Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại.
(Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình.
(A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã.
(You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình.
(The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Chúng ta đang tiến đến phương pháp dạy tích hợp. Một trào lưu dạy học phổ biến trên thế giới. Nó thúc đẩy tính tư duy hệ thống hay tư duy cơ giới trong thời đại này. Ví dụ tích hợp những nội dung về lịch sử, địa lý, về giáo dục công dân vào trong cùng một hoạt động để học sinh thấy rõ mối liên hệ then chốt giữa chúng và có một cái nhìn bao quát tổng hợp. Vậy thì thử ngô nghê mà nghĩ, tại sao chúng ta lại không tích hợp luôn cả giáo dục với giải trí? Nói nôm na là anh biến chơi thành học, học thành chơi.
Vì sao lại nghĩ như vậy? Vì tuy con người ta ham chơi hơn ham học nhưng ai sinh ra cũng tò mò về thế giới xung quanh. Ta hãy lợi dụng tâm lý đó khơi gợi niềm vui khám phá và khả năng tự học của học sinh.
Thử tưởng tượng ngài giáo dục và ngài giải trí bắt tay nhau sẽ như thế nào? Thay vì những sản phẩm vụ lợi nhố nhăng rẻ tiền như hiện nay thì chí ít nền điện ảnh nước nhà cũng phải đẻ ra những bộ phim đầy tính nhân văn và bản sắc dân tộc. Nếu không lấy được nước mắt của khán giả với hình ảnh của ngày giải phóng thì ít ra cũng khiến người xem tự hào về bắp chân của ông Thánh Gióng. Rồi những trò chơi mang tính giáo dục sẽ ra đời. Giả sử tôi có thể học hóa một cách hứng thú khi nhập vào góc nhìn thứ nhất của một tiến sĩ hóa học trong một tựa phim phiêu lưu mang phong cách đánh đố chẳng hạn? Tôi sẽ góp nhặt các chất trên đường đi, chế những hợp chất với những công dụng khác nhau để đánh bại kẻ thù. Đại khái cốt truyện xuất sắc vào. Nó là thiên đường với những ai không thích học hóa và các môn khác nữa.
Dù chỉ là một phút mơ mộng thôi nhưng chúng ta có quyền mơ và thực hiện nó. Đâu phải chỉ có giáo dục mới mang vai trò của giáo dục để rồi những đứa trẻ, ngay cả những đứa trẻ cũng lao vào đọc vanh vách những phản ứng của hóa học, cũng có thể nói chuyện với nhau về quá trình phiên mã, dịch mã của DNA thay vì tốn tiền nạp thẻ chơi game online.
Nghệ thuật ở đây, để cho ai thấy rằng môn học nào cũng thật là đẹp. Vẻ đẹp của nó không nằm ở những thứ nhạt nhẽo học trên trường lớp. Vẻ đẹp đến đâu phụ thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người và một yếu tố khác không thể không kể đến đó là niềm đam mê. Chính niềm đam mê! Chính đam mê sẽ quyết định sức mạnh của trí thức đối với sức mạnh thành công trong cuộc đời của mỗi con người. Hai người được tiếp thu một lượng kiến thức như nhau nhưng người có đam mê hơn sẽ thành công hơn người còn lại.
Có một đức tính mà từ cổ chí kim nhân loại vẫn ca ngợi, đó là chăm chỉ cần cù, có công mài sắt có ngày nên kim, trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng… Bản thân tôi cho rằng, những kinh nghiệm trên được đúc kết từ những con người thành công bằng niềm đam mê của họ. Chăm chỉ cần cù, nghe có vẻ mệt nhọc và dễ nản lòng với những ai vốn có tính lười biếng nhưng ở một người có đam mê cháy bỏng thì chăm chỉ cần cù chẳng phải điều gì quá to tát. Bởi một đam mê đích thực sẽ thúc đẩy ta làm đi làm lại công việc cho đến lúc thỏa mãn và đạt được kết quả mong muốn. Một người họa sĩ miệt mài vẽ mà hai từ chăm chỉ cần cù có thể không xuất hiện trong đầu. Người ta có thể nhìn vào nhà sinh học tương lai đang cặm cụi nghiên cứu cây đậu Hà Lan mà bảo người đó chăm chỉ cần cù lắm. Nhưng thực sự thì anh ta không cảm thấy vậy. Những con người say mê đó chỉ cảm thấy mình đang sống, sống đúng với bản thân mình, sống như mình sinh ra là để làm việc đó. Và hai từ chăm chỉ cần cù được đúc kết sau khi người ta nhìn lại cuộc đời mình. Có thể một người lười biếng trong một việc khác nhưng một khi đã động đến chuyên môn thì anh coi chừng.
