Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A Di Đà »» Lá thư gửi khắp của Đại sư Ấn Quang »»

Bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A Di Đà
»» Lá thư gửi khắp của Đại sư Ấn Quang

Donate

(Lượt xem: 4.497)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A Di Đà - Lá thư gửi khắp của Đại sư Ấn Quang

Font chữ:

(Trích: Ấn Quang Văn Sao của Đại Sư Ấn Quang)

Lời văn tuy quê thật, nhưng nghĩa lý vẫn căn cứ trong kinh. Nếu có ai y theo đây mà làm, sự lợi ích sẽ rộng lớn vô cùng!

Ấn Quang Pháp Sư

1. Pháp môn Tịnh độ trùm khắp cả ba căn, gom thâu hàng lợi độn, là đại Pháp của Đức Như Lai, để mở phương tiện cho tất cả Thánh phàm đều được giải thoát sinh tử, lên ngôi Bất thối ngay trong hiện đời. Với pháp màu nhiệm đặc biệt này mà không tin không tu, thật là đáng thương, đáng tiếc!

Pháp môn Tịnh độ lấy tín - nguyện - hạnh làm tông chỉ.

Tín là ta phải tin cõi Ta-bà có vô lượng sự khổ; tin cõi Cực Lạc có vô lượng điều vui; tin ta là phàm phu đầy nghiệp lực, quyết không thể nương cậy vào sức mình để dứt hoặc chứng thân, thoát sinh tử ngay trong hiện đời; tin Phật A-di-đà có lời thề nguyền rộng lớn, nếu chúng sinh nào niệm danh hiệu Ngài, cầu về nước Ngài, khi mạng chung sẽ được Ngài tiếp dẫn vãng sinh Cực Lạc.

Nguyện là ta nên nguyện mau ra khỏi thế giới này, nguyện sớm sinh về cõi vui kia.

Hạnh là ta phải chí thành, khẩn thiết niệm câu Nam mô A-di-đà Phật, mỗi thời mỗi khắc đừng để tạm quên, tùy hoàn cảnh gấp hoãn lập một khoá trình, sớm tối lễ bái trì tụng trước bàn Phật. Ngoài thời khoá tụng, những khi đi đứng nằm ngồi và làm những công việc không dụng tâm, đều nên niệm Phật. Lúc ngủ nghỉ phải niệm thầm, không nên ra tiếng và chỉ niệm bốn chữ A-di-đà Phật để dễ nhiếp tâm. Lại, những khi y phục không chỉnh tề, hoặc giặt rửa, tắm gội, đại tiểu tiện, cho đến lúc đi ngang qua chỗ không sạch sẽ, cũng đều phải niệm thầm. Chí tâm niệm thầm, công đức cũng đồng như niệm ra tiếng. Trong những lúc ấy, nếu niệm ra tiếng thì chẳng hợp với nghi thức và có lỗi không cung kính. Không luận niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, niệm Kim Cang hoặc niệm thầm, đều phải trong tâm ghi nhớ rành rẽ rõ ràng. Niệm như thế thì tâm không còn rong ruổi theo cảnh ngoài, vọng tưởng lần dứt, cầu niệm Phật lần thuần, công đức rất lớn.

2. Người niệm Phật phải hiếu dưỡng với cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành (thân không sát sinh, trộm cắp, tà dâm; miệng không nói dối, nói thêu dệt, nói đôi chiều, nói hung ác; ý không tham dục, giận hờn, ngu si, tà kiến). Lại cần phải: cha lành, con thảo, anh em thương kính, vợ chồng thuận hòa, chủ nhân, tớ trung, mỗi người đều giữ tròn bổn phận. Ta chỉ nên làm hết nhiệm vụ mình, đừng so đo phiền trách người khác đối với mình có trọn cùng không. Nếu người nào đối với gia đình, xã hội làm tròn thiên chức, đó là người lành. Người lành mà niệm Phật thì dễ có cơ cảm, quyết định khi lâm chung được Phật tiếp dẫn sinh về Tây Phương, vì tâm hạnh hợp với Phật. Trái lại, những ai miệng tuy niệm Phật, song lòng không nhiễm đạo, đối với cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè làng xóm không tròn bổn phận thì tâm hạnh trái với Phật, khó được vãng sinh. Tại sao thế? Bởi người ấy tâm không điềm tịnh thuần hòa, tự sinh ra mối não phiền chướng ngại, nên khó được cảm thông với Phật, đó cũng là lẽ tất nhiên.

