Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Giải thoát chính bạn khỏi những suy tưởng miên man »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Giải thoát chính bạn khỏi những suy tưởng miên man

Donate

(Lượt xem: 13.442)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Sức mạnh của hiện tại - Giải thoát chính bạn khỏi những suy tưởng miên man

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông nói “quan sát những suy tưởng miên man ở trong mình” nghĩa là thế nào?

Nếu có một bệnh nhân đến gặp bác sĩ của mình và than phiền: “Tôi thường nghe có một tiếng nói luôn luôn vang vọng, thì thầm… ở trong đầu tôi!”, thì người này chắc chắn sẽ được đưa đến bệnh viện tâm thần để trị liệu. Nhưng thật ra hầu hết mọi người đều “bị” nghe một cách vô ý thức cái tiếng nói vang vang, triền miên ấy ở trong đầu! Dòng thác tư tưởng này cứ tuôn chảy ào ạt một cách mạnh mẽ, nối tiếp nhau đến nỗi ta không biết rằng mình có khả năng ngưng hẳn dòng suy tư ấy lại được!

Bạn đã từng gặp những người điên trên đường phố chưa? Họ vừa đi vừa nói chuyện một mình! Họ nói không ngớt, hoặc lẩm bẩm trong miệng một điều gì đó, ngay cả khi không có ai ở bên cạnh. Những người này cũng giống như bạn và những người mà ta vẫn nghĩ là “bình thường” khác, điểm khác biệt là những người ấy nói ra thành tiếng những ý tưởng của họ, còn bạn thì vẫn giữ im lặng, nhưng lại suy nghĩ lung tung ở trong đầu. Tiếng nói liên miên ấy ở trong bạn thường phê bình, đồn đại, phán xét, so sánh, than phiền, hoặc tỏ vẻ thích cái này, hay không thích cái kia... về mình hay về người khác. Tiếng nói vang vang ấy cũng không nhất thiết phải dính dáng gì đến tình trạng hiện thời của bạn; mà thực ra nhiều khi chỉ là sự ôn lại những chuyện vừa mới xảy ra hoặc đã xảy ra với bạn trong quá khứ… Hoặc có khi chỉ là một sự thao diễn hoặc tưởng tượng về một chuyện hay một trường hợp nào đó… có thể xảy đến với bạn trong tương lai. Trong trường hợp này thì sự tưởng tượng trong đầu bạn thường cho rằng sự việc sắp sẽ xảy ra không hay, hoặc sẽ có một kết quả xấu cho bạn. Đó chính là tâm trạng lo lắng thường có ở trong bạn. Nhiều khi chiếc máy ghi âm cũ kỹ này còn được đi kèm với nhiều hình ảnh sống động nữa, giống như một bộ phim đang được trình chiếu ở trong đầu bạn. Ngay cả khi tiếng nói ấy có quan hệ đến tình trạng hiện tại, nó cũng sẽ được diễn giải theo một cách nhìn của quá khứ. Vì thứ trí năng, suy tưởng, cảm xúc không có chủ đích này thuộc về phần tâm thức bị điều kiện hóa. Vì đó chỉ là kết quả của những gì đã xảy ra cho bạn trong quá khứ và nghiệp lực của tâm thức cộng đồng. Cho nên bạn nhận xét và đánh giá hiện tại qua lăng kính của quá khứ và thường thì bạn sẽ có một kết luận rất sai lạc về vấn đề. Lắm khi tiếng nói không ngừng nghỉ ấy là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân loại. Rất nhiều người đang sống trong tình trạng bị tra tấn, bị quấy nhiễu bởi tiếng nói vang vọng này. Họ thường xuyên bị nó công kích, trừng phạt và làm cho tắc nghẽn nguồn sống vui tươi… Đây là nguyên nhân gây ra nhiều khổ sở, bất hạnh cũng như bệnh tật, cả về thể xác lẫn tinh thần cho con người.

Điều đáng mừng là bạn có khả năng thoát ra được sự kiềm chế của thứ trí năng này. Đây mới là sự giải thoát thực sự. Và bạn có thể bắt đầu thực hiện điều đó ngay trong giây phút này.
Bạn hãy thường xuyên lặng lẽ, chú tâm quan sát và lắng nghe tiếng nói vang vọng ấy.
Hãy chú tâm đến những suy tưởng rập khuôn thường có ở trong bạn, những loại suy tưởng đã trở thnh một lối mòn, một nề nếp cũ kỹ, lặp đi lặp lại như một chiếc đĩa hát cũ mèm nhưng vẫn còn rên rỉ trong đầu bạn nhiều năm qua. Sự chú tâm đó là cái mà tôi gọi là “quan sát trong yên lặng những suy tư, cảm xúc xảy ra ở bên trong đầu bạn”. Hoặc nói một cách khác:
Hãy lắng nghe, quan sát tiếng nói vang vọng trong đầu bạn một cách tỉnh táo, và sáng suốt. Hãy có mặt ở đó như một chứng nhân.

