Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Vô ngã vô ưu »» Chương 3: Thanh Tịnh Và Tỉnh Giác »»

Vô ngã vô ưu
»» Chương 3: Thanh Tịnh Và Tỉnh Giác

Donate

(Lượt xem: 11.916)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Vô ngã vô ưu - Chương 3: Thanh Tịnh Và Tỉnh Giác

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Có rất nhiều phương pháp tu Thiền. Trong "Thanh Tịnh Đạo” (Path of Purification) có hơn bốn mươi cách được liệt kê, nhưng chỉ có hai phương hướng, hai con đường ta phải đi đến: Thanh tịnh và Tỉnh giác. Thanh tịnh và Tỉnh giác luôn đi đôi với nhau. Giống như phương hướng, và mục tiêu. Ta phải biết con đường để đi đến mục tiêu.

Ta cần phải thực tập cả hai phương cách, Thanh tịnh và Tỉnh giác, để đạt được những kết quả mà Thiền sẽ mang đến cho ta. Phần đông chúng ta đều muốn được an lạc. Ai cũng muốn được bình yên, muốn được có cảm giác vui sướng, mãn nguyện. Trong Thiền định, nếu ta thoáng bắt được cảm giác an lạc đó, ta sẽ hạnh phúc biết bao. Nhiều người đã thỏa mãn khi đạt được đến trình độ đó. Nhưng thanh tịnh không phải là mục đích của Thiền. Đó chỉ là phương tiện đưa đến cứu cánh. Thanh tịnh là phương tiện. Sự tỉnh giác trong nội tâm mới là cứu cánh. Phương tiện rất cần thiết nhưng không thể lầm lẫn chúng với cứu cánh. Nhưng vì phương tiện đó tạo ra sự thoải mái, dễ chịu, ta trở nên bám víu vào chúng.

Vấn đề của chúng ta là luôn chạy đuổi theo sự dễ chịu và xa lánh sự khó chịu. Vì chúng ta coi mục đích của cuộc đời là được dễ chịu, hạnh phúc, nên dường như ta chẳng có mục đích gì cả trong cuộc đời. Không thể nào tước bỏ hết tất cả những điều khó chịu, đau khổ trong đời, mà chỉ giữ lại những gì ta ưa thích. Chừng nào ta còn coi đó là mục đích của mình thì ta không có mục đích gì cả. Trong Thiền cũng thế.

Như thế thì làm cách nào chúng ta có thể đạt được sự thanh tịnh, và điều đó ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? Bằng cách thực tập chú tâm vào hơi thở, dần dần ta sẽ tìm được sự thanh tịnh. Tâm ta sẽ ngưng suy nghĩ trong một giây phút nào đó, và ta sẽ cảm thấy hoàn toàn thư thái, dễ chịu. Tâm suy nghĩ không bao giờ được thư thái, vì suy nghĩ là một quá trình chuyển động, và bất cứ sự chuyển động nào cũng tạo ra ma xát. Tuy nhiên ta có thể tìm được sự thanh tịnh trong một giây phút nào đó, hay dài hơn, nếu ta tiếp tục tu tập và tăng thời gian tham Thiền lên. Điều đó không có gì khó. Có thể lúc đầu ta thấy khó khăn, nhưng với sự kiên trì, nhẫn nại, một chút duyên lành và một nơi yên tĩnh, ta có thể làm được điều đó.

Chắc rằng chúng ta đều có duyên lành, nếu không ta đã không có mặt nơi này. Những người có ác nghiệp sẽ không tìm được đến với Thiền, hoặc giả như có, họ cũng không trụ lại. Do đó nói ta đã có sẵn duyên lành là vậy.

