Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận »» Xem đối chiếu Anh Việt: 6. Vài nhận xét về bài phê bình của Bác sĩ Trịnh Đình Hỷ »»
Trước hết xin cảm ơn Bác sĩ Trình Đình Hỷ (Bs. TĐH) đã có những nhận xét góp ý về bài viết của tôi “Vài Nhận Xét Về Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của Thầy Nhất Hạnh” [2]. Trong bài viết này tôi chỉ quan tâm tới phần nhận xét Bs TĐH về bài viết của tôi, còn phần nhận xét về hai tác giả Jayarava và Nguyễn Minh Tiến thì xin để dành cho hai tác giả ấy.
Vì TĐH là một Bác sĩ cho nên xin quí độc giả hãy cho phép tôi xem bài viết của tôi như là một con người với tên là “Tôi”. Như vậy là Tôi đã được Bs TĐH khám sức khỏe với mở đầu của bệnh án:
“Rất tiếc câu hỏi đặt ra rất đúng đắn, nhưng câu trả lời thì lại gây ít nhiều thất vọng vì thiếu chính xác, nếu không muốn nói là lờ mờ!”
Và Kết luận:
“Nói tóm lại theo tôi, bài nhận xét của LTH không đạt được mục đích đã định, vì không nắm được phần cốt yếu của Bản dịch mới Tâm Kinh mà TNH đã giải thích một cách cặn kẽ và súc tích (1). … Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng rằng chính sự quan tâm đặc biệt vào khía cạnh “kỹ thuật” này đã lôi kéo ông đi quá xa về hình thức, cho nên đã không trả lời được một cách rõ ràng và thực tiễn về nội dung các câu hỏi đưa ra”
Như vậy Bs TĐH đã viết bệnh án “Tôi không đủ sức khỏe để thực hiện được mục đích đã định…” Bs có cảm tưởng “Tôi đã dùng quá nhiều sức cho hình thức nên không còn sức để thực hiện nội dung”.
Bs khám bệnh mà viết “tôi có cảm tưởng” thì phải chăng Bs đã không tự tin vào chứng cứ trong việc chẩn đoán của ông. Và Tôi quay ra đi tìm xem Bs đã dùng “tài năng về bệnh lí” và “dụng cụ Y khoa” của ông như thế nào định bệnh cho Tôi?
Thì sau đây là những “sở trường về bệnh lí” và “dụng cụ Y khoa” của Bs TĐH:
1. Bs viết “Tôi xin phép không trở lại những bất đồng ý kiến về cách dịch prajñāpāramitā của TNH, vì đã trình bày trong phần trước”
Thì ra ở phần phê bình Jayarava, Bs đã hàm ý tôi đã sai khi dịch từ prajñāpāramitā là “pháp tu làm cho tuệ giác qua bờ” mà Bs sĩ đã khẳng định như đinh đóng cột đó là “trí tuệ qua bờ” và ““trí tuệ siêu việt” có lẽ là hay nhất!”. Bs đã viết : “Tuy nhiên theo đa số các nhà Phật học, nếu dịch prajñāpāramitā theo từng chữ (litterally) thì là “vượt qua - trí tuệ” (beyond wisdom), theo nghĩa “trí tuệ vượt qua trí tuệ thông thường (là trí tuệ dùng sự phân tích các hiện tượng, của Abhidhamma)” (the wisdom beyond ordinary wisdom). Trong trường hợp đó, giữ “trí tuệ siêu việt” có lẽ là hay nhất”
Vậy là Bs chỉ tin vào lời của “đa số các nhà Phật học” mà không liệt kê ra, trong đó có những nhà Phật học lừng danh thế giới như Edward Conze, Max Muller, Donald S. Lopez hay không ? Như vậy Bs TĐH đã “tin mù” như Đức Phật đã dạy trong kinh Kālāma và do đó đã không “khám kỹ Tôi” mà viết bệnh án với: “Cũng như không hiểu cách phân tích các từ ngữ sanskrit của LTH, theo “giống đực, giống cái”, hay “quá trình động, kết quả tĩnh”, có lợi ích gì?”
