Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Học Phật Đúng Pháp »» Phần V. A-nan tự thấy mình may mắn nên xót thương người khác »»

Học Phật Đúng Pháp
»» Phần V. A-nan tự thấy mình may mắn nên xót thương người khác

(Lượt xem: 2.663)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Học Phật Đúng Pháp - Phần V. A-nan tự thấy mình may mắn nên xót thương người khác

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phần này có ba ý chính. Thứ nhất, ngài A-nan tự thấy mình may mắn nên ngày nay sinh ra được gặp Phật. Thứ hai, ngài xót thương cho người đời nay nhiều tâm niệm xấu ác, kém lòng tin. Thứ ba, vì thương xót chúng sinh nên thỉnh Phật trụ thế.

1. Ngài A-nan tự thấy mình may mắn được gặp Phật

Kinh văn

阿難聞佛說,更整袈裟,頭腦著地,唯然世 尊,我等有福,得值如來,普恩慈大,愍念一 切,為作福田,令得脫苦。

A-nan văn Phật thuyết, cánh chỉnh ca-sa, đầu não trước địa. Duy nhiên Thế Tôn, ngã đẳng hữu phúc, đắc trực Như Lai, phổ ân từ đại, mẫn niệm nhất thiết, vi tác phúc điền, linh đắc thoát khổ.

Dịch nghĩa

Ngài A-nan nghe lời Phật dạy rồi liền sửa áo cà-sa ngay ngắn, cúi đầu lạy sát đất, [thưa rằng:] “Kính bạch Thế Tôn! Chúng con có phước lành được gặp đức Như Lai, được hưởng nhờ ơn từ lớn lao, [Như Lai] thương tưởng hết thảy chúng sinh, làm ruộng phước cho chúng sinh thoát khổ.”

[Như đã nói,] kinh văn phần này có thể chia làm ba ý. Đoạn này là ý thứ nhất, đại ý nói về cảm xúc của ngài A-nan sau khi được nghe đức Phật lần lượt giảng qua bốn đoạn kinh trên.

“Sửa áo cà-sa ngay ngắn, cúi đầu lạy sát đất” là nghi lễ cung kính nhất, dùng để biểu lộ lòng cảm tạ đức Thế Tôn đã từ bi răn dạy.

[Kinh văn dùng chữ “duy nhiên”], “duy” là biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối, hoàn toàn không có chút gì nghi hoặc, biểu thị việc ngài A-nan đã tự mình tin nhận; “nhiên” là chỉ cho tất cả chúng sinh, vẫn còn có những người chưa được nghe pháp Phật, những người chưa có lòng tin vào pháp Phật. Đây chính là từ ngữ dùng để thay thế chúng sinh thỉnh pháp. Trong kinh Kim Cang cũng có dùng cấu trúc giống như vậy.

“Chúng con có phước lành được gặp đức Như Lai.” Câu này kết hợp với chữ “duy” ở trước là nói chung cả đại chúng trong pháp hội, nhờ phước đức đời trước sâu dày nên mới có cơ duyên được gặp đức Như Lai.

“Như Lai” là một trong mười danh hiệu của Phật, có rất nhiều hàm nghĩa, ý chính là Phật đời này cũng giống chư Phật đời trước tái sinh.

“Hưởng nhờ ơn từ lớn lao, [Như Lai] thương tưởng hết thảy chúng sinh”, câu này kết hợp với chữ “nhiên” ở trước, hàm nghĩa xưng tán lòng đại từ đại bi của Phật, ban ơn lành lớn lao nhất cho hết thảy chúng sinh - chúng sinh hữu tình trong chín pháp giới - vì hết thảy chúng sinh mà làm ruộng phước chân chánh vô thượng. Hết thảy những ai được gặp Phật pháp, khéo làm theo lời Phật dạy, ắt đều có thể phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.

Đại sư Ấn Quang nói: “Phật A-di-đà là ruộng phước bậc nhất, niệm Phật vãng sinh là phúc đức lớn nhất, bậc thượng căn thượng trí có thể tin nhận, có thể làm theo. Lời Phật Tổ hết sức chân thật, tuyệt đối không dối gạt người.

2. Xót thương cho người đời nhiều tâm niệm xấu ác, kém lòng tin

Kinh văn

佛言至真,而信 者少,是世 多惡,眾生相詛,甚可痛哉!若有信 者,若一 若兩,奈何 世 惡,乃弊如此。

Phật ngôn chí chân, nhi tín giả thiểu, thị thế đa ác, chúng sinh tương trớ, thậm khả thống tai! Nhược hữu tín giả, nhược nhất nhược lưỡng, nại hà thế ác, nãi tệ như thử.

