Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Hành Thiền »» Phần III. Lợi ích của hành thiền - Trích dẫn kinh điển »»

Hành Thiền
»» Phần III. Lợi ích của hành thiền - Trích dẫn kinh điển

(Lượt xem: 295)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hành Thiền - Phần III. Lợi ích của hành thiền - Trích dẫn kinh điển

Font chữ:

Thiền nguyên thủy hay pháp môn niệm hơi thở vào hơi thở ra đơn giản và thuần nhất; không gây một tác hại gì cho thân tâm. Không sợ bị điên loạn, nổ mắt, đau tâm thần. Trái lại là một phương pháp hiền thiện, điều hòa thân, điều hòa hơi thở, điều hòa tâm, giúp cho người hành Thiện được phấn khởi, có sức khoẻ, nhờ nếp sống lành mạnh, nhờ tâm tư an lạc nên ngủ ngon giấc, không có ác mộng, thân thể được khoẻ mạnh, con mắt được sáng lên.

Nhờ tu tập về niệm, trí nhớ được huấn luyện nên nhớ lâu, nhớ nhiều rất lợi cho học viên học hành và có khả năng phát triển trí tuệ rất lớn.

Nhờ tu tập về Thiền, người hành thiền được Thiền lạc, thân tam thường được hoan hỷ, sảng khoái, phấn khởi, tác động tốt cho sức khoẻ thân và tâm.

Nhờ tu thiền người hành giả có được Thiền lực, dồi dào ý chí và nghị lực, đối trị được sợ hãi và rụt rè, có sức mạnh để vượt qua những khó khăn và đạt cho được lý tưởng tối thượng.

Chúng tôi xin trích một số bài kinh đề cập đến hành thiền và kết quả của hành thiền trong kinh tạng Pāli:

1. Niệm hơi thở ra, hơi thở vào, có quả lớn

(SN 54.5)

1. "Tu tập như vậy, này các tỳ-kheo, làm cho sung mãn như vậy, niệm hơi thở vào hơi thở ra, có quả lớn, có lợi ích lớn.

2. "Tu tập như vậy, này các tỳ-kheo, làm cho sung mãn như vậy, niệm hơi thở vào hơi thở ra, được chờ đợi bảy quả, bảy lợi ích. Thế nào là bảy quả lợi ích?".

"Ngay trong hiện tại lập tức thành tựu chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại, không lập tức thành tựu chánh trí, thời khi mệnh chung thành tựu chánh trí. Nếu khi mệnh chung không thành tựu chánh trí, thời sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được trung gian Niết Bàn, được tổn hại Bát Niết Bàn, được vô hành Niết Bàn, được hữu hành Bát Niết Bàn, được thượng lưu, đạt đến sắc cứu cánh thiên".

"Tu tập như vậy, này các tỳ-kheo, làm cho sung mãn như vậy, niệm hơi thở vào hơi thở ra, được chờ đợi bảy quả, bảy lợi ích này" (SN 54.5).

2. Kinh Mahākappina (SN 54.7)

1. "Tại Sāvatthī ... nói như sau:"

2. "Lúc bấy giờ tôn giả Mahākappina đang ngồi kiết già, không xa bao nhiêu, thân thẳng, để tưởng niệm trước mặt".

3. "Thế Tôn thấy tôn giả Mahākappina ngồi kiết già, không xa bao nhiêu, thân thẳng để niệm trước mặt, thấy vậy liền gọi các tỳ-kheo: "Này các tỳ-kheo, các người có thấy tỳ-kheo ấy, thân có rung động hay có dao động không?".

"Bạch Thế Tôn, chúng con thấy vị tôn giả ấy ngồi giữa tăng chúng hay ngồi một mình, độc cư, chúng con không thấy vị tôn giả ấy thân bị rung động hay dao động".

4. "Đối với một vị có thiền định như vậy, này các tỳ- kheo, nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn, nên thân vị ấy không rung động hay dao động, nên tâm vị ấy không rung động hay không dao động. Đối với tỳ-kheo ấy, được định như vậy, không có khó khăn, không có gian nan, không có mệt nhọc".

5. "... Này các tỳ-kheo, do vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vào, hơi thở ra nên thân không rung động hay không dao động hoặc tâm không rung động hay không dao động.