Về lòng kiên nhẫn, bạn cũng không thiếu, nếu như bạn đã chịu khó đọc đến những dòng này. Chỉ cần thêm một yếu tố nữa đó là ý chí, sự quyết tâm. Khi ngồi xuống chiếu Thiền, bạn cần tự nhủ: ‘Tôi sẽ chú tâm vào từng hơi thở, nếu tôi có lơ là, tôi sẽ bắt đầu trở lại”. Cần làm như thế để giữ cho tâm thăng bằng, giống như người đi trên dây xiếc. Mỗi lần lao đao, ta phải lấy lại thế cân bằng. Vì thế ta cần có sự quyết tâm.

Khi cảm giác thanh tịnh, thư thái dấy lên -- cái cảm giác mà Phật gọi là sự thanh tịnh ngay giờ phút hiện tại --rồi qua đi, không thể khác được, vì bất cứ điều gì đã có sinh thì phải hoại, phản ứng đầu tiên mà tâm phải có là nhận ra tính cách vô thường của sự vật, chứ không phải để thất vọng kêu lên: "Ồ, nó lại qua mất rồi". Hoặc là "Cảm giác vừa rồi dễ chịu quá, làm sao để có lại cảm giác ấy”, như cách ta vẫn phản ứng lâu nay.

Sống theo Pháp, hành theo Pháp, là những hành động không bình thường. Khác với mọi người chung quanh. Khi Phật còn ngồi dưới cây bồ đề, trước khi Giác ngộ, khi Sujata mang dâng ngài sữa trong chiếc tô vàng, cô cũng cúng dường luôn chiếc tô quí. Đức Phật sau khi uống xong, đã thả chiếc tô vàng xuống dòng sông trước mặt, và nói nếu như cái tô chảy ngược với dòng nước sông, Ngài sẽ giác ngộ. Và cái tô đã chảy ngược dòng. Điều đó có thể xảy ra không? Có lẽ pháp thoại đó muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng khi ta sống với Pháp, chúng ta phải đi ngược lại với dòng chảy của bản năng, của các khuynh hướng tự nhiên. Chúng ta phải đi ngược lại với những sự dễ dãi, thoải mái, những gì tất cả mọi người khác đều theo đuổi. Chảy ngược dòng bao giờ cũng khó hơn là thuận, xuôi theo dòng.

Cảm giác thoải mái, tự tại mà ta cảm nhận được trước hết ở thân, rồi đến tâm, cũng sẽ qua đi. Chúng ta phải nhận ra tính cách vô thường của nó, để ta có thể sử dụng nó cho một mục đích. Nếu không, ta chỉ sử dụng cảm giác thanh tịnh đó cho sự thoải mái của riêng ta. Mà chỉ để thoải mái cho thân ta là ta đã ích kỷ, chỉ biết đến riêng mình, không phải là để tiến tới vô ngã, là cái gốc của những điều Phật dạy.

Giáo lý của Đức Phật nhằm hướng ta đến vô ngã. Ngài nói: "Ta chỉ dạy một điều, đó là giải thoát, chấm dứt khổ đau”. Điều đó không có nghĩa là tất cả khổ đau trên đời đều chấm dứt. Điều đó có nghĩa là nếu không có một cái tôi để đón nhận khổ đau, thì không có khổ đau. Cái tôi sẽ biến mất. Nếu không có ai ở đây có vấn đề, thì làm gì có vấn đề? Nếu dùng cảm giác tự tại chỉ cho riêng mình, thì ta đã đi ngược lại với lời Phật dạy.

Luôn trở về với hơi thở sẽ giúp ta đạt đến trạng thái thanh tịnh. Chánh niệm, trong Bát Chánh Đạo, dạy ta sự chú tâm đúng, đưa đến thiền định. Theo dõi hơi thở là việc cần làm, nhưng không có ai đạt được thiền định chỉ bằng ao ước hay một vài buổi ngồi thiền. Tất cả cần có thời gian. Do đó khi ngồi Thiền, ta cần đưa bất cứ vọng tưởng nào dấy lên trở về với sự tỉnh thức. Bất cứ ý tưởng nào cũng thế, chúng không phải đến để phá rối chúng ta, cũng không phải là dấu hiệu chứng tỏ ta không thích hợp với Thiền, cũng không phải cảm giác làm ta thấy quá nóng, hay quá lạnh. Không có gì giống như thế cả. Vọng tưởng không phải là kẻ phá rối trật tự của chúng ta. Chúng là ông thầy của chúng ta.