Dịch nghĩa

Lời Phật dạy hết sức chân thật nhưng ít người tin theo. Cuộc đời này nhiều xấu ác, chúng sinh nguyền rủa lẫn nhau, thật đáng thương thay! Nếu có lòng tin cũng chỉ một hoặc hai người, biết làm sao được trong cõi đời xấu ác, bảo sao thế gian không tồi tệ đến như vậy?

Đây là ý thứ hai của phần kinh văn này, đại ý là Tôn giả A-nan xót thương cho cõi đời nhiều xấu ác, hiếm kẻ có lòng tin. Điều này đặc biệt cho đến ngày nay lại càng rõ rệt.

“Lời Phật dạy hết sức chân thật nhưng ít người tin theo.” Những lời dạy bảo của đức Phật là chân thật không gì hơn được. Trong Pháp hội Bát-nhã, Phật đã nói với Trưởng lão Tu-bồ-đề rằng: [“Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả.” (如來是真語者,實語者,如語者,不誑語者,不異語者。 - Lời nói của đấng Như Lai là chân chánh, đúng thật, như nghĩa, không hư dối, không sai khác.)] Như Lai là lời chân chánh, chân chánh thì không sằng bậy. Như Lai là lời đúng thật, đúng thật thì không hư dối. Như Lai là như nghĩa, nên nói ra ắt đúng sự hợp lẽ. Như Lai là không hư dối, nên nói ra hoàn toàn không khoa trương, hoàn toàn không che giấu. Như Lai là không sai khác, nên nói ra không có sự mâu thuẫn hay khác biệt trước sau.

Đức Phật thuyết pháp ở đời trong 49 năm, lời lời nói ra đều hết sức chân thật như vậy. [Bởi vậy,] ngài A-nan vô cùng cảm thương mới than rằng “ít người tin theo”. Nhưng vì sao người đời không chịu tin nhận lời Phật dạy? Tôn giả lại nói rằng, người đời đa phần đều tạo mười nghiệp xấu ác, nguyền rủa lẫn nhau, gây tổn hại cho nhau, đó quả thật là điều hết sức đau đớn đáng thương. Lẽ đương nhiên là việc người đời chỉ tin theo sự giả dối, không tin lời chân chánh, nhận lấy sự giả dối mà phủ nhận sự chân thật, những hành vi ngu muội như thế thật ra đều là do căn lành quá ít, phước đức mỏng manh, phiền não nặng nề nên mới khiến cho thành ra như vậy. Những người ấy cho dù có duyên gặp được bạn lành, gặp được pháp Phật, rốt lại cũng sai lầm bỏ luống qua. Thật đáng tiếc thay! Đáng thương thay!

“Nếu có lòng tin cũng chỉ một hoặc hai người.” Câu này ý nói người tin Phật chỉ được một vài phần trong muôn vạn, chính như trong kinh Kim Cang có đoạn:

“Tu-bồ-đề bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Liệu có chúng sanh nào nghe lời thuyết dạy này được sanh lòng tin chân thật chăng?’ Phật bảo Tu-bồ-đề: ‘Chớ nên nói thế! Như Lai diệt độ rồi, năm trăm năm sau sẽ có người trì giới, tu phước, đối với những lời thuyết dạy này thường sanh lòng tin, nhận là chân thật.’”

“Năm trăm năm sau”, cũng là nói năm lần năm trăm năm sau khi Phật diệt độ, chính là thời đại hiện nay của chúng ta. “Có người trì giới, tu phước.” Trì giới là chỉ người chuyên cần tu tập Tam học: giới, định, tuệ. Tu phước là chỉ người chân thật tu tập sáu ba-la-mật. Người như vậy, Phật dạy là nhất định có thể tin tưởng vào lời Phật dạy, biết đó là chân thật.

Phật lại dạy rằng: “Nên biết những người này - tức là những người đời nay có thể tin nhận lời Phật dạy - chẳng phải chỉ ở nơi một, hai, ba, bốn, năm... đức Phật gieo trồng căn lành, mà thật đã ở nơi vô số ngàn vạn đức Phật gieo trồng căn lành. [Những người ấy] nghe lời thuyết dạy này, dù chỉ một niệm sanh lòng tin trong sạch... được vô lượng phước đức.”

