Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công.
(Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi.
(I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy.
(You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình.
(A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không.
(There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
A-nan vấn sự Phật cát hung kinh (阿難問事佛吉凶經) do ngài An Thế Cao (安世高) dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ vào đời Hậu Hán (25-220), được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở Tập 14, có 2 bản là kinh số 492a, bắt đầu từ trang 753, tờ a với tên Phật thuyết A-nan vấn sự Phật cát hung kinh (佛說阿難問事佛吉凶經) và kinh số 492b, bắt đầu từ trang 754, tờ c với tên A-nan vấn sự Phật cát hung kinh (阿難問事佛吉凶經). Cả hai bản đều ghi tên người dịch là ngài An Thế Cao.
Nội dung hai bản kinh khi so sánh có nhiều điểm khác biệt. Trong quá trình chuyển dịch tập sách này, chúng tôi nhận thấy Hòa thượng Tịnh Không dường như đã sử dụng bản 492b (A-nan vấn sự Phật cát hung kinh) làm bản chính để giảng giải. Riêng chúng tôi trong việc chuyển dịch phần kinh văn thì luôn có sự đối chiếu so sánh cả hai bản để bổ sung cho nhau. Trong rất nhiều trường hợp, điều này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa kinh văn.
Sự khác biệt giữa hai bản kinh có thể là do trong quá trình khắc in, lưu hành, vì cả hai bản đều ghi tên dịch giả là An Thế Cao nên rất có khả năng chúng cùng một xuất xứ. Do trải qua thời gian nhiều lần khắc in nên đã có những sai sót lệch lạc xảy ra và chúng ta không thể biết chắc được bản nào gần với nguyên bản hơn. Tuy nhiên, cũng may là nội dung kinh này không đề cập đến quá nhiều những vấn đề giáo pháp trừu tượng sâu xa, mà đa phần chỉ xoay quanh giáo lý về nhân duyên, nhân quả báo ứng. Do đó, chúng ta vẫn có thể căn cứ vào giáo pháp căn bản của Phật dạy để hiểu đúng nghĩa kinh ở những chỗ quá tối nghĩa.
Ngoài ra, chính sự giảng giải của Hòa thượng Tịnh Không trong tập sách này là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa bản kinh một cách rõ ràng, minh bạch hơn. Vì thế, ngay sau khi hoàn tất bản dịch sách này, chúng tôi cũng đã đồng thời cho lưu hành bản Việt dịch của kinh tại trang Kinh điển của website www.rongmotamhon.net - Quý độc giả có thể truy cập để xem và tải về miễn phí tại đây: https://pgvn.org/pg_3286aj
Trong quá trình Việt dịch, nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người đọc trong việc nhận hiểu kinh văn cũng như lời giảng của Hòa thượng, chúng tôi đã cố gắng biên soạn các chú thích ở những nơi cần thiết. Nguyên bản Trung văn không có phần chú thích, vì vậy xin độc giả lưu ý là tất cả các chú thích trong bản Việt dịch này đều do chúng tôi đưa vào. Nguyên bản Trung văn có thể xem và tải miễn phí tại đây: https://pgvn.org/pg_3529gm. Ngoài ra, trong một số trường hợp khi nguyên văn nói quá cô đọng, chúng tôi cũng căn cứ vào sự tham khảo kinh sách khác hoặc những ý nghĩa trong chính sách này để thêm vào một số từ ngữ, câu văn đặt trong dấu ngoặc vuông ([...]), nhằm giúp độc giả dễ nhận hiểu hơn. Khi thêm vào một số tiểu tựa không có trong nguyên bản, chúng tôi cũng trình bày trong ngoặc vuông như vậy.
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức thận trọng trong công việc, nhưng với những hạn chế nhất định về khả năng và trình độ, hẳn không tránh khỏi ít nhiều sai sót. Chúng tôi xin chân thành đón nhận và tri ân mọi sự góp ý để hoàn thiện hơn nữa bản Việt dịch này. Xin vui lòng liên lạc qua điện thư tại địa chỉ: nguyenminh@pgvn.org
Mong sao những nỗ lực của chúng tôi có thể đóng góp được một phần nhỏ nhoi trong việc đưa những lời dạy của đức Thế Tôn đến với nhiều người hơn nữa, để giúp vơi đi những khổ đau trong cuộc đời này.
Trân trọng, Nguyễn Minh Tiến
PHẦN DẪN NHẬP
GIẢNG GIẢI ĐỀ KINH
Tiêu đề kinh này là “A-nan vấn sự Phật cát hung kinh” (Kinh A-nan thưa hỏi về sự lành dữ của việc thờ Phật, học Phật), gồm 8 chữ, có thể chia ra thành 5 phần để giới thiệu.
Thứ nhất, hai chữ “A-nan”.
A-nan là tên người. Vị này là em họ của đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Sau khi xuất gia thì làm thị giả cho Phật, nên là người luôn đi theo bên cạnh Phật. Trong số các vị đại đệ tử của Phật, ngài được tôn xưng là bậc “Đa văn đệ nhất” (Bậc nghe nhiều hơn tất cả).
Thứ hai là chữ “vấn” (thưa hỏi).
Về chữ “vấn” này, tức là việc nêu lên câu hỏi, trong Phật pháp giảng có năm trường hợp. Luận Thích Du-già trình bày:
1. Vì không hiểu được nên hỏi. Đối với sự việc, lý lẽ không hiểu được rõ ràng, trong trường hợp đó nên thưa hỏi vị thầy.
2. Vì nghi ngờ nên hỏi. Đó là từ chỗ thấy, nghe sinh lòng nghi ngờ, trong tư tưởng khởi sinh sự nghi hoặc, cũng nên thưa thỉnh vị thầy chỉ dạy cho.
3. Vì muốn thử nghiệm nên hỏi. Đây là vì muốn khảo xét để biết về bậc thầy hay vị trưởng giả [đang đối thoại] mà nêu câu hỏi.
4. Vì tùy tiện xem thường nên hỏi. Đây là nói trong lòng buông thả không có sự kiềm chế, tùy tiện nêu ra câu hỏi.
5. Vì lợi lạc cho hết thảy chúng sinh hữu tình nên thưa hỏi. Trường hợp thưa hỏi này là bản thân người thưa hỏi không có sự nghi hoặc gì cả, chỉ nhìn thấy trong đại chúng có một số người đối với sự việc, lý lẽ hoặc ý nghĩa đức Phật nói ra còn chưa nhận hiểu được rõ ràng nên trong lòng nghi hoặc. Thế nhưng tự thân những người không hiểu ấy lại không dám nêu câu hỏi. Khi ấy, bậc thông minh trí tuệ vì lợi ích của đại chúng nên liền cố ý giả vờ như không hiểu biết, đại diện cho mọi người nêu lên câu hỏi. Đó gọi là vì lợi lạc hữu tình nên thưa hỏi.
Chữ “vấn” trong tiêu đề kinh là thuộc trường hợp sau cùng này. Đó là Tôn giả A-nan vì lợi lạc cho chúng hữu tình mà thưa hỏi. Đây cũng gọi là “biết mà vẫn hỏi”, mục đích là vì muốn làm lợi lạc cho đại chúng đời sau như chúng ta mà nêu ra bốn vấn đề trọng yếu.
Nói cách khác, bốn vấn đề quan trọng mà ngài A-nan nêu ra, đích thực là các mối nghi hoặc của những người mới phát tâm tu tập như chúng ta. Thông qua câu hỏi của ngài, đức Phật mới từ bi khai thị, giảng thuyết. Chúng ta chỉ từ nơi nội dung hỏi đáp này mà lãnh hội được ý nghĩa thuyết dạy của đức Thế Tôn, liền có thể phá trừ những sự nghi ngờ trong lòng mình, đối với phương pháp và lý luận tu hành tự nhiên có thể thấu hiểu rõ ràng.
Phần trên đã nói rõ ý nghĩa chữ “vấn” trong tiêu đề kinh này.
Thứ ba là hai chữ “sự Phật”. Sự là thừa sự, vâng làm theo, “sự Phật” là thờ Phật, vâng làm theo những lời răn dạy của Phật-đà.
