Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Khi im lắng cất lời »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 2: Vượt lên trên căn bệnh hay suy tư của bạn »»

Khi im lắng cất lời
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 2: Vượt lên trên căn bệnh hay suy tư của bạn

Donate

(Lượt xem: 14.621)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 2: Vượt lên trên căn bệnh hay suy tư của bạn

Chapter 2: Beyond the Thinking Mind





Căn bệnh trầm kha nhất của con người là: hay bị cuốn hút vào trong những suy tư, lo sợ vẩn vơ ở trong mình.
The human condition: Lost in thought.
§
***
Đa số chúng ta hoang phí cuộc đời mình trong ngục tù của những suy tưởng không-có-chủ-đích, hay những lo sợ triền miên. Chúng ta chưa từng bao giờ vượt lên trên một cảm nhận hạn hẹp về tự thân (1) – được tạo nên bởi thói quen suy tư ở trong ta và thường bị trói buộc bởi quá khứ.
Most people spend their entire life imprisoned within the confines of their own thoughts. They never go beyond a narrow, mind-made, personalized sense of self that is conditioned by the past.
Ở trong bạn, cũng như trong mỗi con người, có một chiều không gian, chiều tâm thức sâu lắng hơn là những suy tư không-chủ-đích (trên bề mặt của tâm thức bạn). Đó cũng là tinh chất của chính bạn. Chúng ta có thể gọi tên chiều tâm thức đó: Hiện Hữu, sự có mặt, sự nhận biết, hay thứ Tâm thức khoáng đạt, trong sáng, chưa-bị-trói-buộc.(2) Trong những truyền thống tâm linh cổ điển, cái đó được gọi là Bản chất Thượng Đế (3) hay Phật Tánh (4) ở trong mỗi người.
In you, as in each human being, there is a dimension of consciousness far deeper than thought. It is the very essence of who you are. We may call it presence, awareness, the unconditioned consciousness. In the ancient teachings, it is the Christ within, or your Buddha nature.
Tìm ra được chiều không gian đó sẽ giải thoát bạn, và đời sống của bạn, khỏi những khổ đau mà bạn đã gây ra cho chính mình và những người chung quanh khi “cái Tôi nhỏ bé” – được làm ra bởi trí năng – là tất cả những gì bạn biết về chính mình, điều khiển cuộc đời của bạn. Lòng xót thương, niềm vui, khả năng sáng tạo bất tuyệt, và sự an lạc vững bền ở nội tâm không thể đi vào đời sống của bạn, ngoại trừ qua chiều tâm thức khoáng đạt, trong sáng, chưa-bị-trói-buộc đó.
Finding that dimension frees you and the world from the suffering you inflict on yourself and others when the mind-made “little me” is all you know and runs your life. Love, joy, creative expansion, and lasting inner peace cannot come into your life except through that unconditioned dimension of consciousness.
Nếu bạn chỉ cần nhận thức, không cần phải thường xuyên, rằng những suy-tư-không-có-chủ-đích, những lo sợ vẩn vơ thường phát sinh ở trong bạn chỉ đơn thuần là những suy tư, những cảm xúc, không hơn không kém; nếu bạn có khả năng chứng kiến, và quan sát mà không phê phán những khuôn mẫu phản ứng rất bó buộc trong suy tư hay tình cảm ở trong bạn (5), khi những phản ứng đó đang xảy ra, thì chiều không gian trong sáng đó đang trở nên rõ nét, và lớn dần lên ở trong bạn. Đó như là một sự nhận biết về cái không gian mà trong đó những ý nghĩ và cảm xúc của bạn được diễn ra. Đó là một chiều không gian vô tận ở trong bạn, trong đó những tình huống của cuộc đời bạn (6) được phơi bày.
If you can recognize, even occasionally, the thoughts that go through your mind as just thoughts, if you can witness your own mental-emotional reactive patterns as they happen, then that dimension is already emerging in you as the awareness in which thoughts and emotions happen — the timeless inner space in which the content of your life unfolds.
§
***
Dòng suy-tư-không-có-chủ-đích, những lo sợ tiêu cực, vẩn vơ,… của bạn có một quán tính rất mãnh liệt, chúng dễ dàng cuốn phăng bạn đi. Mỗi ý nghĩ, mỗi cảm xúc xảy đến trong bạn thường giả vờ với bạn rằng cảm xúc, hay ý tưởng đó là một điều gì cực kỳ quan trọng đối với bạn. Ý nghĩ hay cảm xúc đó luôn luôn muốn lôi kéo tất cả sự chú tâm của bạn.
