Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Vô ngã vô ưu »» Chương 2: Ảnh Hưởng của Thiền đến đời sống chúng ta »»

Vô ngã vô ưu
»» Chương 2: Ảnh Hưởng của Thiền đến đời sống chúng ta

Donate

(Lượt xem: 9.808)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Vô ngã vô ưu - Chương 2: Ảnh Hưởng của Thiền đến đời sống chúng ta

Font chữ:




Trước hết ta phải tẩy uế, thanh lọc tâm. Nhưng không thể có tâm thanh tịnh, nếu như thân ô uế, vì thế, ta cũng cần tẩy rửa các thứ tạp uế đã chất chứa trên thân thể ta bấy lâu nay.

Hãy tưởng tượng một người đã sống trong một ngôi nhà đã hơn hai mươi, ba mươi năm không dọn dẹp. Bao nhiêu thức ăn thừa thãi, quần áo bẩn thỉu, rác rưởi đã chất đến trần nhà. Phải sống giữa đống rác đó thật hôi thối, khó chịu. Nhưng người chủ sống ở đó thì chẳng hề bận tâm, cho đến một ngày có người bạn ghé qua và nói: "Sao bạn không dọn nhà mình cho sạch sẽ?". Rồi hai người bạn bắt tay vào dọn dẹp một góc nhà. Sau đó người chủ bắt đầu thấy sống ở góc phòng sạch sẽ đó dễ chịu hơn. Nên dọn dẹp cả căn nhà, người chủ bây giờ có thể ngắm quang cảnh bên ngoài, có đủ chỗ đi qua lại trong nhà. Khi chỗ ở đã trở nên thoải mái dễ chịu, người chủ mới có thể quay vào chú trọng đến nội tâm mình.

Căn nhà đó là thân chúng ta. Bất kể chúng ta đi đâu: từ thành phố này đến xứ sở kia, từ chỗ trọ này đến nơi ở khác, không biết bao nhiêu lần. Ta cũng lôi kéo thân đi cùng khắp cho đến ngày nó rời rã, hư hoại, chỉ còn là một đống xương, một nhúm cát bụi. Nhưng còn chưa tới ngày ấy, ta còn phải mang thân này. Còn phải sống, ta còn cần phải dọn dẹp cho ‘căn nhà’ này được thông thoáng, sạch sẽ, dễ chịu.

Các phản ứng tâm lý chất chứa bên trong lâu ngày đã che mắt tâm ta. Tâm đã dung chứa chúng thì chính tâm cũng phải tháo gỡ chúng. Trong Thiền, điều này đồng nghĩa với “nhận biết các cảm thọ, nhưng không phản ứng, rồi buông bỏ’. Bản chất của Thiền là không phản ứng. Đặc tính quan trọng đó giúp ta tìm được sự an lạc, quân bình trong tâm hồn, vì các phản ứng giống như sự chuyển động của các làn sóng phủ chụp ta, làm ta mờ mịt không thấy lối ra. Và chúng ta tiếp tục u mê. Chúng ta có thể nghe, chúng ta có thể cảm thấy, nhưng không thể nhìn thấy ‘nội tâm’ của ta. Nội tâm đó đã bị che phủ bởi các hành động, những phản ứng tình cảm của chúng ta.

Khi các vọng tưởng khởi lên trong lúc tọa thiền, ta chỉ cần biết chúng dấy khởi, mà không cần có phản ứng. Và ta cũng chỉ cần làm có thế. Thái độ không phản ứng này cũng có thể được mang áp dụng vào đời sống hàng ngày của ta. Cảm thọ nào dấy khởi, ta chỉ cần nhận biết nó đến, rồi để nó đi. Nếu chúng ta có thể quán tưởng được như thế lúc ngồi thiền, là ta đã học được một trong những bài học quan trọng nhất trong việc tự giải thoát mình.

Thật sai lầm nếu nghĩ rằng vì chúng ta đang sống, tức nhiên ta phải biết nghệ thuật sống. Đó là một nghịch lý khác của cuộc đời. Sống là một nghệ thuật. Ai trong chúng ta chẳng tùng vấp ngã một, đôi lần trong đời. Ta gọi đó là thảm kịch, bất hạnh ‘của tôi’. Thật ra đó chỉ là một nghệ thuật sống chưa được hoàn hảo.

