Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận »» Phần II. Thầy Nhất Hạnh dịch lại Tâm kinh »»

Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận
»» Phần II. Thầy Nhất Hạnh dịch lại Tâm kinh

Donate

(Lượt xem: 5.432)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bát-nhã Tâm kinh khảo luận - Phần II. Thầy Nhất Hạnh dịch lại Tâm kinh

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lý do tại sao phải dịch lại Tâm kinh

Các con của Thầy,

Sở dĩ Thầy phải dịch lại Tâm kinh, vì vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không đủ khéo léo trong khi sử dụng ngôn từ; do đó, đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại.

Thầy muốn kể cho các con nghe hai câu chuyện: câu chuyện của một vị sa-di tới tham vấn một thiền sư và câu chuyện một thầy khất sĩ tới tham vấn Tuệ Trung Thượng Sĩ.

1.

Vị thiền sư hỏi chú sa-di:

- Con hiểu Tâm kinh như thế nào, nói cho Thầy nghe đi.

Chú sa-di chắp tay đáp:

- Con học được rằng, tất cả năm uẩn đều là không. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp; không có sáu thức, mười tám giới cũng không có, mười hai nhân duyên cũng không có, mà cả tuệ giác và chứng đắc cũng không có.

- Con có tin vào lời kinh ấy không?

- Dạ con rất tin vào lời kinh.

Thiền sư bảo:

- Con xích lại gần thầy đây.

Khi chú sa-di xích lại gần, vị thiền sư liền dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của mình nắm lấy cái mũi của chú sa-di và vặn một cái mạnh. Chú sa-di đau quá la lên:

- Thầy ơi, thầy làm con đau quá!

Vị thiền sư nhìn chú và hỏi:

- Vừa rồi chú nói rằng không có mũi. Nếu không có mũi thì cái gì đau vậy?

2.

Tuệ Trung Thượng Sĩ là một vị thiền sư cư sĩ, đã từng làm y chỉ sư cho vua Trần Nhân Tông hồi vua còn nhỏ tuổi. Hôm ấy, có một thầy tỳ-kheo tới hỏi ngài về Tâm kinh:

- Bạch Thượng Sĩ, hình hài chính là cái không, cái không chính là hình hài, câu này có nghĩa gì?

Ban đầu, Thượng Sĩ im lặng. Sau đó, Thượng Sĩ hỏi:

- Thầy có hình hài không?

- Dạ có.

- Vậy thì tại sao lại nói hình hài là không?

Thượng sĩ hỏi tiếp:

- Thầy có thấy trong cái không gian trống rỗng kia, có cái hình hài không?

- Dạ con không thấy có.

- Vậy thì tại sao lại nói cái không tức là hình hài?

Vị khất sĩ đứng lên xá và đi ra. Nhưng thầy bị Thượng Sĩ gọi lại và đọc cho nghe bài kệ sau đây:

“Sắc tức thị không, không tức thị sắc,
Chư Bụt ba đời tạm thời bày đặt.
Không chẳng phải sắc, sắc chẳng phải không,
Thể tính sáng trong không hề còn mất.”

Căn cứ vào câu chuyện này, ta thấy Tuệ Trung Thượng Sĩ đã nói ngược lại với Tâm kinh và đã động tới cái công thức “sắc tức thị không, không tức thị sắc” linh thiêng, bất khả xâm phạm của nền văn học Bát-nhã.

Thầy thấy Thượng Sĩ đã đi quá đà. Thượng sĩ chưa thấy được rằng cái lỗi không nằm ở công thức “sắc tức thị không” mà nằm ở chỗ vụng về nơi câu “Thị cố không trung vô sắc”. Cách dùng chữ của Tâm kinh Bát-nhã ngay từ câu đầu cho đến câu: “không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt”, theo Thầy đã là tuyệt hảo. Thầy chỉ hơi tiếc là vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không thêm vào bốn chữ không có, không không ngay sau bốn chữ không sinh, không diệt mà thôi. Bởi vì bốn chữ ấy có thể giúp người thoát khỏi ý niệm có và không, và người ta sẽ không còn dễ bị kẹt vào những cái như “không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi…” Cái mũi của chú sa-di đến bây giờ vẫn còn đỏ, các con thấy không?

