Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Khi im lắng cất lời »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 10: Khổ đau và giải thoát »»

Khi im lắng cất lời
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 10: Khổ đau và giải thoát

(Lượt xem: 12.311)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 10: Khổ đau và giải thoát

Chapter 10: Suffering and the End of Suffering





Quan hệ hỗ tương sâu sắc giữa mọi sự, mọi vật là một điều mà người học Phật luôn biết, và ngày nay đã được khoa học công nhận. Không có một chuyện gì có thể xảy ra mà không gây ra hoặc liên đới với những chuyện khác; dù trên bề mặt chuyện ấy có vẻ như là đã xảy ra một cách độc lập. Khi nào chúng ta còn phê phán và hay đặt tên một sự kiện, khi đó chúng ta còn khuynh hướng tách rời sự kiện ấy khỏi toàn thể đời sống.
The interconnectedness of all things: Buddhists have always known it and physicists now confirm it. Nothing that happens is an isolated event, it only appears to be. The more we judge and label it, the more we isolate it.
Sự nguyên vẹn của đời sống sẽ bị phân mảnh bởi thói quen suy tư ở trong ta. Tuy nhiên, toàn thể đời sống đã giúp làm cho biến cố này xảy ra. Và đó là một phần mạng lưới của sự tương quan, tương duyên mật thiết của vũ trụ. Điều này có nghĩa là: Những gì đang xảy ra là một điều không thế nào khác đi được.
The wholeness of life becomes fragmented through our thinking. Yet the totality of life has brought this event about. It is part of the web of interconnectedness that is the cosmos. This means whatever is could not be otherwise.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta không thể nào hiểu được vai trò của một biến cố trên bề mặt có vẻ như là vô nghĩa trong tổng thể vũ trụ, nhưng khi nhận thức được tính bất khả, không thể nào tránh được của biến cố đó, trong cái bao la của đại thể - đó có thể là chỗ khởi hành của thái độ chấp nhận ở trong lòng bạn với những gì đang hiện hữu - bạn sẽ chọn để sánh vai với toàn thể đời sống bao la.
In most cases, we cannot begin to understand what role a seemingly senseless event may have within the totality of the cosmos but recognizing its inevitability within the vastness of the whole can be the beginning of an inner acceptance of what is and thus a realignment with the wholeness of life.
§
***
Tự do chân thực và giải thoát chính là cách sống như thể chính bạn đã chọn lựa một cách hoàn toàn những gì bạn đang cảm nhận hay kinh nghiệm trong giây phút này.
Khi bạn đứng chung, sát vai với Phút Giây Hiện Tại; đó chính là lúc bạn chấm dứt hết khổ đau ở trong bạn.
True freedom and the end of suffering is living in such a way as if you had completely chosen whatever you feel or experience at this moment. This inner alignment with Now is the end of suffering.
§
***
Khổ đau có cần thiết không? Cần và có thể cũng không cần.
Nếu bạn chưa đủ khổ với tất cả những bạn đã trải qua, thì bạn sẽ không có đủ chiều sâu của một con người, không có đủ sự khiêm cung, và không có lòng xót thương. Cho nên bạn sẽ không có cơ duyên đọc được những dòng chữ này. Khổ đau giúp bạn đập vỡ chiếc vỏ cứng của bản ngã(1), vì đã đến lúc bản ngã của bạn không còn cần thiết nữa. Khổ đau chỉ cần thiết cho đến khi bạn nhận thức rằng bạn không cần phải khổ thêm nữa.
Is suffering really necessary. Yes and no.
If you had not suffered as you have, there would be no depths to you as a human being-no humility, no compassion. You would not be listening to this now. Suffering cracks open the shell of ego. And then comes a point where it has served its purpose.
Suffering is necessary until you realize that it is unnecessary.
§
