Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại »» k. Đốn giáo và Tiệm giáo »»

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
»» k. Đốn giáo và Tiệm giáo

Donate

(Lượt xem: 6.044)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại - k. Đốn giáo và Tiệm giáo

Font chữ:

Những khác biệt giữa hai vị đại sư Huệ Năng và Thần Tú như chúng ta đã bàn đến trong phần trước có thể xem là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa hai tông Nam, Bắc do họ dẫn dắt. Điều này không có gì khó hiểu, bởi vì điều tất nhiên là mỗi vị đều dựa vào những kinh nghiệm tu tập và thực chứng của mình để giáo hoá đồ chúng. Vì thế, con đường mà mỗi vị đi qua cũng chính là con đường mà những truyền nhân của họ tiếp tục nối bước.

Đại sư Thần Tú đã đến cùng Thiền tông với một sự chuẩn bị chu đáo về mặt tri thức. Một điều hoàn toàn tự nhiên là những tri thức ấy không thuộc về phẩm chất bẩm sinh của mỗi con người, mà chỉ có thể đạt được thông qua con đường học tập chuyên cần. Chính điều này đã ghi lại dấu ấn quan trọng trong bài kệ trình kiến giải của ngài: “Thường siêng lau, siêng rửa.” Vì thế, phương thức tu tập cũng như tông chỉ của Bắc tông chính là sự chuyên cần tu tập.

Theo Bắc tông thì hết thảy chúng sinh đều sẵn có tánh giác ngộ, nhưng chỉ do tập khí vô minh phiền não từ nhiều đời che lấp nên khiến cho tánh giác ấy phải bị che mờ, khác nào tấm gương sáng phủ đầy bụi bặm. Vì thế, người tu tập khi hiểu được điều này phải hết sức nỗ lực tinh cần, trừ bỏ dần dần những tập khí vô minh phiền não, cho đến khi nào tánh giác được hiển lộ thì sẽ đạt đến sự giải thoát.

Quá trình “trừ bỏ dần dần” như vừa nói chính là cái mà Bắc tông gọi là “tiệm tu”. Chữ tiệm có nghĩa là dần dần, từ từ, có nghĩa là hiệu quả tu tập sẽ đạt được một cách chầm chậm, từ từ, nhưng chắc chắn không thể không có được. Chỉ cần hành giả có sự chuyên cần nỗ lực và kiên trì, bền chí, thì điều tất yếu là con đường đi đến giác ngộ sẽ mỗi ngày đều được thu ngắn lại.

Khác hẳn với Đại sư Thần Tú, Đại sư Huệ Năng đã đến cùng Thiền tông với tâm nhiệt thành và một tri thức hoàn toàn trống rỗng, nếu chúng ta hiểu tri thức như là những kiến thức có được qua sự học hỏi, nghiên cứu. Tuy nhiên, ngay khi được biết về Đại sư Huệ Năng, chúng ta đã thấy là ngài tỏ ra có một trực giác cực kỳ bén nhạy. Khi ngài tình cờ được nghe người khách lạ tụng kinh Kim Cang, dù chưa biết đó là kinh gì, cũng như trước đó chưa từng có chút hiểu biết gì về Phật pháp, nhưng ngài đã ngay lập tức trực nhận được ý kinh. Khả năng trực nhận của ngài xuyên qua những giới hạn chuyển tải của ngôn ngữ, bởi ngài đã tiếp nhận những điều trong kinh không bằng sự phân tích ngữ nghĩa thông thường như hầu hết chúng ta, mà là thông qua trực giác bén nhạy để nắm bắt ngay những ý nghĩa thuộc về phần tinh tuý, sâu xa nhất. Chính khả năng này đã giúp cho ngài ngay trong lần đầu tiếp cận với kinh Kim Cang đã nhận ra ngay là tất cả những ý nghĩa sâu kín nhất đều nằm trong bộ kinh này. Và chính vì thế mà ngài đã quyết định lên đường tìm đến với người giảng kinh: Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn.