Mỗi vọng tưởng là một ông thầy, ‘dạy’ cho ta biết tâm ta lăng xăng, không thể nương tựa, không thể tin cậy được. Nó suy nghĩ cả về những điều ta không muốn nghĩ đến, cả khi ta chỉ muốn được hoàn toàn yên tĩnh và tự tại. Trước hết, ta cần biết là tâm không phải là một phần tuyệt vời của chúng ta, dù rằng nhờ nó ta có thể thâu thập được kiến thức, có thể hồi tưởng, có thể hiểu một số khái niệm và phạm trù. Tuy nhiên đó là một cái tâm lăng xăng, luôn thay đổi và nó sẽ không làm những gì chúng ta đòi hỏi ở nó.

Điều thứ hai, ta cần nhớ, là khó thể tin vào tâm. Ta không nên tin vào tất cả mọi tư tưởng qua đầu ta. Chúng đã đến không mời mọc, thì tự chúng cũng sẽ ra đi. Chúng chẳng có ích lợi gì, nhất là khi ta đang ngồi thiền. Chúng có thể là những gì đã xảy ra trong quá khứ. Hay chỉ thuần là vọng tưởng. Đôi khi chúng làm ta khó chịu, hay chỉ nhẹ nhàng như một giấc mơ. Có khi chúng đến lộn xộn không đầu đuôi. Chúng nhanh chóng đi qua đầu ta, trước khi ta kịp nhận mặt chúng. Vậy tại sao ta lại tin vào những điều mình thường suy nghĩ?

Trong lúc ngồi Thiền, chúng ta có cơ hội để quan sát tâm -tư tưởng đi qua trong đầu - và luyện tập không để bị chúng lôi kéo. Thế thì tại sao trong đời sống hằng ngày ta lại tin vào chúng và để chúng lôi kéo ta theo? Khi tâm nói "Người này thật xấu", "Người kia nói láo", ta tin theo những điều đó. Khi tâm nói "Tôi chán quá. Mệt mỏi quá", "Tôi cần thứ này" hay "Tôi phải có thứ kia", ta nghe theo. Ta tin theo tất cả - nhưng tại sao ta phải tin chúng? Trong khi tất cả mọi suy tưởng đều xảy ra theo một tiến trình, trong đời thường cũng như lúc hành thiền. Tư tưởng dấy khởi lên, dừng lại trong chốc lát, rồi qua đi không theo một mẫu mực nào hay lý do nào.

Khi đã thực sự nắm bắt được ý nghĩa của tiến trình này, ta có thể thay đổi những suy nghĩ hiện lên trong đầu và các tư tưởng ta muốn nghĩ tới. Điều đó có thể thực hiện được khi ta không còn tin vào những điều tâm nói nữa, mà chỉ quan sát tiến trình của chúng. Cũng như với không khí chung quanh ta. Ta không nắm không khí trong tay và bảo rằng không khí là của riêng mình, dầu rằng không có nó ta không thể nào sống nổi. Đơn giản là không khí có mặt ở mọi nơi. Tư tưởng cũng thế. Tiến trình của tư tưởng xảy ra tự nhiên trong tâm ta, và khi nào chúng ta còn sống, tiến trình đó triền miên tiếp tục, dầu rằng chúng không đáng tin, không thể dựa vào. Bởi thế, nếu ta có thể gạt bỏ phần lớn các suy tưởng trong đầu mình, thì lại tốt hơn.