Đặc tính thứ ba nhưng không kém phần quan trọng của việc tu thiền là ta có thể kinh nghiệm được tính cách vô thường của sự vật. Trừ khi tự chúng ta kinh nghiệm được điều đó, nếu không tính cách vô thường của sự vật cũng chỉ là những lời nói vô nghĩa. Và lời nói không giúp chúng ta giải thoát được. Phải tự chứng nghiệm. Con đường Đức Phật chỉ cho chúng ta là con đường nhằm đưa đến giải thoát - một sự tự do hoàn toàn, tuyệt đối, và điều đó mỗi người phải tự chứng nghiệm lấy. Khi tham thiền, hãy kinh nghiệm sự vô thường trực tiếp qua việc chú tâm vào hơi thở, ta biết rằng một hơi thở vừa vào, lại một hơi thở ra. Hơi thở trước không giống hơi thở sau. Cảm thọ này dấy lên, rồi qua đi. Tiếp theo một cảm thọ khác lại đến. Rồi nối nối các cảm thọ khác dấy lên, cuối cùng không còn gì nữa. Một cảm giác đau ở chân, ta trở mình, cảm giác đau biến mất. Cảm thọ đến, rồi cảm thọ đi.

Với chút ít kinh nghiệm tu tập thiền, ta có thể dễ dàng nhận ra được sự vô thường của cảm thọ, đồng thời ta cũng nhận ra được sự vô thường của bản thân. Ai cũng biết thế. Người có hiểu biết đều biết rằng thân của ta, của tất cả mọi người đều vô thường, hoại diệt. Nhưng tất cả chúng ta đều sống như thể ta sẽ không bao giờ mất, ta đau khổ, khóc than khi thân này bị hủy hoại theo luật tự nhiên, như thể đó là việc ta không bao giờ ngờ tới.

Suy nghĩ như thế là sai lầm, vô lý lắm phải không? Đó là vì chúng ta tự quay lưng lại với thực tại. Ta chỉ muốn chấp nhận cái tốt đẹp. Còn khi phải đối mặt với sự thật phủ phàng, ta tìm cách đổ lỗi cho kẻ khác. Có người còn đổ cho quỷ thần, trời đất. Không cần biết ta trách móc người chung quanh hay trách trời đất, sự thật là cuộc đời đầy những vô thường, chúng ta phải chấp nhận sự thật đó để sống cho đúng.

Khi chúng ta suy nghĩ thêm, ta sẽ thấy là mỗi giờ phút trôi qua, các tế bào trong cơ thể cũng thay đổi. Chúng ta ai không học điều này ở nhà trường.

Rõ ràng là chúng ta có thể kiểm nghiệm được điều này. Khi lắng sâu trong Thiền định, ta có thể cảm được từng cảm giác trên da thịt mình. Ta sẽ có cái nhìn khác về chính bản thân ta, cũng như về cuộc đời, vì giờ ta đã thấu hiểu bằng chính kinh nghiệm của mình rằng không có gì bền vững, tồn tại mãi, nhất là với thân này.

Khoa học đã chứng minh rằng không có gì trong vũ trụ là một khối. Tất cả vật chất hiện hữu đều được tạo thành bởi những phân tử di chuyển với tốc độ nhanh - đến cùng với nhau và rã tan cùng nhau - do đó chúng tạo ra ảo tưởng của một khối vũng chắc. Đức Phật 2500 năm về trước đã nói như thế về các phân tử, không cần đến các phòng thí nghiệm để chứng minh điều đó. Ngài đã tự kinh nghiệm điều đó và đã Giác ngộ. Các nhà khoa học cũng biết tất cả những điều này, nhưng họ không phải là đấng giác ngộ, vì điều họ thiếu sót là kinh nghiệm bản thân, chính họ không tự chứng được những điều này.

Ta cũng tự biết với một chút phán đoán thông minh rằng không có gì là một khối cứng rắn. Nếu không sẽ không có cơ thể chúng ta, mà chỉ có những cái xác người. Nhưng đó là sự phán đoán của lý trí. Chưa đủ. Ta còn phải cảm nhận được điều ấy. Khi ta cảm nhận được như thế trong Thiền định, ta thật sự ‘biết’. Không ai có thể bàn cãi gì được về những kinh nghiệm của chính bản thân ta. Ngay chính như nếu có ai đó nói với ta rằng: ‘Không. Không phải vậy. Thân ta là một khối. Sao bạn không thử nắn thân thể mình thì biết. Nó là một khối cứng rắn, phải không?’, ta cũng sẽ không muốn bàn cãi, không để bị thuyết phục. Như khi có người tranh luận về những điều Đức Phật dạy, Ngài đã không cãi lại. Ngài không phải bảo vệ cho giáo lý của mình. Vì Ngài đang nói về các kinh nghiệm tự chứng.