3. Kinh Ngọn đèn (SN 54.8)

1. "Này các tỳ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác khi còn là Bồ-tát. Ta trú nhiều với trú nà. Này các tỳ-kheo, do Ta trú nhiều với trú này, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc, và tâm Ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

2. "Do vậy, này các tỳ-kheo, nếu tỳ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng: Thân và mắt khỏi bị mệt mỏi, và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ", thời định niệm hơi thở vào hơi thở ra này cần phải khéo tác ý".

3. "Do vậy, này các tỳ-kheo, nếu tỳ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng: các niệm các tư duy của Ta được đoạn tận", thời định niệm hơi thở vào hơi thở ra này phải được khéo tác ý".

4. "Do vậy, này các tỳ-kheo, nêú vị tỳ-kheo ước muốn: "Mong rằng: Ly dục, ly pháp bất thiện, tôi sẽ chứng đạt và an trú sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ", thời định niệm hơi thở vào hơi thở ra này phải được khéo tác ý".

5. "Do vậy, này các tỳ-kheo, nếu tỳ-kheo ước muốn: "Mong rằng: Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, tôi sẽ chứng đạt và an trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh, nhất tâm", thời định niệm hơi thở vào hơi thở ra này phải được khéo tác ý".

6. "Do vậy, này các tỳ-kheo, nếu tỳ-kheo ước muốn: "Mong rằng: Ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, tôi sẽ chứng đạt và an trù thiền thứ ba", thời định niệm hơi thở vào hơi thở ra này phải được khéo tác ý".

7. "Do vậy, này các tỳ-kheo, nếu tỳ-kheo ước muốn: "Mong rằng: xả lạc, xả khổ, chấm dứt hỷ ưu, đã cảm thọ trước, tôi chứng đạt và an trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh", thời định niệm hơi thở vào hơi thở ra này phải được khéo tác ý".

8. "Trong khi tu tập định niệm hơi thở vào hơi thở ra như vậy, này các tỳ-kheo, trong khi làm cho sung mãn như vậy, vị ấy cảm giác lạc thọ. Vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết.: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan hỷ thọ ấy". Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan hỉ thọ ấy". Nếu vị ấy cảm giác không khổ không lạc thọ, vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan hỉ thọ ấy".

9. "Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ, không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, thọ ấy được cảm thọ, không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác không khổ, không lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ, không bị trói buộc. Khi vị ấy đang cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân". Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân". Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy rõ biết. "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây tất cả mọi cảm thọ đều trở thành thanh lương".

10. "Ví như, này các tỳ-kheo, do duyền dầu, duyên tim, một cây đèn dầu được cháy sáng. Nếu dầu và tim của ngọn đèn ấy đi đến tiêu diệt, nhiên liệu không được mang đến, thời ngọn đèn sẽ tắt. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, khi tỳ-kheo cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân". Khi Tỷ- kpheo cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây tất cả những gì cảm thọ đều trở thành thanh lương".

4. Kinh Vesāli (SN 54.9)

1. "Rồi Thế Tôn đi đến giảng đường, sau khi đến ngồi xuống trên ghế đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

2. "Này các tỳ-kheo, định niệm hơi thở vào hơi thở ra này, được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất (asecanako) lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh hay chưa sanh, làm chúng biến mất, tịnh chỉ lập tức (thānaso)".

3. "Ví như, các tỳ-kheo, trong tháng cuối mùa hạ, bụi và nhớp bay lên, và một đám mưa lớn trái mùa lập tức làm chúng biến mất, chỉ tịnh. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, định niệm hơi thở vào hơi thở ra, được tu tập, được làm cho sung mãn, là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức".

5. Kinh Kimbila (SN 54.10)

1. Lúc nào, này Ānanda, tỳ-kheo thở vào dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vào dài". Hay khi tỳ-kheo thở ra dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra dài". Hay khi tỳ-kheo thở vào ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vào ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vào ngắn". Hay khi tỳ-kheo thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này Ānanda sống "Quán thân trên thân", tỳ-kheo trú trong khi ấy, nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì cớ sao?.

2. "Này Ānanda, Ta tuyên bố rằng tùy thuộc về thân, tức là hơi thở vào hơi thở ra. Do vậy, này Ānanda, "Quán thân trên thân", tỳ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời".