The stream of thinking has enormous momentum that can easily drag you along with it. Every thought pretends that it matters so much. It wants to draw your attention in completely.
Tôi có một thực tập tâm linh mới cho bạn: “Đừng quan trọng hóa những suy-tư-không-chủ-đích, những cảm xúc tiêu cực, lo sợ miên man đó!”(7).
Here is a new spiritual practice for you: don’t take your thoughts too seriously.
§
***
Người ta thường dễ dàng bị trói buộc vào những ngục tù của khái niệm (8) của chính mình.
How easy it is for people to become trapped in their conceptual prisons.
Đầu óc của con người, vì luôn luôn muốn biết, muốn hiểu, muốn kiểm soát,… nên thường lầm tưởng rằng ý kiến và quan điểm của mình chính là chân lý. Đầu óc ta luôn nói rằng: “Đây là một chuyện hiển nhiên”. Bạn phải vượt lên trên những loại suy tư, cảm xúc ấy để nhận ra rằng, dù bạn có diễn dịch “đời mình” hay cuộc đời của một ai khác, hoặc phê phán về bất kỳ một tình huống nào,… thì đó cũng chỉ là một quan điểm, không hơn không kém, là một trong muôn ngàn quan điểm khác nhau. Đó chỉ là một mớ của những suy tư ở trong bạn. Ngược lại, thực tại là một toàn thể thống nhất, trong đó tất cả mọi thứ được đan quyện vào nhau, không có một cái gì có thể tồn tại độc lập, riêng lẻ. Suy tư của bạn cắt xén thực tại – cắt thực tại thành những mảnh vụn rời rạc của khái niệm.
The human mind, in its desire to know, understand, and control, mistakes its opinions and viewpoints for the truth. It says: this is how it is. You have to be larger than thought to realize that however you interpret “your life” or someone else’s life or behavior, however you judge any situation, it is no more than a viewpoint, one of many possible perspectives. It is no more than a bundle of thoughts. But reality is one unified whole, in which all things are interwoven, where nothing exists in and by itself. Thinking fragments reality — it cuts it up into conceptual bits and pieces.
Đầu óc hay khả năng suy tư của bạn là một công cụ khá hữu ích và có nhiều năng lực, nhưng sự suy tư đó sẽ trở nên rất giới hạn khi nó bắt đầu chiếm hữu toàn bộ con người của bạn, nhất là khi bạn không nhận ra rằng suy tư chỉ là một phần rất nhỏ của Tâm – bản chất chân thật của bạn (9).
The thinking mind is a useful and powerful tool, but it is also very limiting when it takes over your life completely, when you don’t realize that it is only a small aspect of the consciousness that you are
§
***
Sự thông thái không phải là sản phẩm của suy tư. Nhưng đó chính là cái Biết sâu sắc phát sinh từ một hành động đơn thuần là đặt sự chú tâm của mình một cách hoàn toàn vào một người hay một vật.
Wisdom is not a product of thought. The deep knowing that is wisdom arises through the simple act of giving someone or something your full attention.
Sự chú tâm chính là sự sáng suốt nguyên sơ, là tự thân của ý thức – là khả năng nhận biết ở trong mình. Sự chú tâm này làm tan vỡ những biên giới được tạo ra bởi những suy tư, và khái niệm của bạn, từ đó bạn nhận thức rằng không một thứ gì có thể tự mình mà tồn tại được. Sự chú tâm giúp cho chủ thể và đối tượng (10) hòa với nhau trong một trường ý thức thống nhất. Đó là thứ có thể chữa lành sự chia cách ở trong bạn.
Attention is primordial intelligence, consciousness itself. It dissolves the barriers created by conceptual thought, and with this comes the recognition that nothing exists in and by itself. It joins the perceiver and the perceived in a unifying field of awareness. It is the healer of separation.
§
***
Khi nào bạn bị chìm đắm trong những suy tưởng bó buộc, không cưỡng lại được, đó là lúc bạn đang muốn trốn chạy những gì đang hiện diện (11). Là lúc bạn đang không muốn có mặt ở nơi này. Bây giờ và ở đây.
