Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại »» f. Hành trình về phương Nam »»

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
»» f. Hành trình về phương Nam

Donate

(Lượt xem: 5.299)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại - f. Hành trình về phương Nam

Font chữ:

Huệ Năng đến chùa Đông Thiền được hơn 8 tháng, chỉ chuyên lo việc giã gạo, bửa củi trong khuôn viên nhà bếp của chùa. Một hôm, Ngũ Tổ đi ngang qua chỗ làm việc, chợt nhìn thấy Huệ Năng liền gọi đến bảo rằng:

“Ta thấy chỗ biết của ông có thể dùng được, nhưng e có kẻ xấu làm hại ông, cho nên không nói chuyện, ông có biết hay không?”

Huệ Năng thưa: “Đệ tử biết ý thầy, nên chẳng dám ra phía trước, để người khác đừng hay biết.”

Ngày kia, Ngũ Tổ gọi các môn đồ lại đông đủ mà dạy rằng:

“Các ông nghe ta bảo đây. Người đời sanh tử là việc lớn, các ông suốt ngày chỉ lo việc cầu phước mà chẳng cầu ra khỏi biển khổ sanh tử. Tánh mình nếu mê, phước nào cứu đặng? Các ông hãy lui ra, tự quan sát trí tuệ, lấy tánh Bát-nhã nơi bản tâm mình, mỗi người làm một bài kệ đem trình ta xem. Nếu ai ngộ đạo, ta sẽ truyền pháp và y cho làm Tổ thứ sáu. Phải nhanh chóng lên, chẳng được chậm trễ. Nếu còn phải suy nghĩ là chẳng phải chỗ dùng được. Nếu thật người thấy tánh, vừa nghe lời nói liền phải thấy ngay. Người như vậy, cho dù có vung đao ra trận cũng vẫn thấy biết.”

Đồ chúng nghe rồi lui ra, bảo nhau rằng: “Chúng ta chẳng cần phải lắng lòng dụng ý viết kệ trình Hòa thượng làm chi. Thượng tọa Thần Tú hiện là Giáo thọ, ắt là sẽ được. Bọn ta có làm kệ cũng chỉ uổng tâm lực mà thôi!”

Rồi tất cả đều buông xuôi, tự nghĩ rằng: “Từ đây về sau, chúng ta chỉ cần nương theo sư Thần Tú, còn phải phiền lòng làm kệ mà chi?”

Khi ấy, Thần Tú lại suy nghĩ rằng: “Mọi người chẳng làm kệ, vì ta đây đối với họ là thầy Giáo thọ. Còn như ta lại cần phải làm kệ trình Hòa thượng, vì nếu chẳng trình kệ thì Hòa thượng làm sao biết được chỗ hiểu trong lòng ta sâu cạn thế nào? Ý ta trình kệ, nếu vì cầu Pháp tức là việc tốt, nếu vì cầu ngôi Tổ tức là việc xấu, chẳng khác nào như kẻ phàm phu muốn đoạt ngôi Thánh. Nhưng nếu không trình kệ, rốt cuộc lại chẳng được Pháp. Thật là khó lắm, khó lắm thay!”

Trước phòng Ngũ Tổ có ba gian mái hiên, ngài định mời quan Cung phụng là Lư Trân vẽ tranh minh hoạ kinh Lăng-già và biểu đồ truyền thừa năm vị Tổ để lưu truyền. Thần Tú làm kệ xong, đã mấy lần muốn đem trình, nhưng cứ lên đến trước thềm thì trong lòng hoảng hốt, mồ hôi ra khắp người, muốn trình mà chẳng được. Trải qua 4 ngày, đến 13 lần như vậy, chẳng trình kệ được! Thần Tú bèn suy nghĩ:

“Chi bằng viết vào vách dưới mái hiên, khiến cho Hòa thượng xem thấy. Nếu Ngài bảo là hay, thì ta ra lễ bái, nhận là mình làm. Còn nếu Ngài bảo là chẳng được, thì thật uổng công bao năm ở núi, nhận sự lễ bái của người, còn tu hành gì nữa?”

Nghĩ sao làm vậy, canh ba đêm ấy chẳng cho ai biết, Thần Tú tự mình cầm đèn đến viết bài kệ đã làm lên vách mái hiên phía nam để trình chỗ hiểu biết trong tâm mình. Kệ rằng:

Thân là cây Bồ-đề,
Tâm như đài gương sáng.
Thường siêng lau siêng rửa,
Chớ để bám bụi nhơ.