***
Sự bất hạnh luôn cần một “cái Tôi”, được tạo ra bởi trí năng với một câu chuyện lâm ly tình tiết, một nhân vật chỉ có ở trong đầu bạn. Mỗi bất hạnh cũng “cần” có một quá khứ và tương lai. Cho nên khi bạn tách quá khứ và tương lai ra khỏi nỗi khổ, thì liệu bạn sẽ còn lại cái gì? Bạn chỉ còn lại thể tính chân thật(2) của giây phút này.
Unhappiness needs a mind-made me with a story, the conceptual identity. It needs time, past and future. When you remove time from your unhappiness, what is it that remains? The “suchness” of this moment remains. It may be a feeling of heaviness of heaviness, agitation, tightness, anger or even nausea. That is not unhappiness and it is not a personal problem.
Có thể đó là một cảm giác nặng nề, khó chịu, căng thẳng, giận dữ hay có khi là buồn nôn. Nhưng đó không phải là nỗi bất hạnh và cũng không phải là vấn đề gì của riêng bạn. Vì quả thực chẳng có gì có tính chất cá nhân trong trong nỗi khổ của con người. Đó chỉ là áp suất của một sự căng thẳng quá mức hoặc của một năng lượng mạnh mẽ mà bạn cảm thấy ở đâu đó trong cơ thể bạn. Bằng sự chú tâm của mình, cảm giác ấy sẽ không trở thành một ý nghĩ và làm phát sinh “cái Tôi” bất hạnh ở trong bạn.
There is nothing personal in human pain. It is simply an intense pressure or an intense energy you feel somewhere in the body. By giving it attention, the feeling doesn't turn into thinking and thus activate the unhappy me.
Hãy thử xem chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cho phép một cảm giác được phát sinh một cách tự nhiên.
See what happens when you just allow a feeling to be.
§
***
Nhiều khổ sở và bất hạnh phát sinh khi bạn xem mỗi ý tưởng xảy đến trong đầu mình như một điều gì có thật. Hoàn cảnh sống không thể làm cho bạn mất đi niềm vui sống. Bệnh tật có thể làm cho bạn có những đớn đau trong cơ thể, nhưng chúng không có khả năng làm cho bạn mất đi niềm vui sống. Chỉ có ý tưởng của bạn mới thực làm cho bạn mất vui. Những suy diễn, những mẩu chuyện mà bạn tự thêu dệt cho chính mình mới thực làm cho bạn mất vui.
Much suffering, much unhappiness arises when you take each thought that comes into your head for the truth. Situations don't make you unhappy. They may cause you physical pain, but they don't make you unhappy. Your thoughts make you unhappy. Your interpretations, the stories you tell yourself make you unhappy.
“Thôi chết, những ý tưởng mà tôi đang có ở trong đầu bây giờ, chúng mới là nguyên nhân làm cho tôi đau khổ!”. Nhận thức này sẽ giúp cho bạn thôi đồng hóa mình một cách vô thức với những suy nghĩ đó.
“The thoughts I'm thinking right now make me unhappy.” This realization breaks you unconscious identification with those thoughts.
§
***
“Trời đất hôm nay sao lại giông gió như thế này!” “Hắn chẳng còn mặt mũi nào để nhấc phôn lên gọi cho em!” “Cô ấy đã cho tôi leo cây!” Đây là những mẩu chuyện mà chúng ta dựng lên, kể lể cho chính mình và người khác qua những lời trách móc, thở than. Đó là những câu chuyện được tạo nên nhằm mục đích làm tăng cảm nhận về một cái Tôi khi cho rằng mình “đúng” và nhất định người kia là “sai”. Giành lấy phần “đúng” thường đặt chúng ta vào một vị thế tưởng như là ưu thế hơn người kia, và điều này làm cho bản ngã, cái Tôi giả tạo trong chúng ta được củng cố. Nhưng điều này cũng tạo ra ở trong ta một đối thủ, một kẻ thù của ta: Vâng, bản ngã ở trong bạn luôn cần có một kẻ thù để bạn xác minh ranh giới của mình, ngay đến cả thời tiết cũng có thể thành kẻ thù của bạn.
Qua thói quen phê phán của lý trí và sự co rúm của tình cảm, bạn cảm thấy mình có một quan hệ phản kháng có tính chất cá nhân với người khác và với những biến cố, tình huống trong đời bạn. Đây là những khổ đau do chính mình tạo ra, nhưng bạn không hề nhận biết vì đối với tự ngã của bạn, đây là một điều rất thỏa mãn. Bản ngã của bạn luôn cảm thấy được củng cố hơn khi có sự phản kháng hoặc bất đồng với người khác.