Khi bạn lắng nghe tiếng nói ấy, hãy lắng nghe với một tấm lòng vô tư, rộng mở, không phán xét, chê bai, hay lên án những gì bạn đang nghe, đang thấy. Vì khi bạn phê phán những gì đang xảy ra tức là bạn đã giúp cho tiếng nói ấy tránh né đi cửa trước, và lén lút chui vào cửa sau tâm thức của bạn. Lắng nghe được như thế, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng: Ồ, bên kia là giọng-nói-vang-vang ở trong đầu và bên này là Tôi; Tôi Đang lắng nghe và quan sát nó. Nhận thức về chủ thể, về cái Tôi Đang Là… ấy chính là cảm nhận sự hiện hữu chân chính của bạn. Điều đó đâu phải là một ý tưởng hão huyền! Nhận thức ấy đến từ một cái gì đó vượt ra ngoài trí năng thông thường của bạn.

Do đó khi bạn lặng lẽ chú tâm đến một ý tưởng, hay một cảm xúc ở trong bạn là bạn không những đang ý thức về sự hiện diện của ý tưởng, hay cảm xúc đó mà bạn còn ý thức được cả chính bạn, vì bạn đang làm một chứng nhân của ý tưởng/cảm xúc đó. Sẽ có một chiều không gian mới của tâm thức được nảy sinh khi bạn lặng lẽ chú tâm đến một ý tưởng/một cảm xúc, bạn có thể cảm nhận được một sự hiện hữu có ý thức – một cái gì sâu kín, chân thật của bạn – nằm đằng sau, hay bên dưới những suy-tư-không-chủ-đích kia. Do đó nếu hiện giờ có một ý tưởng đang hiện hữu trong đầu bạn, nó sẽ bị giảm thiểu đi sức mạnh kiềm tỏa đối với bạn, và từ từ nó sẽ tự biến mất. Vì bây giờ bạn không còn làm cho phần trí năng, hay suy tưởng miên man ấy mạnh lên khi sai lầm tự đồng hóa mình với thứ trí năng hay loại suy tưởng đó. Đây chính là lúc bạn có thể bắt đầu để chấm dứt hẳn lối suy tư, hay cảm xúc không kiểm soát, không có chủ đích của mình.

Khi một ý tưởng như thế lắng xuống, bạn sẽ cảm nhận được một sự gián đoạn trong dòng chảy của những suy tư ở trong đầu bạn - một khoảng hở của tâm thức mà Thiền thường gọi là khoảng trống của Vô Niệm, trạng thái yên tĩnh của Tâm. Đó l một trạng thái tâm thức rất tỉnh táo, sáng sủa, nhưng không hề có những ý nghĩ lo sợ vẩn vơ, vắng bặt những tạp niệm, suy tưởng lăng xăng, miên man không thể dừng lại được ở trong bạn. Thoạt tiên, những khoảng hở Vô Niệm ấy trong dòng chảy liên miên của những suy tư trong bạn vẫn còn rất ngắn ngủi, có khi chỉ trong vài giây thôi, nhưng dần dần, khoảng hở đó sẽ dài hơn. Những khi có một khoảng hở này xuất hiện, bạn sẽ cảm nhận được một cảm giác yên tĩnh và an bình ở trong bạn. Đây là sự bắt đầu của trạng thái tự nhiên, trạng thái hợp nhất với Sự Hiện Hữu mà trước đây nó thường bị trí năng và những suy tưởng miên man, không có chủ đích che mờ. Nhưng với sự thực hành bền bỉ thì khả năng cảm nhận sự yên tĩnh và an bình của bạn sẽ càng ngày càng sâu sắc hơn. Quả thực bạn sẽ khó cảm nhận được hết chiều sâu của mức độ tĩnh lặng và an bình này. Bạn cũng sẽ cảm nhận được một niềm vui mơ hồ toát ra từ trong sâu thẳm của chính bạn: Niềm vui ung dung tự tại với toàn thể đời sống chung quanh bạn.

Tuy nhiên, đấy không phải là một trạng thái mê. Vì không có sự đánh mất ý thức sáng tỏ ở đây. Trái lại, trong trạng thái liên hệ mật thiết nội tại như thế, bạn sẽ trở nên tỉnh giác hơn, sáng suốt hơn là khi bạn ở trong trạng thái tự đồng hóa mình với những suy tưởng miên man, không chủ đích. Và bạn đang có mặt một cách toàn vẹn. Trạng thái này sẽ nâng cao tần số của những trường năng lượng chung quanh bạn, tạo nên một sức sống mới cho cơ thể bạn.