Whenever you are immersed in compulsive thinking, you are avoiding what is. You don’t want to be where you are. Here, Now.
§
***
Chủ nghĩa giáo điều – trong tôn giáo, khoa học,… – được phát sinh bởi niềm tin sai lạc rằng tư tưởng có thể gói trọn được thực tại hay chân lý. Nhưng thực ra, chủ nghĩa giáo điều chỉ là những ngục tù của khái niệm. Và điều kỳ lạ là người ta rất thích những nhà tù đó vì nó cho họ một cảm giác an toàn và một cảm nhận giả tạo về cái gọi là “Tôi biết”.
Dogmas — religious, political, scientific— arise out of the erroneous belief that thought can encapsulate reality or the truth. Dogmas are collective conceptual prisons. And the strange thing is that people love their prison cells because they give them a sense of security and a false sense of “I know.”
Không có gì gây khổ đau cho nhân loại hơn là chủ nghĩa giáo điều. Sự thực là không sớm thì muộn, mỗi giáo điều đều đi đến chỗ sụp đổ, vì thực tại sẽ phơi bày những sai lầm của giáo điều đó; tuy nhiên, trừ khi cái sai lầm căn bản của một giáo điều được nhìn nhận, nếu không thì một giáo điều chỉ được thay bằng một giáo điều khác.
Nothing has inflicted more suffering on humanity than its dogmas. It is true that every dogma crumbles sooner or later, because reality will eventually disclose its falseness; however, unless the basic delusion of it is seen for what it is, it will be replaced by others.
Vậy thì sai lầm căn bản này là gì? Đó là tự đồng hóa mình với những suy-tư-không-chủ-đích ở trong mình.
What is this basic delusion? Identification with thought.
§
***
Sự tỉnh thức về tâm linh là sự tỉnh thức khỏi giấc mơ suy tư ở trong mình.
Spiritual awakening is awakening from the dream of thought.
§
***
Tâm là chiều không gian rộng lớn hơn những gì ý tưởng ta có thể nắm bắt được. Lúc bạn không còn cả tin vào những gì mình suy nghĩ, đó là lúc bạn bước ra khỏi suy tưởng và thấy rõ rằng: Bạn không phải là phần trí năng hay những suy tư không chủ đích, hoặc những lo sợ liên miên ở trong bạn.
The realm of consciousness is much vaster than thought can grasp. When you no longer believe everything you think, you step out of thought and see clearly that the thinker is not who you are.
§
***
Trí năng của bạn luôn hiện hữu trong một trạng thái “chưa toàn vẹn” và do đó luôn có sự tham cầu, mong muốn để có thêm một cái gì đó. Cho nên khi bạn tự đồng hóa với trí năng và những suy tư không chủ đích ở trong đầu, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy nhàm chán, và bất an. Khi nào tự nhiên bạn cảm thấy nhàm chán có nghĩa là lúc đó trí năng của bạn đang có một nhu cầu cần được kích thích, hoặc cần thêm nhiều thức ăn cho thói quen suy tư, và nhu cầu đó đang không được thỏa mãn.
The mind exists in a state of “not enough” and so is always greedy for more. When you are identified with mind, you get bored and restless very easily. Boredom means the mind is hungry for more stimulus, more food for thought, and its hunger is not being satisfied.
Khi bạn cảm thấy nhàm chán, bạn thường thích cầm một tạp chí lên, gọi một cú điện thoại cho ai đó, bật máy truyền hình lên, hoặc chạy lên mạng, đi mua sắm, hay thông thường chuyển nhu yếu thiếu thốn và luôn muốn có thêm một cái gì đó của trí năng thành một nhu yếu của cơ thể và thỏa mãn cấp thời cho nó bằng cách tiêu thụ thêm thức ăn vào bụng.
When you feel bored, you can satisfy the mind’s hunger by picking up a magazine, making a phone call, switching on the TV, surfing the web, going shopping, or — and this is not uncommon — transferring the mental sense of lack and its need for more to the body and satisfy it briefly by ingesting more food.