Ta còn có thể quan sát về tâm ở một khía cạnh khác. Là khi ta ngồi thiền, nhưng không thể tập trung tư tưởng, khi ta buồn ngủ, không chú tâm, ta hiểu rằng khi tâm không được ‘giải buồn’, nó muốn ngủ. Tâm luôn muốn được tiêu khiển. Nó cần đọc sách, coi TV, thăm hàng xóm, nó cần được làm một thứ gì đó, bất cứ thứ gì để giải buồn, để được bận rộn. Nó không chịu ngồi yên. Đó là một điều thú vị để biết về chính mình.

Hãy tưởng tượng bạn phải ở một mình trong một tuần, chỉ một mình, không có bất cứ thứ gì để tiêu khiển. Bạn sẽ coi đó là cực hình, mà thực vậy, vì tâm không thể chịu đựng nổi. Nó luôn cần được ‘cho ăn’. Giống như thân cần được ăn, tâm cũng vậy. Nó cần một thứ gì đó từ bên ngoài, vì chính tự nó không thể thỏa mãn với chính mình. Khi ngồi thiền, ta sẽ khám phá ra điều đó về tâm.

Nhưng các vọng tâm thì vô thường. Chúng dấy lên, rồi qua đi. Chúng không luôn có mặt như hơi thở của ta. Nếu chú tâm ta sẽ nhận biết khi nào vọng tưởng dấy khởi. Khi chúng qua đi, dễ nhận biết hơn là khi nào chúng đến. Ta không thể giữ chúng lại phải không? Tất cả những suy nghĩ nửa giờ trước đây đã qua đi phải không?

Vô thường và vô sở hữu: ta đâu có làm chủ được chúng, phải không? Và chúng cũng chẳng đáng để ta giữ lại, phải không? Vậy tại sao ta muốn làm chủ chúng? Muốn nghĩ chúng là ta? Sao không nghĩ chúng chỉ là một hiện tượng tự nhiên hiện ra, rồi tan mất. Chỉ có thế. Cũng thế, với thân này - nó có thực là ta không? Nó cũng chỉ là một hiện tượng tự nhiên phát sinh ra bằng khái niệm, và tan biến đi qua cái chết, một định luật tự nhiên, một sự kiện tự nhiên mà nếu còn chấp Ngã ta không thể nào chấp nhận được điều đó.

Chấp Ngã hay ngã mạn không có nghĩa là ta ngạo mạn. Chấp Ngã đồng nghĩa với u mê. Chỉ có các vị A-la-hán là không có ngã mạn. Ngã mạn có nghĩa là ta đang nhìn thế giới và bản thân từ quan điểm của ‘cái tôi’, qua cái nhìn đó, thế giới bên ngoài cũng như người chung quanh ta trở nên là mối đe dọa của chúng ta, vì ‘cái tôi’ của ta dễ vỡ, dễ bị chạm và dễ đau khổ.

Tất cả các vọng tâm dấy lên khi ngồi thiền sẽ giúp cho chúng ta hiểu về chính mình hơn, về tính cách vô thường của các hiện tượng, của thân, tâm, về tính vô sở hữu của chúng. Nếu ta thực sự làm chủ những suy nghĩ của mình, thì tại sao ta lại không làm chủ những suy nghĩ đáng có? Ai muốn làm chủ một đống rác? Như tôi sẽ cố gắng để những vật thuộc sỡ hữu của tôi trở thành quí báu.

Điều thứ ba ta rút ra được từ sự quán tâm là: đây là dukkha (đau khổ) hay sự không vừa lòng, không thỏa mãn. Dukkha không chỉ có nghĩa là sự khổ đau, mà còn bao gồm tất cả những điều không như ý, là một khái niệm bao quát hơn, gồm tất cả những gì ta đã kinh nghiệm qua, cả những việc vừa ý cũng làm ta khổ vì chúng sẽ qua đi (vô thường). Sự không như ý của quá trình tư duy sẽ hiện ra rất rõ trong thiền quán, vì ở đây trong lúc ta thực sự muốn chú tâm, ta lại chỉ toàn ngồi suy nghĩ vẩn vơ.