3. "Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi ấy: "Quán thọ trên các cảm thọ". tỳ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì cớ sao?.

4. "Này Ānanda. Ta tuyên bố rằng: Tùy thuộc về thọ, tức là hơi thở vào hơi thở ra được khéo tác ý. Do vậy, này Ānanda, "Quán thọ trên các cảm thọ", tỳ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời".

5. Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo: "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm định tính, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm định tính, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán tâm trên tâm, tỷ kheo, trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì cớ sao?

6. "Này Ānanda, ta tuyên bố rằng sự tu tập định niệm hơi thở vào, hơi thở ra, không phải cho người thất niệm và không tĩnh giác. Do vậy, này Ānanda, "Quán tâm trên tâm", tỳ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời".

7. "Trong khi tỳ-kheo, này Anada "Quán vô thường, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly ly tham, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán pháp trên các pháp", này Ānanda. tỳ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Đoạn tận các tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, vị ấy khéo trú xả. Do vậy, này Ānanda, "Quán pháp trên các pháp", vị tỳ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời".

8. "Ví như, này Ānanda, một đống rác bụi lớn ở ngã tư đường, nếu từ phương Đông một cái xe đi đến, và làm cho đống rác bụi ấy giảm bớt đi, nếu từ phương Tây..., nếu từ phương Bắc..., nếu từ phương Nam, một cái xe đi đến và làm cho đống rác bụi ấy giảm bớt đi, cũng vậy, này Ānanda, tỳ-kheo trong khi trú "Quán thân trên thân", làm cho giảm bớt đi các ác bất thiện pháp, khi trú "Quán thọ trên các cảm thọ", ... khi trú "Quán tâm trên tâm"... khi trú "Quán pháp trên các pháp"... làm cho giảm bớt đi các ác bất thiện pháp.

6. Kinh Ānanda (SN 54.13)

(I)

1. Định niệm hơi thở vào, hơi thở ra tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, làm cho viên mãn bốn niệm xứ?

2. Ở đây, này Ānanda, tỳ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống... "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

3. Lúc nào, này Ānanda, tỳ-kheo thở vào dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vào dài". Hay khi tỳ-kheo thở ra dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra dài". Hay khi tỳ-kheo thở vào ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vào ngắn". Hay khi tỳ-kheo thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này Ānanda, sống quán thân trên thân, tỳ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì sao?

4. Này Ānanda, Ta tuyên bố rằng, tùy thuộc về thân, tức là hơi thở vào, hơi thở ra. Do vậy, này Ānanda, quán thân trên thân, tỳ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

5. Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi quán thọ trên các cảm thọ, tỳ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì sao?

6. Này Ānanda, Ta tuyên bố rằng, tùy thuộc về thọ, tức là hơi thở vào, hơi thở ra, được khéo tác ý. Do vậy, này Ānanda, quán thọ trên các cảm thọ, tỳ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

7. Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo: "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi quán tâm trên tâm, tỳ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì sao?

8. Này Ānanda, Ta tuyên bố rằng sự tu tập chánh niệm hơi thở vào, hơi thở ra không phải cho người thất niệm và không tỉnh giác. Do vậy, này Ānanda, quán tâm trên tâm, tỳ-kheo trong khi ấy, trú nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

9. Trong khi tỳ-kheo, này Ānanda, "Quán vô thường, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi quán pháp trên các pháp, này Ānanda, tỳ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, đoạn tận các tham ưu; sau khi thấy với trí tuệ, vị ấy khéo trú xả. Do vậy, này Ānanda, quán pháp trên các pháp, tỳ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

10. Định niệm hơi thở vào, hơi thở ra, này Ānanda, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, làm viên mãn bốn niệm xứ.

(II)

1. "Tu tập như thế nào, này Ānanda, làm cho sung mãn như thế nào, bốn niệm xứ làm cho viên mãn bảy giác chi?".

