Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch) »» KINH DUY-MA-CẬT - QUYỂN TRUNG - Phẩm thứ năm - Văn-thù thăm bệnh »»

Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)
»» KINH DUY-MA-CẬT - QUYỂN TRUNG - Phẩm thứ năm - Văn-thù thăm bệnh

Donate

(Lượt xem: 6.692)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch) - KINH DUY-MA-CẬT  - QUYỂN TRUNG - Phẩm thứ năm - Văn-thù thăm bệnh

Font chữ:

Lúc ấy, Phật bảo Văn-thù Sư-lỵ: “Ông hãy đến nhà Duy-ma-cật mà thăm hỏi bệnh ông ấy.”

Văn-thù Sư-lỵ bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thật khó mà đối đáp với vị thượng nhân đó. Ông ấy thấu suốt sâu xa thật tướng, thuyết diễn rành mạch yếu lý của pháp, biện tài, trí huệ không ngăn ngại. Ông ấy biết hết pháp thức của tất cả chư Bồ Tát. Ông ấy đắc nhập tạng bí mật của chư Phật. Ông ấy hàng phục chúng ma, du hý thần thông. Huệ và phương tiện của ông ấy đều đến mức vẹn toàn. Tuy nhiên, vâng lãnh thánh chỉ của Phật, con sẽ đến thăm hỏi bệnh của ông ấy.”

Lúc bấy giờ trong đại chúng, chư Bồ Tát, đại đệ tử, Thích, Phạm, Bốn thiên vương đều có ý nghĩ rằng: “Nay hai vị đại sĩ Văn-thù Sư-lỵ và Duy-ma-cật cùng nhau đàm luận, ắt thuyết diệu pháp.”

Tức thời, tám ngàn Bồ Tát, năm trăm Thanh văn, trăm ngàn chư thiên và người ta, đều muốn đi theo. Thế là, chư Bồ Tát và đại đệ tử cùng chư thiên, người ta cung kính vây quanh Bồ Tát Văn-thù Sư-lỵ, cùng đi vào thành lớn Tỳ-da-ly.

Khi ấy, trưởng giả Duy-ma-cật tự nghĩ rằng: “Văn-thù Sư-lỵ cùng với đại chúng sắp đến đây.” Liền đó, ông dùng thần lực làm cho cảnh thất của ông trở nên trống trải, dẹp bỏ hết các đồ đạc cùng những kẻ hầu hạ, chỉ còn để một chiếc giường mà thôi. Lấy cớ bệnh, ông nằm trên đó.

Văn-thù Sư-lỵ vào nhà, thấy cảnh trống trải, duy chỉ có một chiếc giường nằm, ngoài ra không có món chi nữa cả.

Lúc ấy, Duy-ma-cật nói: “Lành thay, Văn-thù Sư-lỵ mới đến! Đó là tướng chẳng đến mà đến. Tướng chẳng thấy mà thấy.”

Văn-thù Sư-lỵ nói: “Như vậy đó, cư sĩ. Nếu đã đến rồi, chẳng còn đến nữa. Nếu đã đi rồi, chẳng còn đi nữa. Tại sao vậy? Đến, chẳng từ đâu đến. Đi, chẳng có chỗ nào tới. Chỗ mà mình có thể thấy, cũng chẳng còn thấy được nữa.

“Nhưng thôi, hãy tạm gác lại việc đó. Bệnh của cư sĩ đây, có chịu nổi chăng? Việc điều trị có bề nhẹ bớt hay nặng thêm? Đức Thế Tôn ân cần chuyển lời tận tình thăm hỏi.

“Bệnh này của cư sĩ, do nhân nào mà phát khởi? Bệnh sinh ra lâu chưa? Nên dứt trừ bằng cách nào?”