3. Người niệm Phật nên khuyên thân bằng quyến thuộc và tất cả đồng nhân đều niệm Nam mô A-di-đà Phật và Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát. (Mỗi ngày như niệm Phật 1.000 câu thì niệm Quán Âm 500 câu, niệm Phật 10.000 câu thì niệm Quán Âm 5.000 câu. Niệm nhiều ít so theo đây mà gia giảm). Ta đã tìm được con đường giải thoát yên ổn, lại nỡ nào để cho đấng sinh thành, người quyến thuộc cùng tất cả đồng nhân mất sự lợi ích lớn, chìm trong biển khổ ư? Huống chi giữa cõi đời nhiều hoạn nạn, khó tránh sự hiểm nguy như hiện nay, nếu có thể thường niệm Phật và Quán Âm, tất sẽ được lượng từ bi ủng hộ, gặp dữ hoá lành. Giả sử không tai nạn mà chí tâm trì niệm, cũng sẽ được nghiệp tiêu trí sáng, chướng hết phước nhiều. Hơn nữa, khuyên người niệm Phật cầu sinh Tây Phương, tức là thành tựu kẻ phàm phu làm Phật, công đức rất lớn, đem công đức ấy hồi hướng vãng sinh tất sẽ mãn nguyện.

4. Người niệm Phật khi tụng kinh, trì chú, lễ bái, sám hối, cứu tai nạn, giúp kẻ nghèo, tất cả công đức lành đều phải hối hướng vãng sinh Tây Phương, không nên cầu hưởng phước báo ở cõi trời, cõi người, trong hiện tại hoặc đời sau. Nếu có tâm niệm ấy thì mất phần vãng sinh và phải bị chìm đắm trong biển luân hồi khổ não. Nên biết, hưởng phước càng nhiều tất gây nghiệp càng lớn, qua một đời sau nữa quyết khó khỏi đọa vào đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Chừng ấy muốn trở lại làm thân người, được nghe pháp hiện đời giải thoát của pháp môn Tịnh độ, còn khó hơn lên trời. Phật dạy chúng sinh niệm Phật cầu về Tây Phương, là vì chúng sinh mà giải quyết vấn đề sinh tử ngay trong hiện kiếp. Nếu chỉ cầu đời sau hưởng phước báo ở cõi nhân thiên, tức là trái với lời Phật dạy, như đem hạt bảo châu vô giá đổi lấy một thẻ đường để ăn, há chẳng đáng tiếc lắm ư? Kẻ tối tăm niệm Phật không cầu vãng sinh mà cầu hưởng phước báo, cũng như đây không khác.

5. Người niệm Phật không nên tập theo lối tham cứu của nhà tu thiền. Vì kẻ tu thiền hầu hết đều không chú trọng về tín - nguyện vãng sinh. Dù có niệm Phật, họ chỉ chú trọng vào câu: “Niệm Phật đó là ai?” để cầu khai ngộ mà thôi. Ta chỉ nên niệm Phật cầu sinh Tây Phương, khi được thấy đức A-di-đà lo gì không khai ngộ? Nếu ở cõi này tu thiền, như hoặc nghiệp dứt hết thì có thể thoát sinh tử; hay như hoặc nghiệp chưa dứt thì đã không thể cậy vào sức mình để giải thoát, lại vì không tín - nguyện nên không được nương nhờ sức Phật ra khỏi luân hồi. Hai bên tự lực và Phật lực đều không thể nhờ cậy được, người ấy đâu thể nào thoát khỏi trần lao? Nên biết bậc Pháp thân Bồ-tát khi chưa thành Phật đều phải nhờ oai lực của Phật, huống chi ta là phàm phu đầy nghiệp chướng mà ưa luận về sức mình, không cầu sức Phật ư? Lời ấy tuy cao, song xét lại hành vi thật là thấp kém! Sự hơn kém của Phật lực và tự lực khác xa nhau như trời vực, nguyện đồng nhân nên thể nhận nghĩa này!

