Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại »» e. Bản Đàn Kinh ở Đôn Hoàng »»

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
»» e. Bản Đàn Kinh ở Đôn Hoàng

(Lượt xem: 4.367)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại - e. Bản Đàn Kinh ở Đôn Hoàng

Font chữ:

Bản Đàn Kinh tìm được ở Đôn Hoàng không có bài tựa nói trên, nghĩa là không có những chi tiết cụ thể cũng như những huyền thoại về sự ra đời của Lục Tổ Đại sư. Bài tựa cho chúng ta nhiều chi tiết hơn, nhưng đồng thời tính xác thực của nó cũng kém hơn so với những gì được ghi trong phần chính văn của Đàn Kinh.

Trong các bản Đàn Kinh khác, bài tựa này được in đầu sách và ghi rõ là do Pháp Hải soạn vào đời nhà Đường. Pháp Hải đúng là một trong mười đệ tử được Lục Tổ Đại sư giao phó trách nhiệm lưu truyền Đàn Kinh. Trong bản Đàn Kinh ở Đôn Hoàng cũng có đoạn nói rằng chính Pháp Hải là người biên tập Đàn Kinh. Phân đoạn 55 trong bản Đôn Hoàng viết:

“Đàn Kinh này là do Thượng Toạ Pháp Hải biên tập. Lúc mất, Thượng Toạ giao lại cho người bạn đồng học là Đạo Xán. Lúc Đạo Xán qua đời lại giao cho người đệ tử là Ngộ Chơn. Ngộ Chơn hiện giờ đang truyền thọ giáo pháp này ở chùa Pháp Hưng, núi Tào Khê, thuộc Lĩnh Nam.”

Theo như đoạn văn này thì Đàn Kinh được ghi chép ngay sau khi Lục Tổ Đại sư viên tịch, và đệ tử của ngài là Pháp Hải đã chủ trì thực hiện việc ghi chép. Nhưng không thấy có bài tựa do Pháp Hải viết như các bản sau này. Trong khi đó, các bản Đàn Kinh khác đều có thêm bài tựa ở đầu sách. Tất cả các bản đều nói rất rõ là ngài viên tịch ngày mùng 3 tháng 8 năm Quý Sửu (713).

Như vậy, Pháp Hải sau đó đã giao lại bản Đàn Kinh này cho một người bạn đồng học là Đạo Xán. Chúng ta không biết Pháp Hải viên tịch năm nào, nên tạm ước chừng là trong khoảng 30 năm sau khi Lục Tổ Đại sư viên tịch. Đạo Xán là bạn đồng học, nên có lẽ không chênh lệch tuổi tác quá nhiều so với Pháp Hải. Ông này đã tiếp tục giữ gìn bản Đàn Kinh cho đến khi mất và thời gian này có lẽ cũng không quá 20 năm. Khi ấy, Đạo Xán giao Đàn Kinh lại cho Ngộ Chơn. Có khả năng chính vị này là người ghi thêm phân đoạn 55 và 2 phân đoạn sau đó nữa vào bản Đàn Kinh. Bởi vì trong đoạn văn nói “Ngộ Chơn hiện giờ đang... ...ở chùa Pháp Hưng, núi Tào Khê...”, như vậy có nghĩa là khi viết đoạn văn này vào Đàn Kinh thì Ngộ Chơn vẫn còn đang sống. Và thời điểm này có thể ít nhất đã cách thời điểm Lục Tổ Đại sư viên tịch vào khoảng 50 năm. Và nếu những ước đoán của chúng ta không sai lệch lắm thì bản Đàn Kinh được hoàn chỉnh đến những dòng cuối cùng như trên vào lúc này, khoảng năm 763.

Giáo sư Akira Fujieda của Đại Học Tokyo đã thực hiện việc giảo nghiệm lối viết chữ để xác định niên đại của bản Đàn Kinh tìm được ở Đôn Hoàng và kết luận là bản này được chép sớm nhất cũng phải vào năm 830, muộn nhất không quá năm 860. Nếu kết luận này là đáng tin cậy, thì từ khi được định hình hoàn chỉnh như trên đến thời điểm văn bản Đôn Hoàng được thực hiện đã có khoảng cách thời gian gần 100 năm! Điều này cho thấy là sau khi Lục Tổ Đại sư viên tịch cho đến khoảng hơn một thế kỷ sau đó thì Đàn Kinh vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Và chính vì thế mà ngày nay chúng ta mới không tìm được bản Đàn Kinh nào ra đời từ thời đó.