Duy-ma-cật đáp: “Do si mê và ái luyến mà bệnh tôi sinh ra. Nhân vì tất cả chúng sinh bệnh, cho nên tôi bệnh. Nếu tất cả chúng sinh được khỏi bệnh, bệnh tôi sẽ dứt. Tại sao vậy? Bồ Tát vì chúng sinh, nên vào chốn sinh tử. Có sinh tử, ắt có bệnh. Nếu chúng sinh được lìa khỏi bệnh, ắt Bồ Tát sẽ không còn bệnh. Thí như một người trưởng giả kia, chỉ có một đứa con trai mà thôi. Đứa con ấy mắc bệnh, cha mẹ cũng mang bệnh. Nếu đứa con lành bệnh, cha mẹ cũng lành bệnh. Bồ Tát cũng như vậy. Người yêu các chúng sinh như con một của mình. Nếu chúng sinh bệnh, Bồ Tát cũng bệnh. Nếu chúng sinh lành bệnh, Bồ Tát cũng lành bệnh.

“Nhân giả lại có hỏi: ‘Bệnh này do nhân nào mà phát khởi?’ Bệnh của Bồ Tát do lòng đại bi mà phát khởi vậy.”

Văn-thù Sư-lỵ hỏi: “Thất này của cư sĩ tại sao lại trống trải, không có kẻ hầu hạ?”

Duy-ma-cật đáp: “Các cõi nước của chư Phật cũng đều trống không vậy thôi.”

Lại hỏi: “Lấy gì mà cho là trống không?”

Đáp rằng: “Lấy không làm không.”

Lại hỏi: “Không, sao lại dùng không?”

Đáp rằng: “Là vì không phân biệt cái không, cho nên không.”

Lại hỏi: “Cái không, có thể phân biệt sao?”

Đáp rằng: “Phân biệt cũng là không.”

Lại hỏi: “Làm sao tìm cái không?”

Đáp rằng: “Nên ở trong sáu mươi hai tà kiến mà tìm.”

Lại hỏi: “Làm sao tìm sáu mươi hai tà kiến?”

Đáp rằng: “Nên ở trong các phép giải thoát của Phật mà tìm.”

Lại hỏi: “Làm sao tìm các phép giải thoát của Phật?”

Đáp rằng: “Nên ở trong tâm hạnh của tất cả chúng sinh mà tìm. Nhân giả lại có hỏi: ‘Tại sao không có kẻ hầu hạ?’ Tất cả chúng ma và những thầy ngoại đạo đều là kẻ hầu hạ tôi. Tại sao vậy? Chúng ma ưa thích sinh tử, Bồ Tát chẳng bỏ sinh tử. Các thầy ngoại đạo ưa thích kiến giải, Bồ Tát chẳng lay động đối với những kiến giải.”

Văn-thù Sư-lỵ hỏi: “Bệnh của cư sĩ, đó là những tướng gì?”

Duy-ma-cật đáp: “Bệnh của tôi không có hình tướng, không thể thấy.”

Lại hỏi: “Bệnh ấy hiệp với thân hay hiệp với tâm?”

Đáp rằng: “Chẳng phải thân hiệp, vì tướng của thân là lìa. Chẳng phải tâm hiệp, vì tâm như ảo hóa.”

Lại hỏi: “Trong bốn đại: đất, nước, lửa, gió, cái nào là bệnh?”

Đáp rằng: “Bệnh này chẳng phải đất, cũng chẳng lìa đất. Đối với các đại như: nước, lửa, gió, lại cũng như vậy. Nhưng bệnh của chúng sinh là nương theo bốn đại mà khởi. Bởi họ có bệnh, cho nên tôi bệnh.”

Lúc ấy, Văn-thù Sư-lỵ hỏi Duy-ma-cật rằng: “Bồ Tát nên an ủi Bồ Tát có bệnh như thế nào?”

Duy-ma-cật đáp: “Nên nói thân là vô thường, chẳng nói chán lìa cái thân. Nói thân có khổ, chẳng nói ưa thích Niết-bàn. Nói thân là vô ngã, nhưng khuyên dạy dìu dắt chúng sinh. Nói thân là không tịch, chẳng nói tất cánh tịch diệt. Nói ăn năn tội trước, mà chẳng nói trở vào quá khứ. Nhân bệnh mình, thương xót bệnh người. Nên nhớ các khổ não từ vô số kiếp của mình. Nên tưởng việc làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Nhớ chỗ tu phước của mình. Tưởng tới đời sống trong sạch. Đừng sinh lo buồn. Thường khởi tinh tấn. Nên làm vị vua thầy thuốc, liệu trị các bệnh. Bồ Tát nên an ủi Bồ Tát có bệnh như những cách ấy, khiến người bệnh được vui vẻ.”