6. Người niệm Phật không nên bắt chước kẻ ngu tối, làm những việc hoàn thọ sinh, gởi kho. Bởi sự hoàn thọ sinh, trong kinh Phật không có nói, do người sau bày đặt ra. Còn gởi kho là muốn cho mình khi chết rồi thành quỷ, nên mới sắm trước tiền của, đồ vật cho thân quỷ dùng. Đã có tâm niệm muốn làm quỷ thì khó được vãng sinh. Như người nào chưa làm thì thôi, nếu đã làm, phải bạch rõ trước bàn Phật như vầy: “Đệ tử là... chỉ cầu vãng sinh, những đồ minh khố đã gởi khi trước, xin đem chẩn tế cho cô hồn”. Như thế mới mới không chướng ngại cho sự sinh về cõi Phật.

Lại những thứ kinh: Thọ Sinh, Huyết Bồn, Thái Dương, Thái Âm, Nhãn Quang, Táo Vương, Thai Cốt, Phân Châu, Diệu Sa... đều là kinh giả tạo, không phải kinh của Phật nói, không nên trì tụng. Những kẻ quê tối, không chịu tụng kinh Đại thừa (Như các kinh: A-di-đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Tâm Kinh, Kim Cang, Pháp Hoa, Dược Sư, Lăng-nghiêm, Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, v.v...) mà chỉ tin các thứ kinh ngụy tạo ấy, muốn làm những việc hoàn thọ sinh, phá địa ngục, phá huyết hồ mới yên tâm. Nếu có người hiểu Phật pháp khuyên bảo nói đó là những kinh ngụy tạo, họ cũng không nghe lời. Nên biết, làm các Phật sự, chỉ có niệm Phật là công đức rộng lớn, nên đem số tiền hoàn thọ sinh, phá địa ngục, phá huyết hồ ấy, thỉnh các vị Tăng chân chánh niệm Phật cho, thì được lợi ích rất nhiều.

7. Người niệm Phật nên ăn chay trường, như chưa được thế, thì giữ lục trai hoặc thập trai, để dần dần bỏ hẳn các thứ thịt của chúng sinh, mới là hợp lý. Lục trai là các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30; nếu thêm vào đó mấy ngày mùng 1, 18, 24, 28 thì thành ngày thập trai. Những tháng thiếu nên ăn trước một ngày. Lại, tháng giêng, tháng năm, tháng chín, là ba trai nguyệt, nên ăn chay trường và làm các việc công đức. Dù chưa ăn chay được, cũng nên mua thịt cá đã làm sẵn, chớ sát sinh trong nhà. Nếu mỗi ngày sát sinh thì cái nhà ấy đã thành lò sát sinh, là chỗ oan quỷ tụ hội, không được an lành. Cho nên, sát sinh trong nhà là điều rất cấm kỵ.

8. Người niệm Phật nên khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sinh Tây Phương. Muốn cho cha mẹ khi lâm chung quyết định được vãng sinh, thì phải dặn trước người quyến thuộc về cách trợ niệm và chớ nên khóc lóc cùng bày vẽ những điều vô ích. Lại, lúc bình thời phải vì cha mẹ giảng rõ sự lợi ích của pháp môn niệm Phật khiến cho song thân thường niệm không quên. Thế thì chẳng những cha mẹ được lợi ích, mà quyến thuộc hiện tại và con cháu đời sau cũng được ảnh hưởng giải thoát an lành. Về phương pháp trợ niệm khi lâm chung, không luận già trẻ, đều phải làm đúng như thế.

