"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hát lên lời thương yêu »» Thương yêu và rộng mở tâm hồn »»

Hát lên lời thương yêu
»» Thương yêu và rộng mở tâm hồn

Donate

(Lượt xem: 6.996)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Hát lên lời thương yêu - Thương yêu và rộng mở tâm hồn

Font chữ:


Đức Phật có dạy bốn trạng thái tâm hồn rộng mở, gọi là Tứ vô lượng tâm, bao gồm các tâm Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng. Một cách ngắn gọn hơn, chúng ta thường gọi chung các tâm vô lượng này là từ bi hỷ xả.

Đã từ lâu, từ bi hỷ xả được hầu hết mọi người biết đến như là những nét đặc trưng của giáo lý nhà Phật, và vì thế nên đây cũng là những biểu hiện tất yếu phải có ở những người học hỏi và tu tập Phật pháp.

Nói một cách khái quát thì từ bi hỷ xả là bốn trạng thái tâm hồn có thể rộng mở đến mức không thể đo lường (vô lượng), không có giới hạn.

Lòng từ là trạng thái luôn mong muốn mang lại niềm vui cho người khác, trong khi lòng bi lại là trạng thái mong muốn chấm dứt mọi khổ đau mà người khác đang gánh chịu.[11] Vì thế, khi lòng từ bi sinh khởi thì chúng ta sẽ luôn mong muốn làm bất cứ điều gì để mang lại niềm vui cũng như để chia sẻ, giảm nhẹ mọi khổ đau. Và vì lòng từ bi có thể rộng mở đến mức không thể đo lường (vô lượng tâm) nên đối tượng của nó không bao giờ giới hạn. Khi thực hành lòng từ bi, chúng ta không chỉ quan tâm đến người khác theo nghĩa hẹp của từ, mà còn là sự quan tâm rộng mở đến hết thảy muôn loài, muôn vật.

Hỷ và xả là hai trạng thái tinh thần có thể giúp chúng ta đạt đến sự thanh thản, an vui. Hỷ có nghĩa là vui, nhưng ở đây là một niềm vui nội tại, tự sinh khởi trong lòng ta mà không phải do nơi sự thỏa mãn đối với các đối tượng bên ngoài. Vì thế, người tu tập lòng hỷ có thể lúc nào cũng đạt được niềm vui chân thật mà không chịu những ảnh hưởng tác động từ ngoại cảnh. Xả có nghĩa là từ bỏ, buông bỏ. Người tu tập lòng xả sẽ buông bỏ hết thảy những định kiến phân biệt và sự tham đắm, vướng mắc nơi ngoại cảnh, và nhờ đó mà đạt đến sự bình đẳng sáng suốt trong nội tâm.

Như đã nói, từ bi hỷ xả là những trạng thái tâm hồn có thể rộng mở đến mức không thể đo lường. Tuy nhiên, đó không phải là một tiến trình tự nhiên mà phải là kết quả của một sự nỗ lực tu tập, rèn luyện không ngừng. Hơn thế nữa, việc tu tập các tâm từ bi hỷ xả còn là yêu cầu tất yếu của tất cả những người học Phật. Cho dù chọn tu theo bất cứ pháp môn nào, nếu không có sự thực hành và rèn luyện các tâm từ bi hỷ xả thì người tu tập chắc chắn sẽ không thể đạt đến những kết quả tốt đẹp về mặt tinh thần.

Sự thực hành và rèn luyện sẽ giúp cho các tâm từ bi hỷ xả ngày càng rộng mở không giới hạn, do đó mà trở thành nguồn sức mạnh vô song giúp người tu tập có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách.

Mặt khác, cần biết rằng không thể có sự tu tập riêng rẽ một trong các tâm từ bi hỷ xả. Sự tu tập và thực hành các tâm này bao giờ cũng có một mối tương quan chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau. Vì thế, khi phát khởi một trong bốn tâm vô lượng này thì các tâm khác cũng tự nhiên sinh khởi; khi một trong các tâm này được phát triển lớn mạnh thì các tâm còn lại cũng theo đó mà phát triển lớn mạnh.

Nếu xét kỹ, chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa bốn tâm vô lượng vừa là mối quan hệ nhân quả, lại vừa là mối quan hệ tương sinh. Vì thế, trong trường hợp này thì nhân cũng chính là quả, và quả cũng chính là nhân.

Như đã nói, khi lòng từ sinh khởi, chúng ta mong muốn mang lại niềm vui cho người khác. Và muốn thực hiện điều đó, chúng ta không thể không chia sẻ hoặc làm giảm nhẹ đi những khổ đau mà người ấy đang gánh chịu. Vì thế, lòng bi cũng nhân đó mà sinh khởi. Điều này giải thích vì sao chúng ta luôn nghe nói đến từ bi như một đức tính duy nhất chứ không phải là hai tính chất riêng rẽ.

Khi chúng ta tu tập lòng hỷ, chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến sự an vui nếu không buông bỏ được những định kiến phân biệt cũng như sự tham đắm, vướng mắc nơi ngoại cảnh. Vì thế, nếu thực hành lòng hỷ thì tất yếu cũng phải thực hành lòng xả. Không thực hành được lòng xả thì không thể có lòng hỷ. Ngược lại, khi thực hành tâm buông xả thì tất yếu trong lòng sẽ đạt được sự nhẹ nhàng thanh thản, và do đó mà có thể sinh khởi tâm an vui một cách tự nhiên. Điều này giải thích vì sao hỷ và xả luôn đi đôi với nhau như hai yếu tố không thể tách rời.

Mặt khác, việc thực hành lòng từ bi cũng không thể tách rời với việc thực hành hỷ xả. Nếu trong lòng ta chứa đầy những định kiến phân biệt và vướng mắc, tham đắm, ta sẽ không có khả năng thực hành lòng từ bi. Ngược lại, chính nhờ vào việc thực hành lòng từ bi mà chúng ta mới có thể dễ dàng đạt được các tâm hỷ xả.

Vì thế, một mặt chúng ta có thể nói rằng nhờ có từ bi mà đạt được hỷ xả, nên từ bi là nhân, hỷ xả là quả. Nhưng mặt khác chúng ta lại thấy rằng hỷ xả là yếu tố cần thiết để phát triển lòng từ bi, nên không có hỷ xả thì cũng không thể có từ bi, và do đó mà có thể nói rằng từ bi và hỷ xả là những trạng thái tương sinh, khi cái này sinh thì tất yếu cái kia cũng phải sinh.

Do mối quan hệ nhân quả và tương sinh như trên, nên việc tu tập bốn tâm vô lượng có thể hình dung như người lăn một bánh xe có bốn nan hoa. Khi một nan hoa chuyển động thì bánh xe chuyển động, và những nan hoa còn lại tất yếu cũng phải chuyển động theo.

Vì thế, tuy nói là bốn tâm mà thật ra cũng chỉ là một. Nhưng đã là một, vì sao vẫn phải phân ra làm bốn? Vì từ bi hỷ xả vẫn là những trạng thái khác nhau, và vì mỗi người trong chúng ta đều có những khác biệt nhất định. Có những người dễ sinh khởi lòng từ hoặc lòng bi, nhưng lại có những người khác cảm thấy dễ dàng hơn khi khởi sự thực hành lòng hỷ hoặc lòng xả. Nhưng cho dù sự khởi đầu tu tập có thể khác nhau mà kết quả vẫn đạt đến như nhau, đó là vì tính chất tương sinh của bốn tâm này như đã nói. 

Thật ra thì lòng từ bi cũng chính là lòng thương yêu chân thật mà chúng ta đang đề cập. Chỉ cần xét đến những tính chất “cứu khổ, ban vui” thì chúng ta có thể thấy ngay sự đồng nhất giữa hai khái niệm này. Tuy vậy, hầu hết kinh luận thường ít khi đề cập đến lòng thương yêu bằng chính tên gọi này, mà rất thường gọi là lòng từ bi. Ngoài những ảnh hưởng không thể phủ nhận từ kinh văn chữ Hán, sự phân biệt tên gọi như thế thực ra còn là để loại trừ đi những nhầm lẫn đáng tiếc rất thường gặp. Bởi vì danh từ “thương yêu” từ lâu đã bị lạm dụng quá nhiều nên có một sự tục hóa về ngữ nghĩa, và do đó mà rất ít người trong chúng ta còn có thể hiểu được một cách chính xác và đầy đủ ý nghĩa của nó.

Như chúng ta đều biết, từ bi là một danh từ Hán Việt, ban đầu vốn chỉ được dùng như một thuật ngữ trong Phật giáo, nhưng dần dần đã được hầu hết mọi người biết đến. Mặc dù vậy, do nguồn gốc thuật ngữ Hán Việt của nó nên người ta vẫn luôn có một ấn tượng trang trọng và xa cách hơn so với cụm từ tương đương trong tiếng Việt là lòng thương yêu. Mặt khác, do những nhận thức sai lầm và nhầm lẫn đối với ý nghĩa của lòng thương yêu nên người ta ít khi nhận ra được rằng thương yêu hay từ bi vốn dĩ cũng chỉ là cùng một khái niệm.

Một trong những nhầm lẫn thường gặp nhất là sự thiếu phân biệt giữa thương yêu và ái dục hay luyến ái. Như đã nói, lòng thương yêu thường bị chi phối bởi sự ích kỷ tiềm tàng trong mỗi con người, với từng mức độ khác nhau. Chính sự ích kỷ này thúc đẩy những ham muốn – trong đó có cả ái dục – tạo ra một sự khao khát chiếm hữu đối tượng. Tuy nhiên, do thiếu một nhận thức đúng đắn nên chúng ta thường nhầm lẫn giữa sự khao khát chiếm hữu này với những động lực chân chính của lòng thương yêu.

Hệ quả tất yếu là một sự nhầm lẫn giữa lòng thương yêu chân thật với những khao khát được tạo ra bởi lòng ham muốn. Mặt khác, ranh giới phân biệt như vừa nói thường rất khó nhận ra do có sự pha trộn lẫn nhau của các yếu tố. Vì thế, nếu chúng ta không có một sự phân tích khách quan và những hiểu biết sâu sắc về căn nguyên của từng vấn đề thì cũng rất khó để có thể nhận rõ được.

Lấy ví dụ như lòng thương yêu của một người mẹ dành cho đứa con. Lòng thương yêu chân thật ấy sẽ thôi thúc người mẹ sẵn sàng nhận chịu mọi sự khổ đau thay cho con mình, cũng như luôn sẵn lòng làm bất cứ điều gì để cho đứa con được vui.

Khi đứa con dần lớn lên và ngày càng vươn xa ra cuộc sống bên ngoài xã hội, người mẹ có thể cảm thấy một sự mất mát và chợt bắt đầu nảy ra ý nghĩ phải giữ đứa con đó lại bên mình. Nếu ý tưởng này trở nên lớn mạnh đủ để chi phối lời nói và việc làm, bà ta sẽ rất có khả năng gây thương tổn cho đứa con. Sự thật là đã có rất nhiều bậc cha mẹ không ngần ngại can thiệp vào sự lựa chọn nghề nghiệp, hôn nhân, đời sống... của con cái – và vì thế mà gây ra những khổ đau, thương tổn cho chúng – cũng chính là xuất phát từ ý tưởng sai lầm này.

Nhưng do đâu mà có ý tưởng sai lầm này? Chính là do ý thức chiếm hữu đã âm thầm phát triển và chi phối, làm cho lòng thương yêu của người mẹ không còn là một sự thương yêu hoàn toàn chân thật nữa. Khi chúng ta so sánh với những bậc cha mẹ thật lòng thương yêu con cái mà không chịu sự chi phối của ý thức chiếm hữu, chúng ta sẽ thấy được những tấm gương hy sinh chói sáng và không bao giờ họ gây ra những sự thương tổn để con cái phải gánh chịu.

Như đã nói, khi lòng thương yêu bị chi phối bởi sự ích kỷ thì đó sẽ không còn là lòng thương yêu chân thật nữa. Và vì thế mà nó cũng mất đi khả năng mang lại cho chúng ta sự an vui thanh thản trong tâm hồn. Tuy vậy, nhiều người không nhận ra được sự chi phối của tính vị kỷ, vì thế họ lầm tưởng rằng chính sự thương yêu đã mang lại cho họ những khổ đau và thương tổn!

Trong thực tế, lòng thương yêu chân thật luôn là động lực thôi thúc chúng ta chia sẻ mọi khổ đau và mang lại niềm vui cho người mình thương yêu. Và đây cũng chính là định nghĩa được dùng để mô tả lòng từ bi: “Lòng từ có thể mang lại niềm vui, lòng bi có thể xua tan đau khổ.”[12] Một khi lòng thương yêu không thể mang lại niềm vui và xua tan đau khổ, đó không còn là lòng thương yêu chân thật nữa.

Như vậy, qua sự phân tích này chúng ta có thể thấy được là rất nhiều người đã hiểu sai về lòng thương yêu. Và thay vì điều chỉnh lại những sai lầm về mặt nhận thức, người ta lại thường chọn cách dùng danh từ “từ bi” để chỉ cho lòng thương yêu chân thật, và do đó mà bỏ qua đi sự ngộ nhận về ý nghĩa thực sự của lòng thương yêu.

Tuy nhiên, nhận thức sai lầm này nếu không được nhận rõ sẽ lại tiếp tục dẫn đến những sai lầm khác. Bởi vì thật ra thì nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy gần gũi và dễ dàng tiếp nhận ý nghĩa chân thật của lòng thương yêu, nhưng thường thấy xa lạ khi nghe nói đến lòng từ bi vì có cảm giác rằng đó là một phẩm chất siêu việt chỉ có ở các vị Phật và Bồ Tát. Do đó, hiểu đúng về lòng thương yêu chính là phương cách giúp chúng ta có thể lấy lại sự tự tin nơi chính mình, bởi vì nuôi dưỡng và phát triển lòng thương yêu là điều chắc chắn mỗi chúng ta đều có thể làm được, trong khi nói đến việc tu tập lòng từ bi thì sẽ có rất nhiều người thường cảm thấy e ngại vì sợ là vượt quá sức mình!

Một khi hiểu được rằng lòng thương yêu chân thật cũng chính là lòng từ bi với đặc điểm “cứu khổ, ban vui”, chúng ta sẽ thấy không cần thiết phải quan tâm đến vấn đề tên gọi nữa. Bởi cho dù có sử dụng tên gọi nào thì bản chất thực sự của vấn đề cũng đều không thay đổi!

Vì thế, thực hành lòng thương yêu chân thật cũng chính là tu tập lòng từ bi, cho dù cách nói sau nghe có vẻ trang trọng hơn nhiều. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy rằng những phương thức tu tập lòng từ bi – chẳng hạn như phép quán từ bi – thật ra cũng không phải là quá xa vời như nhiều người lầm tưởng. Việc thực hành phép quán từ bi có thể được thực hiện bởi bất cứ ai, và chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích lớn lao về mặt tinh thần.

Cho dù chúng ta chưa thể đạt đến những tâm lượng rộng lớn vô biên như chư Phật, Bồ Tát, nhưng điều chắc chắn là sự thực hành lòng thương yêu sẽ giúp tâm hồn chúng ta rộng mở hơn, xóa bỏ dần đi những giới hạn chật hẹp đã tạo ra do sự tham lam, ích kỷ và vô số những định kiến phân biệt trong cuộc sống.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Ai vào địa ngục


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.82.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...