Trong một tập sách bằng Anh ngữ nhan đề “The Zen Doctrine of No-Mind” (Samuel Weiser, Inc, 1972), D. T. Suzuki có đề cập đến một quyển tiểu sử Lục Tổ Đại sư do một thiền sư Nhật Bản là Tối Trừng (người sáng lập tông Thiên Thai ở Nhật Bản) mang về Nhật vào năm 803, khi vị này sang Trung Hoa để tham học Phật pháp. Như vậy, tập sách này chắc chắn ra đời trước năm 803, nếu không nói là sớm hơn nhiều, vì D. T. Suzuki hẳn có đủ cơ sở nên mới tin rằng nó được biên soạn ngay sau khi Lục Tổ Đại sư viên tịch vào năm 713. Và nếu quả đúng vậy thì đây có thể xem là tư liệu đáng tin cậy nhất về Lục Tổ Đại sư.

Chúng tôi hiện không có trong tay tài liệu này, nhưng theo D. T. Suzuki trong sách đã dẫn trên thì tài liệu này cho biết ngài Huệ Năng đã tìm đến Ngũ Tổ vào năm 34 tuổi, trong khi bài tựa Đàn Kinh chúng ta vừa nhắc đến lại nói là 24 tuổi!

Ngoài ra, sách này cũng cho biết thêm một chi tiết thú vị nữa là ngay sau khi Lục Tổ Đại sư nhận y bát và rời đi không bao lâu thì Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn viên tịch. Chi tiết này hoàn toàn không có trong bản Đàn Kinh tìm được ở Đôn Hoàng, và trong các bản sau này thì được thêm vào bằng một câu khá mơ hồ, qua lời Ngũ Tổ dự báo rằng “Ông  đi rồi thì 3 năm sau ta sẽ bỏ cõi thế”, nhưng sau đó lại không có đoạn nào xác nhận là thật ra thì Ngũ Tổ có viên tịch đúng 3 năm sau hay không? Nếu tài liệu được Suzuki dẫn trên là chính xác, nghĩa là Ngũ Tổ viên tịch ngay sau khi Lục Tổ ra đi về phương Nam, thì xem ra điều này khá phù hợp để giải thích việc truyền y bát có vẻ như hơi vội vàng của Ngũ Tổ, vào lúc mà chàng thanh niên Huệ Năng đến chùa chưa bao lâu cũng như chưa được truyền thọ Cụ túc giới để chính thức trở thành một vị tăng.

Tuy nhiên, nếu loại bỏ những yếu tố khác biệt chỉ mang tính sự kiện như vừa nêu trên, thì các bản Đàn Kinh nói chung không khác nhau mấy trong phần chính văn khi trình bày về giáo pháp Đốn ngộ mà Lục tổ Đại sư thuyết giảng. Điều này cho thấy các vị đệ tử đã gìn giữ rất tốt những lời dạy của thầy. Còn những sai lệch như nêu trên có thể chỉ là do họ đã không quan tâm đúng mức trong việc ghi chép sự kiện, cũng như do về sau – có thể là bắt đầu từ lần in năm 967 – đã có nhiều sự thêm thắt vào mỗi lần khắc in, làm cho bản Đàn Kinh ngày càng dài ra hơn và có thêm nhiều chi tiết hơn.

Tuy nhiên, có một điều dễ nhận ra và rất đáng trân trọng là những bản Đàn Kinh ra đời muộn hơn về sau, nhất là bản Tông Bảo đời Minh (1291), đều đã được nhuận sắc rất kỹ lưỡng, nên câu văn trở nên mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu hơn nhiều khi so sánh với bản Đôn Hoàng. Để làm được điều đó mà không sai lệch đi ý nghĩa kinh văn, những người nhuận sắc chắc chắn đã phải dày công khảo cứu cũng như phải nắm vững được những lời dạy trong giáo pháp này.

Như vậy, việc tìm được cổ bản Đôn Hoàng thật ra chỉ có ý nghĩa về mặt khảo cứu nhiều hơn, vì so ra nó không làm thay đổi mấy những gì đã được nhận hiểu từ các bản Đàn Kinh đang lưu hành, nhất là bản Tông Bảo. Có chăng là nó đã giúp tạo thêm niềm tin chắc chắn vào độ chính xác của những lời giảng dạy về giáo pháp được ghi lại trong Đàn Kinh, bởi vì cho dù có sự thay đổi, trau chuốt văn từ, nhưng khi so sánh thì người ta vẫn thấy ý nghĩa không có gì sai lệch!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Quy nguyên trực chỉ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.208.72 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...