Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Hành Thiền »» Phần II. Phương pháp hành trì »»

Hành Thiền
»» Phần II. Phương pháp hành trì

Donate

(Lượt xem: 1.025)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hành Thiền - Phần II. Phương pháp hành trì

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

A. Vài điều nên tránh

1. Trước khi hành thiền, hãy tìm hiểu rõ ràng phương pháp hành trì để khỏi những hiểu lầm và sai lạc.

2. Đừng xen lẫn pháp môn thiền này với pháp môn thiền khác, vì như vậy là tối kỵ và khó thành tựu được kết quả.

3. Đã hành thiền thời phải kiên trì, ngày nào cũng ngồi, và tốt hơn là ngồi đúng thời điểm đã chọn. Dầu đau ốm sơ sơ cũng phải ngồi thiền. Chỉ có kiên trì ngồi thiền, ngày nào cũng vậy, đúng giờ đúng giấc, ngày này qua ngày khác, cho đến trọn đời, dầu ngồi chỉ nửa giờ hay một giờ, cần nhất là kiên trì. Kiên trì ở đây là mẹ của thành công.

4. Ngồi thiền lâu có thể khởi lên một số hiện tượng kỳ lạ, nhưng đó chỉ là những hiện tượng do sức mạnh của thiền đưa đến, có đó rồi mất đó, không phải là những hiện tượng giải thoát, nhiều khi mất đi rồi không còn trở lại. Chúng ta chỉ nên xem là những hiện tượng bình thường, chỉ như vậy thôi rồi tiếp tục hành thiền như thường.

Đức Phật dạy pháp của Ngài là thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng. Hành thiền cũng vậy, những kết quả tốt đẹp của thiền sẽ chờ đợi chúng ta, một khi chúng ta hành trì đúng phương pháp và kiên trì hành trì, không có thối thất.


B. Phương pháp hành trì

Sau khi đã hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và các lợi ích của hành thiền nay xin giới thiệu phương pháp hành trì, gồm có 3 giai đoạn: Điều hoà thân, điều hòa hơi thở và điều hòa tâm.

(1) Điều hoà thân:

Đây thuộc về tọa thiền, nên cách ngồi rất quan trọng, ngồi như thế nào để có thể ngồi lâu, không tê, không đau, không mỏi và không có dao động, giữ lưng cho thẳng.

Cách ngồi: Ngồi gồm có năm động tác.

Ngồi kiết già: Cầm đầu chân trái đặt trên vế chân mặt, rồi cầm đầu chân mặt đặt trên vế chân trái, kéo cả hai đầu chân sát vào bụng. Như vậy gọi là ngồi kiết già. Có thể để đầu chân mặt đặt trên vế chân trái, rồi cầm đầu chân trái đặt trên vế chân mặt cũng được. Đây là cách ngồi tốt nhất, giúp lưng thẳng, ngồi lâu không mỏi không tê. Ban đầu ngồi không quen có đau, nhưng tập dần ngồi lâu thành quen, chỉ cần tập dần là được. Nếu đau quá ngồi không được, thời ngồi bán già, chỉ cần để một chân lên một bắp vế là đủ.

Lưng thẳng: Luôn luôn giữ lưng thẳng, đừng để lựng sụn xuống, ngồi lâu có hại cho lưng. Ngồi lâu lưng có thể sụn xuống, thời giữ lưng lại cho thẳng.

Giữ đầu sống mũi, cổ và lỗ rún thẳng một đường, không nghiêng về bên mặt hay trái, giữ sao cho được đầu và lưng thẳng một đường.

Rồi để tay mặt trên tay trái, hai đầu ngón tay cái đụng sát nhau, rồi ép hai khuỷu tay vào bên hông, ép hơi mạnh để giữ lưng cho thẳng.

Xong hơi cúi đầu xuống, không quá cao, không cúi quá thấp.

Cuối cùng, nhắm mắt lại, nhằm vừa phải đừng quá mạnh sinh mỏi. Ngồi như vậy không dao động trong 10, 15 phút cho đến 30 phút. Đừng ngồi quá 1 giờ nếu không có sự hướng dẫn.