2. "Trong khi, này Anada, tỳ-kheo trú quán thân trên thân, niệm được an trú, trong khi ấy, này Ānanda, tỳ-kheo có niệm không phải thất niệm. Trong khi này Andanda, tỳ-kheo an trú niệm không phải thất niệm, thời niệm giác chí trong khi ấy, đối với tỳ-kheo, được thành tựu. Trong khi này, này Ānanda, tỳ-kheo tu tập niệm giác chi, niệm giác chi trong khi ấy, được tỳ-kheoo tu tập đi đến viên mãn. Vị ấy trú chánh niệm như vậy với trí tuệ quyết trạch, tư sát, thành tựu quán pháp ấy".

3. "Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo sống chánh niệm như vậy, với trí tuệ quyết trạch, tư sát và đi đến quán sát pháp ấy, trong khi ấy, này Ānanda, trạch pháp giác chi bắt đầu phát khởi trong tỳ-kheoo ấy. Trong khi tỳ-kheo tu tập trạch pháp giác chi, trong khi ấy, nhờ tu tập, trạch pháp giác chi đi đến viên mãn. Trong khi vị ấy với trí tuệ, quyết trạch, tư sát và thành tựu quán sát pháp ấy, thời tinh tấn không thụ động bắt đầu phát khởi nơi vị ấy".

4. Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo với trí tuệ quyết trạch, tư sát và thành tựu quán sát pháp ấy, thời tinh tấn không thụ động phát khởi trong tỳ-kheo ấy. Trong khi tỳ- kheo tụ tập tinh tấn giác chi, trong khi ấy nhờ tu tập, tinh tấn gaíc chi đi đến viên mãn, với vị tinh cần tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên.

5. "Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo tinh cần, tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên, trong khi ấy, hỷ giác chi bắt đầu phát khởi trong tỳ-kheo ấy. Trong khi tỳ- kheo tập hỷ giác chi, trong khi ấy nhờ tu tập, hỷ giác chi đi đến viên mãn, với vị có ý hoan hỷ, thân được khinh an, tâm được khinh an".

6. "Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo với ý hoan hỷ, thân được khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu phát khởi trong tỳ-kheo ấy. Trong khi tỳ-kheo tu tập khinh an giác chi, trong khi ấy nhờ tu tập, khinh an giác chi đi đến viên mãn, với vị có thân khinh an, lạc hiện hữu, với vị có lạc, tâm được định tính".

7. "Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo có tâm khinh an, được an lạc, tâm được định tính, trong khi ấy, này các tỳ- kheo, định giác chi bắt đầu phát khởi trong tỳ-kheo ấy. Trong khi tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn, vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo trú xả, nhìn sự vật".

8. "Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo với tâm định tĩnh, khéo trú xả, nhìn (sự vật) như vậy, trong khi ấy, này Ānanda, xả giác chi bắt đầu phát khởi trong tỳ-kheo ấy. Trong khi tỳ-kheo tu tập xã giác chi, trong khi ấy xả giác chi nhờ tu tập đi đến viên mãn".

9. "Trong khi, này Ānanda, tỳ-kheo trú quán trọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp...

10. Tu tập như vậy, này Ānanda, làm cho sung mãn như vậy, bốn niệm xứ làm viên mãn bảy giác chi.

(III)

1. "Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, bảy giác chi làm viên mãn minh và giải thoát?".

2. "Ở đây, này Ānanda, tỳ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ... tu tập xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ".

"Tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, bảy giác chi làm viên mãn minh và giải thoát".

7. Kinh Nhập tức xuất tức niệm (MN 118)

Như vầy tôi nghe. Một thời Tế Tôn ở Sāvatthī, tại Đông Viên (Pubbārāma), giảng đường Lộc Mẫu (Migāramātu- pāsāde), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng... như Tôn giả Sāriputta (Xá lợi Phất), Tôn giả Mahāmoggallāna (Đại Mục Kiền Liên), Tôn giả Mahākac- cāna (Đại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahākoṭṭhita (Đại Câu- hy-la), Tôn giả Mahākappina (Đại Kiếp-Tân-na), Tôn giả Mahācunda (Đại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na- luật0, Tôn giả Revata (Ly-bà-đa), Tôn giả Anuruddha (A- na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đà) và Tôn giả Ānanda (A- nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng. Lúc bấy giờ, các Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân tỳ-kheo. Một số Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân tỳ-kheo. Một số Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân tỳ-kheo. Một số Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân tỳ-kheo. Một số Thượng tọa tỳ- kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân tỳ-kheo. Và các tân tỳ-kheo được các Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bồ Tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng tỳ-kheo đoanh vậy.