Phật giáo là một nền giáo dục, không phải tôn giáo. Nếu như Phật giáo quả là một tôn giáo thì chúng ta có thể học, cũng có thể không học. Chính vì Phật giáo là một nền giáo dục, cho nên mỗi người chúng ta đều phải tiếp nhận học tập. Nếu không, chúng ta sẽ rơi vào những sai lầm nghiêm trọng cùng vô số tổn thất. Cho dù là những người theo các tôn giáo khác cũng nên học tập nền giáo dục Phật-đà.
Phật-đà (Buddha) là phiên âm từ tiếng Phạn, nói gọn lại là Phật, có nghĩa là trí tuệ, giác ngộ. Nói chung những bậc có trí tuệ viên mãn, trọn vẹn đầy đủ, triệt ngộ rốt ráo thì đều được tôn xưng là Phật. Cho nên, Phật không phải quỷ thần, Phật là bậc đại trí, đại giác. Phật giáo là nền giáo dục của bậc đại trí đại giác, Phật giáo là nền giáo dục trí tuệ, giác ngộ. Tông chỉ giáo dục của Phật giáo là ở chỗ triệt để phá trừ mê tín, khơi mở phát triển trí tuệ chân chánh, khiến cho mọi người đều có thể sáng suốt phân biệt chân vọng, tà chánh, thị phi, thiện ác, lợi hại, được mất, tiến tới thiết lập, xây dựng nhân sinh quan, vũ trụ quan thanh tịnh, từ bi, cứu thế, trên nền tảng lý trí, đại giác, tích cực, tiến bộ, lạc quan, đạt đến chỗ giải quyết hết thảy khổ nạn của chúng sinh, đạt được mục tiêu của đời sống là trọn vẹn đầy đủ, chân thật, hạnh phúc.
Do vậy, thực sự là mỗi cá nhân đều nên tiếp nhận nền giáo dục của Phật giáo, đều nên kính vâng làm theo lời Phật dạy, đó mới gọi là “sự Phật”.
Thứ tư là hai chữ “cát hung” (lành dữ). Nói chung những việc vừa lòng thỏa ý, hết thảy đều đúng như ý nguyện thì gọi là việc lành (cát). Những việc gì trái với ý nguyện, hết thảy đều không thuận theo lòng mình, cho đến tất cả những tai nạn họa hại đều gọi chung là việc dữ (hung).
Hai chữ này là bàn về kết quả của việc thờ Phật, làm theo lời Phật dạy (sự Phật).
Chữ “hung”, chủ yếu là để nêu lên sự nghi hoặc: Học Phật, rốt ráo là việc lành, vì sao lại có việc dữ?
Bốn phần trình bày trên là bảy chữ trong tiêu đề kinh, là tên gọi riêng biệt của bản kinh này, khác biệt với tất cả những bản kinh khác.
Tiếp theo, phần thứ năm là chữ “kinh”.
Chữ “kinh” là dùng chung cho tất cả các kinh Phật. Nói chung, hết thảy những lời Phật dạy đều gọi là kinh. Chữ kinh (經) bao hàm rất nhiều nghĩa. Phải khế hợp với chân lý mà chư Phật đã chứng nghiệm, đồng thời cũng khế hợp với căn cơ, trình độ giáo khoa của đại chúng, như vậy mới được gọi là kinh.
Từ xưa đến nay, ta thường dùng bốn chữ “quán nhiếp thường pháp” để giải thích ý nghĩa chữ kinh.
“Quán” nghĩa là quán xuyến, xuyên suốt, chỉ việc văn chương ý nghĩa trong kinh điển thảy đều có hệ thống, có tổ chức, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc xuyên suốt, có thứ lớp trật tự không rối loạn.
Tiếp theo, chữ “nhiếp” có nghĩa là nhiếp thụ chúng sinh, khiến cho họ nhận hiểu, giác ngộ.
Thứ ba là chữ “thường”, nghĩa là thường còn vĩnh viễn, không thay đổi, vượt thời gian, vượt không gian, tức là chân lý vĩnh viễn không biến đổi từ xưa đến nay, ở khắp mọi nơi.
Thứ tư là chữ “pháp”, nghĩa là phép tắc, là nguyên lý, nguyên tắc, hết thảy các bậc hiền thánh cũng như người phàm đều phải tuân theo.
Phải hội đủ bốn ý nghĩa vừa nói trên mới có thể gọi là kinh Phật. Cho nên, kinh Phật có sự trình bày thích hợp, có cấu trúc chặt chẽ, nói rõ về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, có thể giúp cho người người đều chứng nghiệm được ý nghĩa chân thật của những điều giảng giải trong kinh điển.
Gồm cả tám chữ trong đề kinh này lại để giải nghĩa thì đây là kể lại chuyện đệ tử đức Phật Thích-ca Mâu-ni, ngài A-nan thưa hỏi Phật rằng: “Có người tin tưởng kính vâng làm theo những lời răn dạy của Phật, như vậy thì kết quả đạt được có phải là phúc đức, là sự an ổn tốt lành, muôn sự đều như ý hay chăng? Hoặc có thể nào bị tổn hại, không được tốt lành lợi ích hay chăng?”
Đức Phật thuyết giảng bộ kinh này là giải thích điều nghi vấn đó.
Phần giảng giải đề kinh đến đây là hết.
NỘI DUNG KINH NÀY
Kinh này giảng rõ những ý nghĩa căn bản của việc học Phật, của việc làm người. Có thể nói đây là giáo trình học tập cho người mới bắt đầu vào học. Tuy thuộc về pháp nhỏ của hai cõi trời người, nhưng thật ra chính là nền tảng căn bản của Phật pháp Đại thừa. Phật pháp Đại thừa giống như tòa lầu cao đến chục tầng, mà những pháp nhỏ dạy cho hàng trời người chính là nền móng của tòa lầu ấy.
Do đó có thể biết rằng, bộ kinh này có vị thế quan trọng thiết yếu đến như thế nào trong nền tảng Phật học. Chúng ta học Phật, nên bắt đầu từ kinh này mà học. Giảng giải kinh điển, nên bắt đầu từ kinh này mà giảng.
TÔNG CHỈ KINH NÀY
Đức Phật dạy chúng ta rằng: “Nếu có thể vâng làm theo đúng giáo pháp của Phật, nhất định đạt được sự an lành tự tại.” Trong kinh điển, đức Phật dạy chúng ta “tu hành”. Tu là tu sửa, hành là hành động, hành vi. Tu hành là tu sửa chính tự thân mình, lời nói, ý nghĩ của mình, tu sửa hết thảy những hành vi không chính đáng.
Phật dạy chúng ta “không làm các việc ác, vâng làm mọi điều lành”. Dứt trừ hết thảy mọi điều ác, nói ra những lời tốt đẹp, lợi ích chúng sinh, gìn giữ vun bồi tâm thành kính, tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, tâm từ bi, tâm hiếu thuận với hết thảy chúng sinh, tâm giáo hóa cứu độ chúng sinh, tâm nguyện bền bỉ không mệt mỏi chán nản; ba nghiệp [thân, khẩu, ý] luôn hiền thiện tốt lành. Gieo nhân lành nhất định được quả lành. Chúng ta làm đúng theo lời dạy của Phật, nhất định có thể đạt được muôn sự như ý nguyện.
Thế nhưng, trong việc này còn có những tiêu chuẩn chân chánh hoặc giả dối. Nói chung, vâng làm đúng theo lời Phật dạy thì đó mới là chân chánh. Nếu chỉ cầu được lợi ích cá nhân thì đó là hư ngụy, giả dối, kết quả đạt được đương nhiên sẽ là trái ngược.
TÁC DỤNG CỦA KINH NÀY
Kinh này dạy chúng ta sinh khởi lòng tin đối với những lời dạy của đức Phật; xây dựng, thiết lập thái độ tu học đúng đắn tốt đẹp, cầu sự nhận hiểu lý giải chính xác, phá trừ tà kiến, đồng thời nghiên cứu học hỏi rốt ráo ý nghĩa nhân quả.
Toàn kinh này có thể chia ra làm bảy phần.
1. Từ câu đầu tiên “A-nan bạch Phật ngôn...” cho đến dòng cuối trang thứ ba “phụng hành phổ văn” là Phần I. Phần này nói rõ việc tin tưởng vâng làm đúng theo lời Phật dạy thì quả báo đạt được là an ổn tốt lành. Nếu là mê muội, tin tưởng xằng bậy, làm ngược lại lời Phật dạy thì quả báo sẽ không an ổn tốt lành. Đây là điều người học Phật phải hết sức quan tâm.
2. Từ câu “A-nan phục bạch Phật ngôn...” ở dòng cuối cùng của trang thứ ba cho đến câu “tội thâm như thị” ở dòng cuối cùng của trang thứ tư là Phần II. Phần này bàn về trách nhiệm, quả báo của sự giết hại sinh mạng. Đây là vấn đề thuộc về giới luật, nhưng cũng là thảo luận về những hành vi thiện hay ác trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Phạm vi của giới luật hết sức rộng lớn. Trong phạm vi hết sức rộng lớn đó chỉ nêu lên một vấn đề tiêu biểu để thảo luận, hy vọng chúng ta từ một vấn đề này có thể suy rộng ra, nghe một biết mười, nhờ đó thể hội được tinh thần của giới luật cũng như công đức, lợi ích của việc giữ giới, tiến tới phát khởi ý nguyện tu học, đạt đến cảnh giới “tri hành hợp nhất” (nói và làm phù hợp như nhau).
3. Từ câu “A-nan phục bạch Phật ngôn...” ở dòng cuối trang thứ tư cho đến câu “khả bất thận da” trong dòng thứ ba của trang thứ bảy, đây là Phần III. Phần này thảo luận các vấn đề dạy và học. Trong đời sống con người, việc dạy và học là quan trọng, thiết yếu nhất. Nhưng việc giáo dục có thành tựu hay không, trong thực tế được quyết định bởi tâm lý và thái độ của cả người dạy và người học cũng như phương pháp giáo dục. Nếu như cả người dạy và người học đều có thái độ và phương pháp tốt đẹp thì sự giáo dục đó nhất định thành công.
Phật giáo vốn đã là một nền giáo dục nên đương nhiên là xem trọng việc dạy học. Bậc thầy dạy – vị hòa thượng – khéo léo khai thị, chỉ bày, người đệ tử, học sinh, cũng khéo léo ngộ nhập, thành tựu được kiến giải, trí tuệ rốt ráo, trọn vẹn đầy đủ, sau đó mới có thể phục vụ đất nước, phụng sự xã hội, lấy việc tạo phúc cho hết thảy chúng sinh làm mục đích đời mình. Do đây có thể nói rằng nền giáo dục Phật giáo là nền giáo dục truyền thống tốt đẹp ưu việt nhất.
4. Từ câu “A-nan phục bạch Phật ngôn...” ở dòng thứ ba của trang thứ bảy cho đến câu “khả đắc độ thế chi đạo” ở dòng thứ tám của trang thứ tám là Phần IV. Phần này giải thích vấn đề Phật pháp với đời sống thực tế của chúng ta có gì mâu thuẫn hay không? Có chướng ngại gì hay không? Vấn đề này, đặc biệt là trong xã hội ngày nay, quả thật có một số các vị bằng hữu cùng học Phật trong chúng ta vẫn còn hoài nghi không thể giải quyết được. Trong phần kinh văn này, đức Phật đưa ra cho chúng ta một lời giải đáp chính xác, rõ ràng, giúp chúng ta hiểu rõ được rằng sự tu học Phật pháp quả thật hữu ích cho đời sống, mang lại hạnh phúc mỹ mãn mà không có bất kỳ chướng ngại nào.
Kinh văn đến phần này đã giải đáp trọn vẹn bốn điều nghi vấn của những người mới bắt đầu học Phật. Bốn phần kinh văn đầu tiên là chủ đề vấn đáp của bản kinh này.
5. Từ câu “A-nan văn Phật thuyết” ở dòng thứ tám thuộc trang thứ tám cho đến câu “vị khả thủ Nê-hoàn” ở dòng thứ ba thuộc trang thứ chín là Phần V, nói rõ việc Tôn giả A-nan nghe thuyết pháp được lợi ích và cảm tưởng của ngài.
6. Từ câu cuối dòng thứ ba thuộc trang thứ chín trở đi là Phần VI gồm 28 đoạn kệ, do ngài A-nan nói ra. Kệ tụng thuộc thể loại thi ca, mỗi đoạn có 4 câu, trong kinh này mỗi câu kệ đều gồm 5 chữ, có thể diễn ngâm.
Phần VI này là ngài A-nan trình bày chỗ tâm đắc của mình, mục đích là giúp sức cùng đức Phật trong việc khuyên dạy đại chúng, phải vâng làm theo đúng lời Phật dạy mới có thể đạt được công đức, lợi ích thù thắng từ Phật pháp, cũng là không cô phụ lòng từ bi của bậc thầy là đức Phật đã khó nhọc dạy bảo.
7. Phần kinh văn cuối cùng (Phần VII) gồm bốn dòng, nói rõ sự tin hiểu của đại chúng cũng như phát nguyện thọ trì kinh văn và lễ tạ, cũng là sự tổng kết toàn bộ kinh văn.
Trên đây là giới thiệu sơ lược về đề kinh và nội dung. Từ đây sẽ bắt đầu giới thiệu với quý vị về người phiên dịch kinh này.
Trong bản kinh ghi: “Hậu Hán Sa-môn An Thế Cao dịch.” (後漢沙門安世高譯)
Hậu Hán là chỉ triều đại, cho ta biết niên đại dịch kinh này. An Thế Cao là tên người dịch kinh. Đại sư người nước An Tức nên lấy chữ An làm họ, tên là Thanh, tự là Thế Cao.
Nước An Tức, người đời Đường gọi là nước Ba Tư, ngày nay chính là nước Iran.
Đại Sư An Thế Cao vốn là thái tử con vua nước An Tức, thông minh nhân hậu và hiếu hạnh. Ngài là người có đủ trí tuệ và đức hạnh, lại nhiều tài nghệ. Khi phụ vương qua đời, ngài kế thừa ngôi vua, chưa được một năm thì nhường ngôi cho người chú, tự thân mình xuất gia tu đạo.
Pháp sư Thế Cao có nhân duyên với người Trung quốc, cho nên sau khi tu hành đắc đạo liền du hóa sang Trung quốc, là một trong các vị đại sư chuyển dịch kinh điển Phật giáo sớm nhất trong lịch sử [Trung quốc].
Ngài đến kinh đô Lạc Dương của Trung quốc thời đó vào năm thứ hai niên hiệu Kiến Hòa, đời Hán Hoàn Đế (148), được triều đình kính lễ, ở lại đó chuyển dịch kinh điển được cả thảy 29 bộ, tổng cộng 176 quyển, trong thời gian là 22 năm. Đến năm thứ ba niên hiệu Kiến Ninh đời Hán Linh Đế (170) ngài mới ngừng công việc dịch kinh và du hóa về Giang Nam, đến Dự Chương (nay là Nam Xương thuộc tỉnh Giang Tây) xây dựng chùa Đại An. Vùng Giang Nam Trung quốc kể từ đó mới bắt đầu có chùa thờ Phật.
Truyện tích về ngài An Thế Cao truyền lại rất nhiều, quý vị có thể tham khảo trong sách Cao Tăng Truyện, quyển 1.
Hai chữ sa-môn là phiên âm từ tiếng Ấn Độ (Sanskrit: śramaṇa), là danh xưng dùng chung cho tất cả những người xuất gia tu hành ở Ấn Độ thời cổ [thuộc nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Trong Phật giáo,] chữ này được dịch là “cần tức”. Cần là chuyên cần, nghĩa là chuyên cần tu tập giới, định, tuệ; tức là ngưng dứt, nghĩa là ngưng dứt tham lam, sân hận, si mê. Tại Trung quốc thì sa-môn là danh xưng dùng để gọi các vị đại sư.
Dịch là phiên dịch, chuyển dịch, nghĩa là dịch từ chữ Phạn (Sanskrit) của Ấn Độ sang chữ Hán của Trung quốc.
Đến đây là đã giới thiệu qua về đề kinh, nội dung kinh và người dịch kinh này.
Nghe qua Youtube - Do phòng thu Học Làm Người Tốt thực hiện:
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.70.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.