Đời sống bạn sẽ đơn giản biết bao khi bạn thôi không còn tạo ra những mẩu chuyện lâm ly cho chính mình.
“Ồ, trời đang mưa.”
“Hôm nay anh ấy không gọi cho em.”
“Tôi có đến chỗ hẹn. Nhưng cô ấy thì không.”
“What a miserable day.” “He didn't have the decency to return my call.” “She let me down.” Little stores we tell ourselves and others, often in the form of complaints. They are unconsciously designed to enhance our always deficient sense of self through being right and making something or someone wrong. Being right places us in a position of imagined superiority and so strengthens our false sense of self, the ego. This also creates some kind of enemy. Yes, the ego needs enemies to define its boundary. And even the weather can serve that function. Through habitual mental judgment and emotional contraction you have a personalized reactive relationship to people and events in your life. These are all forms of self-created suffering but are not recognized as such because to the ego they are satisfying. The ego enhances itself through reactivity and conflict. How simple life would be without those stories. “It is raining.” “He did not call.” “I was there, she was not.”
§
***
Khi bạn đang khổ, hoặc đang cảm thấy bất hạnh, hãy thực tập có mặt với những gì đang xảy ra trong Phút Giây Hiện Tại. Bất hạnh hay một vấn đề gì khác của bạn không thể tồn tại trong Phút Giây Này.
When you are suffering, when you are unhappy, stay totally with what is now. Unhappiness or problems cannot survive in the Now.
§
***
Khổ đau chỉ bắt đầu khi nào bạn bắt đầu đặt tên, hay dán nhãn hiệu lên một tình huống như thể đó là một điều gì xấu hoặc không hay đã xảy ra. Bạn thích chống đối một tình huống nào đó và sự bực tức này làm cho tình huống ấy trở thành một vấn đề riêng tư của bạn, điều này làm nảy sinh một cái Tôi phản kháng.
Suffering begins when you mentally name or label a situation in some way as undesirable or bad. You resent a situation and that resentment personalizes it and brings in the reactive me.
Đặt tên hay dán nhãn hiệu lên một người hay một việc gì đấy chỉ là một thói quen, nhưng thói quen đó là điều bạn có thể bỏ được. Hãy thực tập không dán nhãn hiệu, bắt đầu từ những chuyện nhỏ. Nếu bạn bị trễ tàu, làm vỡ một cái tách, trượt chân té, bạn có cố gắng thực tập để không chê bai kinh nghiệm này là một cái gì xấu xa hay khổ sở? Bạn có khả năng chấp nhận tính “đang như thế” của sự việc, của giây phút đó không?
Naming and labeling are habitual but that habit can be broken. Start practicing not naming with small things. If you miss the plane, drop and break a cup, or slip and fall in the mud, can you refrain from naming the experience as bad or painful? Can you immediately accept the “isness” of that moment.
Cho rằng một việc gì là xấu tạo ra một sự co rúm trên mặt tình cảm ở trong bạn. Khi bạn cho phép sự việc ấy được như nó đang là, mà không cần phải chê bai, một sức mạnh to lớn bỗng nhiên nằm ở trong tầm tay của bạn.
Naming something as bad causes an emotional contraction within you. when you let it be without naming it, enormous power is suddenly available to you.
Phản ứng co rúm trong tình cảm đó sẽ cắt bạn ra khỏi năng lực ấy, năng lực của chính đời sống.
The contraction cuts you off from that power, the power of life itself.
§
***
Adam và Eva đã ăn phải trái cấm từ cái cây biết phân biệt Thiện, Ác(3). Hãy vượt lên trên thiện và ác, tốt và xấu… bằng cách giữ cho mình không bị rơi vào thói quen phê phán, khi cho cái này là tốt, cái kia là xấu(4). Khi bạn vượt lên trên thói quen phê phán, năng lực của cả vũ trụ sẽ luân lưu qua bạn. Khi bạn có một quan hệ hài hòa, không-phản-ứng đối với những kinh nghiệm mà bạn gặp phải, những gì mà bạn thường cho là xấu trước đây, bây giờ sẽ nhanh chóng, có khi ngay tức thì, được xoay chuyển theo một chiều hướng tốt đẹp hơn, qua năng lực của chính đời sống.