Thần Tú viết kệ rồi lui về phòng, không ai hay biết. Lại suy nghĩ rằng:

“Ngày mai, Ngũ Tổ thấy kệ mà vui mừng, tức là ta có duyên với Pháp. Còn nếu ngài bảo chẳng được, tức là ta ngu mê, nghiệp chướng còn nặng, chẳng thể đắc Pháp. Ý Thánh thật khó lường!”

Thần Tú ở trong phòng trằn trọc suy tưởng mãi, nằm ngồi chẳng yên, cho đến tận canh năm.

Sáng ra, Ngũ Tổ mời quan Cung phụng họ Lư đến chỗ vách tường mái hiên phía nam để vẽ biểu đồ. Chợt thấy bài kệ ấy, liền nói rằng:

“Quan Cung phụng thôi chẳng cần vẽ nữa. Thật đã làm nhọc ngài từ xa đến đây! Kinh dạy rằng: ‘Những gì có hình tướng đều là hư vọng.’ Vậy nên chỉ cần lưu lại bài kệ này cho người trì tụng. Y theo kệ này tu khỏi đọa nẻo ác, y theo kệ này tu, được lợi ích lớn.”

Nói rồi sai đệ tử đốt hương lễ kính, bảo mọi người đều nên tụng kệ này. Mọi người tụng kệ đều khen ngợi: “Hay lắm thay!”

Khoảng canh ba, Ngũ Tổ gọi Thần Tú vào phòng, hỏi rằng:

“Bài kệ là của ông làm phải không?”

Thần Tú thưa: “Quả thật là Tú này làm, chẳng dám vọng cầu ngôi Tổ, chỉ mong Hòa thượng từ bi xem coi có chút trí tuệ nào hay chăng?”

Ngũ Tổ nói: “Ông làm bài kệ này chưa thấy được bản tánh, chỉ như đến ngoài cửa, chưa vào được trong. Như đem chỗ hiểu biết ấy mà cầu đạo Vô thượng Bồ-đề thì quyết chẳng thể được. Vô thượng Bồ-đề vốn tự bản tâm, thấy tự bản tánh, chẳng sanh chẳng diệt. Bất cứ lúc nào, niệm tưởng nào cũng đều tự thấy biết, muôn pháp không ngăn ngại, một pháp chân thật thì hết thảy pháp đều chân thật, muôn cảnh tự như như. Tâm như như đó tức là chân thật. Nếu thấy biết được như vậy, tức là tự tánh Vô thượng Bồ-đề. Ông nên lui về suy nghĩ trong một hai ngày nữa, làm một bài kệ khác trình ta xem. Nếu kệ của ông vào được trong cửa, ta sẽ truyền pháp và y.”

Thần Tú làm lễ lui ra. Lại qua vài ngày, làm kệ chẳng được, trong lòng hoảng hốt, tâm thần chẳng yên, mơ màng như trong mộng, lúc đi lúc ngồi đều chẳng được an vui.

Hai hôm sau, có một chú tiểu đi ngang qua chỗ giã gạo, tụng bài kệ của Thần Tú. Ngài Huệ Năng vừa nghe qua, biết ngay bài kệ ấy chưa thấy được bản tánh. Tuy ngài chưa hề được dạy dỗ giáo pháp, nhưng đã sớm nhận hiểu được đại ý, liền hỏi chú tiểu ấy rằng: “Người tụng kệ gì vậy?”

Chú tiểu nói: “Gã mường mán này, thật không biết gì sao? Đại sư có nói: Người đời sanh tử là việc lớn. Ngài muốn truyền pháp và y, nên dạy môn đồ làm kệ trình. Nếu ai ngộ được đại ý, Ngài sẽ trao y và pháp, cho làm Tổ thứ sáu. Thượng tọa Thần Tú viết bài kệ này trên vách tường hiên phía nam. Đại sư bảo mọi người đều nên tụng, tu theo kệ ấy khỏi đọa nẻo ác, tu theo kệ ấy, có lợi ích lớn.”

Ngài Huệ Năng liền nói: “Này chú! Tôi giã gạo nơi đây đã hơn tám tháng rồi, chưa hề lên tới trước chùa. Mong được chú dẫn tôi tới trước bài kệ đó để lễ bái.”

Chú tiểu liền dẫn ngài Huệ Năng đến chỗ trước bài kệ. Ngài nói: “Huệ Năng không biết chữ, xin chú đọc giúp cho được nghe.”

Khi ấy, có quan Biệt giá Giang Châu là Trương Nhật Dụng đang đứng gần đó, liền cao giọng đọc bài kệ lên. Ngài Huệ Năng nghe rồi liền nói: “Tôi cũng có một bài kệ, mong quan Biệt giá viết giúp tôi.”

