Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thức tỉnh mục đích sống »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 6: Vượt thoát »»

Thức tỉnh mục đích sống
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 6: Vượt thoát

Donate

(Lượt xem: 11.434)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 6: Vượt thoát

Chapter Six: Breaking free





Để thoát ly khỏi sự khống chế của khổ đau, điều tiên quyết là hãy nhận thức rằng bạn “có” một khối khổ đau sâu nặng ở trong mình. Đó là bước đầu tiên mà bạn cần làm. Bước kế tiếp và quan trọng hơn là bạn phải đủ sự có mặt, đủ sự tỉnh táo để nhận ra khối khổ đau sâu nặng đó ở trong mình – như là một cơn lốc của những cảm xúc tiêu cực – khi nó bắt đầu hoạt động. Một khi bạn đã nhận ra thì khối khổ đau sâu nặng đó không thể còn giả vờ là bạn được nữa, không còn khống chế được bạn và lấy thêm sức mạnh cho chính nó.
The beginning of freedom from the pain-body lies first of all in the realization that you have a pain-body. Then, more important, in your ability to stay present enough, alert enough, to notice the pan-body in yourself as a heavy influx of negative emotion when it becomes active. When it is recognized, it can no longer pretend to be you and live and renew itself through you.
Chính năng lực Có Mặt đầy ý thức sẽ giúp bạn phá vỡ thói quen sai lầm tự đồng hóa mình với những khổ đau ở trong mình. Khi bạn không còn tự đồng hóa mình với khối khổ đau sâu nặng đó thì nó sẽ không còn kiểm soát được suy nghĩ của bạn và nó sẽ không còn tự nuôi lớn chính nó bởi những suy nghĩ tiêu cực của bạn. Hầu như mỗi khối khổ đau đều không dễ dàng tan biến ngay, nhưng một khi bạn đã tách biệt được nó với những suy nghĩ tiêu cực ở trong mình thì sức mạnh của khối khổ đau đó đã bắt đầu suy giảm. Suy nghĩ của bạn sẽ không còn bị những cảm giác khổ đau làm cho u ám, cảm nhận của bạn sẽ không còn bị quá khứ làm cho biến dạng. Năng lượng của bạn bị kiềm hãm trong khối khổ đau đó sẽ dần dần thay đổi tần số rung và chuyển sang năng lực của an nhiên tự tại. Như thế khối khổ đau sâu nặng sẽ tiếp sức cho nhận thức. Điều này giải thích tại sao hầu hết các bậc giác ngộ nhất, thông thái nhất trên thế giới này đều đã từng là những người có khối khổ đau nặng nề.
It is your conscious Presence that breaks the identification with the pain-body. When you don't identify with it, the pain-body can no longer control your thinking and so cannot renew itself anymore by feeding on your thoughts. The pain-body in most cases does not dissolve immediately, but once you have severed the link between it and your thinking, the pain-body begins to lose energy. Your thinking ceases to be clouded by emotion; your present perceptions are no longer distorted by the past. The energy that was trapped in the pain-body then changes into vibrational frequency and is transmuted into Presence. In this way, the pain-body becomes fuel for consciousness. This is why many of the wisest, most enlightened men and women on our planet once had a heavy pain-body.
Cho dù bên ngoài bạn có nói gì, làm gì hay gắn lên mình bộ mặt gì đi nữa thì bạn cũng không thể nào che giấu được trạng thái suy nghĩ hay cảm xúc của mình ở bên trong. Đó là vì mỗi người đều toát ra một trường năng lượng tương ứng với trạng thái tâm thức bên trong của mình và người khác có thể dễ dàng cảm nhận được trường năng lượng đó dù họ chưa ý thức rõ về linh cảm này. Điều này có nghĩa là tuy họ không ý thức được là họ đã cảm nhận được trường năng lượng ở người kia, nhưng chính năng lượng đó lại quyết định phần lớn cách họ cảm nhận và ứng xử với người bên kia. Một số người có thể cảm nhận rõ ràng về sự rung động của trường năng lượng này khi họ gặp một người nào đó lần đầu, thậm chí trước khi họ có cơ hội chuyện trò với nhau. Đến khi họ có dịp trò chuyện thì ngôn ngữ bắt đầu chi phối quan hệ của họ và kèm theo đó là các vai trò xã hội mà hầu hết mỗi người đều miễn cưỡng trình diễn theo khi phải tiếp xúc với người khác1. Khi đó, sự chú ý của bạn chuyển đến các vấn đề của đầu óc, khiến cho khả năng cảm nhận trường năng lượng tỏa ra ở người khác giảm sút nhiều. Tuy vậy, khả năng ấy vẫn còn tồn tại ở cấp độ vô thức.