They ate the fruit of the tree of the knowledge of good and evil. Go beyond good and bad by refraining from mentally naming anything as good or bad. When you go beyond the habitual naming, the power of the universe moves through you. When you are in a nonreactive relationship to experiences, what you would have called bad before, often turns around quickly, if not immediately through the power of life itself.
Hãy để ý những gì sẽ xảy ra khi bạn thôi không phê phán một kinh nghiệm nào đó mà bạn cho là “xấu”, thay vào đó bạn sẽ chấp nhận ở trong lòng, thầm nhủ rằng “Vâng, không sao cả” với sự việc đó và cho phép sự việc ấy được như thế.
Watch what happens when you don't name an experience as bad and instead bring an inner acceptance, an inner “yes” to it, and so let it be as it is.
§
***
Bất kể hoàn cảnh sống ra sao, bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn hoàn toàn chấp nhận những tình huống ấy, rằng chúng đang như thế – ngay trong Phút Giây Này?
Whatever your life situation is, how would you feel if you completely accepted it as it is, right now?
§
***
Có nhiều nỗi khổ, dù trên hình thức rất mơ hồ hay rõ ràng, nhưng có vẻ như quá “bình thường” đến độ bạn thường không nhận ra đó là một nỗi khổ, có khi nỗi khổ ấy còn cảm thấy rất thỏa mãn cho bản ngã ở trong bạn – bứt rứt, nóng nảy, giận dữ, bực tức, than phiền, hay đang có vấn đề gì với ai đó.
There are many subtle and not so subtle forms of suffering that are so normal, they are usually not recognized as suffering and may even feel satisfying to the ego. Irritation, impatience, anger, having an issue with something or someone, resentment, complaining.
Bạn có khả năng nhận ra được tất cả những biểu hiện của những nỗi khổ đó khi chúng đang xảy ra và hiểu rõ rằng: ngay trong phút giây này, tôi đang tạo ra khổ đau cho chính mình.
You can learn to recognize all those forms of suffering as they happen and know at this moment I am creating suffering for myself.
Nếu bạn có thói quen tạo ra khổ đau cho chính mình, có lẽ bạn cũng đang tạo ra khổ đau cho những người chung quanh. Những thói quen hành xử vô thức này của trí năng này có khuynh hướng chấm dứt khi bạn có ý thức về chúng, bằng cách nhận ra ngay khi chúng đang hoành hành.
If you are in the habit of creating suffering for yourself, you are probably creating suffering for others too. These unconscious mind patters tend to come to an end simply by making them conscious, by becoming aware of them as they happen.
Bạn không thể nào vừa có ý thức sáng tỏ với những gì đang xảy ra mà lại vừa tạo thêm khổ đau cho chính mình.
You cannot be conscious and create suffering for yourself.
§
***
Phép lạ chính là: đằng sau mỗi điều kiện, mỗi con người, mỗi hoàn cảnh, trên bề mặt ta có thể cho là “bất hạnh” luôn ẩn chứa một sự thánh thiện sâu xa. Sự thánh thiện ấy chỉ hiển lộ ra cho bạn – bên trong và bên ngoài – khi nào bạn chấp nhận hoàn toàn những gì đang hiện hữu.
This is the miracle. behind every condition, person or situation that appears bad or evil, lies concealed a deeper good. That deeper good reveals itself to you, both within and without through inner acceptance of what is.
“Thôi kình chống lại với những gì mà bạn cho là xấu(5)” chính là một trong những chân lý cao tột của loài người.
“Resist not evil” is one of the highest truths of humanity.
§
***
Một mẫu đối thoại:
A dialog:
“Hãy chấp nhận những gì đang xảy ra.”
"Accept what is.”