Quan Biệt giá nói: “Ông cũng làm được kệ sao? Thật là việc ít có!”

Ngài Huệ Năng liền bảo quan Biệt giá: “Muốn học đạo Vô thượng Bồ-đề, chẳng nên khinh người mới học. Người thấp hèn có khi có trí tuệ cao thượng, người cao thượng có khi không trí tuệ. Nếu khinh người thì mắc tội không kể xiết!”

Quan Biệt giá nói: “Được rồi, ông chỉ việc đọc kệ đi, ta viết giúp cho. Nếu ông đắc Pháp, nên tiếp độ ta trước, chớ quên lời.”

Ngài Huệ Năng liền đọc kệ rằng:

Bồ-đề vốn chẳng phải cây,
Gương sáng cũng chẳng phải đài.
Xưa nay vốn không một vật,
Chỗ nào bám được bụi nhơ?

Bài kệ được viết xong, đồ chúng đều kinh hãi, ai nấy sửng sốt bảo nhau rằng: “Lạ thay! Thật là không thể lấy bề ngoài để xét đoán người! Sao lâu nay chúng ta lại dám sai khiến vị Bồ Tát mang xác phàm này?”

Ngũ Tổ thấy mọi người kinh động, e có kẻ xấu ghen ghét làm hại Huệ Năng, bèn lấy chiếc dép chà lên xóa ngay bài kệ đi và nói rằng: “Cũng chưa thấy tánh.” Đồ chúng đều nghe vậy.

Hôm sau, Ngũ Tổ đến chỗ giã gạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá, giã gạo, liền bảo rằng: “Người cầu đạo, vì pháp quên mình đến thế sao?” Rồi lại hỏi: “Gạo đã trắng chưa?” Ngài Huệ Năng thưa: “Gạo trắng đã lâu, còn thiếu người sàng gạo.” Ngũ Tổ liền dùng gậy gõ lên thành cối ba cái rồi đi.

Ngài Huệ Năng hiểu ý Ngũ Tổ, chờ trống canh ba vừa điểm liền vào thất. Ngũ Tổ lấy áo cà-sa che quanh, chẳng cho ai trông thấy, rồi giảng kinh Kim Cang cho nghe. Đến câu “Nên sanh tâm từ chỗ không bám víu vào đâu cả.” Huệ Năng vừa nghe liền đại ngộ, hiểu rằng hết thảy muôn pháp chẳng rời tự tánh.

Ngài Huệ Năng khi ấy thưa với Ngũ Tổ rằng: “Thật không ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh! Thật không ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt! Thật không ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ! Thật không ngờ tự tánh vốn chẳng lay động! Thật không ngờ tự tánh sanh ra muôn pháp!’

Ngũ Tổ biết là Huệ Năng đã ngộ bản tánh, liền bảo rằng: “Chẳng biết bản tâm, học pháp vô ích. Nếu tự biết bản tâm, tự thấy bản tánh, tức là bậc trượng phu, là thầy của hàng trời, người, là Phật.”

Ngài Huệ Năng thọ pháp vào canh ba, chẳng ai hay biết. Ngũ Tổ truyền pháp Đốn giáo và y bát, dạy rằng: “Nay ông là Tổ đời thứ sáu, khéo tự giữ gìn, rộng độ chúng sanh, lưu truyền đạo pháp cho đời sau, đừng để dứt mất. Hãy nghe bài kệ này:

Tình khởi nên gieo giống,
Vòng nhân quả loanh quanh.
Không tình cũng không giống,
Không tánh cũng không sanh.”

Ngũ Tổ lại nói: “Thuở xưa, Đại sư Đạt-ma mới đến đất này, lòng người chưa tin sâu vững nên truyền y này như vật làm tin, đời đời truyền nối. Còn việc truyền pháp tất phải lấy tâm truyền tâm, khiến cho tự ngộ, tự chứng. Từ xưa, chư Phật chỉ truyền bản thể, chư Tổ ngầm nối bản tâm. Y bát là đầu mối sanh ra tranh đoạt, đến ông không nên truyền nữa. Nếu truyền y này thì nguy đến tính mạng. Ông nên mau đi đi, kẻo có người làm hại.”

Ngài Huệ Năng thưa hỏi: “Giờ con biết đi đâu?”

Ngũ Tổ đáp: “Gặp Hoài thì ngừng; gặp Hội thì ẩn.”

Ngài Huệ Năng nhận y bát đang lúc canh ba, thưa với Ngũ Tổ rằng:

“Huệ Năng người miền Nam, không thông thạo đường đi ở núi này, làm sao ra được đến cửa sông?”