Văn-thù Sư-lỵ hỏi: “Cư sĩ! Bồ Tát có bệnh làm cách nào để điều phục tâm mình?”

Duy-ma-cật đáp: “Bồ Tát có bệnh nên nghĩ như thế này: Bệnh này của ta hôm nay là do các phiền não vọng tưởng điên đảo đời trước mà sinh ra. Không có pháp thật thì ai là người thọ bệnh. Tại sao vậy? Do bốn đại hiệp lại, tạm gọi là thân. Bốn đại không có chủ, thân cũng không có ta.

“Lại nữa, bệnh này phát khởi là do sự chấp trước cái ta. Vậy nên đối với cái ta, chẳng nên sinh ra chấp trước. Đã biết gốc bệnh, liền trừ bỏ cái tư tưởng có ta và tư tưởng có chúng sinh. Nên phát khởi tư tưởng có các pháp, nên nghĩ như thế này: Chẳng qua do nhiều pháp hiệp lại nên thành cái thân này thôi. Chỉ vì các pháp khởi, nên thân khởi, chỉ vì các pháp diệt, nên thân diệt.

“Lại nữa, các pháp ấy đều chẳng biết nhau. Khi khởi, chẳng nói rằng ta khởi. Khi diệt, chẳng nói rằng ta diệt. Vị Bồ Tát nào bệnh, muốn diệt cái tư tưởng có các pháp, nên nghĩ như thế này: Cái tư tưởng có các pháp này cũng là tư tưởng điên đảo. Nếu điên đảo, tức là hại lớn, ta nên lìa nó.

“Thế nào là lìa? Ấy là lìa cái ta và vật của ta. Thế nào là lìa cái ta và vật của ta? Ấy là lìa hai pháp. Thế nào là lìa hai pháp? Ấy là chẳng nghĩ nhớ những pháp trong và những pháp ngoài, thi hành lẽ bình đẳng. Thế nào là bình đẳng? Ấy là cái ta với Niết-bàn là bình đẳng. Tại sao vậy? Ta với Niết-bàn, hai thứ ấy đều là không. Tại sao vậy? Vì chỉ là danh tự cho nên không. Như hai pháp ấy không có tánh nhất định. Khi mình được lẽ bình đẳng này rồi, chẳng còn bệnh nào khác nữa. Chỉ còn cái bệnh chấp lẽ không mà thôi. Bệnh chấp ấy cũng là không. Bồ Tát ấy có bệnh, vì lẽ không có sở thọ, bèn thọ lãnh các món. Khi mình chưa có đủ Phật pháp, cũng chẳng dứt bỏ các cảm thọ mà giữ lấy chỗ chứng đắc.

“Ví như cái thân có khổ, nên nghĩ đến những cảnh ác lụy của chúng sinh, khởi lòng đại bi. Đã điều phục cái ta rồi, cũng nên điều phục tất cả chúng sinh. Chẳng qua là trừ bệnh của mình mà thôi, chứ chẳng trừ pháp. Vì lẽ dứt tuyệt gốc bệnh, nên dạy dỗ dắt dẫn về lẽ ấy vậy.

“Sao gọi là gốc bệnh? Ấy là phan duyên. Do theo việc có phan duyên, ắt nảy ra gốc bệnh. Phan duyên với những cảnh nào? Ấy là ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Làm sao dứt trừ phan duyên? Nên dùng lẽ không có chỗ chứng đắc, không thấy mình được quả vị nào cả. Nếu là không có chỗ chứng đắc, ắt không có phan duyên. Sao gọi là không có chỗ chứng đắc? Ấy là lìa hai kiến. Hai kiến là gì? Ấy là nội kiến, kiến chấp có thân tâm nơi mình và ngoại kiến, kiến chấp có chúng sinh và cảnh vật ngoài mình. Như vậy đó gọi là không có chỗ chứng đắc.

“Văn-thù Sư-lỵ! Như vậy là Bồ Tát có bệnh điều phục tâm mình. Dứt được những nỗi khổ của già, bệnh, chết, đó là Bồ-đề của Bồ Tát. Nếu chẳng được như vậy, sự tu tập của mình không có lợi ích về trí huệ. Tỷ như mình thắng được kẻ oán thù, mới đáng gọi là dũng. Cũng như thế, nếu mình trừ được cả già, bệnh, chết, mới xứng đáng là Bồ Tát.