Thế Tôn nhìn quanh chúng tỳ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng, rồi bảo các tỳ-kheo:

-- Ta được thỏa mãn, này các tỳ-kheo, với đạo lộ này. Tâm ta được thỏa mãn, này các tỳ-kheo, với đạo lộ này. Do vậy, này các tỳ-kheo, hãy tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây; tại Sāvatthī cho đến tháng tư, lễ Komudī.

Những tỳ-kheo địa phương được nghe: "Thế Tôn sẽ ở đây, tại Sāvatthī, cho đến tháng tư, lễ Komudī". Các tỳ- kheo địa phương tụ họp tại Sāvatthī để yết kiến Thế Tôn. Và các Thượng Tọa tỳ-kheo lại càng khuyến giáo, giảng dạy các tân tỳ-kheo nhiều hơn nữa. Một số Thượng tọa tỳ- kheo khuyến giáo dạy mười tân tỳ-kheo. Một số Thượng tọa khuyến giáo dạy mười tân tỳ-kheo. Một số Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân tỳ-kheo. Một số Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân tỳ-kheo. Một số Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân tỳ-kheo. Và những tân tỳ-kheo được các Thượng tọa tỳ-kheo khuyến giáo giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. Lúc bấy giờ Thế Tôn vào ngày Bồ Tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudī vào tháng tư, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng tỳ- kheo đoanh vậy.

Rồi Thế Tôn sau khi nhìn chung quanh chúng tỳ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng liền bảo các tỳ-kheo:

– Hội chúng này, này các tỳ-kheo, không có lời thừa thãi. Hội chứng này, này các tỳ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây thanh tịnh. Chúng tỳ- kheo như thế này, này các tỳ-kheo, hội chứng như thế này, này các tỳ-kheo là một hội chứng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Chúng tỳ-kheo như thế này, này các tỳ-kheo, hội chứng như thế này, này các tỳ-kheo, là một hội chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo) nhiều hơn nữa.

Chúng tỳ-kheo như thế này, này các tỳ-kheo, hội chứng như thế này, này các tỳ-kheo, là một hội chứng khó thấy ở đời. Chúng tỳ-kheo như thế này, này các tỳ-kheo, là một hội chứng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) vớ một bao lương thực trên vai để yết kiến. Chúng tỳ-kheo này là như vậy, này các tỳ-kheo; hội chứng này là như vậy, này các tỳ-kheo.

Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ. Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các tỳ-kheo, có những bậc tỳ-kheo như vậy trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ- kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết Bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ- kheo này có những tỳ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự-lưu, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ.

Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong hội chứng này, có những tỳ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ- kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo có mặt trong chúng tỳ- kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúg tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm lực. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bảy giác chi. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ- kheo, trong chúng tỳ-kheo này có những tỳ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Thánh đạo tám ngành. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúnng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ (tâm). Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ- kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi (tâm). Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ- kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập hỷ (tâm). Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này, Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả (tâm). Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này có những tỳ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này.

Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những tỳ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm. Nhập tức xuất tức niệm, này các tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn, bảy giác chi được tu tập, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn, bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn. Và này các tỳ-kheo, như thế là tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công dức lớn?

Ở đây, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt.

Chánh niệm, vị ấy thở vào; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vào dài, vị ấy biết; "Tôi thở vào dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vào ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vào ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân", tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra" vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt", tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Nhập xuất tức niệm, này các tỳ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được công đức lớn.

Và như thế nào, này các tỳ-kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế nào, làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn?