Regardless of what you say or do or what face you show to the world, your mental-emotional state cannot be concealed. Every human being emanates an energy field that corresponds to his or her inner state, and most people can sense it, although they may feel someone else's energy emanation only subliminally. That is to say, they don't know that they sense it, yet it determines to a large extent how they feel about and react to that person. Some people are most clearly aware of it when they first meet someone, even before any words are exchanged. A little later, however, words take over the relationship and with words come the roles that most people play. Attention then moves to the realm of mind, and the ability to sense the other person's energy field becomes greatly diminished. Nevertheless, it is still felt on an unconscious level.
Khi bạn nhận thức rằng các khối khổ đau sâu nặng, trong vô thức, luôn muốn tìm kiếm thêm khổ đau mới, tức là chúng luôn muốn có một chuyện gì đó tồi tệ xảy ra. Chẳng hạn như việc có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra là do các tài xế có các khối khổ đau sâu nặng đang hoạt động vào cùng một lúc. Khi cả hai tài xế có khối khổ đau sâu nặng đang hoạt động cùng một lúc tiến đến một trục lộ giao thông thì khả năng xảy ra tai nạn lớn hơn gấp nhiều lần so với lúc bình thường. Đó là vì, một cách vô thức, cả hai đều muốn cho tai nạn xảy ra. Vai trò của các khối khổ đau sâu nặng trong các vụ tai nạn xe cộ biểu hiện rõ nhất trong hiện tượng được gọi là những “cơn cuồng nộ trên xa lộ” (road rage), những lúc đó, những người lái xe bỗng trở nên hung bạo khác thường, dù chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt như có ai đó lái xe quá chậm, hay lái cắt ngang phía trước đầu xe của họ...
When you realize that pain-bodies unconsciously seek more pain, that is to say that they want something bad to happen, you will understand that many traffic accidents are caused by drivers whose pain-bodies are active at the time. When two drivers with active pain-bodies arrive at an intersection at the same time, the likelihood of an accident is many times greater than under normal circumstances. Unconsciously they both want the accident to happen. The role of pain-bodies in traffic accidents is most obvious in the phenomenon called “road rage,” when drivers become physically violent often over a trivial matter such as someone in front of them driving too slowly.
Nhiều hành vi bạo lực gây ra từ những người mà ta vẫn cho là rất “bình thường”, nhưng trong nhất thời họ bỗng biến thành những kẻ điên rồ. Cho nên trong các phiên tòa, luật sư của họ thường nói: “Điều này là hoàn toàn không phù hợp với tư cách của thân chủ tôi”. Còn bị cáo thì nói: “Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, một cái gì đó đã khống chế tôi”. Theo tôi, rất thể là trong nay mai, những vị luật sư của chúng ta sẽ nói với quan tòa: “Thưa tòa, đây là trường hợp nên được giảm tội vì bị cáo đã mất tự chủ do bị khối khổ đau sâu nặng ở trong người kích thích và ông ấy đã không biết mình đang làm gì. Thật ra thủ phạm không phải là ông ấy, mà là khối khổ đau sâu nặng ở trong ông”.
Man acts of violence are committed by “normal” people who temporarily turn into maniacs. All over the world at court proceedings you hear the defense lawyers say, “This is totally out of character,” and the accused, “I don't know what came over me.” To my knowledge so far, no defense lawyer has said to the judge - although the day may not be far off - “This is a case of diminished responsibility. My client's pain-body was activated, and he did not know what he was doing. In fact, he didn't do it. His pain-body did.”