“Vị Bồ Tát kia có bệnh, lại nên xét nghĩ thế này: ‘Như bệnh của ta đây, chẳng phải thật, chẳng phải có. Bệnh của chúng sinh cũng chẳng phải thật, chẳng phải có.’ Khi xét nghĩ như vậy, nếu người khởi đại bi ái kiến đối với chúng sinh, tức thời nên lìa bỏ chỗ khởi niệm ấy đi. Tại sao vậy? Bồ Tát đoạn trừ xong phiền não khách trần, bèn khởi lòng đại bi. Còn lòng bi của ái kiến thì đối với cuộc sinh tử ắt có tâm mỏi mệt chán ngán. Nếu lìa được lòng bi ái kiến ấy, ắt không còn mỏi mệt chán ngán. Dầu sinh ra ở chốn nào, người cũng không bị cái ái kiến che ngăn. Mình sinh sống không bị trói buộc, mới có thể thuyết pháp với chúng sinh lẽ cởi mở dây buộc trói. Như Phật có dạy: ‘Nếu tự mình bị buộc trói, mà cởi mở được sự trói buộc cho người khác, không có lẽ như vậy. Nếu tự mình không bị buộc trói, mà cởi được trói buộc cho người khác, mới là điều có lý.’ Vậy nên Bồ Tát không nên khởi ra việc tự trói buộc.

“Sao gọi là trói buộc? Sao gọi là cởi mở? Tham trước mùi vị thiền định, đó là sự trói buộc của Bồ Tát. Dùng phương tiện mà sinh ra, đó là sự cởi mở của Bồ Tát.

“Lại nữa, có bốn lẽ: Vô phương tiện huệ phược, là sự trói buộc không có trí huệ phương tiện; Hữu phương tiện huệ giải, là sự cởi mở có trí huệ phương tiện; Vô huệ phương tiện phược, là sự trói buộc không có phương tiện trí huệ; Hữu huệ phương tiện giải, là sự cởi mở có phương tiện trí huệ.

“Sao gọi là sự trói buộc không có trí huệ phương tiện? Ấy là Bồ Tát dùng lòng ái kiến mà trang nghiêm cõi Phật, thành tựu cho chúng sinh. Đối với ba pháp: không, vô tướng, vô tác, tự mình điều phục. Đó gọi là sự trói buộc không có trí huệ phương tiện.

“Sao gọi là sự cởi mở có trí huệ phương tiện? Bồ Tát chẳng dùng lòng ái kiến mà trang nghiêm cõi Phật, thành tựu cho chúng sinh. Đối với ba pháp: không, vô tướng, vô tác, tự mình đã điều phục, mà chẳng mỏi mệt chán ngán. Đó gọi là sự cởi mở có trí huệ phương tiện.

“Sao gọi là sự trói buộc không có phương tiện trí huệ? Ấy là Bồ Tát trụ nơi các phiền não: tham dục, sân nhuế, tà kiến, mà trồng những cội lành. Đó gọi là sự trói buộc không có phương tiện trí huệ.

“Sao gọi là sự cởi mở có phương tiện trí huệ? Bồ Tát đã lìa khỏi các phiền não: tham dục, sân nhuế, tà kiến, mà trồng những cội lành, hồi hướng quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Đó gọi là sự cởi mở có phương tiện trí huệ.

“Văn-thù Sư-lỵ! Vị Bồ Tát kia có bệnh, nên quán các pháp như vậy.

“Lại nữa, nên quán cái thân là: vô thường, khổ, không, vô ngã. Đó gọi là trí huệ. Tuy cái thân có bệnh, nhưng nó thường ở chốn sinh tử, làm lợi ích tất cả chúng sinh, mà chẳng mỏi mệt chán ngán. Đó gọi là phương tiện.

“Lại nữa, nên quán cái thân: thân chẳng lìa bệnh, bệnh chẳng lìa thân. Bệnh này, thân này chẳng phải mới, chẳng phải cũ. Đó gọi là trí huệ. Ví dầu cái thân có bệnh, nhưng nó chẳng diệt độ mãi mãi. Đó gọi là phương tiện.