Quả là Bs TĐH đã không thấy, không biết cái “giống cái” của từ kép “prajñāpāramitā” nằm ở chỗ nào và nó giữ vai trò gì ở đây. Tôi không trách Bs về điều này, nhưng Tôi trách Bs đã “không dùng hết khả năng hiểu biết về bệnh lí” của ông cũng như không dùng các dụng cụ Y khoa hiện đại để chẩn bệnh mà đã vội “viết bệnh án của Tôi” cho nên tôi nghi lắm lắm!
Vậy Tôi xin ngài Bs TĐH hãy chịu khó quay về Trường Y của Đại Học Standford, vào thư viện mượn (4) The Princeton Dictionary of Buddhism của Robert E. Buswell Jr. & Donald S. Lopez (2014), đọc lại pp. 656-657, rồi hãy viết lại bệnh án cho Tôi!
2. Bs viết “Tôi cũng hiểu LTH khi ông nhấn mạnh vào khía cạnh “thực hành sâu xa” của prajñāpāramitā, nhưng đó chỉ là một chi tiết trong câu mở đầu của bài kinh, không phải là phần chính yếu.”
Đây Bs đã phê Tôi có cái bệnh mà thật ra Tôi không có: Tôi chống lại cái ý “thực hành sâu xa” của “prajñāpāramitā” mà Bs lại nói Tôi nhấn mạnh vào khía cạnh này? Và còn thêm “nhưng đó chỉ là một chi tiết trong câu mở đầu của bài kinh, không phải là phần chính yếu” thì Bs đã không khám kỹ Tôi rồi. Tiếc thay!
3. Bs viết “Trong khi giải thích “tính (hay tánh) không”, tôi e rằng LTH nhầm lẫn chữ “tánh” với chữ “tướng”. “Tướng” (Pali lakkhana, Sanskrit lakṣaṇa) có nghĩa là “vẻ ngoài, hình tướng” (aspect, appearance, mark, characteristic), cũng như trong “Ba pháp ấn, Pali tilakkhana” (3 marks of existence) hay Kinh “Vô ngã tướng” (Pali anatta-lakkhana sutta). “Tánh” như trong chữ “tánh không” được dùng như một hậu tố (suffix) sau một tính từ để chỉ định danh từ gắn liền với nó: thí dụ śūnya là tính từ, dịch là “không” (empty, void), śūnyatā là danh từ, dịch là “tánh không” (emptiness, voidness). Vì vậy cho nên khi LTH giải thích “các ngài dùng từ “có tướng không” để nói nghĩa “có tính không”, tức “có đặc tính không có tự tính”, “có đặc tính không tự có”; và do đó: “tướng không” tức là “tính không” là “đặc tính không có tự tính” hay “đặc tính không tự có””, thì thú thật là… tôi thấy quá rắc rối làm sao! Cũng như không hiểu cách phân tích các từ ngữ sanskrit của LTH, theo “giống đực, giống cái”, hay “quá trình động, kết quả tĩnh”, có lợi ích gì?”
Câu phê này của Bs TĐH mới là phần sai rất nặng của bệnh án! Và do đó Tôi xem thử xem “sở học bệnh lí của Bs” như thế nào và Bs đã dùng “dụng cụ Y khoa gì” để khám Tôi? Té ra Bs phê Tôi bị “alzheimer” nên “nhầm lẫn” “tánh ” với “tướng” vì ngài Bs đã viết “tướng” (Pali lakkhana, Sanskrit lakṣaṇa) có nghĩa là “vẻ ngoài, hình tướng” (aspect, appearance, mark, characteristic). Như vậy ngài Bs hiểu từ (Pali lakkhana, Sanskrit lakṣaṇa) có nghĩa là “vẻ ngoài, hình tướng” chứ không phải tính chất đặc trưng ở bên trong của sự vật! Tiếc thay là ngài Bs đã liệt kê ra 4 từ tiếng Anh (aspect, appearance, mark, characteristic) mà ngài không dùng 3 từ characteristic, aspect và mark với nghĩa trong Nhận Thức Luận Phật Giáo (Buddist Epistemology), mà thật ra không cần “đi sâu” chỉ cần nhìn riêng từ “characteristic” cũng giúp ngài thấy lakṣaṇa được dùng ở đây không phải là “vẻ bên ngoài” như ngài tưởng ! Có lẽ vì ngài Bs “giấu nghề” và dùng “dụng cụ Y khoa thô sơ” để khám Tôi cho nên ngài mới thấy lakṣaṇa là “vẻ bên ngoài, tướng bên ngoài”. Vậy xin Bs hãy dùng các công cụ tân tiến chí ít là kính hiển vi, cao hơn CT scanner hay ngon nhất là MRI thì ngài đã không phê bệnh án của Tôi như thế.