Thế một người có chịu trách nhiệm cho những việc mình đã làm khi họ bị khống chế bởi khối khổ đau sâu nặng ở trong họ không? Dĩ nhiên là “Không”, làm sao họ có thể chịu trách nhiệm được? Làm sao bạn có thể chịu trách nhiệm cho một việc mà chính bạn không ý thức và bạn không biết rằng bạn đang làm gì? Tuy nhiên, cứ theo khuynh hướng này thì loài người đang dần dần đi đến chỗ trở nên có nhận thức hơn và những ai không đi theo xu thế đó sẽ phải nhận chịu hậu quả của những hành động mất nhận thức của họ. Vì họ không song hành với trào lưu phát triển của vũ trụ.
Does this mean that people are not responsible for what they do when possessed by the pain-body? My answer is: How can they be? How can you be responsible when you are unconscious, when you don't know what you are doing? However, in the greater scheme of things, human beings are meant to evolve into conscious beings, and those who don't will suffer the consequences of their unconsciousness. They are out of alignment with the evolutionary impulse of the universe.
Điều này cũng chỉ đúng phần nào thôi, vì khi ta nhìn sự việc từ một cái nhìn bao quát hơn, bạn không thể nào không song hành với sự tiến hóa của vũ trụ, ngay cả những mê muội của con người và những khổ đau do nó gây ra cũng là một phần của quá trình tiến hóa này. Khi bạn không còn chịu đựng nổi những vòng luân hồi triền miên của khổ đau nữa thì bạn bắt đầu tỉnh thức. Do đó, khối khổ đau sâu nặng cũng có chức năng hữu ích của nó trong bức tranh toàn cảnh.
And even that is only relatively true. From a higher perspective, it is not possible to be out of alignment with the evolution of the universe, and even human unconsciousness and the suffering it generates is part of that evolution. When you can't stand the endless cycle of suffering anymore, you being to awaken. So the pain-body too has its necessary place in the larger picture.
Hiện hữu
PRESENCE
Một hôm, có người phụ nữ trạc ba mươi tuổi đến gặp tôi. Khi vừa chào hỏi nhau, tôi đã nhìn thấy niềm đau ẩn sau nụ cười lịch sự và xã giao của cô ấy. Rồi cô bắt đầu kể cho tôi câu chuyện của mình và chỉ trong vài giây, nụ cười tươi tắn của cô đã trở thành vẻ nhăn nhó của đau khổ. Sau đó thì cô khóc òa lên. Cô nói rằng cô cảm thấy rất cô đơn và không thỏa mãn trong lòng. Tôi có thể thấy là cô rất buồn và giận dữ. Cô kể, khi còn bé, cô đã bị ngược đãi vì có người cha bạo hành. Tôi thấy ngay là niềm đau của cô không phải do những gì đang xảy ra trong hoàn cảnh sống hiện thời của cô, mà do một khối khổ đau nặng nề của những gì đã xảy ra trong quá khứ. Khối khổ đau sâu nặng ở trong cô đã trở thành một “lăng kính méo mó” ảnh hưởng đến cách cô nhìn đời sống. Cô không thể thấy được mối liên hệ giữa thói quen suy nghĩ miên man và khối khổ đau sâu nặng ở trong cô, mà cô hoàn toàn tự đồng hóa mình với cả hai. Cô chưa thể thấy được chính suy nghĩ của mình đã tiếp sức cho khối khổ đau sâu nặng ở trong cô. Nói khác đi, cô đang sống với gánh nặng bởi một cái “Tôi” đầy bất hạnh. Tuy nhiên, ở một cấp độ khác, chắc hẳn cô đã nhận ra rằng khổ đau của cô phát xuất từ chính cô, rằng cô là gánh nặng của chính mình. Và bởi vì cô đã sẵn sàng để tỉnh thức nên cô đã tìm đến tôi.
A woman in her thirties came to see me. As she greeted me, I could sense the pain behind her polite and superficial smile. She started telling me her story, and within one second her smile changed into a grimace of pain. Then, she began to sob uncontrollably. She said she felt lonely and unfulfilled. There was much anger and sadness. As a child she had been abused by a physically violent father. I saw quickly that her pain was not caused by her present life circumstances but by an extraordinarily heavy pain-body. Her pain-body had become the filter through which she viewed her life situation. She was not yet able to see the link between the emotional pain and her thoughts, being completely identified with both. She could not yet see that she was feeding the pain-body with her thoughts. In other words, she lived with the burden of a deeply unhappy self. At some level, however, she must have realized that her pain originated within herself, that she was a burden to herself. She was ready to awaken, and this is why she had come.