“Không, không bao giờ. Tôi đang rất khó chịu và bất mãn về chuyện này.”
"I truly cannot. I am agitated and angry about this."
Vậy thì bạn lại càng nên chấp nhận những gì đang có mặt.
"Then accept what is."
“Chấp nhận rằng tôi đang rất khó chịu và bất mãn? Chấp nhận rằng tôi đang phẫn uất?
"Accept that I am agitated and angry? Accept that I cannot accept?"
Vâng. Hãy mang thái độ chấp nhận vào trong những-gì-bạn-đang-không-chấp-nhận. Hãy mang thái độ khuất phục vào trong những-gì-bạn-đang-không-khuất-phục. Rồi thử xem chuyện gì sẽ xảy ra.
"Yes. Bring acceptance into your non-acceptance. Bring surrender into your nonsurrender. Then see what happens."
§
***
Nỗi đau đớn kinh niên trong thân thể bạn có thể là một người thầy rất khó tính. Bài học mà người thầy ấy (tức là bệnh tật) muốn dạy cho bạn là: “Có muốn chống cự cũng vô ích”.
Chronic physical pain is one of the harshest teachers you can have. Resistance is futile is its teaching.
Không có gì bình thường hơn chuyện bạn muốn trốn tránh khổ đau. Tuy nhiên, nếu bạn có thể buông bỏ ước muốn tránh né đó và cho phép niềm đau trong bạn được có mặt, bạn sẽ nhận ra rằng nỗi đau ở trong bạn vừa được giảm đi vì đang có nhiều không gian hơn giữa bạn và nỗi đau. Điều này có nghĩa là bạn cảm nhận nỗi đau của mình với ý thức sáng tỏ, nỗi đau ấy sẽ giúp bạn đốt đi bản ngã của bạn, vì bản ngã, đa phần chỉ là thái độ chống đối một cách vô ích với những gì đang có mặt ở trong bạn. Cho nên, dù bạn có mắc phải chứng bại liệt toàn thân thì bạn vẫn có thể thực tập tương tự như thế: Có mặt và an nhiên chấp nhận tình trạng đang bất lực trong cơ thể mình
Nothing could be more normal than an unwillingness to suffer. Yet, if you can let go of that unwillingness, and instead allow the pain to be there, you may notice a subtle inner separation from the pain, a space between you and the pain, as it were. This means to suffer consciously, willingly. When you suffer consciously, physical pain can quickly burn up the ego in you since ego consists largely of resistance. The same is true of extreme physical disability.
Nói một cách khác: Bạn “dâng tặng tất cả khổ đau của bạn cho trời đất”.
“You offer up your suffering to God,” is another way of saying this.
§
***
Bạn không cần phải là một người Công giáo mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu sắc của biểu tượng Thập Tự Giá. Thời Trung Cổ, Thập Tự Giá là một công cụ dùng để khảo tra. Nó là biểu tượng cho nỗi khổ đau tột bậc, sự giới hạn và bất lực mà một con người có thể gặp phải. Rồi bỗng nhiên con người ấy đã chọn sự khuất phục, chịu đựng nỗi khổ một cách tự nguyện, một cách đầy ý thức khi Ngài nói: “Ý Cha được nên”(6). Trong phút giây đó, Thập Tự Giá, vật tra tấn dã man bỗng phơi bày bí mật: Đó là một biểu tượng thiêng liêng, một biểu tượng của thần thánh.
You don't need to be a Christian to understand the deep universal truth that is contained in symbolic form in the image of the cross. The cross is a torture instrument. It stands for the most extreme suffering, limitation, and helplessness a human being can encounter. Then suddenly that human being suffers willingly, consciously, expressed through the words, “not my will, but thy will be done.” At that moment, the cross, the torture instrument shows its hidden face.
Thập Tự Giá là vật đã chối bỏ sự hiện hữu của một chiều không gian vượt thoát trong đời sống, nhưng nhờ thái độ chấp nhận tuyệt đối, Thập Tự Giá bỗng nhiên đã trở thành một cánh cửa đưa bạn đi vào chiều không gian vượt thoát đó.
It is also a sacred symbol, a symbol for the divine. That which seemed to deny the existence of any transcendental dimension to life, through surrender becomes an opening into that dimension.
§

