"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» Lời Giới Thiệu Của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thứ 14 »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» Lời Giới Thiệu Của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thứ 14

(Lượt xem: 6.257)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội - Lời Giới Thiệu Của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thứ 14

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni đã sinh sống, chứng đắc giác ngộ, và giảng dạy ở Ấn Độ hơn 2500 năm về trước. Tuy nhiên, tôi tin rằng phần lớn những gì Ngài dạy cách đây rất lâu vẫn còn giá trị và hữu ích cho đời sống con người ngày nay. Đức Phật thấy rằng con người có thể sống chung tự do như những cá nhân, trên nguyên tắc bình đẳng, và vì vậy có trách nhiệm đối với nhau.

Ngài thấy rằng mục đích chính của đời sống là được hạnh phúc. Ngài nói đến đau khổ trong bối cảnh của những phương cách để vượt qua đau khổ. Ngài công nhận rằng trong lúc vô minh đã trói buộc chúng sinh trong nỗi khổ đau và phiền não triền miên vô tận, thì tu tập phát triển sự hiểu biết chơn chánh sẽ giải thoát con người khỏi đau khổ. Đức Phật thấy rằng mỗi thành viên của gia đình nhân loại, nam cũng như nữ, đều có quyền bình đẳng để được tự do, không chỉ về phương diện xã hội hoặc ngay cả tự do về mặt tâm linh, nhưng còn là một sự tự do cơ bản được thoát khỏi sợ hãi và thiếu thốn. Ngài công nhận rằng mỗi chúng ta chỉ là một con người như bao nhiêu người khác. Không những tất cả chúng ta đều ước muốn được hạnh phúc và tìm cách tránh đau khổ, mà chúng ta còn có quyền bình đẳng để theo đuổi những mục đích ấy.

Trong nội bộ cộng đồng tu sĩ mà Đức Phật đã thiết lập, mọi cá nhân đều bình đẳng, cho dù họ thuộc về tầng lớp nào trong xã hội hoặc có nguồn gốc nào từ hệ thống giai cấp. Tập quán đi khất thực nhằm mục đích củng cố nhận thức của tu sĩ về sự lệ thuộc của họ vào người khác. Bên trong cộng đồng Tăng chúng, mọi quyết định đều là kết quả của bỏ phiếu và những khác biệt được giải quyết bằng sự đồng thuận chung.

Đức Phật đã dùng một phương pháp thực tiễn để kiến tạo ra một thế giới hòa bình và hạnh phúc hơn. Dĩ nhiên là Ngài đã đặt nền tảng cho con đường đưa đến giải thoát và giác ngộ mà Phật tử khắp thế giới vẫn tiếp tục đi theo cho đến ngày nay, nhưng Ngài cũng luôn nhất quán trong việc đưa ra những lời khuyên mà bất cứ người nào cũng có thể quan tâm để sống hạnh phúc hơn ngay bây giờ và ở đây.

Các bài kinh được tuyển chọn từ những lời khuyên bảo và chỉ dạy của Đức Phật trong tập sách này - về các đề tài liên quan đến tính thực tiễn, giữ đúng Giới luật và lời nói có cân nhắc, nhẫn nhục hơn là tức giận, quan tâm đến điều tốt đẹp cho người khác - tất cả đều liên quan đến việc tạo lập tình bằng hữu và duy trì sự an vui trong cộng đồng.

Con người chúng ta là những sinh vật xã hội. Vì tương lai chúng ta tùy thuộc vào người khác nên chúng ta cần bạn bè để đáp ứng những lợi ích của chúng ta. Chúng ta không kết bạn bằng cách gây gổ, ghen ghét và tức giận, nhưng bằng cách thành thật trong mối quan tâm của chúng ta đối với người khác, bảo vệ đời sống của họ, và tôn trọng quyền lợi của họ. Kết bạn và thiết lập lòng tin là nền tảng để xây dựng xã hội vững vàng. Giống như những bậc thầy vĩ đại khác, Đức Phật ca ngợi lòng bao dung và tha thứ để lấy lại niềm tin và giải quyết những tranh chấp phát sinh, bởi vì khuynh hướng của chúng ta thường xem kẻ khác như là ‘chúng nó’ đối lập với ‘chúng ta’.

Trong quyển sách xuất sắc này, Bhikkhu Bodhi, là một nhà sư học giả Phật giáo đầy kinh nghiệm, đã trích dẫn từ kinh điển thuộc truyền thống Pāli, một trong những tài liệu cổ xưa nhất về những lời Phật dạy, còn được gìn giữ đến ngày nay, để chứng minh mối quan tâm của Đức Phật về việc duy trì sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội. Tôi chắc chắn rằng các Phật tử sẽ tìm thấy tuyển tập này rất giá trị, nhưng tôi hy vọng là một số độc giả khác rộng lớn hơn cũng thấy tuyển tập này rất hấp dẫn. Những tài liệu được sưu tập trong sách này chứng tỏ rõ ràng rằng mục đích tối hậu của Phật giáo là để phục vụ và làm lợi ích cho nhân loại. Bởi vì những gì làm tôi thích thú không phải là để cải đạo người khác theo đạo Phật, nhưng là làm thế nào để Phật tử chúng ta có thể đóng góp cho xã hội loài người bằng những tư tưởng Phật giáo của chính chúng ta. Tôi tin chắc rằng những độc giả quan tâm đến việc kiến tạo một thế giới hạnh phúc hơn, an bình hơn cũng tìm thấy sách này rất hấp dẫn.

Tenzin Gyatso
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 14


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Những tâm tình cô đơn


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.30.222 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...