Ta phải nhận biết về tính cách vô thường, không như ý và vô ngã bằng chính kinh nghiệm bản thân của mình. Không ai ‘biết’ ba điều này mà chẳng từng kinh qua chúng. Nếu ta không thực sự hiểu một cách trực tiếp bằng nội tâm của mình thì chúng chỉ là những lời hoa mỹ, ở đầu môi. Vì nhiều người vẫn kinh nghiệm những điều này từng giây phút, nhưng chẳng hề nhận ra được chúng.

Chúng ta đang chết từng giây phút, nhưng chúng ta cũng chẳng để ý đến điều đó. Cần phải có chánh niệm để nhận biết chúng, và chánh niệm là điều ta có thể đạt được trong quá trình tu tập thiền. Hãy quan sát sự không như ý trong tiến trình tư duy như là một đặc tính không thể thiếu của nó.

Nếu ta có thể nhìn mọi sự vật như chúng hiện hữu, bằng con mắt tỉnh giác, thì ta đã hiểu điều Phật dạy. Thiệt là vô ích để ngồi đó nghĩ “Giá mà tôi không suy nghĩ", "Giá mà tôi có thể chú tâm", "Giá mà ngồi thiền không khó thế này" hay "Giá mà chân phải tôi không đau đến thế”. Đó là mộng. Đó là ước mơ. Chúng ta không thể chỉ ngôi mơ mộng hay ước mơ nếu chúng ta muốn thấu đạt được nguyên nhân đã làm ta đau đớn.

Phật đã nói tất cả chúng sinh đều bệnh, và Pháp là thuốc chữa. Phật có danh hiệu là Đức Y Vương. Như với mọi thứ thuốc chữa bệnh khác, nếu chúng ta chỉ biết về chúng hay đọc toa thuốc thì không thể hết bệnh. Nhân loại đã đọc toa thuốc hàng ngàn năm nay. Hãy ngưng đọc toa thuốc để uống thuốc. Khi đã phân biệt được sự khác biệt giữa đọc toa thuốc và uống thuốc, ta sẽ dễ dàng biết mình phải làm gì.

Khi cảm giác khó chịu dấy lên vì phải ngồi nguyên một chổ, tâm thức sẽ lên tiếng phản đối, cằn nhằn. Nó vội nói "Tôi không thích chút nào. Thiệt khó chịu hết sức. Tôi sẽ không chịu nổi nữa. Tôi cần ngồi lên ghế", "hay "Tại sao phải ngồi như thế này? Tự cực hình mình à?" hay "Biết có đáng không. Biết có đáng để chịu bao cực khổ ngồi thiền không”, và nhiều thứ nữa. Tâm có khả năng nói với ta bất cứ điều gì. Nó có thể nói về mọi vấn đề, và mọi khía cạnh của vấn đề. Nó vừa đề cao một vấn đề đã quay ra hất đổ. Bất cứ tâm của ai cũng làm thế được. Tâm có thể xoay ngang, trở ngửa.

Đừng ngồi đó nghĩ "Tôi không thích chút nào, chân phải của tôi, lưng tôi, cổ tôi - hay bất cứ thứ gì - đau quá". Không. Hãy sử dụng các cảm thọ vừa dấy lên như một cách để tỉnh giác. Cảm thọ là nền tảng của cuộc sống. Nhưng chúng ta phản ứng thế nào là do sự tiếp xúc với các căn của ta: Sắc, thanh, hương, vị, xúc và thức. (Đức Phật nói về tâm, quá trình tư duy như là giác quan thứ 6 của ta). Thí dụ như nếu ta không nhìn thấy, thế giới sẽ khác hơn bây giờ. Hay điếc. Hay câm... thiếu một giác quan nào cũng thay đổi cái nhìn của ta về thế giới bên ngoài. Nhưng khi có đủ sáu căn, tiếp xúc với sáu trần, từ đó sinh ra các cảm thọ, các phản ứng. Điều đó không thể tránh. Chúng ta không thể không có cảm xúc. Một vị A-la-hán cũng có cảm thọ - dễ chịu, khó chịu hay trung tính. Ai cũng có cảm thọ. Cảm thọ trung tính có thể ta không biết đến vì ta chưa có sự chú tâm đủ. Chúng ta chưa đủ chánh niệm. Nhưng với các cảm thọ dễ chịu ta nhận biết ngay, ta bám víu vào chúng, và tìm mọi cách để giữ chúng lại. Mọi nền kinh tế trên thế giới đều dựa vào việc tạo nên các cảm thọ dễ chịu, và tìm cách làm cho người ta càng muốn thụ hưởng chúng nhiều hơn. Nếu mọi người đều từ bỏ các cảm thọ dễ chịu, thì có mấy nền kinh tế trên thế giới đứng vững được. Các cảm thọ dễ chịu phát sinh ra nhờ quạt máy, tủ lạnh, nệm êm, nước nóng, nước lạnh, đủ loại thực phẩm và còn nhiều, nhiều nữa.

