Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác »» Phẩm 11 đến Phẩm 20 »»

Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
»» Phẩm 11 đến Phẩm 20

Donate

(Lượt xem: 3.430)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác - Phẩm 11 đến Phẩm 20

Font chữ:

Phẩm thứ mười một:
Cõi nước Nghiêm tịnh

Phật bảo A-Nan:
‘‘Cực lạc giới kia,
Vô lượng công đức,
Trang nghiêm đầy đủ.
Không có các khổ,
Các nạn, ác thú,
Và tiếng ma não.
Cũng không bốn mùa,
Nóng lạnh, mưa tối.
Cả không sông biển,
Lớn nhỏ khác nhau.
Gò đống hầm hố,
Cát sõi hiểm trở,
Tu Di, Thiết Vi,
Các núi như thế
Cũng không có nữa.
Chỉ có bảy báu tự nhiên,
Vàng ròng làm đất,
Rộng rãi bằng phẳng,
Không có giới hạn.
Đẹp đẽ kỳ diệu,
Thanh tịnh trang nhiêm,
Vượt hơn tất cả
Thế giới mười phương’’.
A Nan nghe rồi,
Bạch Phật: ‘’Thế Tôn:
‘’Nếu cõi nước kia,
Không núi Tu Di,
Thì bốn Thiên Vương
Và Trời Đao Lợi,
Sẽ ở vào đâu?’’
Phật bảo A Nan:
‘‘Vậy các cõi Trời
Dạ Ma, Đâu Xuất,
Cho đến sắc giới,
Tất cả chư Thiên
Ở vào nơi đâu?’’
A Nan bạch Phật:
‘‘Hành nghiệp quả báo,
Chẳng thể nghĩ bàn’’.
Phật nói: ‘’A Nan
Nghiệp chẳng thể bàn
Làm sao biết được?
Mang thân quả báo,
Chẳng thể nghĩ bàn.
Nghiệp báo chúng sanh,
Cũng chẳng nghĩ bàn
Thiện căn chúng sanh,
Chẳng thể nghĩ bàn.
Thánh lực của Phật,
Thế giới chư Phật,
Cũng chẳng nghĩ bàn.
Thiện lực công đức,
Của các chúng sanh,
Ở nơi hành nghiệp,
Cùng thần lực Phật,
Nên được như vậy.’’
A Nan bạch Phật:
’Nghiệp nhân quả báo,
Chẳng thể nghĩ bàn,
Con theo pháp đó,
Thật không phiền não.
Những vì tương lai chúng sanh,
Phá trừ lưới nghi,
Nên mới nghĩ hỏi.’’

Phẩm thứ mười hai:
Quang minh Biến chiếu

Phật bảo A-Nan:
‘‘Phật A Di Đà,
Quang minh oai thần,
Tối tôn đệ nhất.
Chư Phật mười phương,
Không thể sánh bằng,
Chiếu khắp hằng sa
Cõi Phật phương Đông
Phương Nam, Tây, Bắc
Tứ duy thượng hạ,
Cũng đều như vậy
Hào quang đỉnh đầu,
Soi một do tuần,
Hoặc hai ba bốn,
Hoặc là trăm ngàn,
Vạn ức do tuần.
Quang minh chư Phật,
Hoặc chiếu một hai
Phật sát, hoặc chiếu
Trăm ngàn Phật sát,
Riêng Phật Di Đà,
Quang minh chiếu rộng,
Vô lượng vô biên,
Vô số Phật sát.
Quang minh chư Phật,
Chiếu gần hoặc xa,
Là do sở nguyện,
Tiền thế cầu đạo,
Lớn nhỏ chẳng đồng.
Đến khi thành Phật,
Mỗi vị tự được,
Chỗ làm tự tại,
Không cần dự tính.
Phật A Di Đà
Quang minh tốt lành
Hơn cả ánh sáng
Mặt trời mặt trăng
Ngàn vạn ức lần.
Là vua quang minh
Trong các Phật quang.
Bởi thế cho nên
1) Phật Vô Lượng Thọ
Có danh hiệu khác:
(2) Phật Vô Lượng Quang,
(3) Phật Vô Biên Quang,
(4) Phật Vô Ngại Quang,
(5) Phật Vô Đối Quang,
(6) Phật Bất Tư Nghì Quang,
(7) Phật Thanh Tịnh Quang,
(8) Phật Hoan hỉ Quang,
(9) Phật Trí Tuệ Quang.
(10) Phật Giải Thoát Quang,
(11) Phật An ổn Quang,
(12) Phật Siêu Nhật Nguyệt Qng.
Quang minh như vậy,
Chiếu khắp mười phương,
Tất cả thế giới.
Nếu chúng sanh nào,
Gặp quang minh ấy,
Tam cấu tiêu diệt,
Thiện tâm sinh ra,
Thân ý như mềm,
Hoan hỉ dũng dược.
Nếu ở những nơi
Tam đồ cực khổ,
Thấy quang minh ấy,
Đều được nghỉ tắt,
Không còn khổ não,
Sau khi thọ chung,
Đều được giải thoát.
Nếu có chúng sanh
Nghe quang minh ấy,
Oai thần công đức,
Ngày đêm khen ngợI,
Chí tâm chẳng dứt,
Tùy ý sở nguyện
Được sanh nước Phật.

Phẩm thứ mười ba
Thọ mạng Vô lượng

Phật bảo A-Nan:
Phật Vô Lượng Thọ,
Thọ mạng dài lâu,
Chẳng thể kể xiết.
Giả sử nếu có,
Vô số Thanh Văn,
Thần thông trí tuệ
Thấu suốt vô ngại,
Oai lực tự tại,
Cầm cả thế giới.
Trong lòng bàn tay,
Trong số đó có
Đệ tử của ta,
Đại Mục Kiền Liên,
Thần thông số một.
Trong một tam thiên
Đại thiên thế giới,
Chúng sanh như sao,
Số lượng bao nhiêu,
Chỉ trong một đêm,
Biết được con số.
Giả thử tất cả,
Chúng sanh mười phương,
Đều thành Duyên Giác,
Mỗi mỗi Duyên Giác,
Sống vạn ức tuổi,
Thần thông đều như,
Đại Mục Kiền Liên.
Đem hết trí lực,
Cùng nhau suy toán,
Cho đến mãn đời,
Số lượng Thanh Văn,
Trong Phật hội kia,
Thì ngàn vạn phần,
Chẳng được một phần.
Ví như biển lớn,
Sâu rộng vô lượng,
Giả sử có người,
Chẻ một sợi lông,
Chia làm trăm phần,
Rồi lấy một phần
Lông ấy chấm lấy,
Một giọt nước biển.
Ý ông nghĩ sao?
Giọt nước đầu lông
So voi nước biển.
Phật bảo A Nan,
Những người như Ông,
Đại Mục Liên kia,
Tính mà biết số
Thanh Văn, Bồ Tát
ở hội đầu tiên,
Số ấy giống như
Một giọt nước vậy;
Còn lại những số,
Chưa thể biết được,
Như nước biển lớn.
Thọ lượng Phật kia,
Cùng với thọ lượng,
Của chư Bồ Tát,
Thanh Văn, Thiên Nhơn
Không thể tính toán,
Thí dụ mà biết,
Số lượng thọ mạng./.

Phẩm thứ mười bốn:
Cây quý Dựng nước (*)

Lại nước Phật kia,
Có nhiều cây báu.
Hoặc cây thuần vàng,
Hoặc cây thuần bạc,
Cây thuần lưu-ly,
Pha-lê, hổ phách,
Mỹ ngọc, mã-não.
Duy nhất một báu,
Không xen tạp bảo.
Lại có những cây
Hai báu, ba báu,
Thậm chí cho đến,
Bảy báu hợp thành.
Thí như: cây vàng,
Lá hoa quả bạc.
Hoặc là: cây bạc,
Lá hoa quả vàng,
Hoặc cây lưu-ly,
Lá ngọc pha-lê,
Hoa quả cũng thế;
Hoặc cây pha-lê,
Lá ngọc lưu-ly,
Hoa quả cũng thế.
Hoặc cây hổ phách
Lá ngọc lưu-ly,
Hoa quả cũng thế.
Hoặc cây lưu ly
Lá bằng hổ-phách
Hoa quả cũng thế.
Rễ, thân, cành, nhánh,
(*) Theo bản dịch của BTG Tuệ Nhuận
Báu nầy làm thành,
Hoa, lá, quả thật,
Báu kia hóa tác.
[1]_ Hoặc có cây báu:
Gốc (rễ) vàng sáng đỏ,
Thân bạc trắng ngần,
Cành ngọc lưu-ly,
Nhánh ngọc pha-lê,
Lá ngọc hổ phách,
Hoa bằng mỹ-ngọc,
Quả bằng mã-não.
[2]_ Hoặc có cây báu:
Gốc bạc trắng ngần,
Thân ngọc lưu-ly,
Cành ngọc pha-lê,
Nhánh ngọc hổ phách,
Lá bằng mỹ-ngọc,
Hoa bằng mã-não,
Quả vàng sáng đỏ.
[3]_ Hoặc có cây báu:
Gốc ngọc lưu-ly,
Thân ngọc pha-lê,
Cành ngọc hổ-phách,
Nhánh bằng mỹ-ngọc,
Lá bằng mã-não,
Hoa vàng sáng đỏ,
Quả bạc trắng ngần.
[4]_ Hoặc có cây báu:
Gốc ngọc pha-lê,
Thân ngọc hổ phách,
Cành bằng mỹ-ngọc,
Nhánh bằng mã-não,
Lá vàng sáng đỏ,
Hoa bạc trắng ngần,
Quả ngọc lưu-ly.
[5]_ Hoặc có cây báu:
Gốc ngọc hổ-phách,
Thân bằng mỹ-ngọc,
Cành bằng mã-não,
Nhánh vàng sáng đỏ,
Lá bạc trắng ngần,
Hoa ngọc lưu-ly,
Quả ngọc pha-lê.
[6]_ Hoặc có cây báu:
Gốc bằng mỹ-ngọc,
Thân bằng mã-não,
Cành vàng sáng đỏ,
Nhánh bạc trắng ngần,
Lá ngọc lưu-ly,
Hoa ngọc pha-lê,
Quả ngọc hổ phách.
[7]_ Hoặc có cây báu:
Gốc bằng mã-não,
Thân vàng sáng đỏ,
Cành bạc trắng ngần,
Nhánh ngọc lưu-ly,
Lá ngọc pha-lê,
Hoa ngọc hổ-phách,
Quả bằng mỹ-ngọc.
Hàng hàng cùng xếp,
Ngọn ngọn cùng đều,
Cành cành cùng chuẩn,
Lá lá cùng hướng,
Hoa hoa cùng thuận,
Quả quả cùng đương,
Sắc tướng sáng rực,
Chẳng thể xem hết.
Gió mát khi thổi,
Phát năm âm thanh,
Cung thương nhiệm-mầu,
Tự-nhiên phụ tấu.
Các cây báu ấy,
Chu biến cả nước./.

Phẩm thứ mười lăm:
Bồ-Đề Đạo tràng

Còn đạo tràng kia
Cây Bồ Đề cao
Bốn trăm vạn dặm.
Gốc có chu-vi
Năm ngàn do-tuần.
Cành lá bốn bến
Hai mươi vạn dặm.
Tất cả mọi báu,
Tự nhiên họp thành.
Hoa quả xinh tươi
Lộng lẫy chiếu khắp,
Lại có màu sắc
Hồng lục xanh trắng,
Các ma-ni qúy
Là vua các báu,
Chuổi ngọc anh lạc
Kết tụ như mây,
Trang nghiêm cây ấy.
Linh khánh bằng vàng
Xen giữa cành nhỏ,
Lưới ngọc quý báu
Che khắp trên cây.
Trăm ngàn muôn sắc,
Chiếu sáng lẫn nhau
Vô lượng ánh sáng,
Soi khắp không cùng,
Tất cả trang nghiêm,
Tùy ứng mà hiện.
Gió hiu hiu thổi,
Cành lá nhẹ rung,
Phát ra vô lượng
Âm thanh diệu pháp,
Tiếng Pháp âm đó
Truyền khắp nước Phật.
Mầu nhiệm thanh thoát
Vi diệu hòa nhã.
Mười phương thế giới
Âm thanh trong đó
Cao tột bậc nhất.
Nếu có chúng sanh
Thấy cây Bồ Đề,
Nghe âm, ngữi hương,
Lưỡi nếm vị ấy,
Thân đụng hào quang,
Ghi nhớ công đức
Của cây bảo thọ,
Tự nhiên đều được,
Sáu căn thông suốt,
Không có não loạn,
Trụ bất thoái chuyển,
Cho đến thành Phật,
Lại nữa, do thấy
Cây Bồ Đề kia,
Đắc ba pháp nhẫn:
Một, âm hưởng nhẫn,
Hai, nhu thuận nhẫn,
Ba, vô sanh pháp nhẫn.
Phật bảo A Nan:
‘’Phật sát như vậy
Hoa quả cây cối,
Cùng với chúng sanh,
Đều làm Phật sự.
Thảy đều do nơi
Phật Vô Lượng Thọ,
Có sức oai thần,
Có sức bổn nguyện,
Có nguyện trọn đầy,
Đạt tới cứu cánh,
Minh liễu, kiên cố’’./.

Phẩm thứ mười sáu:
Nhà cửa Lầu gác

Giảng đường tinh xá,
Lầu quán lan can,
Đều bằng bảy báu,
Tự nhiên hóa thành.
Lại có ngọc trắng ma-ni,
Giao xen với nhau,
Sáng đẹp vô cùng.
Các chúng Bồ-Tát,
Cung điện họ ở,
Cũng đều như vậy.
Trong đó trên đất,
Giảng kinh, tụng kinh.
Trên đất cũng có
Thọ kinh, nghe kinh.
Trên đất kinh hành,
Ngồi thiền, suy đạo.
Tại trên hư không,
Cũng có giảng, tụng,
Thọ kinh, nghe kinh,
Kinh hành, tọa thiền,
Suy nghĩ lý đạo.
Hoặc đắc Tu-đà-hoàn,
Hoặc đắc Tư-đà-hàm,
Hoặc đắc A-na-hàm,
A-la-hán quả.
Muốn đắc A-duy-việt-trí.
Họ tự niệm đạo,
Thuyết đạo, hành đạo,
Không gì không vui.

Phẩm thứ mười bảy:
Công đức Suối ao

Lại nữa hai bên
Tả hữu giảng đường,
Suối ao giao-lưu,
Tha hồ nông sâu,
Đều cùng một hạng
Có những hồ tắm,
Hoặc mười, hai mươi,
Ba mươi, cho đến
Trăm ngàn do tuần.
Hồ nào cũng toàn,
Nước tám công-đức.
Trên bờ, vô số.
Cây chiên-đàn-hương,
Hoa trái thường thơm,
Mùi thơm cát tường,
Ánh sáng chiếu đẹp.
Hoa lá sum suê
Hồ nước xen kẻ,
Thế gian khó dụ.
Theo gió tỏa hương,
Mùi thơm ngào ngạt,
Ven nước phân dòng,
Bảy báu điểm tô ao hồ,
Đất toàn cát vàng
Các hoa cõi trời,
Hoa ưu-bát-là,
Hoa bát-đàm-ma,
Hoa câu-vật-đầu,
Hoa phân-đà-lợi,
Màu sắc sặc-sỡ,
Ánh sáng tươi đẹp,
Che trên mặt nước.
Các chúng sanh kia
(Thế giới Cực Lạc)
Nếu vào ao báu,
Ý muốn cho nước,
Ngập đến bàn chân,
Nước liền ngập chân.
Muốn đến đầu gối,
Liền đến đầu gối.
Muốn nước đến lưng,
Nước liền đến lưng.
Muốn nước đến cổ,
Nước liền đến cổ.
Muốn nước dội thân,
Nước liền dội thân.
Muốn nước trở lại,
Nước liền trở lại.
Điều hòa lạnh nóng
Tự nhiên tùy ý.
Mở thần đẹp thể,
Rửa sạch bụi lòng.
Cát báu long lanh,
Không đâu chẳng chiếu.
Sóng nhẹ từng hồi,
Phun qua rót lại,
Sóng liễu vô lượng,
Phát âm vi diệu.
Hoặc nghe tiếng Phật,
Hoặc nghe tiếng Pháp,
Hoặc nghe tiếng Tăng,
Tiếng Ba-la-mật,
Nghe tiếng tịch tịnh,
Khi ngưng hơi thở,
Tiếng vô sanh diệt,
Và tiếng thập lực,
Hoặc tiếng vô úy. Nghe tiếng vô tánh,
Vô tác, vô ngã,
Tiếng đại từ bi,
Và tiếng hỉ xả.
Hoặc tiếng thụ nhận,
Cam-lộ quán đảnh.
Được nghe như vậy,
Đủ các loại tiếng,
Nên tâm thanh tịnh.
Không còn phân biệt,
Chánh trực bằng nhau,
Căn lành thành thục.
Tùy điều nghe được,
Cùng pháp tương ưng,
Nếu ai muốn nghe,
Thời một mình nghe.
Nếu không muốn nghe,
Không cách gì nghe.
Vĩnh viễn chẳng thoái
Bồ Đề tâm Phật.
Mười phương thế giới,
Người được vãng sanh
Tự nhiên hóa sanh
Trong ao sen báu.
Thọ thân tinh khiết,
Không hề mệt mõi.
Không nghe tới tiếng
Khổ nạn tam đồ,
Giả thiết còn không,
Huống là có thật.
Âm thanh khoái lạc,
Đều là tự nhiên.
Cho nên gọi là
Thế giới Cực Lạc./.

Phẩm thứ mười tám:
Siêu thế Hi hữu

Thế giới Cực Lạc,
Chúng sanh ở đó
Vượt đời hiếm có,
Dung sắc nhiệm mầu.
Đều cùng một loại,
Hình trạng không khác.
Chỉ vì thuận với
Địa phương phong tục,
Mà tạm gọi tên,
Là trời, là người.
Phật bảo A-Nan,
Ví như những người,
Ăn mày nghèo khổ,
Ở thế gian nầy,
Đứng bên đế vương,
Hình trạng dung mạo,
Có giống nhau không?
Đế vương tôn quý,
Đoan chính sánh với,
Chuyển luân Thánh Vương
Thì lại bỉ lậu,
Chẳng khác ăn mày
Đứng bên Đế Vương.
Chuyển luân Thánh Vương
Oai tướng kỳ diệu,
Thiên hạ đệ nhất
Nhưng mà so với,
Đao Lợi Thiên Vương
Lại càng xấu xí,
Vạn phần kém thua.
Thiên Đế so với,
Đệ lục Thiên Vương,
Trăm ngàn lần hơn,
Không loại tương đồng.
Đệ lục Thiên Vương,
Nếu đem so với
Bồ Tát, Thanh-văn
Trong nước Cực Lạc,
Quang nhan dung sắc,
Vạn ức bội phần,
Không cùng đuổi kịp.
Cung điện xứ đó,
Y phục, ăn uống,
Giống như vua Trời
Tha Hóa Tự Tại.
Đến chưng oai đức,
Thần thông biến hóa,
Tất cả nhơn thiên,
Không thể so sánh,
Trăm ngàn vạn ức,
Không thể tính hơn.
A Nan nên biết!
Phật Vô Lượng Thọ,
Cực Lạc quốc độ,
Công đức trang nghiêm như thế,
Không thể nghĩ bàn.