Khi bạn đi sâu vào trạng thái Vô Niệm, trạng thái Không-Có-Những-Tâm-Niệm-Suy-Tư này, như người phương Đông vẫn thường gọi, bạn sẽ nhận ra được một trạng thái tinh chất của Tâm – trạng thái của trực giác thuần khiết. Trong trạng thái tưởng chừng như trống rỗng đó, bạn sẽ cảm nhận sự hiện hữu của mình với một cường độ và niềm vui mãnh liệt, đến độ tất cả những suy tưởng, tình cảm, thân thể cũng như thế giới chung quanh bạn đều trở nên không đáng kể nữa. Tuy nhiên đây không phải là một trạng thái ích kỷ, mà trái lại là khác, vì đó là một trạng thái vô ngã. Trạng thái ấy đưa bạn vượt thoát những gì trước đây bạn cho là bạn, là tự ngã. Sự hiện hữu đó chủ yếu vừa là bạn mà lại vừa to lớn hơn bạn, vượt thoát ra khỏi tầm hiểu biết của chúng ta. Điều này mới nghe có vẻ như rất nghịch lý, nhưng tôi không có cách giải thích nào khác hơn.

Hãy cương quyết chú tâm bền bỉ vào phút giây hiện tại.

Thay vì “quan sát những suy tư, cảm xúc ở bên trong bạn”, bạn có thể chọn cách thứ hai để tạo nên một khoảng hở ở trong dòng chảy của tâm tư bằng cách hướng sự chú tâm của bạn vào phút giây hiện tại. Bạn chỉ cần ý thức một cách chăm chú vào phút giây hiện tại thôi đã là một điều thỏa mãn rất sâu xa cho bạn rồi. Vì khi làm như thế, bạn sẽ đưa tâm trở về với mình, rời xa những hoạt náo, và tạo nên một khoảng hở của Vô-Niệm trong dòng chảy của tâm tư ở trong đầu, trong khi bạn vẫn rất tỉnh táo và sáng suốt mà trong đầu không vướng bận suy tư gì cả. Đây chính là tinh yếu của Thiền Tập.

Trong đời sống hằng ngày, bạn có thể thực tập điều này bằng cách làm bất kỳ một công việc gì đó với tất cả sự chú tâm của mình. Những việc mà thông thường bạn chỉ làm chiếu lệ thì bây giờ bạn hãy chú tâm để công việc ấy tự nó trở thành mục tiêu thu hút mọi giác quan của bạn. Ví dụ mỗi khi bạn đi lên, đi xuống cầu thang, bạn hãy tập chú ý đến mỗi bước chân, mỗi động tác, chú ý luôn cả hơi thở của chính bạn. Thực tập như thế nào để sự chú tâm ấy càng ngày càng hoàn thiện hơn. Hoặc khi bạn đang đứng rửa tay, hãy chú ý đến tất cả những cảm giác liên quan đến công việc này: tiếng nước chảy, cảm nhận của bạn với nước, động tác của hai tay bạn, mùi xà phòng v.v. Hoặc khi bạn ngồi vào yên xe, hãy thử ngưng lại một vài giây và lắng nghe nhịp thở của mình. Lúc đó bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được một sự hiện hữu yên tĩnh nhưng tràn trề năng lực ở trong bạn. Có một yếu tố mà bạn có thể dùng để làm thước đo sự thành công của bạn trong việc thực tập này: Đó là mức độ an lạc, niềm vui thanh thoát mà bạn cảm thấy ở trong lòng khi làm những việc đó.

Tóm lại trong tiến trình đi tới Giác ngộ, bước chủ yếu duy nhất là: thực tập để nhất định không còn tự đồng hóa mình với những suy tư, cảm xúc miên man không có chủ đích ở trong đầu mình nữa. Mỗi khi bạn tạo nên được một khoảng hở trong dòng chảy của những suy tư ở trong đầu, ánh sáng của tâm thức bạn sẽ càng tỏa sáng rộng hơn.

Một hôm nào đó bạn sẽ bắt gặp mình đang mỉm cười với giọng nói vang vang ở trong đầu, như bạn đang mỉm cười khoan dung với cái ngây ngô của một đứa trẻ thơ. Điều này có nghĩa là bạn đã thành công, bạn không còn quan tâm một cách nghiêm túc đến nội dung những ý tưởng, hoặc cảm xúc miên man, không có chủ đích luôn hiện diện trong đầu bạn nữa. Bạn đã không còn phụ thuộc vào chúng, cũng không còn sai lầm khi cho rằng những thứ đó chính là mình.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.41.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (47 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...