9. Người nữ khi sắp sinh thường bị đau khổ không kham, có khi vài ngày sinh không được, hoặc chết vì sản nạn. Có người tuy sinh được nhưng bị huyết băng và nhiều bệnh nguy hiểm. Đứa con sinh ra thì bị các chứng cấp nạn, kinh phong v.v... Cho nên, người nữ lúc sinh sản, nên chí thành khấn thiết niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát. Khi niệm cần phải to tiếng, không nên niệm thầm, vì niệm thầm do tâm lực kém nên sức cảm ứng cũng kém. Lại trong lúc ấy sản phụ đang dùng sức sinh đứa bé ra, nếu niệm thầm thì nín ép hơi phải mang bệnh. Nếu chí thành, khẩn thiết mà niệm, quyết không có sự đau đớn, khó sinh, huyết băng, đứa con sẽ khỏi bệnh kinh phong, và các chứng nguy hiểm khác. Dù gặp trường hợp khó sinh, có nguy hiểm đến tánh mạng, sản phụ cùng những kẻ hộ sinh cũng phải đồng to tiếng niệm Quán Âm. Người quyến thuộc tuy ở nơi khác, đều phải vì sản phụ niệm giúp. Như thế, không đầy giây phút, sản phụ liền được yên ổn mà sinh. Kẻ ngoại đạo không rõ lý nầy, chấp nhặt một việc cung kính, chẳng biết căn cứ theo sự mà luận lý, khiến cho mấy bà lão niệm Phật xem sinh sản là việc đáng sợ, cho đến dâu con của mình sinh cũng không dám qua săn sóc, huống chi là niệm Quán Âm? Nên biết, Bồ-tát lấy sự cứu khổ làm lòng, lúc sinh sản, tuy lõa lồ không sạch, nhưng đó là việc dĩ nhiên, không phải mình tự ý buông lung, nên niệm đã không có tội lỗi, mà lại khiến cho mẹ con sản phụ gieo trồng căn lành. Nghĩa này trong kinh Dược Sư đã có nói, không phải tự tôi đưa ra điều ức kiến. Ấn Quang nầy chỉ là người đề xướng mà thôi.

10. Người nữ từ mười hai, mười ba tuổi đến bốn mươi tám tuổi, bốn mươi chín tuổi, đều có nguyệt kinh. Có kẻ bảo: trong lúc nguyệt kinh, chẳng nên lễ bái trì tụng. Lời này rất không hợp tình lý. Thời kỳ có kinh, mau thì hai ba ngày, lâu đến sáu bảy ngày mới dứt; người tu trì cần phải niệm Phật không xen hở, đâu nên vì một chút bệnh nhỏ thiên nhiên mà bỏ lãng thời tu niệm ư? Khi có nguyệt kinh chỉ nên lễ bái ít (lễ bái ít chứ chẳng phải tuyệt nhiên không lạy), còn sự tụng kinh niệm Phật đều chiếu theo lệ thường. Nên thường thay giặt vải dơ, phải rửa tay cho sạch sẽ, đừng dùng tay dơ mà lần chuỗi, lật kinh và đốt hương. Trong Phật pháp, pháp pháp được viên thông, hàng ngoại đạo chỉ chấp một bên lý, người đời phần nhiều lại ưa tin người ngoại đạo, không rõ chánh lý Phật giáo, nên không được thấm nhuần pháp lợi.

11. Quán Thế Âm Bồ-tát thệ nguyện rộng sâu, tìm tiếng cứu khổ, khi gặp những tai nạn: Đao binh, nước lửa, đói kém, cào cào, ôn dịch, khô hạn, cướp bóc, oan gia, thú dữ, rắn độc, ác quỷ, yêu mị, nghiệp binh, kẻ tiểu nhân hãm hại v.v... Nếu phát tâm sửa lỗi làm lành, lợi mình lợi người, chí thành khẩn thiết niệm Quán Thế Âm không xen hở, thì quyết định sẽ được nhờ sức từ bi ủng hộ tránh khỏi tai nguy. Nếu còn giữ lòng bất thiện, dù có xưng niệm, chẳng qua là gieo chút căn lành về sau, không được sự cảm ứng hiện tại, vì chư Phật, Bồ-tát thành tựu niệm lành cho người, tuyệt không thành tựu niệm ác cho người. Như không phát tâm sửa lỗi làm lành, lầm lạc muốn đem công đức niệm Phật, Bồ-tát, để cầu cho việc ác của mình thành tựu thì quyết không được cảm ứng. Rất không nên phát tâm điên đảo ấy.