Hoặc bạn cứ để cho mình ở trong trạng thái nhàm chán không yên đó và thử quan sát, cảm nhận xem cảm giác nhàm chán và bất an ấy thực ra như thế nào. Khi bạn mang sự chú tâm của mình vào những cảm xúc ở trong mình, bỗng nhiên có một chút không gian và tĩnh lặng quanh nó. Ban đầu thì rất ít, nhưng khi không gian bên trong của bạn lớn dần lên, cảm giác nhàm chán sẽ bắt đầu giảm cường độ và tính quan trọng của nó. Do đó ngay cả sự nhàm chán cũng có thể dạy cho bạn bản chất chân thực của mình, và những gì không phải là mình.
Or you can stay bored and restless and observe what it feels like to be bored and restless. As you bring awareness to the feeling, there is suddenly some space and stillness around it, as it were. A little at first, but as the sense of inner space grows, the feeling of boredom will begin to diminish in intensity and significance. So even boredom can teach you who you are and who you are not.
Bạn khám phá ra rằng một kẻ chán đời không phải là bạn. Sự nhàm chán chỉ là một sự chuyển động của dòng năng lượng đã bị điều kiện hóa ở trong bạn. Bạn không phải là một người giận dữ, buồn bã hay sợ hãi. Sự nhàm chán, giận dữ, buồn bã hay sợ hãi đang có mặt ở trong bạn, nhưng bạn không phải là người duy nhất có vấn đề này. Đó là điều kiện chung của thứ tâm thức của con người đang bị trí năng điều khiển. Điều cần nhớ là những cảm xúc đó đến rồi đi như mây trên trời.
You discover that a “bored person” is not who you are. Boredom is simply a conditioned energy movement within you. Neither are you an angry, sad, or fearful person. Boredom, anger, sadness, or fear are not “yours,” not personal. They are conditions of the human mind. They come and go.
Nhưng bạn thì không phải là một cái gì đến rồi đi.
Nothing that comes and goes is you.
“Tôi cảm thấy nhàm chán quá!”. Cái gì ở trong bạn đang nhận ra cảm xúc này?
“I am bored.” Who knows this? “I am angry, sad, afraid.” Who knows this?
Bạn chính là nhận thức, là Cái Biết đó, mà không phải là thứ tâm thức đã bị ô nhiễm – tức cảm giác nhàm chán – vừa được Bạn nhận biết.
You are the knowing, not the condition that is known.
§
***
Sự kỳ thị, dù bất kỳ đó là thứ kỳ thị gì, ám chỉ rằng bạn đã đồng hóa mình với đầu óc suy tư. Điều đó có nghĩa là bạn không nhận ra bên kia là một con người nữa, nhưng chỉ còn là khái niệm của bạn về con người đó. Giảm thiểu sự sinh động của một con người xuống thành một khái niệm thì quả thật đó là một hành xử rất thô bạo.
Prejudice of any kind implies that you are identified with the thinking mind. It means you don’t see the other human being anymore, but only your own concept of that human being. To reduce the aliveness of another human being to a concept is already a form of violence.
§
***
Suy nghĩ, khi không được cắm rễ trong ý thức, sẽ trở thành một cái gì đó chỉ phục vụ cho quyền lợi của cá nhân và có tính băng hoại. Sự tài tình mà thiếu khôn ngoan ở trong ta là điều rất nguy hiểm và tai hại. Nhưng đó là tình trạng hiện thời của đa số người. Thói quen suy tư của chúng ta, khi được khuyếch đại qua khoa học và kỹ thuật, mặc dù tự thân điều đó không tốt mà cũng không xấu, cũng bắt đầu có tính hủy diệt vì loại suy tư phát sinh từ trong đó không có gốc rễ từ ý thức.
Thinking that is not rooted in awareness becomes self-serving and dysfunctional. Cleverness devoid of wisdom is extremely dangerous and destructive. That is the current state of most of humanity. The amplification of thought as science and technology, although intrinsically neither good nor bad, has also become destructive because so often the thinking out of which it comes has no roots in awareness.
Bước nhảy vọt trong tiến trình phát triển của tâm thức nhân loại là vượt lên trên những suy tư không-có-chủ-đích, những lo sợ vẩn vơ ở trong mình. Đây là điều cấp thiết nhất trong thời điểm này. Như thế không có nghĩa là chúng ta không cần đến khả năng suy nghĩ nữa, nhưng chỉ là thôi không còn hoàn toàn đồng hóa mình với những suy tư không-chủ-đích, hoặc những lo sợ miên man; tức là khi bạn không còn bị ám ảnh, và chiếm hữu bởi loại suy tư vô bổ này nữa.