Những đoạn kinh này đều nói rằng lời Phật hết sức chân thật, đến thời mạt thế cũng vẫn còn có một số ít người thực sự trì giới, tu phước, vẫn có thể tin nhận được lời Phật, chỉ là con số này thật hết sức hiếm hoi.

“Biết làm sao được trong cõi đời xấu ác, bảo sao thế gian không tồi tệ đến như vậy?” Đây là lời ngài A-nan thương tiếc cho đạo đức phong tục ở đời đã suy thoái bại hoại đến mức như thế!

3. Vì thương xót chúng sinh nên thỉnh Phật trụ thế

Kinh văn

佛滅度後,經法雖存,而無信 者,漸衰滅矣!嗚呼,痛哉!將何恃怙,惟願世 尊,為眾黎故,未可取泥洹。

Phật diệt độ hậu, kinh pháp tuy tồn, nhi vô tín giả, tiệm suy diệt hĩ! Ô hô, thống tai! Tương hà thị hỗ, duy nguyện Thế Tôn, vi chúng lê cố, vị khả thủ Nê-hoàn.

Dịch nghĩa

Sau khi Phật diệt độ, Kinh điển, giáo pháp tuy vẫn còn nhưng không có người tin nhận, dần dần suy diệt mất! Ôi đau đớn thay! Rồi đây [chúng sinh] biết nương dựa vào đâu? Kính nguyện Thế Tôn vì hết thảy chúng sinh mà trụ thế, chưa nhập Niết-bàn.

Đoạn kinh văn này là ý ngài A-nan vì thương xót những chúng sinh khổ nạn do bám chấp mê muội không giác ngộ, nên khẩn cầu Phật ở lại thế gian để giáo hóa, cứu độ.

Diệt độ là chỉ ứng thân của Phật thị tịch, nhưng pháp thân thật ra vẫn luôn thường trụ.

Ý ngài A-nan muốn nói là, một mai sau khi đức Thế Tôn thị hiện nhập Niết-bàn rồi, cho dù trong thế gian vẫn còn tồn tại kinh điển và những phương pháp tu học, nhưng chỉ sợ rằng sẽ không có ai thực sự tin tưởng, tiếp nhận, vâng làm theo. Nền giáo dục Phật-đà ắt sẽ theo khuynh hướng dần dần suy vi, cho đến khi diệt mất.

Cứ theo vận pháp của Phật thì có một ngàn năm chánh pháp (một ngàn năm đầu tiên ngay sau khi Phật nhập diệt), còn chưa quá xa thời của Phật, nên còn rất nhiều người tin tưởng, tu hành, thành tựu. Cho đến sau Phật nhập diệt bắt đầu từ một ngàn năm tiếp theo nữa, gọi là thời tượng pháp, cách Phật đã khá xa (từ một đến hai ngàn năm), Kinh điển, giáo pháp lưu truyền dần dần sai lệch ngày càng nhiều, thế nhưng cũng có không ít người tu tập thành tựu thiền định. Cho đến từ sau khi Phật nhập diệt đã hai ngàn năm, gọi là thời kỳ mạt pháp, cách Phật đã xa (từ sau hai ngàn năm trở về sau nữa), dần dần sự tu học không còn theo như Chánh pháp, còn nói gì đến chuyện được thành tựu, nhưng số người niệm Phật được sinh về cõi Phật A-di-đà vẫn còn không ít. Tuy nhiên, nhìn qua cả vận pháp vận đời, quả đúng là như ngài A-nan nói là “dần dần suy diệt mất”. Ngày nay lại càng nặng nề hơn nữa. “Ôi đau đớn thay!” Trên thì đau đớn vì pháp Phật suy vi, không giáo hóa được chúng sinh; dưới thì đau đớn vì chúng sinh khổ não, không cách gì cứu độ.

Pháp Phật là sự chỉ dẫn để chúng ta đạt đến cuộc sống hạnh phúc tươi sáng. Pháp Phật suy mất rồi, những chúng sinh ngu mê khổ nạn từ nay về sau còn biết nương dựa vào đâu? Ba câu cuối cùng [của đoạn kinh văn này] là ngài A-nan thay mặt chúng sinh thỉnh Phật trụ thế.

Kinh văn dùng chữ “chúng lê” (眾黎) là để chỉ cho hết thảy muôn loài chúng sinh. Chữ “lê” dùng riêng để chỉ thường dân trăm họ, lê là màu đen, chỉ màu tóc của người thường dân, nên gọi là “lê dân bách tính” (thường dân trăm họ).

Ý ngài A-nan là, vì những thường dân trăm họ chịu nhiều khổ nạn, thỉnh cầu đức Phật chớ nên sớm nhập Niết-bàn.

Kinh văn dùng chữ “Nê-hoàn”, cũng gọi là Niết-bàn, đều là [phiên âm từ] Phạn ngữ (nirvāṇa) của Ấn Độ, dịch ý là viên tịch, là nói việc công đức viên mãn, thanh tịnh tịch diệt. Chúng ta thường dùng với ý nghĩa chỉ việc rời bỏ thế gian này mà thị hiện đi vào tịch diệt.

Chư Phật, Bồ Tát, các bậc thầy giỏi, những người đạo đức đều là những bậc dẫn dắt cả hàng trời, người, là ruộng phước cho tất cả chúng sinh, cho nên chúng ta có trách nhiệm thỉnh cầu các ngài ở lại thế gian lâu dài, đem lòng từ bi thương xót hết thảy, giáo hóa chúng sinh, khiến cho tất cả đều được phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.

Phần văn xuôi của bản kinh này giảng giải đến đây là hết. Tiếp theo là giảng giải 28 đoạn kệ do ngài A-nan nói ra.

Trước khi giảng tiếp bản văn này, xin giảng giải sơ qua với quý vị về các thể văn chung của kinh Phật.

Nói chung, kinh Phật có 12 thể loại khác nhau, thuật ngữ Phật học gọi là Mười hai phần giáo, cũng gọi là Mười hai bộ kinh. Nếu cứ theo hình thức mà xét thì tất cả không ra ngoài ba thể loại lớn là: văn xuôi, kệ tụng và mật chú.

Thứ nhất là văn xuôi, tức thuộc loại tản văn, thuận tiện cho việc phát huy nghĩa lý, như ngựa trời bay giữa không trung, dọc ngang lên xuống tự tại tung hoành, khoái thích cùng cực.

Thứ hai là kệ tụng, tương tự như thể loại thi ca nhưng không xem nặng luật bằng trắc, cũng có thể ép vần, hoàn toàn không giống như niêm luật khắt khe trong thi ca. Kệ tụng có các loại ba chữ, bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, chín chữ không đồng đều, miễn sao có cú pháp chỉnh tề, thường thì bốn câu thành một đoạn, có thể đọc lên nghe hòa hợp âm điệu.

Kệ tụng trong bản kinh này là loại câu năm chữ, tất cả có 28 đoạn. Trong kinh Phật, thông thường theo sau phần văn xuôi đa số đều có phần kệ tụng, hoặc mật chú. Kệ tụng có ưu điểm là thuận tiện cho việc tụng đọc thuộc lòng, giúp người tu tập dần dần thâm nhập cảnh giới trong kinh văn, hơn nữa trong việc ngâm tụng thường xuyên có tiềm ẩn công năng chuyển hóa dần dần, càng thấy rõ sự khó nhọc giáo hóa của Phật-đà.

Thứ ba là mật chú, tuy trong bản kinh này không có nhưng các bài như chú Đại bi, chú Vãng sanh, chú Bạch y, chú Lục tự đại minh v.v... thì quả thật đại chúng đều quen thuộc. Nói một cách khái quát thì mật chú chỉ lưu giữ lại âm cổ xưa, hiếm khi dịch ra nghĩa. Nguyên nhân là vì trong mật chú đa số hàm chứa ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu đường, nói chung khi tụng đọc thành thói quen, chỉ cần có sự thành tâm tụng niệm là có kết quả.

Như người Trung quốc thường tụng chú Lục tự đại minh, “Án ma ni bát mê hồng”, Đại sư Chương Gia từng giải thích rằng, “án” nghĩa là thân, “ma ni” nghĩa là hoa sen, “bát mê” nghĩa là bảo vệ, nắm giữ, “hồng” nghĩa là tâm ý. Hợp nghĩa lại thì trọn câu chú này có nghĩa là giữ gìn ba nghiệp thân, khẩu, ý của tự thân mình, thanh tịnh tinh khiết như hoa sen.

Do đó có thể biết rằng, câu chú bao hàm ý nghĩa trọn đủ chân thật, hiền thiện, tốt đẹp, trí tuệ.

Lại nữa, một kinh trọn đủ ba thể loại, ba thể ấy lại đồng một nghĩa, mục đích đều là để khế hợp căn cơ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.154.103 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...