Tổ đáp: “Ông chẳng phải lo, ta tự đưa ông đi.”

Ngũ Tổ đưa ra đến tận bến Cửu Giang, bảo Huệ Năng lên thuyền, rồi tự cầm chèo mà chèo đi. Huệ Năng thưa: “Xin Hòa thượng ngồi, để đệ tử chèo.”

Ngũ Tổ nói: “Ta nên độ ông sang sông.”

Huệ Năng thưa: “Khi mê thầy độ, ngộ rồi thì tự độ. Độ tuy là một tiếng, mà chỗ dùng chẳng giống nhau. Huệ Năng sanh nơi biên địa, giọng nói không chuẩn, được nhờ Thầy truyền pháp, nay đã ngộ rồi, chỉ nên tự độ.”

Ngũ Tổ nói: “Đúng vậy, đúng vậy! Pháp Phật từ nay về sau do ông mà rộng truyền. Ông đi rồi, ba năm sau ta sẽ bỏ cõi thế. Ông đi may mắn, gắng sức về phương Nam. Nên ẩn nhẫn, chớ vội vàng giảng pháp, pháp Phật sẽ khó mà sanh khởi.”

Ngài Huệ Năng từ biệt Ngũ Tổ, rồi hướng về phương Nam mà đi. Bấy giờ là vào năm đầu niên hiệu Long Sóc đời vua Đường Cao Tông, tức là năm Tân Dậu (661).

Ngũ Tổ quay về, luôn mấy ngày chẳng lên giảng đường. Đồ chúng nghi hoặc, thưa hỏi: “Chẳng hay Hòa thượng có bệnh hoạn, sầu não gì chăng?”

Ngũ Tổ đáp: “Bệnh thì không có bệnh, nhưng y pháp đã về phương Nam rồi.”

Chúng đệ tử lại hỏi: “Ai được truyền thọ?”

Ngũ Tổ đáp: “Năng được rồi.”

Lúc ấy đồ chúng mới biết. Liền có khoảng vài trăm người đuổi theo, muốn cướp y bát. Trong số đó có một vị tăng tên Huệ Minh, họ Trần, trước đây từng giữ chức quan võ hàng tứ phẩm, tánh tình thô bạo. Ông này cầm đầu cả bọn, cố sức đuổi theo. Đuổi riết trong hai tháng, tới núi Đại Dữu thì bắt kịp.

Lục Tổ khi ấy đặt y bát trên một hòn đá mà nói rằng: “Y bát này là vật làm tin, há có thể dùng sức mà tranh đoạt được sao?”

Rồi Lục Tổ ẩn vào cỏ rậm. Huệ Minh đuổi tới, đưa tay lấy y bát, cố sức nhấc lên không nổi, liền gọi lớn rằng: “Hành giả, hành giả! Tôi thật vì pháp, chẳng phải vì y bát mà đến đây.”

Lục Tổ liền bước ra, lên ngồi trên tảng đá. Huệ Minh lễ bái, nói: “Mong được ngài vì tôi mà thuyết pháp.”

Lục Tổ nói: “Nếu ông đã vì pháp mà đến đây, vậy nên dứt bỏ hết các duyên, chớ sanh niệm tưởng, ta sẽ vì ông mà giảng pháp.”

Một lúc lâu sau, Lục Tổ mới nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, ngay trong lúc ấy, mặt mũi xưa nay của Thượng tọa Minh là gì?”

Huệ Minh nghe qua liền bừng tỉnh, hiểu được ý chỉ. Lại hỏi: “Ngoài lời kín đáo, ý bí mật đó, còn có bí mật nào khác nữa chăng?”

Lục Tổ đáp: “Đã nói ra với ông, tức chẳng phải bí mật. Nếu ông tự soi xét lại mình, thì chỗ bí mật chính ở nơi ông.”

Huệ Minh thưa: “Tôi tuy theo học với Ngũ Tổ nhưng thật chưa từng nhận ra mặt mũi của chính mình. Nay nhờ ngài chỉ dạy cho, như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Vậy ngài chính là thầy tôi vậy.”

Lục Tổ nói: “Nếu ông được như vậy, thì ta với ông cùng một thầy, nên khéo tự giữ gìn.”

Huệ Minh lại hỏi: “Từ nay, Huệ Minh biết đi đâu?”

Lục Tổ đáp: “Đến Viên thì dừng, gặp Mông thì ở.” Huệ Minh lễ bái từ biệt.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Gọi nắng xuân về


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.59.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...