Tôi hướng dẫn cô chú tâm vào những gì cô đang cảm thấy ở trong cô và yêu cầu cô cảm nhận nó một cách trực tiếp, chứ không phải qua những suy nghĩ đầy bất bình, hay qua những câu chuyện buồn của cô. Cô phản ứng lại bằng cách nói rằng cô đến đây để nhờ tôi chỉ cho cô một con đường để thoát ra khỏi những cảm giác khổ đau ấy, chứ không phải là để lún sâu vào đó. Tuy nhiên, cô vẫn miễn cưỡng làm theo những gì tôi hướng dẫn cho cô. Có lúc nước mắt cô chảy dàn dụa trên mặt và toàn thân cô run lên từng hồi. “Trong phút giây này, đây là những gì đang có mặt ở trong cô”, tôi nói. “Cô không thể tránh né hiện thực, những gì đang có mặt trong phút giây này, vì đây là những gì cô đang cảm nhận, thay vì cứ muốn cho giây phút này khác đi, tức là chống đối những gì đang có mặt, và tự tạo thêm khổ đau cho mình để cộng thêm vào nỗi đau đã có sẵn ở trong cô. Liệu cô có thể hoàn toàn chấp nhận những gì mà cô đang cảm nhận trong phút giây này?”.
I directed the focus of her attention to what she was feeling inside her body and asked her to sense the emotion directly, instead of through the filter of her unhappy thoughts, her unhappy story. She said she had come expecting me to show her the way out of her unhappiness, not into it. Reluctantly, however, she did what I asked her to do. Tears were rolling down her face, her whole body was shaking. “At this moment, this is what you feel.” I said. “There is nothing you can do about the fact that at this moment this is what you feel. Now, instead of wanting this moment to be different from the way it is, which adds more pain to the pain that is already there, is it possible for you to completely accept that this is what you feel right now?”
Cô lặng người trong một lát. Rồi bỗng nhiên cô trở nên bồn chồn, gần như nhổm dậy và giận dữ trả lời: “Không, tôi không muốn chấp nhận thực trạng này”.
She was quiet for a moment. Suddenly she looked impatient, as if she was about to get up, and said angrily, “No, I don't want to accept this.”
Tôi hỏi lại: “Vậy ai vừa nói câu này, cô hay là niềm bất mãn ở trong cô? Cô có thấy rằng niềm bất mãn của cô về tình trạng cô đang cảm thấy bất mãn ở trong cô chỉ là một lớp khác của niềm bất mãn?". Cô lại lặng thinh. “Tôi không yêu cầu cô phải “làm” gì cả. Tôi chỉ yêu cầu cô là hãy xem rằng cô có thể để cho những gì mình đang cảm nhận được thể hiện ra hay không. Nói một cách khác, điều này có vẻ hơi kỳ khôi, rằng cô có ngại việc cho phép mình cảm nhận nỗi khổ đó hay không. Khi cô làm được như thế thì thì điều gì sẽ xảy ra với nỗi khổ của cô? Cô có muốn thử không?”.
“Who is speaking?” I asked her. “You or the unhappiness in you? Can you see that your unhappiness about being unhappy is just another layer of unhappiness?” She became quiet again. “I am not asking you to do anything. All I'm asking is that you find out whether it is possible for you to allow those feelings to be there. In other words, and this may sound strange, if you don't mind being unhappy, what happens to the unhappiness? Don't you want to find out?”
Cô ấy hơi bối rối và rồi ngồi lặng yên trong một phút, sau đó tôi chợt nhận thấy có sự thay đổi đáng kể trong trường năng lượng của cô. Cô nói: “Thật kỳ lạ. Tôi vẫn còn cảm thấy nỗi khổ ở bên trong, nhưng giờ đây, quanh nó như có một khoảng không gian. Dường như nó không còn quá nghiêm trọng như trước đây”. Đây là lần đầu tiên tôi nghe một người diễn tả rằng: “Quanh nỗi bất bình của tôi, có một khoảng không gian". Dĩ nhiên là khoảng không gian đó chỉ xuất hiện ở trong bạn khi bạn chấp nhận những gì đang xảy ra trong giây phút này.