Vậy Tôi xin ngài hãy “Trở lại trường Y của Đại Học Princeton như Tôi đã giới thiệu trên và đọc mục từ “lakṣaṇa” p. 463 hay chí ít là dùng [5] Sanskrit and Tamil Dictionaries; New and improved version of Monier Williams’ Sanskrit-English Dictionary và tra tìm từ lakṣaṇa có khi ngài sẽ thấy “n, (ifc). = “marked or characterized by”, “possessed of” .
Cũng xin phép chỉ ra một công cụ tinh vi hơn là xin ngài Bs hãy đọc bản dịch Tâm Kinh từ Phạn ra Anh của F. Max Muller & Bunyiu Nanjio [6] trang 48-50 trong “The Ancient Palm Leaves: Contaning The Prgana- Paramita- Hridaya -Sutra And The Ushnisha-Vigaya_Dharani, Oxford 1884” ngài sẽ thấy hai vị này dịch từ lakṣaṇa là gì, có phải “vẻ bên ngoài” như ngài nghĩ không?
Thật ra ngài Bs đã dùng “dụng cụ Y khoa thô sơ” cho nên đã lấy từ lakṣaṇa đứng riêng ra mà “dịch đại” chứ không thấy nó nằm trong từ tính từ kép bahuvrīhi “śūnyatā-lakṣaṇāḥ” trong câu Phạn... thì không dịch riêng từ lakṣaṇa như ngài nghĩ mà phải dịch cả từ kép bahuvrīhi “śūnyatā-lakṣaṇāḥ”! Vì hẳn là Bs TĐH có thể khó tìm ra sách này nên Tôi xin trích ra phần họ dịch ra tiếng Anh thành “all things have the character of emptiness” thì śūnyatā-lakṣaṇa ở đây là “having character of emptiness” ngài Bs ạ!
Không những thế, ngài Bs cũng đã tách từ lakṣaṇa ra khỏi từ kép bahuvrīhi, “śūnyatā-lakṣaṇa” để “dịch đại” là “vẻ bên ngoài, tướng bên ngoài” mà ngài không biết từ kép “śūnyatā-lakṣaṇa” có nghĩa “có/(với/mà) đặc tính là sự không có tự tính”, nói gọn “có đặc tính không có tự tính” hay “đặc trưng bởi không có tự tính” hay “có đặc tính không tự có) (having the character of emptiness, marked by (/with) emptiness, characterized by emptiness).
Thưa ngài Bs, quả thật không những đối với riêng ngài mà còn đối với bất kỳ ai, chữ Phạn không đơn giản khi chưa có điều kiện, thời gian để học nghiêm túc. Một từ Phạn khi đứng trong một câu Phạn, nếu nó không phải là một từ bất biến (indeclinable) thì nó phải hiệp giống (3 giống), hiệp số (3 số) và hiệp cách (8 cách), tức biến đuôi theo 3 x 3 x 8 = 72 đuôi khác nhau. Rất phức tạp nhưng nhờ vậy mà ý nghĩa vô cùng chính xác. Ý nghĩa của từ đứng trong câu sẽ không y nguyên như từ gốc của nó (stem form) trong từ điển và hơn nữa nó khi nó là thành phần của từ kép (có 4 loại) thì nghĩa của nó khác với khi nó đứng một mình. Không nắm vững những qui luật ấy thì thấy “rối mù”. Điều này cũng như con vi trùng khi nó đột nhập vào một cái mụt ở bàn chân, rồi nó vào tim hay lên não thì ý nghĩa và tác động của nó ở tim, ở não hoàn toàn khác với ý nghĩa và tác động của nó khi nó ở bàn chân. Bác sĩ khám bệnh mà không phân biệt được những khác biệt ấy thì than ôi làm sao mà viết bệnh án! Vì vậy không có gì ngạc nhiều khi Bs TĐH phê vào bệnh án của tôi “thì thú thật là… tôi thấy quá rắc rối làm sao!”