Nên ngồi trên một nệm nhỏ, ngồi một nửa đệm, để hai đầu gối sát với sàn nhà. Lựa chỗ ngồi thoáng mát, ít ruồi muỗi và kiến, có thể ngồi trong mùng cũng được. Thời điểm buổi sáng là tốt nhất hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, hay buổi chiều cũng được, ngồi như thế nào thân thể không có dao động. Khi ngồi giữ thân tâm sạch sẽ an tịnh, không ăn no, không uống rượu, không làm động tác mạnh trước khi ngồi.

(2) Điều hòa hơi thở:

Sau khi điều hòa thân xong, tiếp đến điều hòa hơi thở. Để niệm trước mặt, chánh niệm thở vào, chánh niệm thở ra, không thở quá gấp, không thở khò khè, thở đều đều, nhẹ nhàng và lấy niệm theo dõi hơi thở, đừng để niệm rời khỏi hơi thở. Thở vào xong, thở ra đếm 1, cũng như vậy đếm 2, cũng như vậy đếm 3, cho đến đếm 5. Đếm 5 xong, trở lại đếm từ 1 cho đến 6. Đếm 6 xong, trở lại đếm từ 1 cho đến 7. Đếm 7 xong, trở lại đếm từ 1 cho đến 8. Đếm 8 xong, trở lại đếm từ 1 cho đến 9. Đếm 9 xong, trở lại đếm từ 1 cho đến 10. Đếm đến 10, thời như vậy điều hòa hơi thở được hoàn thành.

Chú ý dùng niệm theo dõi hơi thở, thở vào thở ra đều đặn, đếm hơi thở tuần tự cho đúng, đừng đếm sai, đừng nghỉ đếm. Trái lại, cần thở vào thở ra tiếp tục, luôn luôn niệm theo dõi hơi thở; nếu đếm sai, thời bắt đầu đếm lại cho đến khi nào thật thông suốt. Điều hòa hơi thở, đếm từ 1 cho đến 5 và tiếp tục từ 1 cho đến 10 vào khoảng 5, 6 phút là vừa.

(3) Điều hòa tâm:

Khi điều hòa hơi thở, đối tượng của niệm là hơi thở ra, hơi thở vào, qua điều hòa tâm, thời đối tượng là 16 đề tài: bốn đề tài về thân, bốn đề tài về cảm thọ, bốn đề tài về tâm, bốn đề tài về pháp.

Bốn đề tài về Thân:

1. Thở vào dài, tôi rõ biết tôi thở vào dài. Thở ra dài, tôi rõ biết tôi thở ra dài.

2. Thở vào ngắn, tôi rõ biết tôi thở vào ngắn. Thở ra ngắn, tôi rõ biết tôi thở ra ngắn.

3. Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vào. Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra.

4. An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào. An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra.

Bốn đề tài về Thọ:

5. Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vào. Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra.

6. Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vào. Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra.

7. Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vào. Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra.

8. An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vào. An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra.

Bốn đề tài về Tâm:

9. Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào. Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra.

10. Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào. Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra.

11. Với tâm định tính, tôi sẽ thở vào. Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra.

12. Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vào. Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra.

Bốn đề tài về Pháp:

13. Quán vô thường, tôi sẽ thở vào. Quán vô thường, tôi sẽ thở ra.

14. Quán ly tham, tôi sẽ thở vào. Quán ly tham, tôi sẽ thở ra.

15. Quán đoạn tuyệt, tôi sẽ thở vào. Quán đoạn tuyệt, tôi sẽ thở ra.

16. Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vào. Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra.

Quán niệm:

1. Nay có hai đối tượng cần phải hướng tâm, cột niệm: tức là hơi thở vào hơi thở ra và 16 đề tài. Ví dụ, khi niệm câu đầu tiên: thở vào dài, tôi rõ biết tôi thở vào dài, khi ấy niệm vừa theo dõi hơi thở vào, vừa theo dõi câu "thở vào dài, tôi rõ biết tôi thở vào dài". Như vậy niệm hai công việc, vừa niệm hơi thở dài, vừa niệm câu "thở vào dài, tôi rõ biết tôi thở vào dài". Chính niệm hay nói cho đúng hơn chính tầm và tứ làm hai công việc này.

Cứ mỗi đề tài, chúng ta thở vào thở ra một lần và chúng ta lập lại ba lần cho mỗi đề tài. Như vậy nếu thành thiền cho đủ cả 16 đề tài, chúng ta thở vào 48 lần, thở ra 48 lần, thở vừa phải, chúng ta tốn khoảng 7, 8 phút. Nếu thở chậm thời khoảng 10 phút.

