Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn »» 13. Bạn hiền »»

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn
»» 13. Bạn hiền

Donate

(Lượt xem: 2.503)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn - 13. Bạn hiền

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sương thu buổi sớm hãy còn giăng mờ bên ngoài khung cửa sổ. Những ánh đèn đường như dịu lại sau một đêm dài tỏa sáng. Các dây đèn giăng mắc trước nhà hàng xóm vẫn còn kiên trì chớp loé trong một trời mù sương. Ông già Noël hình nộm vẫn cười hỉ hả trước sân nhà ai. Chỉ mới sau tuần lễ Tạ Ơn là thiên hạ đã trang trí đón chào mùa lễ Giáng Sinh và Tân niên. Không khí những ngày cuối năm thật rộn ràng, vui vẻ. Nhưng giờ này thì mọi người đang còn chìm sâu trong giấc đông miên.

Lặng lẽ ngắm nhìn khu vườn nhỏ mờ đục trong sương mai, lòng dấy một niềm vui nhẹ nhàng, thư thả. Nghĩ về những bạn hiền đã đến và đã đi, những người bạn hiền đang có, đang gần gũi. Những người bạn, cũng là những bậc thầy, thật hiền và dễ thương…



Tinh thần viễn ly, buông xả, có thể nói là chất liệu nền tảng mà tuyệt vời nhất của hành giả trên đường học đạo, cũng như của văn nhân nghệ sĩ Phật giáo trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Nhưng viễn ly, buông xả không chỉ dừng nơi lý thuyết mà phải là thái độ và hành xử thường trực của một con người hướng vọng giải thoát.

Không thể nói suông về vô ngã khi tự thân đầy vọng chấp và ý thức phân biệt nhân-ngã, bỉ-thử.

Không thể nói suông về giải thoát khi càng lúc tâm thức và hành động chỉ biết tự trói mình vào trong ổ kén của những sở hữu, sở kiến, sở đắc.

Có viễn ly, buông xả mới có vô ngã, giải thoát.

Hành động thiết thực nhất của tinh thần viễn ly, buông xả, chính là bố thí, là sự cho đi, là sự hiến tặng, với niềm thương yêu, trân trọng, vì lợi ích an vui cho kẻ khác.

Đông phương có hình ảnh hòa thượng Bố Đại (được truyền tụng là hóa thân của Phật Di Lặc); tây phương có ông già Noël (Santa Claus). Họ là hiện thân của sự bố thí, hiến tặng, của sự ban vui cứu khổ. Cho đi những gì mình có, hiến tặng những gì kẻ khác cần. Đó là bước đầu của tâm bồ-đề. Không khởi đi bằng bước chân đầu tiên này thì đừng nên bàn nói gì về vô ngã, giải thoát.

Cho nên, hình ảnh con người tuyệt vời, được xưng tụng là hiền giả, thánh giả, đại trượng phu, xuất trần thượng sĩ… trong ngôn ngữ văn học Phật giáo, là con người vượt ra khỏi mọi danh vọng, quyền lợi, sở hữu (vật chất hay tinh thần) của thế gian. Sự cao cả vĩ đại của họ nằm ở chỗ buông xả, từ bỏ, không phải nơi sự tom góp, tích lũy. Trong khi kẻ khác tự mãn với những thành công về cơ ngơi, tài sản to lớn, đồ sộ, thì một hành giả viễn ly lặng lẽ đi vào chỗ tận cùng của cô liêu, hoang vắng – nơi ấy không còn những bung xung rộn ràng của các sở hữu vật chất, đồng thời vượt khỏi mọi vọng tưởng đảo điên của tâm thức.

“Nhất bát thiên gia phạn / Cô thân vạn lý du / Kỳ vi sinh tử sự / Giáo hóa độ xuân thu”

Một bình bát, khất thực muôn nhà; đơn thân rảo bước muôn dặm xa.

Chỉ có sinh-tử là việc lớn; tận tụy hóa độ khắp hà-sa.

Bằng tâm thức và hành động viễn ly, buông xả, con người cao vời siêu tuyệt ấy không nhất thiết phải là một trưởng giả giàu có, mà đôi khi là một khất sĩ không nhà; không nhất thiết phải là một trưởng lão hòa thượng, mà có khi chỉ là một tiểu đồng sa-di; không nhất thiết phải là một vị tăng, mà thường khi cũng là những vị ni; không nhất thiết phải là kẻ xuất gia, mà đôi khi còn có những cư sĩ thế tục. Có thể gọi họ là những thiện tri thức, hay một cách gần gũi hơn: bạn hiền.

“Gần gũi những người bạn hiền giống như đi trong sương mù. Tuy sương không ướt áo liền, nhưng dần dần cũng thấm đượm.” (Cảnh Sách Văn)

Bạn hiền ấy là ai, ở đâu? – Là những ai có thể có mặt khi mình cần đến; là những ai giúp khi mình gặp khó khăn; là những ai hướng dẫn khi mình bị bế tắc; là những ai cho khi mình thiếu hụt; là những ai nâng đỡ khi mình vấp ngã. Từ vật chất đến tinh thần, những người bạn hiền ấy luôn trao tặng chúng ta mà không đòi hỏi một điều kiện nào, dù là sự biết ơn. Nhưng chúng ta phải trân trọng. Bởi vì, khi nói bố thí hiến tặng là bước đầu của tâm bồ-đề thì sự trân trọng biết ơn những người bố thí cũng chính là nhận thức sơ khởi về tâm bồ-đề ấy.

Xin cảm ơn tất cả những bạn hiền lớn-nhỏ, già-trẻ, nam-nữ… đã đến và đã đi, đang đến hoặc sẽ đến trong cuộc đời chúng ta.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 69 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Bhutan có gì lạ


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.156.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...