The next step in human evolution is to transcend thought. This is now our urgent task. It doesn’t mean not to think anymore, but simply not to be completely identified with thought, possessed by thought.
§
***
Hãy cảm nhận năng lượng của cơ thể bên trong bạn. Ngay lập tức, những hoạt náo, bận rộn của trí óc bạn sẽ được giảm thiểu và chấm dứt. Hãy cảm nhận năng lượng đó trong tay, chân, bụng và ngực của bạn. Hãy cảm nhận rằng bạn chính là sự sống, sức sống đang làm chuyển động hình hài này.
Feel the energy of your inner body. Immediately mental noise slows down or ceases. Feel it in your hands, your feet, your abdomen, your chest. Feel the life that you are, the life that animates the body.
Từ đó cơ thể bạn sẽ trở thành một cánh cửa, ta có thể nói như vậy, giúp bạn đi vào cảm nhận sự sống động, sâu lắng hơn bên dưới những thay đổi thất thường của cảm xúc và bên dưới những suy tư.
The body then becomes a doorway, so to speak, into a deeper sense of aliveness underneath the fluctuating emotions and underneath your thinking.
§
***
Có một sự sống động ở trong bạn mà bạn có thể cảm nhận được với toàn thể con người mình, không chỉ bằng trí năng. Mỗi tế bào đều đang sống trong hiện hữu, trong trạng thái bạn không cần phải suy tư. Nhưng đồng thời, nếu cần suy nghĩ, thì bạn sẽ suy nghĩ. Trí năng vẫn có khả năng hoạt động, và hoạt động rất hiệu quả khi sự thông minh rộng lớn hơn ở trong bạn – cũng chính là bản chất chân thực của bạn – sử dụng trí năng của bạn và bày tỏ sự thông thái đó qua trí năng.
There is an aliveness in you that you can feel with your entire Being, not just in the head. Every cell is alive in that presence in which you don’t need to think. Yet, in that state, if thought is required for some practical purpose, it is there. The mind can still operate, and it operates beautifully when the greater intelligence that you are uses it and expresses itself through it.
§
***
Bạn có thể không nhìn ra phút giây ngắn ngủi trong đó bạn rất có ý thức với những gì đang xảy ra, nhưng không hề suy tư. Điều này có lẽ đã xảy ra một cách tự nhiên và đồng bộ trong đời sống của bạn. Những lúc đó, bạn có thể đang tham dự vào một hoạt động bằng chân tay, hoặc đang đi băng ngang một căn phòng, hay đứng đợi ở một quầy vé máy bay, và bạn hoàn toàn có mặt đến độ những nhiễu sóng ồn ào của những suy tư ở trong bạn bỗng dưng im bặt, thay vào đó là sự có mặt đầy ý thức. Hoặc bạn bắt gặp mình đang ngẩng đầu nhìn lên một bầu trời đêm đầy tinh tú, hoặc đang lắng nghe một ai đó mà trong đầu bạn, không hề có tiếng nói vang vang -- luôn bình phẩm về người này, người khác. Nhận thức của bạn lúc đó trở nên rất trong sáng, không còn bị che mờ bởi suy nghĩ, ưu tư.
You may have overlooked that brief periods in which you are “conscious without thought” are already occurring naturally and spontaneously in your life. You may be engaged in some manual activity, or walking across the room, or waiting at the airline counter, and be so completely present that the usual mental static of thought subsides and is replaced by an aware presence. Or you may find yourself looking at the sky or listening to someone without any inner mental commentary. Your perceptions become crystal clear, unclouded by thought.
Đối với trí năng, tất cả những điều này chẳng có ý nghĩa gì đáng kể, vì trí năng của bạn luôn “có những điều khác quan trọng hơn” để nghĩ đến. Đây không phải là một cái gì gợi nên sự chú tâm ở trong bạn, và đó là lý do làm cho bạn không nhận ra rằng bạn có khả năng có mặt với những gì đang thực sự xảy ra mà không vướng chút suy tư, nghĩ ngợi gì.
To the mind, all this is not significant, because it has “more important” things to think about. It is also not memorable, and that’s why you may have overlooked that it is already happening.