Nhân đây ta mở ngoặc đơn một chút để bàn về sự lười biếng. Lười biếng có nhiều hình thái. Nhiều kiểu lười khác nhau. Lười biếng – không quan tâm. Lười biếng – quá tự tin. Lười biếng – thái độ chống đối. Hay lười vì quá chăm làm việc khác. Trong một kẻ lười biếng tồn tại nhiều dạng lười khác nhau. Có những cái lười này lấn át cái lười kia. Một nhà thơ tiềm năng đang bận nghiên cứu lý luận văn học có thể bị quy là lười vì không chịu làm bài tập tích phân. Một triết gia khi đang ngồi yên suy ngẫm có thể bị quy là lười vận động. Trong sự lao động vô hình có sự lao động hữu hình. Thế nên không phải sự lười biếng lúc nào cũng là xấu. Ở bên cạnh vô vàn các mặt tiêu cực của nó thì đôi khi lười biếng là tiền đề của chăm chỉ. Cũng giống như mối quan hệ giữa chơi và học. Thế nên nói một cách cực đoan, kẻ sở hữu sự lười biếng xấu xí nhất lại là kẻ không có lấy cho mình một niềm đam mê, tồn tại như một thứ đất đá vô tri vô giác.
Một lý do nữa vì sao tôi đề cao niềm đam mê đến như thế. Đó là vì đam mê thường đi cùng với đạo đức nghề nghiệp. Đam mê đích thực sẽ khiến ta trân trọng, thành tâm, nghiêm túc với công việc của mình như một lễ nghi thiêng liêng. Một nhà giáo yêu nghề sẽ không bao giờ mở lớp chỉ để lấy tiền của học sinh, có một người học thôi, vẫn dạy. Một bác sĩ yêu nghề dẫu đến trăm ca dồn dập cũng không đành lòng bỏ mặc một bệnh nhân. Một nhạc sĩ yêu nghề không bao giờ chấp nhận đạo nhạc. Và một game thủ đích thực thì một chỉ sản phẩm của họ…
Loại trừ những sở thích bệnh hoạn của một số kẻ thì hầu như mọi đam mê đều có tính hướng thiện. Thử tưởng tượng ra một xã hội với những con người hăng hái nhất, tận tụy nhất, nhiệt huyết nhất. Mỗi người đều có một mối quan tâm riêng, một mục tiêu riêng để theo đuổi, một lĩnh vực riêng để cống hiến. Và khi ai cũng được phát huy hết khả năng của mình thì khung cảnh sẽ tốt đẹp hơn hiện nay rất nhiều. Nhìn vào một đứa trẻ lông bông ngỗ nghịch ngoài đường ta nhìn thấy một tên trộm cắp tương lai hay nhìn thấy một viên ngọc nằm sâu trong bùn lầy chưa được tỏa sáng? Liệu có đam mê chân chính với bộ môn nào đó có thể kéo đứa trẻ ra xa khỏi những tệ nạn và đưa nó đến đỉnh của vinh quang?
Có nhiều người cho rằng đam mê gì thì đam mê vẫn phải kiếm tiền để nuôi bản thân trước đã. Đại khái là có thực với vực được đạo. Tôi không phủ nhận. Nhưng vì sao lại như vậy? Là bởi vì khi đang còn được người khác nuôi thì anh lại không được tạo điều kiện để theo đuổi. Như tôi đã nói, ở tuổi 14, 15, thậm chí là nhỏ hơn nhiều người đã xác định được mục tiêu rõ ràng về tương lai. Nếu bỏ ra ba năm trời ngồi học những kiến thức mà ta thấy trong đó hầu hết không có ích cho bản thân và tương lai của mình thì chẳng phải quá phí phạm? Không chỉ phí thời gian mà còn phí cả tuổi trẻ. Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu mà chẳng làm được gì cho đời. Hãy tưởng tượng ra cái biên giới song song với chúng ta khi cái bản sao kia của ta đã tiến được rất xa bằng cách dám chọn lối đi của riêng mình và được tạo điều kiện học hỏi những thứ mà họ yêu thích. Cái bản sao ấy có lẽ đã trở thành một cao thủ ở lĩnh vực nào đó, thậm chí không còn ăn bám nữa mà đã kiếm được những đồng tiền chân chính bằng khả năng của mình. Còn chúng ta thì không.
Đương nhiên sẽ có những người không có niềm tin vào đam mê. Có thể họ đã thất bại. Và họ thuyết phục người khác đừng theo đuổi đam mê vì sẽ gánh hậu quả như họ. Đương nhiên họ sẽ nhắc đến những con người làm việc quần quật ngày đêm để nhọc nhằn kiếm sống với công việc không hề dễ chịu và thích thú chút nào. Vậy thì phải mở ngoặc đơn một chút. Ta thấy ở khắp mọi nơi, từ trong nhà ra ngoài phố người có đam mê thì ít mà người không có đam mê thì nhiều. Người yêu quý công việc của mình thì ít mà người sẵn sàng nghỉ việc nếu có ai một ai đó đứng ra đảm bảo cho họ miếng ăn hàng ngày thì nhiều. Và cái đám đông đó có thể nói, đành phải nói rằng, ngoài sự bất cập từ chính bản thân họ ra thì họ cũng là nạn nhân của những bất cập trong xã hội. Mà những sự bất cập trong xã hội được sinh ra bởi những kẻ thiếu tri thức, thiếu đạo đức và thiếu nhiệt huyết. Giáo dục hiện nay không gì khác hơn sẽ đào tạo ra thêm những kẻ thiếu tri thức, thiếu đạo đức, thiếu nhiệt huyết.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.130.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.