Vấn đề bắt đầu từ câu kinh: “Này Śāriputra, vì thế mà trong cái không, không có hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức” (tiếng Phạn: Tasmāc śāriputra śūnyatayāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārāḥ na vijñānam). Ô hay! Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài. Câu kinh này có thể đưa tới những hiểu lầm tai hại: Nó bốc tất cả các pháp ra khỏi phạm trù hữu và đặt chúng vào trong phạm trù vô (vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức…). Trong khi đó, thực tính của vạn pháp là không hữu cũng không vô, không sinh cũng không diệt. Kiến chấp hữu là một biên kiến. Kiến chấp vô là một biên kiến khác. Cái mũi của sư chú còn đau tới bây giờ là vì sự vụng về này. Cho đến bài kệ kiến giải tương truyền là của tổ Huệ Năng cũng bị kẹt vào ý niệm vô đó: “bản lai vô nhất vật!”:

“Cây bồ đề vốn chưa bao giờ từng có
Đài gương sáng cũng vậy
Từ xưa nay, chưa thực sự có một cái gì
Vậy thử hỏi bụi bặm có chỗ nào để bám?”

Thật là:

“Một áng mây qua che cửa động
Bao nhiêu chim chóc lạc đường về.”

Tuệ giác Bát nhã là thứ tuệ giác siêu việt giúp chúng ta vượt thoát mọi cặp ý niệm đối lập như sinh diệt, có không, nhiễm tịnh, thêm bớt, chủ thể đối tượng, v.v… và tiếp xúc được với thực tại bất sinh bất diệt, phi hữu phi vô, v.v… : thực tại này chính là thực tính của vạn pháp. Đó là trạng thái của sự mát mẻ, lắng dịu, bình an, vô úy, có thể chứng nghiệm được ngay trong đời sống hiện tại với hình thể năm uẩn của mình. Đó là nirvāna. “Chim chóc ưa trời mây, hươu nai ưa đồng quê, các bậc thức giả ưa rong chơi nơi niết bàn.” Đây là một câu rất hay trong phẩm Nê Hoàn của Kinh Pháp Cú trong tạng kinh chữ Hán.

Tuệ giác Bát nhã là sự thật tuyệt đối, là thắng nghĩa đế, vượt lên trên mọi sự thật ước lệ. Nó là cái thấy cao nhất của Bụt. Những đoạn kinh nào trong Đại Tạng, dù là trong các bộ Kinh Bát Nhã đồ sộ, nếu không phản chiếu được tinh thần trên, thì đều còn nằm trong bình diện sự thật ước lệ, chưa phải là đệ nhất nghĩa đế. Rủi thay, ngay trong Tâm Kinh, ta cũng thấy có một đoạn khá dài như thế.

Cũng vì vậy mà trong bản dịch mới này, Thầy đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn và bản dịch chữ Hán của thầy Huyền Trang. Thầy dịch: “Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt, (They do not exist as separate entities). Các pháp từ duyên khởi mà biểu hiện, không có tự tính riêng biệt, không thể tự riêng mình có mặt; đó là điều kinh Bát-nhã muốn tuyên giải. “Cả tuệ giác và chứng đắc cũng không có mặt như những gì riêng biệt.” Câu kinh này cũng sâu sắc không kém gì câu “sắc tức thị không”. Thầy cũng đã thêm vào bốn chữ không có, không không vào sau bốn chữ không sinh, không diệt. “Không có, không không” là tuệ giác siêu việt của Bụt trong kinh Kātyāyana (Ca Chiên Diên), khi Bụt đưa ra một định nghĩa về chánh kiến. Bốn chữ này sẽ giúp cho các thế hệ sa-di tương lai không còn bị đau lỗ mũi.

Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. Câu kinh: “Chính vì vậy mà trong cái không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức…” rõ ràng là đang bị kẹt vào ý niệm vô, cho nên câu kinh ấy không phải là một câu kinh liễu nghĩa. Ngã không (ātma sūnyatā) chỉ có nghĩa là sự trống rỗng của cái ngã, mà không phải là sự vắng mặt của một cái ngã, cũng như chiếc bong bóng trống rỗng bên trong chứ không phải là không có chiếc bong bóng. Pháp không (dharma sūnyatā) cũng thế, nó chỉ có nghĩa là sự trống rỗng của các pháp mà không phải là sự vắng mặt của các pháp, cũng như bông hoa chỉ được làm bằng những yếu tố không phải hoa chứ không phải là bông hoa đang không có mặt.

Tâm kinh Bát-nhã ra đời muộn khi tín ngưỡng mật giáo đã bắt đầu thịnh hành. Vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã muốn tín đồ Mật giáo đọc tụng Tâm kinh, nên trong đoạn cuối đã trình bày Tâm kinh như một linh chú. Đây cũng là một phương tiện quyền xảo. Thầy sử dụng cụm từ “tuệ giác qua bờ”, vì trong câu linh chú ấy có từ pāragate có nghĩa là qua tới bờ bên kia, bờ của trí tuệ. Pārāyana cũng như Pāramitā đều được dịch là Đáo Bỉ Ngạn. Trong Kinh Tập (Sutta Nipāta), có một kinh gọi là Pārāyana được dịch là đáo bỉ ngạn, qua tới bờ bên kia.

Chúc các con tập tụng bản dịch mới cho hay. Mình đã có bản dịch tiếng Anh rồi và thầy Pháp Linh đang phổ nhạc mới. Thế nào trong ấn bản mới của Nhật Tụng Thiền Môn, ta cũng đưa bản dịch mới này vào. Hôm qua dịch xong, có một ánh trăng đi vào trong phòng Thầy. Đó là khoảng ba giờ khuya ngày 21.08.2014.

Viết tại Viện Vô Ưu, Waldbrӧl,

Thầy của các con, thương và tin cậy

-------------------------------

The reasons for a new translation

Thay’s message of explanation to his students, translated from the Vietnamese. Thay wrote this text on the 22nd August 2014, after completing his very first translation draft in Vietnamese.

Dear Family,

Thay needs to make this new translation of the Heart Sutra because the patriarch who originally compiled the Heart Sutra was not sufficiently skilful enough with his use of language. This has resulted in much misunderstanding for almost 2,000 years.

Thay would like to share with you two stories: the story of a novice monk who paid a visit to a Zen master, and the story of a Bhikkhu who came with a question to the Eminent Master Tue Trung.

1.

In the first story, the Zen master asked the novice monk:

“Tell me about your understanding of the Heart sutra.”

The novice monk joined his palms and replied:

“I have understood that the five skandhas are empty. There are no eyes, ears, nose, tongue, body or mind; there are no forms, sounds, smells, tastes, feelings, or objects of mind; the six consciousnesses do not exist, the eighteen realms of phenomena do not exist, the twelve links of dependent arising do not exist, and even wisdom and attainment do not exist.”

“Do you believe what it says?”

“Yes, I truly believe what it says.”

“Come closer to me,” the Zen master instructed the novice monk. When the novice monk drew near, the Zen master immediately used his thumb and index finger to pinch and twist the novice’s nose.

In great agony, the novice cried out “Teacher! You’re hurting me!” The Zen master looked at the novice. “Just now you said that the nose doesn’t exist. But if the nose doesn’t exist then what’s hurting?”

2.

The Eminent Master Tue Trung was a lay Zen master who had once served as the mentor for the young King Tran Nhan Tong, in 13th Century Vietnam. One day, a Bhikkhu paid him a visit to ask him about the Heart Sutra.

“Respected Eminent Master, what does the phrase ‘form is emptiness, emptiness is form,’ really mean?”

At first the Eminent Master remained silent. And then, after a while, he asked:

“Bhikkhu, do you have a body?”

“Yes, I do.”

“Then, why do you say that the body does not exist?”

The Eminent Master then continued, “Do you think that in empty space there is form?”