Suốt cuộc hành trình 30 ngày tìm đến huyện Hoàng Mai, chắc chắn trong tâm ngài đã không ngừng tiếp tục suy xét về những gì đã nhận hiểu được trong lần đầu nghe kinh Kim Cang. Vì thế mà ngay trong lần hội kiến đầu tiên với Ngũ Tổ, ngài đã không bỏ lỡ cơ hội để nhờ Ngũ Tổ xác nhận lại những gì đã nhận hiểu được. Vì thế, chúng ta mới nghe được mẩu đối thoại cực kỳ mãnh liệt khi một vị đệ tử vừa mới đến tham vấn lần đầu tiên đã đặt ngay ra những vấn đề thuộc về cốt tuỷ của Thiền tông, như “Phật tánh bình đẳng, tự tâm thường sinh trí huệ, chẳng lìa tự tánh tức là ruộng phước”...

Với những vấn đề liên tiếp và dồn dập đặt ra như thế, việc Ngũ Tổ nhận ra ngay trí tuệ siêu phàm của ngài cũng là điều dễ hiểu. Và sự mặc nhiên không quở trách của Ngũ Tổ chính là đã âm thầm ấn chứng cho sự nhận hiểu của ngài Huệ Năng. Chính sự ấn chứng này đã là động lực giúp cho Huệ Năng yên tâm đi xuống nhà bếp, làm công việc giã gạo, bửa củi trong 8 tháng sau đó để tiếp tục chiêm nghiệm về những chân lý vừa loé sáng trong nội tâm của ngài. Để rồi sau đó, qua mẩu đối thoại ngắn ngủi giữa hai người bên cối giã gạo trong nhà bếp, một lần nữa Ngũ Tổ lại xác nhận cho những kết quả nội chứng của Huệ Năng trong thời gian qua là hoàn toàn đúng hướng. Nhờ đó mà những kinh nghiệm tu chứng trong nội tâm của ngài Huệ Năng mới có thể tiếp tục phát triển đến mức có thể được bộc lộ ra qua bài kệ đối đáp với Đại sư Thần Tú như chúng ta đã biết.

Và đến lúc này thì Ngũ Tổ biết là Huệ Năng đã thực sự nhận hiểu được chỗ tinh yếu của Thiền tông, nên ngay hôm sau đã gọi ngài vào thiền thất để giảng kinh Kim Cang và truyền y bát. Chính lần giảng kinh duy nhất và cuối cùng này đã phá vỡ tất cả những rào cản còn sót lại trong nội tâm ngài Huệ Năng, khi ngài bừng ngộ và thốt ra những lời bày tỏ sự ngạc nhiên trước chỗ thấy biết rốt ráo của chính mình:

“Ngờ đâu tự tánh vốn tự thanh tịnh!
Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng sanh diệt!
Ngờ đâu tự tánh vốn tự đầy đủ!
Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng lay động!
Ngờ đâu tự tánh sanh ra muôn pháp!”

Như vậy, ngài Huệ Năng đã nhận sự giáo hoá của Ngũ Tổ theo cách riêng của mình, và cũng qua đó tạo ra một tiền lệ cho Nam tông Đốn giáo của ngài về sau. Thiền Nam tông vì thế không truyền trao qua sự nghiên tầm giáo điển, mà hướng thẳng đến phần cốt lõi tinh yếu nhất chỉ có thể trực nhận qua kinh nghiệm tu chứng nội tâm. Trong Đàn Kinh có nói đến sự truyền thừa của Nam tông lấy Đàn Kinh làm căn bản, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là các thiền sư phải học tập, nghiền ngẫm những ý nghĩa trong Đàn Kinh. Điều đó chỉ có nghĩa là những ai chưa nắm hiểu được những chỗ tinh yếu, cốt lõi trong Đàn Kinh – mà cũng là trong Thiền tông – thì chưa thể xem là đã được truyền thừa.

Thật ra, chính trong Đàn Kinh cũng có nhắc đến sự phân biệt đốn, tiệm của thời bấy giờ với sự nhấn mạnh quan điểm “pháp vô đốn tiệm”. Sự phân ra đốn hay tiệm chỉ là do cách tiếp nhận của con người có nhanh, chậm khác nhau. Vì thế, không thể cho rằng đốn và tiệm là 2 pháp khác nhau.

Thông thường, chúng ta tiếp cận và nhận biết về thực tại qua hai cách khác nhau: trực tiếp và gián tiếp. Chẳng hạn, khi chúng ta nếm một múi quít và nhận biết được những mùi vị của nó, đó là cách trực tiếp; còn khi chúng ta thông qua sự mô tả bởi các từ ngữ như thơm, rất thơm, chua, hơi chua, ngọt, rất ngọt.v.v... để nhận biết, đó là cách gián tiếp.

