Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Giải thích Kinh Địa Tạng »» Duyên khởi »»

Giải thích Kinh Địa Tạng
»» Duyên khởi

Donate

(Lượt xem: 6.069)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giải thích Kinh Địa Tạng - Duyên khởi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vào khoảng giữa tháng 10 năm 2017, tôi nhận được một lá thư khải thỉnh từ Phật tử Tâm Đức Thành, kèm theo 3 quyển sách bằng Hoa văn bạch thoại, đều liên quan đến kinh Địa Tạng và được thỉnh từ Tịnh Tông Học Hội. Đọc thư, tôi vô cùng cảm động trước tấm chân tình và sự chí thành tha thiết từ lời lẽ trong thư, mong muốn được tôi nhận lời chuyển dịch các tập sách này sang Việt ngữ. Mặc dù vậy, vào thời điểm đó thật vô cùng khó khăn cho tôi để đưa ra quyết định nhận lời, vì có quá nhiều việc vẫn còn đang dang dở và trong đó có một số việc có thể kéo dài sang đến nhiều năm sau.

Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định từ chối dường như lại càng khó khăn hơn nữa, trước tấm lòng tha thiết và sự tin cậy mà nhóm Phật tử này đã dành cho tôi. Vì thế, sau vài lần trao đổi chi tiết hơn, tôi quyết định nhận lời chuyển dịch một trong ba tập sách đã nhận được, chính là tập sách này. Điều kiện duy nhất tôi đưa ra trước khi nhận lời là không được thúc ép về thời gian.

Và thời gian thì luôn trôi qua theo cách mà mỗi chúng ta đều không mong muốn. Những công trình của tôi cũng lần lượt hoàn tất, và song song theo đó thì tập sách này cũng được chậm chạp chuyển dịch trong những quãng thời gian hiếm hoi mà tôi có thể thu xếp được, xen kẽ giữa nhiều công việc khác. Mặc dù không lấy gì làm thuận lợi, nhưng cuối cùng rồi mùa vụ thu hoạch cũng phải đến. Việc hoàn tất quyển thượng này (trong 2 quyển thượng, hạ) là kết quả của nhiều nỗ lực trong những năm qua, và nó cho phép chúng tôi tin tưởng rằng phần còn lại cũng sẽ được hoàn tất không lâu trong thời gian tới.

Kinh Địa Tạng là một trong những bản kinh quen thuộc và phổ biến nhất đối với người Phật tử Việt Nam. Kinh được ngài Thật-xoa-nan-đà, người nước Vu Điền, dịch sang Hán văn vào đời nhà Đường ở Trung Hoa. Hiện đã có khá nhiều bản dịch kinh này sang tiếng Việt, như bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh, bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang, bản dịch của cư sĩ Nguyên Thuận và bản dịch của Ban phiên dịch Vạn Phật Thánh Thành. Ngoài ra, hiện có 2 bản dịch Anh ngữ của kinh này, một của Tao-tsi Shih (The Sutra of Bodhisattva Ksitigarbha’s Fundamental Vows) và một của The Buddhist Text Translation Society (Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva).

Chúng tôi thực hiện công trình này với sự may mắn là được tham khảo qua tất cả các bản dịch nói trên, nhưng chúng tôi có lý do để không trích lại bất cứ bản dịch nào khi thực hiện tập sách này. Toàn bộ phần kinh văn trong sách đều do chúng tôi tự chuyển dịch, bởi có không ít phần trong kinh này khi được soi rọi với các phần giảng giải và thích nghĩa kèm theo sẽ giúp nhận hiểu sáng tỏ hơn và do đó có thể được chuyển dịch gần với nguyên tác hơn.

Lấy ví dụ như hai chữ “hoạnh bệnh” (橫病) được dùng ở gần cuối phẩm Như Lai tán thán, trong 4 bản Việt dịch đã có thì đến 3 bản dịch là “tai họa và dịch bệnh”. Ngay cả trong 2 bản Anh ngữ cũng có một bản dịch là “accidents or illnesses” (tai nạn hay bệnh tật). Về mặt ngữ nghĩa, cách hiểu này hoàn toàn sai nguyên tác, vì chữ “hoạnh” (橫) không có nghĩa nào là tai họa, tai nạn cả, nhưng có lẽ do sự liên tưởng với cách dùng “hoạnh tử” (橫死) là cái chết bất thình lình, chết vì tai nạn, nên đa số các dịch giả đã hiểu sang nghĩa liên đới này. Tuy nhiên, nếu hiểu theo đúng nghĩa của từ thì chữ “hoạnh” trong trường hợp này là một tính từ bổ nghĩa cho “bệnh”, và dùng để mô tả một loại bệnh tật mắc phải thình lình, đột ngột. Trong 4 bản dịch hiện có, chỉ duy nhất có Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã dịch là “bịnh tật bất ngờ”, theo sát ý nghĩa này.

Tuy vậy, cách nói “bịnh tật bất ngờ” vẫn còn khá mơ hồ và dường như chưa hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh văn kinh. Khi xem qua phần thích nghĩa, chúng tôi thấy chữ này được giải thích rõ hơn: “Hoạnh bệnh thị lưu hành đích thời dịch.” (橫病是流行的時疫) Như vậy là rất rõ ý. Người xưa đã dùng chữ này để chỉ những trận dịch bệnh mà theo cách hiểu xưa kia giống như một loại bệnh thời khí, mỗi khi phát khởi thì lây lan khắp nơi và khiến cho người ta dễ dàng mắc bệnh (lây nhiễm) một cách bất ngờ, đột ngột. Do đó, kinh văn nói “vô chư hoạnh bệnh” (無諸橫病) phải hiểu đúng là “không bị lây nhiễm dịch bệnh”, và như vậy mới thể hiện được ý nghĩa mầu nhiệm mà đoạn kinh này muốn nói. Giữa cơn đại dịch CoVid-19 từ đầu năm 2020, chúng ta càng cảm nhận được rõ hơn ý nghĩa mầu nhiệm này.

Ở đây chỉ xin nêu một trường hợp cụ thể để nhận hiểu mà thôi. Trong suốt quá trình chuyển dịch, chúng tôi đã nhận ra rất nhiều chỗ tương tự như vậy.

Mặt khác, vì mục đích chính của tập sách là giải thích, nhắm đến việc giúp cho những người đọc với trình độ thông thường có thể nhận hiểu được ý nghĩa kinh văn dễ dàng hơn, nên không thể tránh khỏi có nhiều nơi lặp lại ý kinh, văn kinh trong các phần giảng giải và thích nghĩa. Sự lặp lại đó có thể là nhàm chán và không cần thiết đối với một số người, nhưng với đa số độc giả thông thường thì đây lại là điều cần thiết để giúp họ nắm được ý kinh.

Nguyên tác các phần giải thích này được viết bằng văn bạch thoại, với đặc điểm là không súc tích và sâu sắc như các bản văn Hán cổ, nhưng ngược lại có thể nói là diễn đạt gần gũi hơn với cách suy nghĩ của người thời nay, và do đó dễ hiểu hơn.

Bản văn bạch thoại này được cư sĩ Trạch Phạm Hồ Duy Thuyên diễn thuật, sau đó được cư sĩ Gia Hưng Phạm Cổ Nông hiệu chính, và cuối cùng được Pháp sư Hoằng Nhất giám định trước khi đưa ra lưu hành. Hiện nay, bản văn bạch thoại này được Tịnh Tông Học Hội lưu hành rất rộng rãi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy có bản Việt dịch nào của sách này nên có lẽ bản dịch của chúng tôi là bản đầu tiên.

Như đã nói, trong quá trình chuyển dịch các phần giải thích từ văn bạch thoại, chúng tôi cũng đồng thời chuyển dịch chánh văn kinh, là nguyên bản Hán văn do ngài Thật-xoa-nan-đà đã dịch trước đây. Kinh văn hiện được lưu giữ trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, ở Tập 13, kinh số 412.

Ngoài ra, chúng tôi cũng bổ sung nhiều chú thích ở những nơi cần thiết để giúp người đọc có thể dễ dàng tiếp nhận được ý nghĩa kinh văn. Riêng trong các phần giangr giải và thích nghĩa, tuy vẫn chuyển dịch trung thành với nguyên tác nhưng nếu xét thấy có những chỗ nào bất ổn, chúng tôi đều có sự lưu ý người đọc ngay nơi đó.

Về cấu trúc bản văn, chúng tôi giữ nguyên theo cách trình bày trong nguyên tác nhưng có thêm phần chuyển dịch Kinh văn. Như vậy, cách trình bày chung trong sách này là trước hết dẫn phần Kinh văn kèm theo âm Hán Việt và bản Việt dịch. Tiếp theo đó lần lượt là hai phần Giảng giải và Thích nghĩa. Phần Giảng giải thường giảng lại ý kinh theo cách nói rộng hơn và dễ hiểu hơn. Phần Thích nghĩa sẽ giải nghĩa một số từ ngữ, thuật ngữ hoặc cung cấp thêm những thông tin liên quan đến đoạn kinh văn đó. Riêng các chú thích cuối trang sẽ được chúng tôi đưa vào ở bất cứ nơi nào xét thấy là cần thiết.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi hơn cho những ai muốn tìm hiểu chuyên sâu, chúng tôi cũng in kèm cả phần Kinh văn chữ Hán và cung cấp phần chú âm Hán Việt. Như vậy, đối với những ai sử dụng được chữ Hán thì có thể đối chiếu tức thời mà không phải mất công tìm kiếm, tra cứu. Cách làm này cũng giúp bản thân chúng tôi trong khi chuyển dịch phải luôn theo sát nguyên bản Kinh văn.

Kể từ duyên khởi đầu tiên của tập sách này, tính đến hôm nay đã gần ba năm trôi qua, và quyển hạ của sách vẫn còn đang trong giai đoạn chuyển dịch. Tuy nhiên, xét theo cấu trúc hoàn chỉnh của quyển thượng, với lời phó chúc và xác lập tên kinh của Đức Thế Tôn ở cuối quyển này, chúng tôi cho rằng việc in riêng quyển thượng này cũng là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, với độ dày hơn 700 trang, nếu in toàn tập cũng sẽ là một điều bất tiện cho người đọc.

Vạn pháp vô thường, mọi việc trong tương lai đều không thể biết chắc được. Do vậy, khi đủ nhân duyên lưu hành quyển thượng này thì không có lý do gì để phải gác lại chờ đợi nữa. Và mong rằng việc xuất bản quyển thượng này cũng sẽ là động lực để thúc đẩy sự hoàn tất quyển hạ được nhanh chóng hơn.

Cuối cùng, cho dù đã hết sức cẩn trọng trong công việc, nhưng sự sai sót ít nhiều hẳn là không sao tránh khỏi. Với tâm nguyện rộng truyền giáo pháp Như Lai thật chuẩn xác, chúng tôi xin kính cẩn lắng nghe mọi lời chỉ dạy từ chư thiện hữu gần xa để chỉnh sửa và hoàn thiện bất cứ sai sót nào nếu được phát hiện. Chúng tôi cũng xin đón nhận và tri ân mọi ý kiến góp ý cho tập sách này, để trong những lần tái bản sẽ được hoàn thiện hơn.

Trân trọng,
Nguyễn Minh Tiến

Mùa Vu Lan năm 2020
Westminster, California


« Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chắp tay lạy người


Pháp bảo Đàn kinh


Nguồn chân lẽ thật


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.235.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...