Với sự chú tâm nhất quán, thậm sâu, ta có thể ‘thấy’ được những thay đổi không ngừng trong ta. Chính tâm ta cảm nhận được điều đó, bên trong cơ thể ta, vây thì tâm phải đứng ngoài mới nhìn thấy được, vậy làm sao nói được ta là một khối rắn chắc. Tâm có thể nói rằng: ‘Nếu luôn luôn có sự chuyển đổi bên trong ta, vậy thì cái ‘tôi’ ở đâu?’ Tất cả các cảm giác luôn thay đổi. Phút trước có, phút sau không. Cơ thể luôn biến đổi. Không có gì để ‘tôi’ bám víu vào. Tư tưởng luôn thay đổi, vậy ‘tôi’ ở đâu? Nhưng dĩ nhiên là con người chạy tìm một hình ảnh tưởng tượng để ẩn trú vào như là một con người siêu phàm (higher self), một tâm linh, một linh hồn, v..v... Nhưng xét kỹ ra, tất cả đều là ảo tưởng. Chúng ta phải chấp nhận vô thường.

Một đặc tính nữa của việc hành Thiền, chính là phương pháp Thiền mà Đức Phật đã nhắc đến trong lúc thuyết giảng về nền tảng của sự chú tâm, thiền quán về bốn yếu tố: đất nước, gió, lửa. Cảm giác về sự cứng rắn trong cơ thể thuộc về đất. Chúng ta cũng cảm được thể rắn chắc trong chiếc bồ đoàn ta ngồi. Yếu tố rắn chắc (Đất) có mặt ở khắp mọi nơi. Ngay cả trong nước cũng có, nếu không, ta đã không thể lội trong đó, hay đặt thuyền lên nước. Yếu tố đó có cả trong không khí, nếu không chim, máy bay không thể bay trong đó.

Yếu tố Lửa -nhiệt độ - cũng ở khắp nơi. Nếu để ý, chúng ta có thể cảm thấy sức nóng trong thân mình. Thường ta chỉ để ý đến yếu tố này khi đang lạnh cóng, bị nóng quá hay lúc bị cảm sốt. Nhưng nhiệt độ luôn có mặt trong cơ thể ta. Cũng như trong tất cả mọi sinh vật.

Yếu tố Nước ở trong máu, nước miếng, nước tiểu của chúng ta. Yếu tố nước cũng là sức kết, bện. Khi ta có bột, đổ nước vào, bột sẽ dính vào nhau. Nước là yếu tố kết, bện có mặt ở khắp mọi nơi. Không có nó, tất cả các tế bào di chuyển trong thân ta, sẽ tan rã. Chúng ta sẽ không thể ngồi đây nếu không có nó để giữ cơ thể chúng ta lại.

Tất cả những khám phá này thật lý thú phải không? Nhưng chúng cũng vô dụng nếu ta không kinh nghiệm được chúng. Chúng sẽ vẫn chỉ là những kiến thức tiêu khiển trong lúc tán gẫu với bạn bè. Nhưng khi ta có thể tự kinh nghiệm được, chúng sẽ trở thành sự hiểu biết sâu sắc bên trong, về vật chất quanh ta. Trí tuệ, sự nhận biết được bản chất thật của sự vật là điều Đức Phật thường hay nhắc tới.

Cuối cùng là yếu tố không gian (Gió). Có không gian - những chỗ mở - trong ta, như là lỗ mũi, bên trong miệng. Ngay trong nội tạng cũng có những chỗ mở. Vũ trụ là không gian. Nếu chúng ta nhận ra được những điều này, chúng ta sẽ thấy là tất cả đều cùng một thể, ta sẽ bớt được những suy nghĩ như - ’Đây là tôi và tôi sẽ chỉ lo cho một mình tôi, không cần biết đến thế giới quanh tôi. Mong là họ cũng sống an lành, nhưng đừng có trông cậy vào ‘tôi’. Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta có cũng chỉ là do các duyên hợp lại, rồi tan đi, chúng ta không là gì ngoài bốn thứ gió, lửa, đất và nước họp lại, thì ‘tôi’ là gì, đến nỗi lúc nào ta cũng chăm chăm bảo vệ nó bằng mọi cách. Và thế giới còn lại, người chung quanh ta là gì, để ta phải cảm thấy bị họ đe dọa?

Thiền là nhắm đạt được giác ngộ; và giác ngộ là mục đích của người Phật tử tu thiền. Các phương tiện là những dụng cụ. Ta sử dụng chúng cách nào cho hữu hiệu hơn cả. Mỗi người một cách khác nhau. Nhưng ta càng sử dụng chúng thuần thục, thì kết quả càng nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nên nhớ phải chú tâm vào phương tiện, không vào kết quả. Chỉ có như thế thì sự tinh xảo, thuần thục mới đến với chúng ta.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Về mái chùa xưa


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Phật Giáo Yếu Lược


Vì sao tôi khổ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.173.98 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...