Trong thực tế, kinh nghiệm trực tiếp về thực tại của chúng ta không thể bao trùm hết thảy mọi phạm vi đời sống. Vì thế, sự nhận biết thông qua sự mô tả bằng ngôn ngữ là điều tất nhiên cần thiết. Chẳng hạn, chúng ta không thể nếm biết hết tất cả các loại trái cây trên trái đất này, nên tất yếu sẽ có rất nhiều loại ta chỉ được nghe nói hoặc đọc thấy qua sách báo, và chỉ có thể biết về chúng qua cách gián tiếp như thế mà thôi.

Những kinh nghiệm sống được mã hoá qua kênh ngôn ngữ tạo ra điều kiện thuận lợi để trao truyền vượt qua thời gian và không gian, chẳng hạn như từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác, thông qua chữ viết. Và những kinh nghiệm sống được diễn đạt qua ngôn ngữ, nhất là dưới hình thức chữ viết, tạo thành cái gọi là tri thức. Vì thế, tri thức là những kinh nghiệm cụ thể có thể được truyền từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác.

Ngược lại, những kinh nghiệm sống trực tiếp không bao giờ có thể được truyền từ người này qua người khác. Nếu bạn muốn nhận biết trực tiếp về hương vị trái sầu riêng của Nam bộ, bạn chỉ có một cách duy nhất là phải nếm thử nó! Và điều quan trọng là, mọi sự mô tả bằng ngôn ngữ khi so sánh với sự nhận biết trực tiếp này bao giờ cũng sẽ có một độ lệch nhất định.

Dù muốn hay không, tất cả chúng ta vẫn luôn phải tiếp cận và nhận hiểu thực tại qua cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp. Đơn giản chỉ là vì chúng bổ sung cho nhau để giúp ta có được những hiểu biết và kinh nghiệm sâu rộng nhất, tối ưu nhất về thực tại.

Kinh nghiệm trực tiếp là sự nhận biết chính xác nhất về thực tại, nhưng giới hạn của nó là không thể bao trùm mọi khía cạnh của đời sống. Trong khi đó, sự nhận biết gián tiếp thông qua tri thức bao giờ cũng có những độ lệch nhất định, nhưng nó có thể giúp chúng ta mở rộng hiểu biết đến hầu như tất cả mọi khía cạnh của đời sống.

Mặt khác, kinh nghiệm gián tiếp được chuyển tải qua ngôn ngữ, nên tất yếu nó phải chịu sự quy định, giới hạn của ngôn ngữ. Khi sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt kinh nghiệm, chúng ta luôn phải chấp nhận những giới hạn này ở một mức độ tương đối nào đó. Lấy ví dụ, để mô tả về màu sắc, chúng ta chỉ có một số lượng giới hạn tên gọi các màu, nhưng trong thực tại thì số lượng màu sắc khác nhau lại không có giới hạn. Vì thế, những màu sắc gần giống nhau đến một mức độ nào đó sẽ có cùng một tên gọi như nhau, vì sự phân biệt chính xác hơn thế nữa sẽ là vượt quá giới hạn diễn đạt của ngôn ngữ.

Vấn đề chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là, kinh nghiệm thiền chứng phải là một kinh nghiệm trực tiếp. Nếu chúng ta dựa vào tri thức để mong đạt đến sự chứng ngộ, điều đó sẽ mãi mãi không bao giờ xảy ra. Đây chính là ý nghĩa trong lời nhận xét của Ngũ Tổ về bài kệ của ngài Thần Tú:

“Ông làm kệ này chưa thấy được bản tánh, chỉ đến ngoài cửa, chưa vào được trong. Như đem chỗ hiểu biết ấy mà cầu đạo Vô thượng Bồ-đề thì quyết chẳng thể được.”

Giới hạn của Tiệm giáo chính là ở điểm này. Trong khi việc nghiên tầm giáo điển, tụng niệm kinh điển vẫn luôn mang đến cho chúng ta những lợi ích nhất định, thì trong thực tế vẫn vĩnh viễn không bao giờ có thể mang đến cho chúng ta kinh nghiệm chứng ngộ, trừ khi chúng ta nhận ra được giới hạn đó và tự mình quay sang tiếp xúc một cách trực tiếp với thực tại. Trường hợp của thiền sư Pháp Đạt là một ví dụ minh hoạ cụ thể cho nhận xét này.