She looked puzzled briefly, and after a minute or so of sitting silently, I suddenly noticed a significant shift in her energy field. She said, “This is weird. I 'm still unhappy, but now there is space around it. It seems to matter less.” This was the first time I heard somebody put it like that: There is space around my unhappiness. That space, of course, comes when there is inner acceptance of whatever you are experiencing in the present moment.
Tôi không nói thêm gì mà để cho cô ấy có cơ hội tự trải nghiệm. Sau đó, cô đã hiểu ra rằng lúc cô thôi không còn tự đồng hóa mình với những cảm xúc đang xảy ra ở trong mình; thôi không còn tự đồng hóa với khối khổ đau sâu nặng xưa cũ đang sống ở trong mình; lúc cô trực tiếp chú tâm đến nỗi đau đó mà không chống lại thì nó không còn kiểm soát được suy nghĩ của cô nữa. Lúc đó khối khổ đau sâu nặng của cô sẽ không trộn lẫn với câu chuyện do lý trí dựng lên quanh con người đầy bất hạnh ở trong cô. Một chiều không gian mới đã đi vào đời cô và cô đã vượt lên trên quá khứ ở trong mình, đó là chiều không gian của Sự Có Mặt, của Hiện hữu. Một người không thể nào cảm thấy bất bình nếu người đó không luôn nung nấu một câu chuyện đầy bất bình trong lòng mình. Cho nên đây là điểm kết thúc của nỗi bất bình ở trong cô, là bước đầu tiên để cô có thể chấm dứt khối khổ đau sâu nặng trong cô. Những cảm xúc tiêu cực tự nó không tạo ra niềm bất hạnh. Chỉ khi nào những cảm xúc đó đi kèm với một câu chuyện đầy bất hạnh mà chúng ta cả tin vào đó thì nó mới có thể tạo ra niềm bất hạnh ở trong ta.
I didn't say much else, allowing her to be with the experience. Later she came to understand that the moment she stopped identifying with the feeling, the old painful emotion that lived in her, the moment she put her attention on it directly without trying to resist it, it could no longer control her thinking and so become mixed up with a mentally constructed story called “The Unhappy Me.” Another dimension had come into her life that transcended her personal past - the dimension of Presence. Since you cannot be unhappy without an unhappy story, this was the end of her unhappiness. It was also the beginning of the end of her pain-body. Emotion in itself is not unhappiness. Only emotion plus an unhappy story is unhappiness.
Cuối buổi hẹn với cô ấy, tôi nhận thấy rằng mình vừa chứng kiến một sự trỗi dậy của Hiện hữu, của Sự Có Mặt ở trong một con người. Mục đích của đời bạn chính là để đưa Sự Có Mặt, đưa ý thức vào trong thế giới này. Nhờ cô ấy mà tôi cũng chứng kiến được sự chuyển hóa của khối khổ đau sâu nặng ở trong một con người, không phải bằng sự giằng co, mà chỉ bằng việc đưa ý thức vào trong những gì đang xảy ra.
When our session came to an end, it was fulfilling to know that I had just witnessed the arising of Presence in another human being. The very reason for our existence in human form is to bring that dimension of consciousness into this world. I had also witnessed a diminishment of the pain-body, not through fighting it but through bringing th light of consciousness to it.
Vài phút sau khi cô ấy ra về, một người bạn của tôi ghé ngang để đưa cho tôi vài thứ lặt vặt. Khi vừa bước vào phòng, cô ấy nói: “Chuyện gì đã xảy ra ở đây vậy? Tôi cảm thấy không khí nặng nề và tối tăm quá. Nó làm tôi muốn phát bệnh. Xin mở cửa ra cho thoáng một tí nhé và đốt vài nén nhang lên”. Tôi giải thích là tôi vừa chứng kiến sự vượt thoát của một người có khối khổ đau rất nặng nề, những gì mà cô bạn tôi cảm thấy chính là năng lượng khổ đau của cô ấy đã để lại trong buổi gặp gỡ. Tuy vậy, cô bạn của tôi cũng không muốn nán lại lâu hơn mà chỉ muốn đi ngay ra khỏi chỗ ấy.
A few minutes after my visitor left, a friend arrived to drop something off. As soon as she came into the room she said, “What happened here? The energy feels heavy and murky. It almost makes me feel sick. You need to open the windows, burn some incense.” I explained that I had just witnessed a major release in someone with a very dense pain-body and that what she felt must be some of the energy that was released during our session. My friend, however, didn't want to stay and listen. She wanted to get away as soon as possible.
Những gì xảy ra sau đó là một sự khẳng định thêm và rõ ràng hơn về những gì tôi đã biết: Rằng trên một bình diện nào đó, mỗi khối khổ đau sâu nặng có vẻ như thuộc về riêng mỗi người, nhưng tất cả những khối khổ đau riêng ấy đều có liên quan với nhau, vì nó là một phần của khối khổ đau sâu nặng chung của tập thể. Sự khẳng định này cũng làm cho chính tôi cảm thấy rúng động.
I opened the windows and went out to have dinner at a small Indian restaurant nearby. What happened there was a clear, further confirmation of what I already know: That on some level, all seemingly individual human pan-bodies are connected. Although the form this particular confirmation took did come as a shock.
Khối khổ đau sâu nặng đã trở lại
THE RETURN OF THE PAIN-BODY
Một lúc sau, tôi đến ăn tối ở một tiệm ăn Ấn Độ ở gần đó. Trong quán chỉ có vài người khách, tôi ngồi vào bàn và gọi một vài món ăn. Ở chiếc bàn bên cạnh tôi là một người đàn ông trạc tuổi trung niên, ngồi trên một chiếc xe lăn; ông vừa ăn xong bữa. Ông ta đưa mắt nhìn tôi, dù chỉ một thoáng, nhưng ánh mắt của ông ta rất dữ dằn. Chỉ vài phút sau, ông ta bỗng trở nên nôn nóng và cáu kỉnh, người bắt đầu co giật. Lúc đó có một người hầu bàn đến thu dọn món ăn ở trên bàn của ông. Ông cáu gắt với người này: "Tiệm gì mà thức ăn tồi quá!”. Người hầu bàn bực bội hỏi vặn lại: “Thế sao ông lại ăn hết?”. Thế là ông ta nổi điên lên, bắt đầu la hét và phun ra những lời chửi rủa cay độc. Miệng ông liên hồi tuôn ra những lời lẽ thô tục. Năng lượng hằn học mạnh mẽ của ông tỏa ra khắp nơi trong quán. Người ta có thể cảm nhận năng lượng khổ đau của ông đang được vung vãi đây đó, và nó đang tìm cách để len vào từng tế bào của mỗi người chung quanh. Nó muốn tìm một cái gì đó cùng tần số khổ đau của nó để bám vào. Lúc này ông mắng luôn cả những thực khách khác đang ngồi ở trong quán. Nhưng lạ thay, ông lại hoàn toàn phớt lờ chiếc bàn của tôi ngồi, vì tôi đang ngồi với sự Có Mặt cao độ. Tôi nghi rằng khối khổ đau sâu nặng chung của tập thể đã trở về và nó như muốn bảo với tôi rằng: “Đừng tưởng rằng ông đã khuất phục được tôi. Nhìn lại đi, tôi vẫn còn đây!”. Cũng có thể là trường năng lượng khổ đau của người phụ nữ mà tôi đã gặp thải ra, đang bám theo tôi đến đây và đeo bám lấy người có cùng một tần số rung tương thích - người cũng có một khối khổ đau nặng nề tương ứng ở bên trong.
