Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Giải thích Kinh Địa Tạng »» Duyên khởi »»

Giải thích Kinh Địa Tạng
»» Duyên khởi

(Lượt xem: 5.166)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giải thích Kinh Địa Tạng - Duyên khởi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vào khoảng giữa tháng 10 năm 2017, tôi nhận được một lá thư khải thỉnh từ Phật tử Tâm Đức Thành, kèm theo 3 quyển sách bằng Hoa văn bạch thoại, đều liên quan đến kinh Địa Tạng và được thỉnh từ Tịnh Tông Học Hội. Đọc thư, tôi vô cùng cảm động trước tấm chân tình và sự chí thành tha thiết từ lời lẽ trong thư, mong muốn được tôi nhận lời chuyển dịch các tập sách này sang Việt ngữ. Mặc dù vậy, vào thời điểm đó thật vô cùng khó khăn cho tôi để đưa ra quyết định nhận lời, vì có quá nhiều việc vẫn còn đang dang dở và trong đó có một số việc có thể kéo dài sang đến nhiều năm sau.

Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định từ chối dường như lại càng khó khăn hơn nữa, trước tấm lòng tha thiết và sự tin cậy mà nhóm Phật tử này đã dành cho tôi. Vì thế, sau vài lần trao đổi chi tiết hơn, tôi quyết định nhận lời chuyển dịch một trong ba tập sách đã nhận được, chính là tập sách này. Điều kiện duy nhất tôi đưa ra trước khi nhận lời là không được thúc ép về thời gian.

Và thời gian thì luôn trôi qua theo cách mà mỗi chúng ta đều không mong muốn. Những công trình của tôi cũng lần lượt hoàn tất, và song song theo đó thì tập sách này cũng được chậm chạp chuyển dịch trong những quãng thời gian hiếm hoi mà tôi có thể thu xếp được, xen kẽ giữa nhiều công việc khác. Mặc dù không lấy gì làm thuận lợi, nhưng cuối cùng rồi mùa vụ thu hoạch cũng phải đến. Việc hoàn tất quyển thượng này (trong 2 quyển thượng, hạ) là kết quả của nhiều nỗ lực trong những năm qua, và nó cho phép chúng tôi tin tưởng rằng phần còn lại cũng sẽ được hoàn tất không lâu trong thời gian tới.

Kinh Địa Tạng là một trong những bản kinh quen thuộc và phổ biến nhất đối với người Phật tử Việt Nam. Kinh được ngài Thật-xoa-nan-đà, người nước Vu Điền, dịch sang Hán văn vào đời nhà Đường ở Trung Hoa. Hiện đã có khá nhiều bản dịch kinh này sang tiếng Việt, như bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh, bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang, bản dịch của cư sĩ Nguyên Thuận và bản dịch của Ban phiên dịch Vạn Phật Thánh Thành. Ngoài ra, hiện có 2 bản dịch Anh ngữ của kinh này, một của Tao-tsi Shih (The Sutra of Bodhisattva Ksitigarbha’s Fundamental Vows) và một của The Buddhist Text Translation Society (Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva).

Chúng tôi thực hiện công trình này với sự may mắn là được tham khảo qua tất cả các bản dịch nói trên, nhưng chúng tôi có lý do để không trích lại bất cứ bản dịch nào khi thực hiện tập sách này. Toàn bộ phần kinh văn trong sách đều do chúng tôi tự chuyển dịch, bởi có không ít phần trong kinh này khi được soi rọi với các phần giảng giải và thích nghĩa kèm theo sẽ giúp nhận hiểu sáng tỏ hơn và do đó có thể được chuyển dịch gần với nguyên tác hơn.

Lấy ví dụ như hai chữ “hoạnh bệnh” (橫病) được dùng ở gần cuối phẩm Như Lai tán thán, trong 4 bản Việt dịch đã có thì đến 3 bản dịch là “tai họa và dịch bệnh”. Ngay cả trong 2 bản Anh ngữ cũng có một bản dịch là “accidents or illnesses” (tai nạn hay bệnh tật). Về mặt ngữ nghĩa, cách hiểu này hoàn toàn sai nguyên tác, vì chữ “hoạnh” (橫) không có nghĩa nào là tai họa, tai nạn cả, nhưng có lẽ do sự liên tưởng với cách dùng “hoạnh tử” (橫死) là cái chết bất thình lình, chết vì tai nạn, nên đa số các dịch giả đã hiểu sang nghĩa liên đới này. Tuy nhiên, nếu hiểu theo đúng nghĩa của từ thì chữ “hoạnh” trong trường hợp này là một tính từ bổ nghĩa cho “bệnh”, và dùng để mô tả một loại bệnh tật mắc phải thình lình, đột ngột. Trong 4 bản dịch hiện có, chỉ duy nhất có Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã dịch là “bịnh tật bất ngờ”, theo sát ý nghĩa này.

Tuy vậy, cách nói “bịnh tật bất ngờ” vẫn còn khá mơ hồ và dường như chưa hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh văn kinh. Khi xem qua phần thích nghĩa, chúng tôi thấy chữ này được giải thích rõ hơn: “Hoạnh bệnh thị lưu hành đích thời dịch.” (橫病是流行的時疫) Như vậy là rất rõ ý. Người xưa đã dùng chữ này để chỉ những trận dịch bệnh mà theo cách hiểu xưa kia giống như một loại bệnh thời khí, mỗi khi phát khởi thì lây lan khắp nơi và khiến cho người ta dễ dàng mắc bệnh (lây nhiễm) một cách bất ngờ, đột ngột. Do đó, kinh văn nói “vô chư hoạnh bệnh” (無諸橫病) phải hiểu đúng là “không bị lây nhiễm dịch bệnh”, và như vậy mới thể hiện được ý nghĩa mầu nhiệm mà đoạn kinh này muốn nói. Giữa cơn đại dịch CoVid-19 từ đầu năm 2020, chúng ta càng cảm nhận được rõ hơn ý nghĩa mầu nhiệm này.

Ở đây chỉ xin nêu một trường hợp cụ thể để nhận hiểu mà thôi. Trong suốt quá trình chuyển dịch, chúng tôi đã nhận ra rất nhiều chỗ tương tự như vậy.

Mặt khác, vì mục đích chính của tập sách là giải thích, nhắm đến việc giúp cho những người đọc với trình độ thông thường có thể nhận hiểu được ý nghĩa kinh văn dễ dàng hơn, nên không thể tránh khỏi có nhiều nơi lặp lại ý kinh, văn kinh trong các phần giảng giải và thích nghĩa. Sự lặp lại đó có thể là nhàm chán và không cần thiết đối với một số người, nhưng với đa số độc giả thông thường thì đây lại là điều cần thiết để giúp họ nắm được ý kinh.

Nguyên tác các phần giải thích này được viết bằng văn bạch thoại, với đặc điểm là không súc tích và sâu sắc như các bản văn Hán cổ, nhưng ngược lại có thể nói là diễn đạt gần gũi hơn với cách suy nghĩ của người thời nay, và do đó dễ hiểu hơn.

Bản văn bạch thoại này được cư sĩ Trạch Phạm Hồ Duy Thuyên diễn thuật, sau đó được cư sĩ Gia Hưng Phạm Cổ Nông hiệu chính, và cuối cùng được Pháp sư Hoằng Nhất giám định trước khi đưa ra lưu hành. Hiện nay, bản văn bạch thoại này được Tịnh Tông Học Hội lưu hành rất rộng rãi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy có bản Việt dịch nào của sách này nên có lẽ bản dịch của chúng tôi là bản đầu tiên.

Như đã nói, trong quá trình chuyển dịch các phần giải thích từ văn bạch thoại, chúng tôi cũng đồng thời chuyển dịch chánh văn kinh, là nguyên bản Hán văn do ngài Thật-xoa-nan-đà đã dịch trước đây. Kinh văn hiện được lưu giữ trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, ở Tập 13, kinh số 412.

Ngoài ra, chúng tôi cũng bổ sung nhiều chú thích ở những nơi cần thiết để giúp người đọc có thể dễ dàng tiếp nhận được ý nghĩa kinh văn. Riêng trong các phần giangr giải và thích nghĩa, tuy vẫn chuyển dịch trung thành với nguyên tác nhưng nếu xét thấy có những chỗ nào bất ổn, chúng tôi đều có sự lưu ý người đọc ngay nơi đó.

Về cấu trúc bản văn, chúng tôi giữ nguyên theo cách trình bày trong nguyên tác nhưng có thêm phần chuyển dịch Kinh văn. Như vậy, cách trình bày chung trong sách này là trước hết dẫn phần Kinh văn kèm theo âm Hán Việt và bản Việt dịch. Tiếp theo đó lần lượt là hai phần Giảng giải và Thích nghĩa. Phần Giảng giải thường giảng lại ý kinh theo cách nói rộng hơn và dễ hiểu hơn. Phần Thích nghĩa sẽ giải nghĩa một số từ ngữ, thuật ngữ hoặc cung cấp thêm những thông tin liên quan đến đoạn kinh văn đó. Riêng các chú thích cuối trang sẽ được chúng tôi đưa vào ở bất cứ nơi nào xét thấy là cần thiết.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi hơn cho những ai muốn tìm hiểu chuyên sâu, chúng tôi cũng in kèm cả phần Kinh văn chữ Hán và cung cấp phần chú âm Hán Việt. Như vậy, đối với những ai sử dụng được chữ Hán thì có thể đối chiếu tức thời mà không phải mất công tìm kiếm, tra cứu. Cách làm này cũng giúp bản thân chúng tôi trong khi chuyển dịch phải luôn theo sát nguyên bản Kinh văn.

Kể từ duyên khởi đầu tiên của tập sách này, tính đến hôm nay đã gần ba năm trôi qua, và quyển hạ của sách vẫn còn đang trong giai đoạn chuyển dịch. Tuy nhiên, xét theo cấu trúc hoàn chỉnh của quyển thượng, với lời phó chúc và xác lập tên kinh của Đức Thế Tôn ở cuối quyển này, chúng tôi cho rằng việc in riêng quyển thượng này cũng là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, với độ dày hơn 700 trang, nếu in toàn tập cũng sẽ là một điều bất tiện cho người đọc.

Vạn pháp vô thường, mọi việc trong tương lai đều không thể biết chắc được. Do vậy, khi đủ nhân duyên lưu hành quyển thượng này thì không có lý do gì để phải gác lại chờ đợi nữa. Và mong rằng việc xuất bản quyển thượng này cũng sẽ là động lực để thúc đẩy sự hoàn tất quyển hạ được nhanh chóng hơn.

Cuối cùng, cho dù đã hết sức cẩn trọng trong công việc, nhưng sự sai sót ít nhiều hẳn là không sao tránh khỏi. Với tâm nguyện rộng truyền giáo pháp Như Lai thật chuẩn xác, chúng tôi xin kính cẩn lắng nghe mọi lời chỉ dạy từ chư thiện hữu gần xa để chỉnh sửa và hoàn thiện bất cứ sai sót nào nếu được phát hiện. Chúng tôi cũng xin đón nhận và tri ân mọi ý kiến góp ý cho tập sách này, để trong những lần tái bản sẽ được hoàn thiện hơn.

Trân trọng,
Nguyễn Minh Tiến

Mùa Vu Lan năm 2020
Westminster, California


« Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.34.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (81 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...