Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Bước nhảy vọt trong tiến trình tỉnh thức »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Bước nhảy vọt trong tiến trình tỉnh thức

(Lượt xem: 10.666)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Sức mạnh của hiện tại - Bước nhảy vọt trong tiến trình tỉnh thức

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bước nhảy vọt trong tiến trình tỉnh thức

Tôi có một thoáng chốc của trạng thái tự tại thoát khỏi những vọng tưởng và thời gian như ông diễn tả, nhưng tôi chẳng giữ được trạng thái ấy lâu vì quá khứ và tương lai áp đảo tôi quá mạnh.

Trạng thái tâm thức bị trói buộc bởi thời gian đã khắc sâu trong tâm khảm của con người. Điều chúng ta đang làm ở đây là một phần của sự chuyển hóa sâu sắc đang xảy ra trong tâm thức cộng đồng của hành tinh này và xa hơn nữa: Đó là sự tỉnh thức của Tâm, thoát ly khỏi giấc mơ của hình tướng, và của sự chia cách. Sự chấm dứt của thời gian tâm lý. Chúng ta đang phá vỡ những khuôn mẫu trí năng đã chế ngự đời sống nhân loại từ nhiều thế kỷ qua. Những khuôn mẫu tư tưởng đã gây bao nhiêu thống khổ lớn lao cho con người. Tôi không muốn dùng chữ ác nghiệp. Tốt hơn chúng ta nên gọi đó là vô minh hay điên khùng.

Như vậy, phá vỡ lề lối nhận thức cũ hay mê lầm là một điều chúng ta cần phải làm hay đó là một sự chuyển hóa sẽ tự động xảy đến? Tôi muốn hỏi sự đổi thay này có phải là một điều tất yếu?

Câu trả lời tùy theo cách nhìn của chúng ta. Trong thực tế, hành động và những gì sẽ xảy ra là chỉ là một tiến trình duy nhất; bởi vì bạn là một với tổng thể của tâm thức, bạn không thể tách rời hai thứ đó. Nhưng không có gì bảo đảm tuyệt đối rằng loài người sẽ đạt được sự tỉnh thức này. Tiến trình không xảy ra một cách tự động hay là một điều không thể tránh được. Vì sự hợp tác của loài người là một phần rất quan trọng. Tuy nhiên, dù bạn nhìn từ góc độ nào đi nữa thì đó vẫn là một bước nhảy vọt trong tiến trình tỉnh thức, và đây cũng là một cơ hội duy nhất cho loài người được sống còn.

Niềm vui tự tại


Bạn có thể dùng một cách đơn giản để nhận biết là bạn có cho phép mình bị chế ngự bởi thời gian tâm lý hay không. Đó là hãy thường tự hỏi mình: Ta có đang vui vẻ, dễ chịu, nhẹ nhàng trong những gì ta đang làm ở phút giây hiện tại không? Nếu không, có nghĩa là thời gian tâm lý đã che lấp phút giây hiện tại và đời sống trở thành một gánh nặng hay là cuộc vật lộn chứ không còn thú vị gì.

Nếu bạn không cảm thấy vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng trong bất cứ công việc gì đang làm, điều đó không có nghĩa là bạn cần phải thay đổi những việc đó, chỉ cần bạn thay đổi cách bạn làm những công việc này là đủ. Bạn không cần tự hỏi: “Ta phải làm việc gì? mà chỉ cần hỏi: Ta nên làm những việc ấy như thế nào?, vì “làm như thế nào” mới thực là quan trọng. Thử xem bạn có thể đặt nhiều sự chú tâm vào công việc bạn đang làm hơn là kết quả mà bạn mong muốn có được qua việc bạn làm hay không? Hãy đặt hết sự chú tâm của bạn vào bất cứ những gì xảy ra trong phút giây hiện tại. Điều này cũng có nghĩa là bạn chấp nhận mọi sự việc y như nó đang là, vì bạn không thể cùng một lúc vừa chú tâm trọn vẹn vào sự việc mà lại vừa phản kháng với sự việc đó.

Ngay khi bạn vừa trân quý phút giây hiện tại, tất cả mọi ưu phiền và vật lộn với đời sống đều tiêu tan và đời sống bỗng trở nên chan chứa niềm vui tươi và sự thanh thản. Khi bạn hành động từ ý thức của phút giây hiện tại, bất cứ điều gì bạn làm, dù chỉ là một hành vi nhỏ nhặt, cũng mang đầy phẩm chất vị tha và thương yêu.

