Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ »» PHẦN THỨ HAI : MỘT NGƯỜI PHÁP LÀM THẦY TU - 9. Một người Pháp làm thầy tu Tây Tạng »»

Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ
»» PHẦN THỨ HAI : MỘT NGƯỜI PHÁP LÀM THẦY TU - 9. Một người Pháp làm thầy tu Tây Tạng

Donate

(Lượt xem: 8.240)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ - PHẦN THỨ HAI : MỘT NGƯỜI PHÁP LÀM THẦY TU - 9. Một người Pháp làm thầy tu Tây Tạng

Font chữ:

Thỉnh thoảng, có một hai người, tuy sanh trưởng ở Âu Châu, mang xác thịt người Âu Châu, song tinh thần lại giống như người Á Châu. Ông Jean Marques Riviere là một người như thế.

Ông gốc người quý phái ở Paris, con nhà sang trọng, học lực cao, xuất thân nơi các trường đại học, và có đạt nhiều văn bằng giá trị. Ông lại có xem cách viết về triết học cổ kim, có ngẫm xét các nền đạo lý, thế mà ông chưa thỏa lòng, thấy trong người còn thiếu thốn mãi. Ông đã từng nghiền ngẫm những tư tưởng của Kant, Bergson và Freud, song vẫn là tạm xem tạm thích đó thôi.

Một hôm, nơi phòng khách của một bậc phú hào ở Paris, ông được hân hạnh làm quen với một nhà sư Tây Tạng bậc Gelong. Nhờ vị sư này chỉ dẫn, ông bước lên con đường mới mẽ và xán lạn sau này. Chính nhờ vị sư Gelong ấy điểm Đạo truyền Pháp cho, ông mới hé mở thấy được ánh sáng Phật Pháp và gắng công tu trì. Từ đây, ông hết ngờ vực, nghi nan. Ông thấy ra các nền triết học, các phái giáo của Âu Tây đều là vô công hiệu đối với ai muốn tầm sự an lạc và giải thoát. Ông thấy ra những chức tước, những văn bằng đều chẳng ích lợi vào đâu; con người ta bước chân ra khỏi trường đại học vẫn còn là ngu dốt đối với sự sống, chẳng khác nào đứa trẻ nên ba. Cho đến trong các học phái, trong các cuộc nhóm họp của những nhà học giả có danh, người ta cũng chỉ thấy là trống lổng mà thôi, thật là hữu danh vô thực. Vì vậy mà ông đâm ra chán nản đối với xã hội và đạo đức phương Tây. Quay về phương Đông, ông được vững lòng. Cái tâm đau đớn của ông thấy êm dịu, ông bắt đầu tự thấy được trình độ của mình và xác lập được mục đích vươn đến, nên bắt đầu thấy yêu sự sống. Muốn thấu Đạo một cách trực tiếp, ông nhất định qua xứ Tây Tạng, đành bỏ hết chức tước với các sự phú quý vinh hoa. Ông tu hạnh xuất gia. Trở nên một nhà sư Tây Tạng, mặc áo cà-sa, ôm bình bát, bỏ hết việc thế trần.

Nhờ vậy, ông được chính thức nhập hàng chư tăng, được coi như một người Tây Tạng, được các vị đại đức điểm Đạo truyền Pháp cho. Ông có tu tại am tự Chumi-Jadsa. Về sau, ông đến kinh thành Lhassa, vào thọ giáo nơi ngôi chùa lớn Ramot’ché là một ngôi chùa Mật giáo rất có danh ở gần đền Potala của nhà vua. Các sư ở chùa này rất giỏi về các phép huyền bí, khắp nước Tây Tạng đều kính nể. Rồi đó, bước đường đạo đức của ông càng ngày càng tấn phát. Ông có đến thọ bí truyền với nhiều vị Pháp sư ẩn mình trên núi cao, ông có ngồi thiền nhập định nơi động xa, cốc vắng. Và chính ông có ngồi mình trần trên núi tuyết trong tiết đông lạnh lẽo, ngày này sang ngày nọ, có khi cả tuần lễ chỉ ăn năm bảy hạt lúa mạch mà thôi. Sau cùng, ông được chánh truyền của Mật Giáo, được bước lên đường thành tựu và giải thoát.

Nhờ ở trong giới tăng sĩ, lại có trải qua các cuộc tu hành luyện đạo, nên J.Marques Riviere có sự khảo cứu hợp lý hơn các người Âu Tây khác. Ông là người hiểu thấu tư tưởng thanh bạch, lòng bác ái và tâm siêu việt của người Phương Đông. Những khi rỗi rảnh, nhớ lại cố hương và muốn giáo hóa, cứu độ cho người quê cũ, ông bèn viết sách, soạn kinh. Soạn xong mỗi quyển, trước khi ấn hành, ông đều có trình lên để chư thượng tọa và đại đức khảo duyệt. Những điều nào đáng công bố thì các ngài phê cho, những chỗ bí truyền, những đoạn quá cao siêu mà kẻ phàm phu không thể lãnh hội thì các ngài khuyên nên bỏ. Nhờ vậy mà ông luận giải rất chính xác và thích hợp. Tôi được biết ông có cho ra đời những quyển sách dưới đây:

• Le Bouddhisme au Thibet (Đạo Phật ở Tây Tạng)
• Le Yoga tantrique hindou et thibetain (Cách luyện đạo theo Mật giáo Du-già của Thiên Trúc và Tây Tạng)
• Vers Bénarès, la ville Sainte (Đến thành Ba-la-nại, nơi Thánh địa)
• L'lnde Secrète et sa Magie (Cõi Thiên Trúc bí ẩn và phép huyền thuật)
• À l’ombre des monastères Thibétains (Nương bóng chùa Tây Tạng)

Tiếp theo đây, tôi sẽ trích dịch ít bài trong quyển À lombre des monastères Thibétains (nương bóng chùa Tây Tạng), xem ra khá kỳ thú và hay ho. Độc giả sẽ thấy những cách tu hành ẩn mật của những vị sư Mật tông Tây Tạng.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Sen búp dâng đời


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.214.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...