“Văn-thù Sư-lỵ! Bồ Tát có bệnh, nên điều phục tâm mình như thế này: chẳng trụ nơi chỗ điều phục tâm, cũng chẳng trụ nơi chỗ không điều phục tâm. Tại sao vậy? Nếu mình trụ nơi chỗ không điều phục tâm, đó là pháp của kẻ ngu. Nếu mình trụ chỗ điều phục tâm, đó là pháp của Thanh văn. Vì vậy, Bồ Tát chẳng nên trụ ở chỗ điều phục tâm, cũng chẳng nên trụ ở chỗ không điều phục tâm. Lìa khỏi hai pháp ấy, đó là hạnh Bồ Tát.

“Ở tại sinh tử, chẳng làm việc ô trược, trụ nơi Niết-bàn, chẳng diệt độ mãi mãi. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Chẳng phải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh hiền thánh. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Chẳng phải hạnh cấu uế, chẳng phải thanh tịnh. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy vượt khỏi hạnh của ma, nhưng thị hiện hàng phục chúng ma. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Cầu cái trí biết tất cả, mà chẳng cầu không đúng lúc. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy quán các pháp chẳng sinh, nhưng chẳng vào chánh vị, Niết-bàn của Tiểu thừa. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy quán mười hai duyên khởi, nhưng cũng vào các tà kiến. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy nhiếp phục tất cả chúng sinh, nhưng chẳng luyến ái chấp trước. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy ưa mến cuộc xa lìa, nhưng chẳng nương theo lẽ thân tâm dứt hết, Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành lẽ ba cõi, nhưng chẳng bỏ tánh pháp. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành lẽ không, nhưng trồng các cội lành. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành lẽ vô thường, nhưng độ các chúng sinh. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành lẽ vô tác, nhưng thị hiện thọ lấy thân sống. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành lẽ vô khởi, nhưng khởi tất cả nết lành. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành sáu ba-la-mật, nhưng mở rộng ra các pháp về tâm, tâm số của chúng sinh. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành sáu thần thông, nhưng chẳng dứt hết phiền não. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành bốn tâm vô lượng: đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, nhưng chẳng ham muốn sinh nơi cõi Phạm thiên. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành Thiền định giải thoát Tam-muội nhưng chẳng nương theo thiền định mà sinh nơi cõi trời. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành bốn niệm xứ, nhưng chẳng rốt ráo lìa khỏi bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành bốn chánh cần, nhưng không bỏ sức tinh tấn của thân tâm. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành bốn như ý túc, nhưng tự mình được các phép thần thông tự tại. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành năm pháp căn bản, nhưng phân biệt được các căn tánh chậm lụt hoặc lanh lợi của chúng sinh. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành năm sức, nhưng vui cầu mười lực của Phật. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành bảy phần giác, nhưng phân biệt được trí huệ của Phật. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành tám chánh đạo, nhưng ưa hành Phật đạo vô lượng. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành pháp chỉ quán trợ đạo, nhưng cuối cùng chẳng rơi vào nơi tịch diệt. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hành lẽ các pháp chẳng sinh chẳng diệt, nhưng dùng những tướng chánh và những tướng phụ mà trang nghiêm thân mình. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy hiện oai nghi của Thanh văn, Bích chi Phật, nhưng chẳng bỏ Phật Pháp. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy nương theo tướng cứu cánh thanh tịnh của các pháp, nhưng cũng nương theo chỗ ứng hợp mà thị hiện thân mình. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy quán các cõi Phật yên lặng vĩnh viễn như cõi không, nhưng cũng hiện ra các cõi thanh tịnh của Phật. Đó là hạnh Bồ Tát.

“Tuy đắc Phật đạo, quay bánh xe pháp vào Niết-bàn, nhưng chẳng bỏ đạo của Bồ Tát. Đó là hạnh Bồ Tát.”

Duy-ma-cật nói những lời ấy rồi, trong đại chúng đi theo Văn-thù Sư-lỵ có tám ngàn vị thiên tử, thảy đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.68.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...