Hai đề tài đầu, chúng ta cần phải rõ biết khi thở vào, khi thở ra. Nhưng 14 đề tài còn lại, chúng ta phải tu tập từng đề tài một. Ví dụ với đề tài: "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào". Vị ấy vừa dùng niệm theo dõi hơi thở vào vừa tập làm sao khi đang thở vào, thân của mình thật sự an tịnh, không có dao động. Các đề tài khác, đều được tu tập tương tự. Như vậy, cứ mỗi hơi thở vào, hơi thở ra chúng ta dùng niệm theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra, tức là chúng ta tu niệm. Chúng ta gạn lọc các tâm tư không thích hợp, chúng ta chú tâm vào sống mũi của chúng ta trong khi thở ra thở vào, như vậy chúng ta tu tập về Định. Và trong mỗi hơi thở vào thở ra, chúng ta suy tư và quán tưởng đề tài đang được đề cập, như vậy chúng ta tu tập về Tuệ. Diệu dụng của pháp môn hơi thở vào hơi thở ra chính là nơi đây.

2. Niệm đề tài cho đến đề tài thứ 16, rồi chúng ta niệm lại đề tài đầu cho đến đề tài thứ 16, tiếp tục như vậy cho đến khi hết thời giờ đã định. Niệm như thế nào đừng quên, đừng niệm lộn xộn xộn, đừng xen vào các tà niệm. Nếu có sai, thời niệm lại từ đầu.

3. Muốn cho dễ niệm, chúng ta cứ lấy bốn đề tài làm chuẩn, xong bốn đề tài nầy, chúng ta qua bốn đề tài khác, nhờ vậy dễ nhớ và tránh tạp niệm.

4. Chúng ta có thể xem 8 niệm đầu thuộc về Giới, nhờ niệm 8 đề tài nầy (4 thuộc về thân, và 4 thuộc về thọ) chúng ta được thân an tịnh, tâm an tịnh, chúng ta cảm thọ tâm hoan hỷ, thân an lạc, như vậy ảnh hưởng rất tốt cho thân và tâm người hành thiền. Bốn đề tài về tâm thuộc về thiền Định, khiến cho thân tâm được hân hoan, thiền định và giải thoát. Bốn đề tài về pháp thuộc về Tuệ, chú trọng đặc biệt quán vô thường, quán ly tham, quán đoạn diệt, quán từ bỏ, đưa đến giải thoát khỏi các lậu hoặc (phiền não), được giác ngộ giải thoát. Như vậy, niệm trọn 16 đề tài là tu tập trọn vẹn Giới-Định-Tuệ.

5. Trong khi ngồi, từ 30 phút đến 60 phút, khó nhất là cột niệm vào hơi thở và vào 16 đề tài. Nhiều khi niệm chạy loạn, làm chúng ta nghĩ đến chuyện gì đâu đâu. Khi biết được, ta phải chận đứng ngay, và trở lại từ đầu, không có chán nản thất vọng.

6. Chúng ta phải ý thức sự tuần tự của 5 thiền chi, đoạn trừ tuần tự 5 triền cái, trước hết tầm tứ hoạt động cột niệm vào hơi thở và 16 đề tài; nhờ vậy, đoạn trừ được hôn trầm thụy miên (buồn ngủ) và nghi. Nhờ niệm được an trú vào hơi thở và 16 đề tài nên hỷ lạc khởi lên; và khi hỷ lạc khởi lên, thời đoạn trừ được sân và trạo hối. Khi an trú được hỷ lạc, đặc biệt là lạc, thời nhứt tâm mới khởi lên và đoạn trừ được tham dục.

Tiến trình này rất quan trọng, giúp chúng ta tìm hiểu được diễn tiến của hành thiền và đánh giá được sự hành thiền của chúng ta đúng đắn hay sai lạc. Nếu hành thiền mà uể oải, thụ động, biếng nhác, gắt gỏng khó tánh, sân hận, ốm đau liên miên và lòng dục tăng trưởng, thời hành thiền như vậy là sai lạc. Còn khi hành thiền cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng, phấn khởi, hoan hỷ, vui vẻ, ít bệnh, ít phiền não, thời hành thiền như vậy là có kết quả tốt đẹp.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 3 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.229.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...