Vì vậy bạn đừng nên quan tâm đến thành quả của những việc bạn làm – chỉ cần chú tâm vào những công việc bạn đang làm mà thôi(5). Hoa trái từ những công việc đó chắc chắn sẽ đi kèm theo sau. Đây là cách thực tập tâm linh hiệu quả nhất. Trong kinh Bhagavad Gita của Ấn Độ giáo - một trong những giáo lý cổ kính tuyệt diệu còn lưu truyền cho đến hôm nay - có đề cập đến sự không vướng mắc vào kết quả của những việc ta làm, được gọi là thực tập Chuyển Nghiệp(6). Đó là con đường “cống hiến và phụng sự”.

Khi nỗ lực chạy trốn phút giây hiện tại ở trong bạn chấm dứt, niềm vui ung dung tự tại sẽ len vào tất cả mọi chuyện bạn làm. Khi bạn bắt đầu chú tâm trọn vẹn vào phút giây hiện tại, bạn sẽ cảm nhận được sự có mặt, tĩnh lặng và an bình. Bạn không còn tuỳ thuộc vào tương lai để được thỏa mãn, cũng không còn trông chờ tương lai để hy vọng được giải thoát. Vì thế, bạn sẽ không vướng mắc vào thành quả của những việc bạn làm. Thành công hay thất bại đều không đủ sức lay chuyển trạng thái an nhiên tự tại ở trong bạn. Bạn đã khám phá ra được đời sống đích thực của bạn nằm bên dưới những hoàn cảnh sống của bạn.

Khi thời gian tâm lý không còn nữa, cảm nhận về tự thân của bạn sẽ không còn xuất phát từ quá khứ của cá nhân, mà sẽ từ bản chất tự nhiên chân thực sẵn có ở trong bạn. Do đó, nhu cầu tâm lý muốn trở nên một nhân vật nào khác, khác hơn là chính bạn, sẽ không còn nữa. Trong đời sống này, trong những hoàn cảnh sống của bạn, bạn có thể trở thành một người giàu có về vật chất, một người có kiến thức, thành công, hết còn vướng mắc vào điều này, điều nọ.., còn trong chiều sâu tâm linh của an nhiên tự tại, bạn bây giờ đã toàn hảo và toàn vẹn.

Trong trạng thái toàn vẹn đó, chúng ta có còn muốn theo đuổi các mục tiêu bên ngoài nữa không?

Dĩ nhiên, nhưng bạn sẽ không còn những mong đợi hão huyền rằng sẽ có một sự việc hay một người nào đó đến cứu giúp hay mang lại hạnh phúc cho bạn. Trong hoàn cảnh sống của bạn thì vẫn còn những việc bạn muốn đạt tới hay sở hữu. Nhưng đó chỉ là thế giới của hình tướng, của được và mất. Còn trong chiều sâu tâm linh, bạn thực sự đã toàn vẹn, và khi bạn nhận thức được điều này, có một niềm vui sống động đằng sau những gì bạn làm. Khi thoát khỏi thời gian tâm lý, bạn không còn theo đuổi những mục tiêu với một quyết tâm thiếu khoan dung do lòng sợ hãi, giận dữ, bất mãn, hay ước muốn trở thành một người nào khác. Bạn cũng sẽ không còn cảm thấy bất lực vì sợ thất bại - đối với bản ngã thì luôn cảm thấy như đó là sự đánh mất mạng sống riêng biệt của mình. Khi cảm nhận sâu xa về tự thân của bạn phát xuất từ ung dung tự tại, khi nhu yếu tâm lý bó buộc ta phải trở thành cái này hay cái kia đã được chấm dứt, bạn sẽ thoát ra khỏi lo âu, sợ hãi. Bạn sẽ không còn đi tìm sự thường còn ở một nơi mà sự thường còn không thể có được: Đó là nơi thế giới của hình tướng, của được và mất, của sinh và tử. Bạn không còn đòi hỏi hoàn cảnh, điều kiện sống, nơi chốn, hay người khác... sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn, để rồi sẽ cảm thấy đau khổ khi những người đó không sống đúng như điều bạn mong mỏi.

Chúng ta biết trân quý mọi sự, mọi vật, nhưng không quan trọng hóa một sự vật nào cả. Vì bất cứ cái gì có hình tướng cũng đều phải tuân theo luật sinh diệt, nhưng đồng thời bạn cũng ý thức được một cái gì không hình tướng, nhưng trường cửu,… ẩn sau mọi hình tướng. Bạn biết rằng: “Không có sự chân thực nào có thể bị xâm phạm”.

Khi bạn an trú trong trạng thái an nhiên tự tại, làm sao mà bạn không thành công được? Bạn thực sự đã thành công rồi.

Chú thích Chương 3:


1) Sự hiện hữu trong cuộc đời và vai trò của họ dính liền một cách cứng nhắc với các vấn đề của họ: Họ không thể hay không dám trở thành một người có tự do, không còn bị ràng buộc bởi quá khứ, bởi những vai trò cũ mà họ đã chọn đóng, hay thừa nhận đấy là mình, như đóng vai một người vợ bị ruồng rẫy, một người chồng bất hạnh, một người con thiếu tình thương, một người cha cô đơn, một người mẹ khốn khổ…

2) Quay đầu nhìn lại về phía sau: Ám chỉ vẫn còn luyến tiếc với quá khứ.

3) Những thói quen suy tư, cảm xúc, thái độ, phản ứng và ham muốn cứ lặp đi lặp lại theo những khuôn mẫu cũ: Đó là những khuôn mẫu đã thành một thói quen lâu đời, cố định, đã đi theo một lối mòn quen thuộc trong tâm thức, mà chúng ta không thể cưỡng lại được. Ví dụ: Thói quen về sắc dục. Nếu chúng ta có vấn đề vướng mắc với khía cạnh này thì năng lượng của chúng ta luôn đổ dồn vào những suy tư, ham muốn, cảm xúc liên hệ đến chuyện gối chăn, hoặc để thỏa mãn ngay lập tức, hoặc để được thỏa mãn về lâu về dài.

4) Đe dọa lấy mất nhân cách về chính họ: Nhiều khi chúng ta không ý thức tự đồng hóa, cho mình chỉ là một nhân cách, một cá tính nào đó: “Một người tàn tật”, “một nạn nhân của cuộc đời”,… nên ngay cả khi có một cơ hội để chúng ta thoát ra khỏi tình trạng này, chúng ta sẽ cảm thấy bị đe dọa, như thể chuyện được chữa lành những bệnh trạng hay khuyết tật này không quan trọng bằng chuyện đánh mất tư cách tàn tật, hay nạn nhân của mình.

5) Đừng quan tâm đến kết quả của những việc bạn làm– chỉ cần chú tâm vào những gì bạn đang làm thôi: Đây là một thái độ làm việc mới. Thông thường chúng ta làm một việc gì là có một chủ đích: để có lợi, để được người khác công nhận, khen ngợi, hoặc làm vì biết mình sẽ thành công… Nhưng đó là thái độ làm việc bị kiềm tỏa bởi tự ngã ở trong ta. Do đó, khi thực tập làm một công việc gì mà không quan tâm đến kết quả, thành hay bại, chúng ta sẽ tiếp xúc được niềm vui của an nhiên tự tại khi làm những công việc đó.

6) Thực tập Chuyển Nghiệp: Karma Yoga, lối thực tập để chuyển đổi những ác nghiệp của mình bằng sự cống hiến, phụng sự tha nhân mà không cần được báo đáp.

7) Bạn biện hộ, công kích, tấn công, bảo vệ... một cách thiếu tự chủ cho những khuôn mẫu cư xử cũ đã nằm sẵn ở trong đầu bạn: Chúng ta có thói quen trong cách làm việc vì điều này giúp cho ta không phí nhiều năng lượng, công sức cho những công việc ta đã làm qua trong quá khứ. Nhưng chúng ta cũng có thói quen trong cách suy nghĩ và cư xử nên nhiều khi chúng ta biện hộ, công kích, hay bảo vệ cho ý kiến của mình theo một thói quen, thiếu tự chủ.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Giọt mồ hôi thanh thản


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Phát tâm Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.69.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (106 lượt xem) - Việt Nam (76 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...