Thực ra biến cố này là một điều đáng kể nhất có thể xảy đến cho bạn. Vì đó là sự bắt đầu của việc chuyển đổi từ trạng thái suy nghĩ, miên man không có chủ đích sang trạng thái có mặt đầy ý thức với những gì đang xảy ra chung quanh bạn.
The truth is that it is the most significant thing that can happen to you. It is the beginning of a shift from thinking to aware presence.
§
***
Bạn hãy thực tập vẫn giữ cho mình cảm thấy thoải mái trong trạng thái “không biết” về một điều gì. Điều này giúp bạn vượt lên trên những suy tưởng miên man, vì lý trí bạn luôn có nhu yếu muốn kết luận, suy diễn những gì bạn thực không biết. Lý trí của bạn rất sợ hãi khi phải đối diện với một điều gì nó không biết. Do đó, khi bạn có khả năng thư thái với trạng thái không biết, bạn đã vượt lên trên trí năng. Có một sự thông thái, hiểu biết sâu xa ở trong bạn, mà chắc chắn không phải là trạng thái suy nghĩ, ưu tư.
Become at ease with the state of “not knowing.” This takes you beyond mind because the mind is always trying to conclude and interpret. It is afraid of not knowing. So, when you can be at ease with not knowing, you have already gone beyond the mind. A deeper knowing that is non-conceptual then arises out of that state.
§
***
Sáng tạo nghệ thuật, thể thao, khiêu vũ, giáo dục, cố vấn tâm lý – nếu bạn muốn trở nên điêu luyện trong một lĩnh vực nào kể trên, hay bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn yêu thích, thì bạn đừng để cho thói quen suy tư không-chủ-đích của mình dính líu nhiều vào lĩnh vực ấy, hoặc để cho loại suy tư đó chỉ còn là một khía cạnh phụ thuộc mà thôi. Có một năng lực và sự thông minh rộng lớn, vượt trội hơn con người của bạn, nhưng đồng thời cũng chính là bạn, làm chủ và điều hành quá trình sáng tạo ở trong bạn. Bạn sẽ không còn sử dụng thói quen suy tư một điều gì trước khi lấy quyết định; mà lúc ấy chuyện gì bạn cần làm, sẽ được làm một cách tự nhiên, không bị gò bó, và “bạn” không phải là người thực hiện những công việc ấy. Thông hiểu đời sống là điều ngược lại với sự kiểm soát. Bạn trở nên hòa điệu với một tâm thức cao hơn. Chính tâm thức đó hành động, hướng dẫn, và làm những công việc cần làm.
Artistic creation, sports, dance, teaching, counseling — mastery in any field of endeavor implies that the thinking mind is either no longer involved at all or at least is taking second place. A power and intelligence greater than you and yet one with you in essence takes over. There is no decision-making process anymore; spontaneous right action happens, and “you” are not doing it. Mastery of life is the opposite of control. You become aligned with the greater consciousness. It acts, speaks, does the works.
§
***
Một giây phút hiểm nguy có thể mang lại một sự tắt ngấm tạm thời dòng chảy của những suy tư vẩn vơ và giúp bạn nếm được hương vị của trạng thái có mặt, cảnh giác, và chú tâm.
A moment of danger can bring about a temporary cessation of the stream of thinking and thus give you a taste of what it means to be present, alert, aware.
§
***
Chân lý vượt lên trên tất cả những gì trí năng bạn có thể hình dung, lĩnh hội được. Không một tư tưởng nào có thể gói ghém được sự thật của cuộc tồn sinh. Cùng lắm thì tư tưởng có thể làm một “ngón tay chỉ trăng”(12), chỉ cho ta nhìn về hướng của Chân lý. Ví dụ, giáo lý “Tất cả là một”(13) chỉ là một bảng chỉ đường, mà không phải là Chân lý. Để hiểu được giáo lý này, bạn cần cảm nhận sâu sắc từ bên trong bạn sự thật mà câu giáo lý này muốn chỉ ra.
The Truth is far more all-encompassing than the mind could ever comprehend. No thought can encapsulate the Truth. At best, it can point to it. For example, it can say: “All things are intrinsically one.” That is a pointer, not an explanation. Understanding these words means feeling deep within you the truth to which they point.