Khi nào này các tỳ-kheo, tỳ-kheo thở vào dài, vị ấy biết: "Tôi thở vào dài". Hay khi thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vào ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vào ngắn". Hay khi thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi quán thân trên thân, này các tỳ-kheo, vị tỳ-kheo trú nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các tỳ-kheo, đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là thở vào thở ra. Do vậy, này các tỳ-kheo, trong khi quán thân trên thân, vị tỳ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào, này các tỳ-kheo, vị tỳ-kheo nghĩ: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thô, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hàny, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi quán thọ trên các thọ, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các tỳ-kheo đối với các cảm thọ. Ta nói đây là một, tức là thở vào thở ra. Do vậy này các tỳ-kheo, trong khi quán thọ, trên các cảm thọ, tỳ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo nghĩ: "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tính, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm định tính, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi quán tâm trên tâm, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các tỳ-kheo, sự tu tập nhập tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giấc. Do vậy, này các tỳ-kheo, trong khi quán tâm trên tâm, tỳ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào này các tỳ-kheo, tỳ-kheo nghĩ: "Quán vô thường, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham... quán đoạn diệt... quán từ bỏ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi quán pháp trên các pháp, này các tỳ- kheo, tỳ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo nhìn (sự vật) với niệm xả ly. Do vậy, này các tỳ-kheo, trong khi quán pháp trên các pháp, tỳ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Nhập tức xuất tức niệm, naỳ các tỷ-kheo, được tu tập như vâạy được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

Và bốn niệm xứ, này các tỳ-kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn? Này các Tỳ kheo, trong khi quán thân trên thân, tỳ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giấc, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú, này các tỳ-kheo, trong khi ấy niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với tỳ-kheo, trong khi ấy, tỳ- kheo tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy niệm giác chi được tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Này các tỳ-kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, tỳ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy. Này các tỳ-kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, tỳ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên, với tỳ-kheo. Trong khi ấy, tỳ-kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy trạch pháp giác chi được tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn, không thụ động bắt đầu khởi lên với vị tỳ-kheo. Này các Tỳ kheo, trong khi tỳ- kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với tỳ-kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo. Trong khi ấy, tỳ-kheo tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy, tinh tấn giác chi được tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các tỳ-kheo, trong khi Hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi tỳ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy hỷ giác chi bắt đầu khởi lên tỳ-kheo. Trong khi ấy hỷ giác chi được vị tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy hỷ giác chi được tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ- kheo với ý hoan hỉ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Một vị có thân khinh an, an lạc tâm vị ấy được định tĩnh. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được tỳ- kheo làm cho đi đến sung mãn.

Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỳ kheo, trong khi tỳ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệ xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo. Trong khi ấy xả giác chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Này các tỳ-kheo, trong khi quán thọ trên các cảm thọ... (như trên).. quán tâm trên tâm... (như trên)... quán pháp trên các pháp, tỳ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy niệm của vị ấy được an trú, không có hôn mê. Này các tỳ- kheo, trong khi niệm của tỳ-kheo được an trú, không có hôn mê, niệm giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên tỳ-kheo. Niệm giác chi trong khi ấy được tỳ-kheo tu tập. Niệm giác chi trong khi ấy, được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các tỳ-kheo, trong khi an trú với chánh niệm như vậy, vị ấy suy tư, tư duy thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được tỳ-kheo tu tập. Trạch pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn.

Tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ, và tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên từ vị ấy, tinh tấn giác chi trong khi ấy bắt đầu khởi lên nơi vị tỳ-kheo. Tinh tấn giác chi được tỳ-kheo tu tập. Tinh tấn giác chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Đối với vị ấy tinh cần tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên, hỷ giác chi trong khi ấy bắt đầu được khởi lên nơi tỳ-kheo. Hỷ giác chi trong khi ấy được tỳ-kheo tu tập. Hỷ giác chi trong khi ấy được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ- kheo với ý hoan hỉ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo. Trong khi ấy khinh an giác chi được tỳ-kheo làn cho đi đến sung mãn.

Một vị có tâm khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các tỳ-kheo, trong khi vị ấy có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tính, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được tỳ-kheo tu tập, trong khi ấy định giác chi được tỳ- kheo làm cho đi đến sung mãn.

Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo. Trong khi ấy xả giác chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Này các tỳ-kheo, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được sung mãn.

Và này các tỳ-kheo, bảy giác chi tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh giải thoát được viên mãn. Ở đây, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo tu tập niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi...(như trên)... tu tập tinh tấn giác chi... (như trên)... tu tập hỷ giác chi... (như trên)... tu tập khinh an giác chi... (như trên)... tu tập định giác chi (như trên)... tu tập xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly. Này các tỳ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên mãn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các tỳ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 3 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.202.45 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (100 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...