Ai cũng có cảm thọ: dễ chịu, khó chịu hay trung tính. Chúng dấy khởi liên tục. Phần đông chúng ta bỏ cả cuộc đời mình để đi tìm, nắm giữ các cảm thọ dễ chịu, và xua đuổi, trốn tránh các cảm thọ khó chịu. Một cuộc chiến đấu vô vọng. Không tưởng. Vì không ai có thể nắm giữ mãi các cảm thọ dễ chịu. Cũng không có ai có thể trốn tránh các cảm giác khó chịu mãi. Khi ta già đi - các cảm thọ khó chịu tăng lên so với lúc trẻ. Không có sự ngoại lệ đối với ai cả. Đó là định luật tự nhiên. Cái chết sẽ đến, đi kèm theo với những cảm thọ khó chịu. Tuy nhiên các khổ thọ này không chỉ dành cho tuổi già, cho những người gần đất xa trời. Các người trẻ nhất, mạnh nhất cũng đầy những cảm giác, tình cảm khó chịu, đau khổ.

Nếu ta quyết ngồi yên giây lát, tự soi lại mình, không còn chạy trốn các cảm giác khó chịu, đau khổ, bám chặt vào các cảm giác dễ chịu - có thể chỉ trong một buổi thiền - ta sẽ biết về mình rất nhiều. Quan sát các khổ thọ dấy lên trong khi ngồi thiền - điều này sẽ xảy ra cho nhiều người trong chúng ta - cũng là một cách để tìm hiểu các phản ứng hành động của chính mình. Ta muốn thay đổi cảm giác đó, muốn chạy trốn nó. Một phản ứng gần như phản xạ, lập tức đối với cảm giác khó chịu là di chuyển, thay đổi thế ngồi để tránh sự đau đớn càng sớm càng tốt.

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta trốn tránh các khổ thọ bằng cách trốn tránh, xa lánh những người đã tạo cho ta các cảm giác đó, chạy trốn hoàn cảnh, đổ lỗi cho người khác, thay vì nhận biết các cảm thọ của mình và nói: "À, nó đã dấy lên. Nó sẽ ở lại giây lát, rồi đi qua. Không có gì tồn tại. Nếu ta nhận biết được cảm thọ của mình, là ta đang soi lại nó trong chánh niệm, thay vì phản ứng bằng hành động”.

Phản ứng của chúng ta, bằng cách xua đuổi các khổ thọ, bám giữ các lạc thọ, là lý do khiến chúng ta luẩn quẩn trong vòng luân hồi sinh tử, vì ta không có một phương hướng, một ngã rẻ nào khác. Đó là sự chuyển động trong một vòng tròn. Ta không thể thoát khỏi sức hút của nó. Đó là một trò chơi quay vòng. Không có lối ra. Chúng ta quay vòng, quay vòng theo lạc thọ, xua đuổi các khổ thọ, một vòng tròn không kẽ hở. Chỉ có một cách để thoát khỏi sức hút đó, là ngưng lại quan sát các cảm thọ và không phản ứng bằng hành động. Nếu trong lúc ngồi thiền, ta có thể làm được như thế dù chỉ trong giây lát, thì ta cũng có thể làm được như thế trong các sinh hoạt đời thường.