“No, I do not see that there is form.”

“Then why do you say that emptiness is form?”

The Bhikkhu stood up, bowed, and went on his way. But the Master summoned him back in order to recite to him the following gatha:

Form is emptiness, emptiness is form,
is a skillful means created temporarily by the Buddhas of the three times.
Emptiness is not form, form is not emptiness
Their nature is always pure and illuminating, neither caught in being nor in non-being.

In this story the Eminent Master Tue Trung seems to contradict the Heart Sutra and challenge the sacred formula ‘form is emptiness and emptiness is form,’ considered inviolable in the Prajñāpāramitā literature.

Thay believes that the Eminent Master went too far. The Master was not able to see that the mistake doesn’t rest in the formula, ‘form is emptiness’ rather, it resides in the unskillfulness of the line, ‘Therefore in emptiness there is no form.’ According to Thay, the way in which words are used in the Heart Sutra, right from the beginning up to the line: ‘no birth, no death, not defiled, not immaculate, not increasing, nor decreasing,’ is already perfect. Thay’s only regret is that the patriarch who recorded the Heart Sutra did not add the four words ‘no being, no non-being’ immediately after the four words ‘no birth, no death,’ because these four words would help us transcend the notion of being and non-being, and we would no longer get caught in such ideas as ‘no eyes, no ears, no nose, no tongue…’ The nose of the novice monk is still sore, even today. Do you understand?

The problem begins with the line: ‘Listen Shariputra, because in emptiness, there is no form, feelings, perceptions, mental formations, and consciousness’ (in Sanskrit: Tasmāc Śāriputra śūnyatayāmnarūpamnavedanānasamjñānasamskārānavijñānam). How funny! It was previously stated that emptiness is form, and form is emptiness, but now you say the opposite: there is only emptiness, there is no body. This line of the sutra can lead to many damaging misunderstandings. It removes all phenomena from the category ‘being’ and places them into the category of ‘non-being’ (no form, feelings, perceptions, mental formations or consciousness…). Yet the true nature of all phenomena is the nature of no being nor non-being, no birth and no death. The view of ‘being’ is one extreme view and the view of ‘non-being’ is another extreme view. It is because of this unskillfulness that the novice monk’s nose is still sore.

The famous gatha ascribed to the sixth patriarch Hue Nang (Hui-neng), in which he presented his insight to the fifth patriarch Hoang Nhan (Hung-jen), also expresses this notion and is also caught in the same wrong view:

Originally, there is no Bodhi tree
The bright mirror does not exist either
From the non-beginning of time nothing has ever existed
So where can the dust settle?

We can say:

“A white cloud passes by and hides the mouth of the cave
Causing so many birds to lose their way home.”

The insight of prajñāpāramitā is the most liberating insight that helps us overcome all pairs of opposites such as birth and death, being and non-being, defilement and immaculacy, increasing and decreasing, subject and object, and so on, and helps us to get in touch with the true nature of no birth/no death, no being/no non-being etc… which is the true nature of all phenomena. This is a state of coolness, peace, and non-fear that can be experienced in this very life, in your own body and in your own five skandhas. It is nirvana. Just as the birds enjoy the sky, and the deer enjoy the meadow, so do the wise enjoy dwelling in nirvana. This is a very beautiful sentence in the Nirvana Chapter of the Chinese Dharmapada.

The insight of prajñāpāramitā is the ultimate truth, transcending of all conventional truths. It is the highest vision of the Buddha. Whatever paragraph in the Tripitaka, even in the most impressive of the Prajñāpāramitā collections, if it so contradicts this, it is still caught in conventional truth. Unfortunately, in the Heart Sutra we find such a paragraph, and it is quite long.

That is why in this new translation Thay has changed the way of using words in both the original Sanskrit and the Chinese translation by Huyen Trang (Xuan-Zang). Thay translates as follows: ‘That is why in emptiness, body, feelings, perceptions, mental formations, and consciousness are not separate self entities.’ All phenomena are products of dependent arising: that is the main point of the prajñāpāramitā teaching. ‘Even insight and attainment do not exist as separate self entities.’ This sentence is as important as the sentence ‘form is emptiness.’ Thay also has added ‘no being, no non-being’ into the text. No being, no non-being is the deep vision of the Buddha stated in the Kātyāyana sutra, when he offered a definition on right view. These four words, no being, no non-being, will help future generations not to suffer from a twisted nose.

The Heart Sutra was intended to help the Sarvāstivādins relinquish the view of no self and no dharma. The deepest teaching of Prājñāpāramitā is the emptiness of self (ātmaśūnyatā) and the emptiness of dharma (dharmanairātmya) and not the non-being of self and dharma. The Buddha has taught in the Kātyāyana sutra that most people in the world are caught either in the view of being and non-being. Therefore, the sentence ‘in emptiness there is no form, feelings…’ is obviously still caught in the view of non-being. That is why this sentence does not correspond to the Ultimate Truth. Emptiness of self only means the emptiness of self, not the non-being of self, just as a balloon that is empty inside does not mean that the balloon does not exist. The same is true with the emptiness of dharma: it only means the emptiness of all phenomena and not the non-existence of phenomena. It is like a flower that is made only of non-flower elements. The flower is empty of a separate existence, but that doesn’t mean that the flower is not there.

The Heart Sutra made a late appearance at a time when Tantric Buddhism had begun to flourish. The patriarch who compiled the Heart Sutra wanted to encourage followers of Tantric Buddhism to practice and recite the Heart Sutra, so that’s why he presented the Heart Sutra as a kind of mantra. This was also a skillful means. Thay has used the phrase, ‘The Insight that Brings Us to the Other Shore,’ because in the mantra there is the expression pāragate which means ‘gone over to the other shore, the shore of wisdom’. Pārāyana and pāramitā have both been translated as ‘crossing over to the other shore.’ In the Sutta Nipāta there is a chapter called Pārāyana which has also been translated as ‘crossing over to the other shore.’

Dear Family, I hope you enjoy practicing the new version of the Heart Sutra in English. We have an English translation and Br. Phap Linh is in the process of composing the music for the new chant. The next edition of the Chanting Book will include this new translation. Yesterday, on the 21st of August, after finishing the translation at around 3a.m., a moon ray penetrated Thay’s room.

With love and trust,
Your Teacher
Aśoka Institute, EIAB, Waldbröl

Bản dịch mới Tâm kinh, văn xuôi

Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ

Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ, bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không. Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.

“Này Śāriputra, hình hài này chính là cái không và cái không cũng chính là hình hài này. Hình hài này không phải là một cái gì khác với cái không và cái không cũng không phải là một cái gì khác với hình hài này. Điều này cũng đúng với các cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức.

“Này Śāriputra, tất cả mọi hiện tượng đều mang theo tướng không, không hiện tượng nào thực sự có sinh, có diệt, có có, có không, có dơ, có sạch, có thêm và có bớt.

“Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu căn, sáu trần và sáu thức cũng đều không có mặt như những thực tại riêng biệt; mười hai khoen nhân duyên cùng sự chấm dứt của chúng, bốn đế là khổ, tập, diệt và đạo cũng không có mặt như những thực tại riêng biệt; tuệ giác và chứng đắc cũng đều như thế.

“Vị bồ-tát khi thực tập phép quán tuệ giác qua bờ không thấy có gì cần được chứng đắc, nên không thấy còn có gì chướng ngại trong tâm. Và vì tâm không còn chướng ngại nên vị ấy vượt thắng được mọi sợ hãi, đập tan được mọi tri giác sai lầm và đạt được nirvāṇa tuyệt hảo.

“Tất cả các Bụt trong quá khứ, hiện tại và vị lai nhờ nương vào phép thực tập tuệ giác qua bờ mà đạt tới chánh giác toàn vẹn.

“Cho nên, này thầy Śāriputra, ai cũng cần biết rằng tuệ giác qua bờ là một linh chú lớn, là linh chú sáng nhất, là linh chú cao nhất, là linh chú không thể so sánh được. Đó là tuệ giác chân thực có khả năng diệt trừ tất cả mọi khổ nạn. Vì vậy ta nên đọc lên câu linh chú sau đây để tán dương tuệ giác qua bờ:

“Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha!”

___________________________


Bản dịch Tâm kinh mới, theo kệ 5 chữ

Avalokita
Khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn.(C)
“Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.
Điều này cũng đúng với
Cảm thọ và tri giác,
Tâm hành và nhận thức. (C)
“Này Śāriputra,
Mọi hiện tượng đều không,
Không sinh cũng không diệt,
Không có cũng không không,
Không dơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt. (C)
“Cho nên trong cái không,
Năm uẩn đều không thể
Tự riêng mình có mặt.
Mười tám loại hiện tượng
Là sáu căn, sáu trần
Và sáu thức cũng thế;
Mười hai khoen nhân duyên
Và sự chấm dứt chúng
Cũng đều là như thế;
Khổ, tập, diệt và đạo
Tuệ giác và chứng đắc
Cũng đều là như thế. (C)
“Khi một vị bồ-tát
Nương tuệ giác qua bờ
Không thấy có sở đắc
Nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại
Nên không còn sợ hãi,
Đập tan mọi vọng tưởng,
Đạt niết-bàn tuyệt hảo. (C)
Chư Bụt trong ba đời
Nương tuệ giác qua bờ
Đều có thể thành tựu
Quả chánh giác toàn vẹn. (C)
“Vậy nên phải biết rằng
Phép tuệ giác qua bờ
Là một linh chú lớn,
Là linh chú sáng nhất,
Là linh chú cao tột,
Không có linh chú nào
Có thể so sánh được.
Là tuệ giác chân thực
Có khả năng diệt trừ
Tất cả mọi khổ nạn. (C)
Vậy ta hãy tuyên thuyết
Câu linh chú qua bờ:
“Gate, gate,
pāragate,
pārasamgate,
bodhi, svaha!” (CC)

____________________


Bản dịch Tâm kinh mới bằng tiếng Anh

The Insight that Brings Us to the Other Shore

Avalokiteshvara
while practicing deeply with
the Insight that Brings Us to the Other Shore,
suddenly discovered that
all of the five Skandhas are equally empty,
and with this realisation
he overcame all Ill­being.
“Listen Shariputra,
this Body itself is Emptiness
and Emptiness itself is this Body.
This Body is not other than Emptiness
and Emptiness is not other than this Body.
The same is true of Feelings,
Perceptions, Mental Formations,
and Consciousness.
“Listen Sariputra,
all phenomena bear the mark of Emptiness;
their true nature is the nature of
no Birth no Death,
no Being no Non­being,
no Defilement no Immaculacy,
no Increasing no Decreasing.
“That is why in Emptiness,
Body, Feelings, Perceptions,
Mental Formations and Consciousness
are not separate self entities.
The Eighteen Realms of Phenomena
which are the six Sense Organs,
the six Sense Objects,
and the six Consciousnesses
are also not separate self entities.
The Twelve Links of Interdependent Arising
and their Extinction
are also not separate self entities.
Ill­being, the Causes of Ill­being,
the End of Ill­being, the Path,
insight and attainment,
are also not separate self entities.
Whoever can see this
no longer needs anything to attain.
“Bodhisattvas who practice
the Insight that Brings Us to the Other Shore
see no more obstacles in their mind,
and because there are no more
obstacles in their mind,
they can overcome all fear,
destroy all wrong perceptions
and realize Perfect Nirvana.
“All Buddhas in the past, present and
future by practicing
the Insight that Brings Us to the Other Shore
are all capable of attaining
Authentic and Perfect Enlightenment.
“Therefore Sariputra,
it should be known that
the Insight that Brings Us to the Other Shore
is a Great Mantra,
the most illuminating mantra,
the highest mantra,
a mantra beyond compare,
the True Wisdom that has
the power
to put an end to all kind of
suffering.
Therefore let us proclaim
a mantra to praise
the Insight that Brings Us to the Other Shore:
Gate, Gate, Paragate, Parasamgate,
Bodhi Svaha!”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.11.13 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...