Chú thích

(1) Cảm nhận hạn hẹp về tự thân: Tức là thói quen rất bó buộc, chỉ nghĩ đến chính mình mà không nghĩ đến người khác. Đây là một ngục tù mà trí năng của bạn tự tạo ra cho chính mình.

(2) Tâm thức chưa-bị-trói-buộc: là khả năng nhận thức nguyên sơ, rộng lớn, khoáng đạt ở trong mình.

(3) Bản chất Thượng Đế: Theo Thiên Chúa giáo, mỗi con người đã được Thượng Đế tạo ra theo khuôn mẫu thánh thiện, toàn hảo, đẹp đẽ của chính Ngài. Đó là bản chất Thượng Đế ở trong mỗi con người.

(4) Phật Tánh: Tương tự như quan niệm Thiên Chúa giáo, theo Phật giáo, Phật Tánh là sự thuần khiết, thánh thiện, trong sáng, không hề bị hoen ố, có sẵn ở trong mỗi con người.

(5) Những khuôn mẫu phản ứng rất bó buộc trong suy tư hay tình cảm: Đó là những rãnh mòn, những thói quen không thể cưỡng lại trong cách ta suy nghĩ và cảm nhận mọi sự, mọi việc. Ví dụ khi trong ta bổng nhiên có một cảm giác trống vắng, cô đơn đang biểu hiện, phản ứng không thể cưỡng lại ở trong ta đi tìm quên qua sự chìm đắm trong một thú vui nào đó như dục tình, bài bạc, rượu chè,… để lấp đầy khoảng trống của sự cô đơn đó.

(6) Những tình huống của cuộc đời bạn được phơi bày: lấy nhau, sống chung, mất việc làm, gặp khó khăn, ly dị,…

(7) Đừng quan trọng hóa những suy-tư-không-chủ-đích, những cảm xúc tiêu cực, lo sợ miên man: Trong ta thường phát sinh những cảm xúc như sợ mất việc, sợ người khác không hài lòng về mình,… Nếu ta quan trọng hóa một cảm xúc thường đến bất chợt như thế thì ta dễ trở nên hoảng hốt, lo lắng vì một cái gì rất tạm bợ, không vững chắc, như bong bóng trên mặt nước, như mây trên trời, khi có khi không, khi đến khi đi. Chỉ cần chú ý và yên lặng thở với những cảm xúc ấy khi chúng xuất hiện ở trong bạn, chỉ vài phút sau là bạn sẽ hồi phục hồi lại được sự quân bình ở trong mình. Nếu bạn có thì giờ thì hãy tiếp tục thở và nhìn cho sâu vào những cảm xúc ấy, bạn sẽ hiểu được gốc rễ, nguyên nhân của những cảm xúc ấỵ

(8) Bị trói buộc vào những ngục tù của khái niệm của chính mình: Khi có một chuyện gì đó xảy ra, chúng ta cho sự việc ấy là như thế này hoặc như thế kia, điều này là một chuyện rất bình thường. Nhưng về sau, tuy đã biết thêm chi tiết và sự thật của chuyện ấy, chúng ta vẫn khu khư giữ lấy những suy nghĩ cũ của mình.

(9) Tâm: Tức là cái Biết linh hoạt, và sống động ở trong ta. Đó chính là bản chất chân thực của mình.

(10) Chủ thể và đối tượng: một thuật ngữ của Thiền, chủ thể là bạn, là người quan sát, chiêm nghiệm; còn đối tượng tức là vật, là cảm xúc hay một đề tài nào đó mà bạn đang quan sát, đang quán chiếu.

(11) Trốn chạy những gì đang hiện diện: Bạn không muốn đối diện với những gì bạn đang trải qua, như đang bị kẹt xe ở trên đường, hoặc bạn đang trả lời một cuộc phỏng vấn để xin việc làm, hoặc phải tiếp một người mà mình không thích tiếp,… Hoặc đang có khó khăn, có vấn đề với người thân của mình.

(12) Tư tưởng có thể làm một “ngón tay chỉ trăng”: Ý nói tư tưởng và khái niệm không thể nắm bắt được thực tại, là một cái gì sinh động đổi thay từng giây từng phút. Do đó, tư tưởng chỉ có thể làm công việc giúp chúng ta hướng về thực tại mà thôi.

(13) Giáo lý “Tất cả là một”: Một giáo lý được nêu trong kinh Hoa Nghiêm, ngụ ý cái một hàm chứa trong tất cả, và ngược lại, tất cả cũng hàm chứa trong cái một.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Vào thiền


Cho là nhận


Tổng quan về Nghiệp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.211.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...