinh điển về thế giới của chúng ta, ngài đã dùng đến khái niệm “thập phương”, nghĩa là mười phương. Trong đó bao gồm các phương đông, tây, nam, bắc, đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc và hai phương trên, dưới. Và điều đó có nghĩa là quả địa cầu của chúng ta đã được mô tả chính xác đang treo lơ lửng trong không gian.

Điều này có thể là bình thường đối với tất cả chúng ta ngày nay, nhưng ở thời điểm cách đây 25 thế kỷ lại không bình thường chút nào. Hãy nhớ lại những bất công mà Galileo (1564 – 1642) đã phải gánh chịu khi những người đương thời với ông không chịu tin vào những khám phá mới của ông về vũ trụ, không chịu tin là trái đất có hình tròn! Với những kiến thức khoa học từ thời Galileo trở về trước thì việc hình dung quả địa cầu treo lơ lửng giữa không gian quả thật không mấy dễ dàng. Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã hiểu được điều đó. Sau 25 thế kỷ, điều tưởng như rất khó tin đã có thể tin được một cách rất dễ dàng.

Lấy một ví dụ khác, khi một tu sĩ Phật giáo uống nước, vị ấy phải trì tụng một câu chú và đọc bài kệ rằng: “Đức Phật quan sát thấy trong một bát nước có vô số những con trùng nhỏ. Nếu không trì tụng câu chú này (khi uống nước), thì chẳng khác nào ăn thịt chúng sinh.”

Vào một thời đại mà kính hiển vi còn chưa ai biết tới, có thể nhìn thấy trong một bát nước có vô số những con trùng nhỏ (vi trùng) quả là chuyện không thể lấy sự suy luận của lý trí để hiểu và tin được. Mặc dù vậy, sau 25 thế kỷ thì điều này đã trở nên bình thường và giản dị đến nỗi một em học sinh tiểu học cũng có thể hiểu được!

Nhưng khi trong kinh Phật mô tả về những cõi thế giới khác ngoài thế giới ta đang sống, vấn đề trở nên phức tạp hơn. Khoa học hiện nay vẫn chưa tìm được bất cứ một chứng cứ cụ thể nào về sự tồn tại của một thế giới khác, chứ đừng nói là rất nhiều như trong kinh Phật đã nhắc đến. Tuy nhiên, cũng chưa một nhà khoa học nào lên tiếng phủ nhận luận cứ này. Ngược lại, bằng vào những hiểu biết hiện nay, người ta vẫn tin chắc rằng sự hiện hữu của những thế giới khác là điều rất có thể có. Vì thế, việc đức Phật có thể nhìn thấy và mô tả về những thế giới khác là điều rất hợp lý và khoa học, nhưng lại vượt ra ngoài tầm hiểu biết của khoa học hiện nay.

Những gì Phật dạy về luật nhân quả cũng tương tự như vậy. Bằng vào trí tuệ giác ngộ, đức Phật đã nhận biết được những điều mà chúng ta không thể nhận biết. Ngài dạy rằng, ý thức của chúng ta cũng đóng một vai trò tương tự như các giác quan khác. Vì thế mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý) được gọi chung là sáu căn (lục căn), là cơ sở để hình thành sáu thức (lục thức), từ nhãn thức cho đến ý thức. Như vậy, khi chúng ta chết đi, thân xác này hư hoại, mắt, tai, mũi, lưỡi... đều không thể tồn tại, và ý thức cũng không tồn tại nữa.

Tuy nhiên, ngoài sáu thức nêu trên mà tất cả chúng ta đều có thể nhận biết, còn có thức thứ bảy là mạt-na thức và thức thứ tám là a-lại-da thức.

A-lại-da thức được Hán dịch là tạng thức, nghĩa là một cái “kho chứa”. Gọi là “kho chứa”, bởi vì thức này có chức năng lưu giữ tất cả mọi chủng tử của nghiệp, hay nói một cách dễ hiểu hơn là những kết quả do hành vi tốt lành hoặc xấu ác của chúng ta tạo ra.

A-lại-da thức tồn tại không phụ thuộc vào thể xác dễ hư hoại này của chúng ta. Vì thế, nó là một kho chứa rất an toàn và bền bỉ, không để mất đi bất cứ chủng tử nào đã được đưa vào đó. Từ những chủng tử được chứa giữ nơi đây, nghiệp quả theo đuổi chúng ta từ đời sống này sang đời sống khác một cách hoàn toàn tự nhiên, như bóng theo hình, hình đâu bóng đó. Khi có đầy đủ nhân duyên từ ngoại cảnh, cũng giống như những hạt giống gặp được đủ độ ẩm và thời tiết thuận lợi, các chủng tử đó sẽ lần lượt nảy sinh để tạo thành đời sống tốt đẹp hay đau khổ của mỗi chúng sinh.

Như vậy, không ai có thể tạo ra đau khổ cho chúng ta, mà chính là những gì xấu ác ta đã làm trong quá khứ, được lưu giữ vào tạng thức và theo đuổi chúng ta để tạo thành những gì mà ta phải gánh chịu. Bằng cách này, sự “phán xử” trở nên công bằng một cách tuyệt đối và không thể có sự nhầm lẫn, bởi vì không có một yếu tố tác động nào khác từ bên ngoài, mà chỉ có tính chất tốt lành hay xấu ác của hành vi chúng ta đã làm sẽ tạo nên kết quả mà ta nhận chịu.

Những điều vừa trình bày trên đây tuy chưa phải là đầy đủ, nhưng cũng có thể tạm xem như là những ý niệm cơ bản nhất có thể giúp chúng ta hiểu được một cách khái quát về nhân quả.