Thiền sư Pháp Đạt tụng kinh Pháp Hoa có đến 3.000 lượt, vẫn không đạt ngộ. Khi gặp Lục Tổ Đại sư, được ngài chỉ cho chỗ pháp yếu liền tự nhiên bừng ngộ. Chỗ pháp yếu đó vốn dĩ cũng không nằm ngoài kinh Pháp Hoa, nhưng Pháp Đạt trước đó dù đã tụng kinh rất lâu vẫn không nắm hiểu được là vì quá chấp chặt vào ngôn ngữ mà không tự mình trực nhận được chỗ tinh yếu bằng vào kinh nghiệm tự thân. Vì thế, những chỉ dẫn của Lục Tổ là cực kỳ quan trọng đối với ông lúc này:

“Nếu có thể ở nơi tướng lìa được tướng, ở nơi không lìa được không, tức là trong ngoài đều chẳng mê. Nếu ngộ pháp ấy, trong một niệm tâm liền khai mở. Đó là khai mở tri kiến Phật.”

Toàn bộ kinh Pháp Hoa cũng chỉ nhắm đến một việc duy nhất là khai mở tri kiến Phật. Nhưng Pháp Đạt tụng niệm hơn 3.000 lượt vẫn không nhận ra! Những chỉ dẫn của Lục Tổ sở dĩ có thể giúp ông bừng ngộ là vì nó không nhằm giải thích thêm nữa, mà chỉ nhằm kéo ông trở về với thực tại để tự mình có thể trực nhận được cái gọi là “tri kiến Phật”. Đó chính là ý nghĩa của việc mà Lục Tổ gọi là “chuyển Pháp Hoa”, hoàn toàn trái ngược với trước đó là “bị Pháp Hoa chuyển”.

Sự lệch hướng của Bắc tông về sau chính là ở chỗ họ đã chuyển sang dựa vào sự tích luỹ tri thức để xem đó là sự nghiệp tu tập. Thật ra thì sự nỗ lực công phu chuyên cần vốn dĩ là yếu tố cần thiết cho tất cả những người tu tập, cho dù là theo tông phái nào. Nhưng nỗ lực chuyên cần tinh tấn theo hướng nào thì đó mới chính là vấn đề tông chỉ của từng tông phái.

Đại sư Thần Tú dạy người “thường siêng lau, siêng rửa”, nhưng lau rửa như thế nào mới là vấn đề quyết định sự sai lầm hay đúng đắn. Nếu sự nỗ lực chuyên cần đó là để thường xuyên duy trì chánh niệm, chánh định, chánh tuệ, thì dù là Nam tông cũng không đi ra ngoài con đường đó.

Nhưng trong thực tế sự phát triển của Bắc tông Tiệm giáo đã ngày càng chuyển dần sang khuynh hướng tích luỹ tri thức. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy kiệt, mất dần sinh khí của họ. Trong khi đó, Nam tông Đốn giáo kể từ sau ngài Huệ Năng đã nở rộ lên những Thần Hội, Hoài Nhượng, Hành Tư, Huyền Giác... và rất nhiều bậc tông sư khác, ngày càng phát triển rộng khắp cả đất nước Trung Hoa chứ không chỉ còn riêng ở phương Nam nữa.

Vì thế, sự phân ra đốn, tiệm vốn chỉ là tuỳ theo căn cơ trí tuệ của người đời, mà những sai lệch trong sự tu tập của hai tông Nam, Bắc vốn cũng là do người tu tự tạo ra. Nếu không nắm hiểu được ý chỉ của thiền Đốn giáo thì dù có xưng là Nam tông cũng không tránh khỏi sai lầm. Như có thể nắm hiểu được ý chỉ thì dù là Bắc tông mà thực sự “đến được ngoài cửa” như người xưa thì việc đạt đến chứng ngộ, bước hẳn “vào trong” hẳn cũng không còn xa lắm! Do đó, nếu ai chỉ biết phân biệt theo tên gọi, tự cho mình là Nam tông đích truyền, Lâm Tế chánh tông... cũng chưa hẳn đã có thể thừa đương được những chỗ thâm mật, uyên áo của người xưa. Còn nếu như nắm hiểu được ý chỉ của tông môn, thẳng đường tu tiến, thì dù có gọi đó là tiệm hay đốn, Bắc hay Nam cũng chẳng do nơi đó mà có thể làm thay đổi kết quả tu tập.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.165.234 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...