Đã niệm Phật, cần phải giữ trọn nhân luân, gìn lòng thành kính, dứt các điều dữ, làm các việc lành, giữ lòng tốt, nói lời tốt, làm việc tốt. Việc nào mình làm được thì thiết thực mà làm, như không làm được cũng nên phát lòng lành ấy, hoặc khuyên người có thế lực làm, hoặc thấy người làm sinh tâm vui đẹp. Thốt lời khen ngợi việc lành cũng thuộc về công đức của tâm và miệng. Nếu việc mình không thể làm, khi thấy người khác làm được mà sinh lòng ganh ghét, đó là tâm hạnh của kẻ tiểu nhân. Như thế, quyết định phải bị mất phước tổn thọ, không được kết quả tốt, cần để ý răn chừa. Rất không nên giả mặt hiền lương để mua danh chuốc lợi, tâm hạnh ấy quỷ thần đều ghét. Có thì mau cải, không thì nên cố gắng làm lành.

12. Có nhiều người nữ vì không rõ chánh lý, hoặc bất hiếu với cha mẹ chồng, khi dễ chồng, quá cưng yêu chiều chuộng con, ngược đãi tôi tớ, hoặc là mẹ ghẻ hiếp đáp hành hạ con riêng của chồng. Những người ấy đâu biết rằng: hiếu thảo với cha mẹ chồng, kính trọng chồng, dạy dỗ con cái, ra ân huệ cùng hàng tôi tớ, an ủi nuôi dạy con riêng của chồng, chính là đạo Thánh Hiền ở thế gian mà cũng là phép tắc đầu tiên của đạo Phật. Nếu có đủ công đức ấy mà tu Tịnh độ, thì quyết định danh dự thêm nhiều, phước thọ bền vững, khi mạng chung được Phật tiếp dẫn về chín phẩm sen. Nên biết đã có nhân phải có quả, nếu ta gieo nhân hiếu kính từ ái, tự nhiên sẽ được quả hiếu kính từ ái. Vì người tức là vì mình, hại người còn quá hơn hại mình, cho nên mỗi người đều phải làm tròn bổn phận, Phật trời tất sẽ chứng tri.

13. Trẻ con khi vừa khôn lớn, phải dạy cho chúng biết đạo lý hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ và việc ba đời nhân quả, sáu nẻo luân hồi. Như thế là làm cho chúng hiểu tâm của mình cùng tâm chư Phật, Bồ-tát, trời đất, quỷ thần, mỗi hơi thở thông nhau. Nếu khởi một niệm bất chánh, làm một việc không phải, thì các vị ấy thảy đều biết, như đối với trước gương sáng, hình ảnh tốt xấu hiện ra rõ ràng, không che giấu được. Đã hiểu như thế, tất nhiên chúng sẽ sợ hãi, gắng sức làm lành. Chẳng luận người nào, dù là con cái, tôi tớ trong nhà cũng không nên đánh đập mắng chửi thô tháo. Phải tìm cách khuyến hoá, khiến cho chúng biết thờ phụng bậc trên, nhường thuận kẻ dưới, kính trọng giấy chữ, chẳng xài phá cơm gạo, quần áo, của tiền, yêu tiếc sinh mạng loài trùng kiến, không ăn vặt vạnh để khỏi mang bệnh. Nếu dạy được như thế, thì một ngày kia quyết định chúng sẽ thành người lương thiện. Trái lại, lúc con cháu còn thơ ấu, cha mẹ chẳng chịu dạy dỗ, để mặc cho chúng buông lung, khi lớn lên nếu chúng nó không là kẻ dung ngu, cũng là hàng phi loại. Chừng ấy, dù có ăn năn cũng vô ích. Lời xưa nói: “Giáo phụ sơ lai, giáo tử anh hài”. (Dạy con dạy thuở còn thơ, dạy vợ dạy lúc ban sơ mới về). Tánh tình phần lớn là do ảnh hưởng của tập quán, cho nên phải cẩn thận từ bước đầu tiên. Cá nhân là phần tử của xã hội, trong thiên hạ bình yên hay loạn lạc, cội nguồn đều do sự hiền lương hoặc bạo ác của con người. Vậy, những điều trên đây quan hệ, thiết yếu, không phải tôi bàn luận chuyện vô ích, xa vời.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Nguồn chân lẽ thật


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.180.62 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...