Đức Phật không phải là người đặt ra luật nhân quả. Ngài chỉ là người nhận biết được nó trong đời sống và chỉ dạy cho chúng ta, để chúng ta có thể nhờ đó mà tự mình hướng đến một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Khi tôi nói với bạn về những điều này, bạn cũng có thể lập luận rằng: chẳng có gì để chứng minh về sự hiện hữu của một a-lại-da thức như thế, và càng chẳng có gì để chứng minh về sự tồn tại những chủng tử của nghiệp trong thức ấy.

Vâng, quả thật là tôi chẳng thể đưa ra điều gì để chứng minh cả. Vì những gì chúng ta đang nói đến là những gì mà bản thân tôi không có khả năng nhìn thấy được. Bạn làm sao có thể đưa ra những chứng cứ về sự hiện hữu của những gì mà bạn không có khả năng nhìn thấy được?

Nhưng trong trường hợp đức Phật thì khác. Ngài đã tự mình thấy biết và truyền dạy những điều này. Vì thế, ngài đã nói ra một cách xác quyết. Chúng ta tin tưởng vào những lời dạy của đức Phật thông qua sự tin tưởng vào trí tuệ siêu việt của ngài. Phần lớn những gì ngài thuyết dạy đều có thể được chứng minh ngay trong hiện thực đời sống. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, ngài không đưa ra bất cứ sự chứng minh cụ thể nào, đơn giản chỉ là vì không thể làm được điều đó.

Ví như có một người ở miền quê, may mắn được người quen ở thành phố mời đến thăm chơi rồi đưa người ấy cùng đi du lịch nước ngoài. Khi trở về quê, người ấy mô tả với người trong làng về những cảnh vật mà anh ta nhìn thấy ở nước ngoài, tất nhiên là rất lạ lùng so với những gì đã quen thuộc với những người ở làng quê ấy. Vì không thể tin lời người ấy, những người nghe liền yêu cầu anh ta hãy chứng minh lời nói của mình là sự thật. Người ấy không thể làm gì khác hơn là nói rằng: “Chính mắt tôi đã được trông thấy những điều ấy, nhưng tôi không có mang gì về để chứng minh. Vì thế, quý vị có thể tin hoặc không tin lời tôi nói, nhưng đó là sự thật!”

Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn, có một trí tuệ siêu việt mà trong hơn 25 thế kỷ qua chúng ta chưa thấy xuất hiện một người thứ hai. Ba tạng kinh điển mà ngài đã từng thuyết dạy còn được lưu lại đến nay có thể chứng minh cho điều đó. Trong những lời Phật dạy, có những điều chúng ta có thể hiểu được và vận dụng trong cuộc sống để thấy rõ tính đúng đắn và lợi ích thiết thực. Nhưng sự thấy biết của ngài là xuất phát từ trí tuệ giác ngộ siêu việt mà không ai trong chúng ta có được. Vì vậy, khi ngài thuyết dạy về những điều mà chỉ riêng ngài có thể thấy biết, chúng ta có thể tin hay không tin, nhưng không thể đòi hỏi sự chứng minh cụ thể. Cũng như người nhà quê được đi nước ngoài trở về, tuy thấy biết rất rõ ràng những cảnh khác lạ, nhưng khi kể lại cũng không có cách nào để chứng minh cho lời nói của mình!

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn trong sự so sánh này. Những điều mà người đi xa về kể lại với dân làng là những điều mà họ hoàn toàn không thể kiểm chứng, chỉ có thể tin hay không tin mà thôi. Trong khi đó, những lời Phật dạy bao giờ cũng có thể được kiểm chứng trong thực tế để thấy được tính đúng đắn và lợi ích thiết thực. Vấn đề nhân quả cũng vậy. Tuy chúng ta không thể có được sự chứng minh cụ thể về những gì được nghe nói, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm chứng tính thiết thực và chính xác của những điều ấy trong cuộc sống. Mỗi người đều có thể tự cảm nhận sự khác biệt mà những hành vi tốt lành hay xấu ác tạo ra trong tâm thức của mình. Và nếu như sự khác biệt đó là có thật, thì việc gieo cấy những chủng tử thiện hoặc ác vào tâm thức mỗi người cũng là điều có thể hiểu được.

Về sự hiện hữu của a-lại-da thức, đức Phật đã nhận biết trực tiếp qua kinh nghiệm giác ngộ của chính ngài, và chúng ta không thể đòi hỏi bản thân mình cũng có thể nhận biết giống như vậy, đơn giản chỉ là vì ta chưa đạt đến sự giác ngộ.

Trong những nỗ lực tìm kiếm của mình, Sigmund Freud đã nhận biết được một phần sâu thẳm trong tâm thức mà ông gọi là vô thức (unconscious). Nhiều người trong chúng ta không thấy biết được như  Freud, nhưng chúng ta vẫn có thể đặt niềm tin nơi ông, vì những giải thích của ông trong một chừng mực nào đó là hợp lý. Tuy nhiên, Freud cũng chỉ mới tiến xa hơn chúng ta đôi chút, nhưng vẫn chưa phải là đến đích. Vì thế, những lập luận mà ông đưa ra đã vấp phải nhiều giới hạn và không hoàn toàn thỏa đáng. Khi chấp nhận những hiểu biết về mạt-na thức và a-lại-da thức, chúng ta có thể thấy rằng Freud đã đi đúng hướng, cho dù là những bước tiến của ông còn quá ngắn ngủi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.143.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...