Chú thích Chương 10

(1) Đập vỡ chiếc vỏ cứng của bản ngã: Những gì bạn làm, nói và nghĩ lâu ngày đã trở thành thói quen; những thói quen tiêu cực này thường rất khó bỏ. Nhưng tệ hơn nữa là chúng ta không thức ý rằng mình đang cho rằng những thói quen tiêu cực ấy chính là mình. Chúng ta còn đồng hóa mình với những khổ đau mà chúng ta đã cưu mang. Lúc đó, những thứ ấy trở thành chiếc vỏ cứng của bản ngã, rất khó để bị đập vỡ. Nhưng khi nhận ra rằng bạn không phải là những thói quen, những khổ đau ấy, thì nhận thức này sẽ giúp bạn đập vỡ được chiếc vỏ cứng của bản ngã.

(2) Thể tính chân thật: Tức là chân như, thể tính bất động, thường hằng của mọi sự, mọi vật, nằm ngoài mọi lý luận, hiểu biết của con người.

(3) Adam và Eva đã ăn phải trái cấm từ cái cây biết phân biệt Thiện, Ác: Ngụ ý rằng từ khi con người bắt đầu có óc phân biệt nhị nguyên: Tốt/Xấu, Thiện/Ác, Đúng/Sai,… thì đã tạo nên sự đấu tranh không ngừng ở bên trong về những cặp đối nghịch này. Chúng ta cần ý thức và vượt qua thói quen nguy hại này.

(4) Cho cái này là tốt, cái kia là xấu: Đây là một thói quen lâu đời ở bên trong của chúng ta đã tạo nên rất nhiều khổ đau và tranh chấp.

(5) Thôi kình chống lại với những điều gì mà bạn cho là xấu: Thái độ phân biệt, ghét bỏ… trong tình cảm khi cho một điều gì là xấu… lâu đời ở trong ta, tạo nên rất nhiều khổ đau và tranh chấp ở trong lòng. Khi gặp môt điều gì xấu thì ta tránh, ta không làm, nhưng không cần phải quá đầu tư nhiều cảm xúc, cảm thấy ghét bỏ, chống đối trong phản ứng của mình về điều mình cho là xấu. Điều này không có nghĩa là ta sẽ không biết bảo vệ cho người thân của mình khi có nguy biến hay sẽ không biết bảo vệ đất nước mình khi có ngoại xâm. Vua Trần Nhân Tông vừa làm vua, vừa biết thực tập Thiền. Ngài đã hai lần đánh bại giặc Nguyên Mông (1285 và 1287), bảo vệ cho nước nhà.

(6) “Ý Cha được nên”, hay “Ý của Cha sẽ được tuân theo”: Tương truyền rằng đây là câu nói cuối cùng của Chúa Jesus, hàm ý Ngài sẽ chấp nhận những gì Thượng Đế (qua danh xưng “Cha”) đã an bày cho số phận của Ngài – tức là chịu bị đóng đinh trên cây Thập Giá.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Chớ quên mình là nước


Dưới cội Bồ-đề


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.112.111 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (84 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...