Phẩm thứ mười chín:
Thọ dụng Đầy đủ

Lại nữa,
Cực Lạc thế giới,
Có những chúng sanh,
Hoặc là đã sanh,
Hoặc là đương sanh,
Hoặc là sẽ sanh,
Đều được như vậy,
Sắc thân tuyệt diệu.
Tướng mạo đoan nghiêm,
Phước đức vô lượng,
Trí huệ sáng suốt,
Thần thông tự tại.
Thọ dụng đủ loại,
Tất cả đầy đủ,
Cung điện, phục sức,
Hương hoa, cờ lọng,
Đều thật trang nghiêm.
Tùy ý tu lấy,
Thảy đều như niệm.
Nếu muốn ăn, thời
Chén bát bảy báu,
Tự nhiên hiện ra
Ở ngay trước mặt,
Trăm món đồ ăn,
Tự nhiên no bụng.
Tuy có ăn đó,
Nhưng thật không ăn,
Thấy sắc nghe mùi,
Dùng ý mà ăn.
Sắc lực tăng trưởng,
Mà không tiện uế.
Thân tâm nhu nhuyển,
Không gì không được.
Vật gì hóa mất
Thời hiện đến lại.
Lại có áo đẹp các báu,
Đai, mũ anh lạc,
Vô lượng quang minh,
Trăm ngàn sắc đẹp,
Thảy đều đầy đủ,
Tự đắp lên thân.
Đất nhà để ở,
Xứng với hình sắc,
Lưới báu bao trùm,
Chuông báu lũng lẵng,
Hiếm có quý giá,
Châu biến điểm tô.
Quang minh nghiêm-lệ.
Lầu gác lan can,
Nhà phòng rộng đẹp,
Hoặc lớn hoặc nhỏ.
Hoặc trên hư không,
Hoặc tại mặt đất.
Thanh tịnh an ổn,
Vi diệu khoái lạc,
Ứng niệm hiện tiền,
Chẳng không đầy đủ.

Phẩm thứ 20:
Gió đức Mưa hoa

Ở nước Phật đó,
Đến giờ ăn cơm,
Tự nhiên gió đức nhẹ thổi.
Rung động lưới báu,
Và các hàng cây.
Diễn ra vô lượng
Âm thanh vi diệu.
Diễn thuyết Khổ, Không,
Vô thường, Vô ngã,
Các Ba-la-mật.
Tỏa ra muôn thức,
Hương đức ôn hòa.
Được nghe được ngửi,
Trần lao cấu tập,
Tự nhiên chẳng khởi.
Gió chạm vào thân,
Liền được an lạc.
Ví như Tỳ kheo
Nhập định Diệt tận.
Gió lại thổi vào
Rừng cây bảy báu,
Cánh hoa tụ lại,
Đủ loại màu sáng,
Giải khắp cõi Phật.
Tùy sắc lần lượt,
Không hề rối loạn,
Mềm mại láng bóng,
Thơm tho ngào ngạt.
Dẫm chân lên hoa,
Lún xuống bốn tấc.
Theo chân nhấc lên,
Lại nổi như cũ.
Hoa đã dùng rồi,
Đất liền khai ra,
Lấp hết hoa đi,
Sạch không còn sót.
Sau đó hoa mới,
Trở lại chu biến,
Tùy theo thời tiết
Như thế sáu lần.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 6 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Tổng quan về Nghiệp


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.45.25 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...