4. Bs viết: “Thật ra, TNH có bao giờ nói là mình dịch Tâm Kinh từ tiếng Sanskrit đâu! Có đúng không?”
Thầy Nhất Hạnh đã cho rằng do một vị tổ thiếu khéo léo biên tập Tâm Kinh khiến người ta hiểu lầm từ rất lâu năm nay. Rồi thầy trích vài câu Phạn để dịch lại. Như vậy là hàm ý thầy đã dịch Tâm Kinh từ bản Phạn chứ sao? Mà Bs lại nói thầy không dịch từ Phạn! Rồi chính Bs cũng trích các chữ Phạn lakṣaṇa, śūnya, śūnyatā để “bàn luận” biện hộ cho thầy đó! Hơn nữa chính thầy Nhất Hạnh đã viết “Cũng vì vậy mà trong bản dịch mới này, Thầy đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn”[3]. Vậy mà Bs vẫn cho rằng thầy Nhất Hạnh không dịch Tâm Kinh từ chữ Phạn?
5. Bs viết: “Nhưng thật ra, có bao giờ TNH nói rằng Tâm Kinh ‘sai’ hay có ‘mâu thuẫn’ đâu? Có đúng vậy không?”
Chính thầy Nhất Hạnh đã viết: “Vấn đề bắt đầu từ câu kinh: “Này Śāriputra, vì thế mà trong cái không, không có hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức” (tiếng Phạn: Tasmāc śāriputra śūnyatayāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārāḥ na vijñānam). Ô hay! Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài”. [3]
Viết “nói ngược lại” mà Bs không công nhận là nói “mâu thuẫn” sao?
6. Bs viết: “Xin nhắc lại là sự sửa đổi chính yếu, quan trọng nhất của Bản dịch mới là ở câu “Vì thế mà trong cái không, không có hình hài…” mà TNH đã thay bằng “Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài…đều không có mặt như những thực thể riêng biệt.” Như vậy thì có khác gì với lời dạy của các HT Thích Trí Thủ và Thích Thanh Từ rằng “các uẩn đều không có tự tánh” đâu?”
Hãy cứ cho là “có khác gì với lời dạy của các HT Thích Trí Thủ và Thích Thanh Từ rằng “các uẩn đều không có tự tánh” đâu?” thì xin Bs đếm thử mỗi vị dịch ra bao nhiêu từ, để thấy Bản dịch lại của thầy Nhất Hạnh so với các bản khác thế nào?
Kết luận
Bs TĐH đã khám bệnh cho Tôi. Nhưng tiếc rằng Bs đã giấu nghề “không dùng sở trường bệnh lí uyên thâm của ngài” và “chỉ dùng những dụng cụ Y khoa thô sơ” để khám và viết “bệnh án cho Tôi”. Quả là tiếc thay! Tiếc thay!
Tài liệu tham khảo:
1. http://giaodiemonline.com/2017/12/batnhatamkinh.htm. Tiêu đề bài viết khi công bố là “Vài nhận xét về “Về các bài phê bình bản dịch mới Tâm kinh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh của Bác sĩ Trịnh Đình Hỷ”, chúng tôi đã sửa lại cho gọn hơn trong Khảo luận này.
2. Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của Thầy Nhất Hạnh - Lê Tự Hỷ, https://thuvienhoasen.org/a28974/vai-nhan-xet-ve-van-de-dich-lai-tam-kinh-cua-thay-nhat-hanh
3. Bản dịch Tâm Kinh Mới Bằng Văn Trường Hàng, Tâm Kinh Tuệ Giác Qua Bờ HT. Thích Nhất Hạnh https://thuvienhoasen.org/a21491/tam-kinh-tue-giac-qua-bo
4. Robert E. Buswell Jr. & Donald S. Lopez, Princeton University Press (2014) The Princeton Dictionary of Buddhism của Robert E. Buswell Jr. & Donald S. Lopez
5. Sanskrit and Tamil Dictionaries; New and improved version of Monier Williams’ Sanskrit-English Dictionary, http://www.sanskrit-lexicon.uni-koeln.de/scans/MWScan/tamil/index.html
6. F.Max Muller & Bunyiu Nanjio The Ancient Palm Leaves: Contaning The Prgana- Paramita- Hridaya -Sutra And The Ushnisha-Vigaya_Dharani, Oxford 1884” pp. 48-51
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.37.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập