Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật.
(If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng.
(Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình.
(Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó.
(We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Một clip bất ngờ được tung lên mạng đã tạo ra làn sóng dư luận khá mạnh mẽ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay. (Xem tại đây.) Nhiều chuyên gia giáo dục đã lên tiếng. Các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên và nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, với tư cách những phụ huynh học sinh hay những người có sự trăn trở về tương lai thế hệ trẻ cũng đã bày tỏ khá nhiều ý kiến, tạo nên một bức tranh đa dạng, phác họa khá đầy đủ diện mạo của một nền giáo dục đầy bất cập và chưa hề có dấu hiệu thực sự chuyển biến, bởi quá nhiều từ ngữ rất "quyết liệt" đã bị lạm dụng đưa ra quá nhiều trong suốt thời gian qua đến nỗi đã biến thành những tuyên bố sáo rỗng, không tạo thêm được chút niềm tin nào nơi người nghe vốn đã quá cạn kiệt hy vọng và gần như phải buộc lòng chấp nhận "số phận" không mấy tốt đẹp như mọi việc đang diễn ra.
Nhưng bức tranh u ám đó liệu có chút trách nhiệm nào của mỗi người chúng ta trong ấy hay chăng? Câu trả lời xin dành cho mỗi người tự tìm lấy. Chúng tôi chỉ cảm thấy đây là một vấn đề rất cần đến sự quan tâm theo hướng tích cực của tất cả mọi người, nên xin được thu góp một số ý kiến nổi bật đã lưu hành và trình bày nơi đây như một diễn đàn mở trong nỗ lực thực hiện phần nào trách nhiệm của riêng mình. Rất mong được sự quan tâm đóng góp xây dựng nhiều hơn nữa từ độc giả.
Trước hết, phải thừa nhận đây là một hiện tượng đặc biệt, rất đặc biệt. Một học sinh lớp 12, với những thao thức của mình đã có được tầm nhìn khá chín chắn về một vấn đề mà từ lâu vẫn thuộc về phạm trù hoạch định của các chuyên gia: phạm trù giáo dục. Thế nhưng, điều này cũng đồng thời nói lên một điều là, dường như những người được giao phó trách nhiệm lớn lao nhất trong nền giáo dục hiện nay đã không làm tròn được sứ mạng của mình, nên mới có hiện tượng này xảy ra.
Bản thân tôi tán thành với hầu hết những bất cập của nền giáo dục mà em đã nêu ra, cho dù những điều này không phải mới được nhắc đến, mà đây chỉ là một sự tổng kết tương đối có hệ thống những điều mà nhiều người quan tâm đến giáo dục trong xã hội đã từng nêu lên ở nơi này, nơi khác.
Điều khá thú vị và hơi bất ngờ đối với tôi là, tôi đã nghe em lặp lại nguyên văn những câu tôi đã viết trong sách và xuất bản khá lâu. Chẳng hạn, em mở đầu phân đoạn thứ 2 bằng chính câu mở đầu tôi đã viết trong chương Tri thức và Đạo đức của sách "Thắp ngọn đuốc hồng", một tác phẩm do NXB TH TP HCM ấn hành. (Xem ở đây.) Và rất nhiều những ý tưởng, quan điểm của em về đạo đức là lặp lại những ý tưởng trong chương sách của tôi. Phải chăng đây là một dấu hiệu đáng mừng rằng chúng ta không nhất thiết phải đóng khung giáo dục trong nhà trường?
Nhưng vấn đề tôi quan tâm nhiều nhất sau khi xem qua clip này là, liệu nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng như thế nào trong xã hội? Tôi nghĩ, với những người đang có trách nhiệm trực tiếp điều hành, chắc chắn nó sẽ có một ảnh hưởng tích cực nhất định. Vì sao? Vì ngay cả một người bán hàng giữa chợ mà nghe khách hàng phàn nàn về món hàng mình bán ắt cũng phải lưu tâm tìm hiểu, cải tiến, huống hồ là một nền giáo dục mà để cho người đi học phải lên tiếng chỉ ra vô vàn những bất cập thì làm sao có thể phớt lờ? Trừ phi người ta không có trách nhiệm và hoàn toàn không muốn sự tốt đẹp cho xã hội. Thế nhưng, với sự vận hành của một xã hội có nền hành chánh cồng kềnh kém hiệu quả như hiện nay, những người có tâm, có tài mà muốn thay đổi cũng chưa hẳn đã dễ làm được. Điều này kéo theo điều khác, thay đổi này đòi hỏi những thay đổi khác, và muốn cho cả một hệ thống chằng chịt và nặng nề chuyển dịch thật không dễ chút nào, nhất là khi chuyển dịch để đi lên thì càng khó hơn. Cho nên, ngoài một làn sóng dư luận nhất thời được tạo ra như những sóng nước trên mặt hồ khi ta ném một hòn đá xuống, rồi thì mọi thứ lại qua đi. Yên lặng. Và rồi đâu lại vào đó. Vẫn như cũ là điệp khúc chung nhất cho mọi vấn đề hiện nay. Sự thật, khi tôi viết những dòng này thì không khí sôi động trên các diễn đàn mạng đã thực sự lắng xuống, và sự lãng quên cũng không còn xa lắm. Đó là điều đáng buồn.
Nhưng đó là nói về những người lớn, những người có trách nhiệm với giáo dục. Còn với các em học sinh, sinh viên thì khác. Tôi e rằng các em không dễ quên đi những gì được nghe thấy và như gãi đúng chỗ ngứa của mình từ nhiều năm nay, trong một không khí quả thật là ngột ngạt của một môi trường giáo dục đầy bất cập. Mà tiếc thay, với đối tượng này thì "Kẻ Lười Biếng" lại không cho họ một lời khuyên hay một sự chia sẻ kinh nghiệm nào. Vì thế, điều duy nhất có thể đọng lại với các em e rằng sẽ là sự chán chường, thất vọng, vốn dĩ đã sẵn có từ lâu nay lại càng gia tăng hơn nữa.
Tất cả chúng ta đều mong mỏi sự thay đổi tốt đẹp, hoàn thiện hơn cho nền giáo dục của nước nhà, để các em có một môi trường phát triển hài hòa mọi kỹ năng, mọi lãnh vực tri thức. Nhưng khi sự thay đổi mong muốn đó còn chưa xảy ra – và có khả năng còn rất lâu mới xảy ra – thì chúng ta cũng không thể "khoanh tay chờ chết". Mỗi người đều có phần trách nhiệm của riêng mình. Gia đình phải có trách nhiệm nhiều hơn trong hoàn cảnh hiện nay, phải là nơi động viên và dẫn dắt khi các em lạc lối. Các thầy cô giáo cũng phải vươn ra khỏi phần trách nhiệm giới hạn theo đồng lương của mình, hãy đề cao lương tâm chức nghiệp, vì thiên chức của một nhà giáo mà gắn bó nhiều hơn với các em, quan tâm nhiều hơn đến phương thức học tập, lối sống của các em chứ không chỉ là những yêu cầu trả bài, làm bài khi đến lớp. Và cuối cùng, bản thân các em học sinh, sinh viên, đặc biệt là các em cấp 2, cấp 3, phải có trách nhiệm nhiều hơn với chính bản thân mình. Các em phải có tinh thần tự học, từ đó mới thúc đẩy các em học hỏi được phương pháp tự học hiệu quả, và khi đó thì những bất cập của giáo dục mới giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đời các em. Tất nhiên, không ai trong chúng ta mong muốn những điều này, nhưng trong thực trạng hiện nay thì đó là giải pháp trước mắt, thiết thực và hiệu quả nhất. Hay có thể nói một cách khác hơn, chúng ta phải tự cứu lấy mình trước khi người khác cứu. Đừng mong chờ ở những thay đổi – dù vẫn nên tiếp tục bày tỏ quan điểm và đòi hỏi chuyển biến – mà hãy chủ động thay đổi chính mình. Nếu gia đình và bản thân mỗi em học sinh đều ý thức được thực trạng cũng như giải pháp, vấn đề chắc chắn sẽ có phần khả quan hơn.
Hy vọng những quan điểm được đăng tải trong loạt bài này sẽ góp phần bổ sung những gì mà "Kẻ Lười Biếng" chưa đề cập đến, cũng như mang lại cho các em học sinh, sinh viên một cái nhìn tích cực hơn, có lợi hơn cho cuộc đời của chính các em.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.247.95 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.