Tất cả chúng ta ai chẳng từng buồn phiền, khổ đau trong cuộc đời. Người này nói lời trái tai ta không muốn nghe. Kẻ khác làm những điều ta không muốn thấy. Ta bị hiểu lầm, người khác không nhớ ơn ta, không ngợi khen, không thương yêu ta. Người ta bỏ đi khi ta muốn giữ họ lại. Họ ở bên ta, khi ta muốn xa lánh họ. Không ai tránh khỏi những đau khổ này. Chính Đức Phật cũng không tránh khỏi. Đức Phật chỉ khác chúng ta là Ngài chỉ cảm nhận các cảm thọ, mà không phản ứng bằng hành động.

Chỉ nhận biết các cảm thọ. Khi các cảm giác khó chịu dấy lên vì phải ngồi lâu một chỗ, đừng trách móc ai, hay việc gì. Không có ai hay việc gì tạo ra các cảm giác đó cả. Chúng chỉ đến rồi đi. Quan sát và nhận biết cảm giác đó. Ta sẽ không thể thay đổi được gì, trừ khi ta có thể tách mình ra khỏi cảm giác khó chịu đó, để không đau khổ vì nó. Ta không thể làm khác hơn thế. Trong hoàn cảnh này ta chỉ cần biết các cảm giác khó chịu cũng chỉ là cảm giác. Không ai là chúng cả. Ta đâu có mời chúng đến. Vậy tại sao lại nhận chúng là mình?

Trừ khi chúng ta nhận biết được những gì xảy ra cho tâm khi những cảm giác này dấy lên, chúng ta sẽ lại rơi vào thói quen phản ứng của mình. Những suy nghĩ quen thuộc, các phản ứng theo thói quen, ngày này qua ngày khác đã tạo thành rãnh, thành nếp trong tâm tưởng ta. Giống như một con đường sình lầy, khi bánh xe chạy qua chạy lại, các vết lún, càng lún sâu thêm. Tâm của ta cũng thế. Các vết lún sâu, sâu mãi cho đến lúc ta bị dính cứng một chỗ, không thể tiến tới nữa.

Đây là cơ hội, hoàn cảnh thuận tiện để chúng ta quan sát phản ứng của tâm đối với các cảm giác khó chịu. Đừng phân tích "Ngồi như vầy máu không lưu thông được, không tốt cho tôi, các bác sĩ đã nói...". Chỉ quan sát phản ứng của tâm. Tâm ta rất khôn ngoan, lém lỉnh. Nó có thể làm tất cả mọi việc. Ta gọi nó là nhà ảo thuật, cũng không sai. Nó có thể biến hóa ra con thỏ trong chiếc nón không. Nó có thể phân tích, lý luận đến chỗ mà ta thấy tất cả mọi người khác đều sai, và ta thì luôn luôn đúng.

Đó là điều ta phải luyện tập trong lúc tu tập thiền: Không thể lúc nào ta cũng hoàn toàn đúng, 100 phần trăm đúng. Phần lớn chúng ta tranh cãi đều để bảo vệ một lập trường, dựa trên quan điểm của chính cá nhân ta. Vì ta chấp ngã, chấp có ‘cái tôi’ ảo tưởng, tất cả các quan điểm, ý kiến của chúng ta đều được lọc qua con mắt của Ngã. Nếu ta nhìn qua một màn kính màu đen, tất cả mọi thứ bên ngoài đều đen. Không thể là gì khác hơn thế.

Khi ta đã thấu rõ tâm, cũng như các phản ứng của nó qua thiền định, chúng ta dễ chấp nhận sự thật là khi ta nghĩ một điều, bốn triệu người khác có thể nghĩ về một điều hoàn toàn khác ta. Làm sao có thể là ta đúng và bốn triệu người còn lại sai? Chúng ta tranh cãi bảo vệ cho những quan điểm - đôi khi có thể đúng - nhưng chỉ đúng trong hoàn cảnh, cái nhìn của riêng ta. Chỉ có các vị A-la-hán, những người đã không còn chấp Ngã, là có thể hoàn toàn đúng.

Tất cả các phương pháp nhằm giúp ta đạt được sự tỉnh giác, cần được áp dụng không phải chỉ trong lúc tâm đang theo dõi hơi thở, mà cả khi tâm phản ứng theo cảm thọ, hay vọng tưởng. Ta cần phải luôn áp dụng chúng để đạt được sự tỉnh giác, và từ đó đưa đến sự an lạc. Mỗi phút tỉnh giác là mỗi phút thanh tịnh. Khi không còn cần phải để ý đến các suy tưởng của mình, ta dễ buông bỏ chúng hơn. Khi không còn cần phải phản ứng theo các cảm thọ, ta dễ buông bỏ các hành động, phản ứng. Mỗi phút thanh tịnh cũng là mỗi phút tỉnh giác. Cả hai đi đôi với nhau như hình với bóng.

Những điều Phật dạy đi ngược lại với bản năng của chúng ta, do đó không dễ cho ta chấp nhận, thấu hiểu. Chỉ có tâm đã được tôi luyện mới có thể thấu hiểu được Phật pháp. Trong khi tâm bình thường nghi ngờ, lý luận - đó chỉ là việc làm lãng phí thời gian, vô bổ. Muốn thật sự hiểu được Phật pháp bằng chính nội tâm của mình, ta phải nhiếp tâm, giữ tâm tĩnh lặng, và tâm đó phải biết bản chất thực của Ngã, chỉ là những hiện tượng đến, rồi đi.

Tất cả có thể xảy ra trong lúc ta ngồi thiền và theo dõi hơi thở: Thanh tịnh và tỉnh giác. Tỉnh giác (Minh Sát Tuệ) là mục đích. Thanh tịnh là phương tiện. Nếu tâm không thanh tịnh, tâm sẽ đầy những luồn sóng, sóng của sự ghét, sự ưa. Các làn sóng sẽ phủ trùm mắt nhìn của ta. Ta sẽ không thể soi thấy mình trên một mặt hồ đầy sóng phủ. Mặt nước phải lặng, trong. Cũng thế, mặt hồ tâm cũng phải lặng, trong trước khi tâm được khai sáng. Lúc đó ta mới có thể thấy thấu suốt, rõ ràng.

Thiền định cũng đem lại cho ta những kết quả tương tự. Khi chúng ta chú tâm, theo dõi từng cử động, thanh tịnh sẽ đến. Nếu vọng tưởng có dấy lên, ta dùng chúng để nhận biết những diễn biến của tâm.

Việc đặt tên các vọng tưởng cũng là một cách để theo dõi tâm, trong lúc ngồi thiền, cũng như trong các sinh hoạt hàng ngày. Khi có tâm sân si dấy lên, người có chánh niệm sẽ biết buông bỏ chúng. Đó là phương thức để thanh tịnh hóa tâm. Và sự thanh tịnh của tâm tùy thuộc vào sự thanh tịnh hóa của tâm. Sự thanh tịnh hóa cũng có thể đạt được qua tỉnh giác, qua sự ‘biết’ chính mình. Việc đặt tên cho ta biết tâm đang nghĩ gì. Nhưng khi thực tập thiền, tất cả các tên đặt, các tư tưởng đều phải được buông bỏ. Trong đời sống hằng ngày, những thứ tên gọi không ích lợi, không tốt cần được buông xả. Khi ta đã làm được như thế là ta đã thanh tịnh hóa tâm. Con đường dẫn đến sự thanh tịnh chấm dứt mọi khổ đau.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Phật pháp ứng dụng


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.106.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...