I sat down at a table and ordered a meal. There were a few other guests. At a nearby table, there was a middle-aged man in a wheelchair who was just finishing his meal. He glanced at me once, briefly but intensely. A few minutes passed. Suddenly he became restless, agitated, his body began twitching. The waiter came to take his plate. The man started arguing with him. “The food was no good. It was dreadful.” “Then why did you eat it?” asked the waiter. And that really set him off. He started shouting, became abusive. Vile words were coming out of his mouth; intense, violent hatred filled the room. One could feel that energy entering the cells of one's body looking for something to latch on to. Now he was shouting at the other guests too, but for some strange reason ignoring me completely as I sat in intense Presence. I suspected that the universal human pain-body had come back to tell me, “You thought you defeated me. Look, I'm still here.” I also considered the possibility that the released energy field left behind after our session followed me to the restaurant and attached itself to the one person in whom it found a compatible vibrational frequency, that is to say, a heavy pain-body.
Cuối cùng thì người quản lý tiệm ăn cũng mở cửa và bảo: “Xin ông đi ngay khỏi chỗ này”. Vẫn ngồi trên chiếc xe lăn, ông ta quay mình, bấm nút cho hai bánh xe lăn nhanh ra khỏi quán. Những thực khách còn lại đều ngơ ngác. Nhưng chỉ sau một phút, ông ta quay trở lại, có lẽ vì khối khổ đau sâu nặng ở trong ông vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn. Vì nó còn muốn lấy thêm sức mạnh. Ông ta dùng chiếc xe để mở cửa, miệng liên hồi tuôn ra những lời lẽ tục tĩu. Một cô hầu bàn có ý muốn ngăn ông ta lại. Ông liền lao xe tới rất nhanh và chèn cô vào chân tường. Một vài thực khách khác cố gắng ngăn ông ta lại, nhưng ông vẫn cứ la hét, náo động.
The manager opened the door, “Just leave. Just leave.” The man zoomed out in his electric wheelchair, leaving everyone stunned. One minute later he returned. His pain-body wasn't finished yet. It needed more. He pushed open the door with his wheelchair, shouting obscenities. A waitress tried to stop him from coming in. He put his chair in fast-forward and pinned her against the wall. Other guests jumped up and tried to pull him away. Shouting, screaming, pandemonium.
Một lát sau, khi cảnh sát được mời đến thì ông ta im bặt. Họ yêu cầu ông lập tức rời khỏi quán và không được quay trở lại. May là cô hầu bàn, ngoài vài chỗ xây xát ở chân, không bị thương tích gì nghiêm trọng. Khi mọi chuyện êm xuôi, viên quản lý bước đến bên bàn của tôi và hỏi, nửa đùa nửa thật: “Ông chính là người đã gây ra tất cả những hoạt náo này, đúng không?".
A little later a policeman arrived, the man became quiet, was asked to leave and not return. The waitress fortunately was not hurt, except for bruises on her legs. When it was all over, the manager came to my table and asked me, half joking but perhaps feeling intuitively that there was some connection, “Did you cause all this?”
Khối khổ đau sâu nặng ở trẻ con
THE PAIN-BODY IN CHILDREN
Khối khổ đau sâu nặng ở trẻ con thỉnh thoảng được thể hiện ra qua nét ủ rủ, buồn rầu hay triệu chứng co ro, thu mình lại. Đứa trẻ lúc đó bỗng trở nên ủ dột, từ chối mọi giao tiếp với những người chung quanh, thường rút vào ngồi trong một góc khuất nào đó, tay ôm lấy một con búp bê hay mút đầu ngón tay. Cũng có thể khối khổ đau sâu nặng đó được thể hiện ra thành những trận la hét, khóc lóc thảm thương hay những cơn bùng nổ của tính khí. Đứa trẻ thường hay la hét, quay quắt, làm mình làm mẩy hay thích phá phách để tìm vui. Khi chúng muốn làm một chuyện gì mà bị cha mẹ cản trở thì khối khổ đau sâu nặng này trong chúng có thể dễ dàng bị kích thích, và trong một bản ngã đang phát triển như ở một đứa trẻ thì những ham muốn này có thể rất mạnh mẽ. Các bậc cha mẹ thường chỉ bất lực khoanh tay đứng nhìn mà chẳng thể nào hiểu nổi tại sao chỉ trong vài giây mà con mình - một thiên thần bé bỏng - lại có thể biến thành một con quỷ nhỏ. Họ tự hỏi “Làm sao mà con mình lại có khối khổ đau sâu nặng đó được?”. Đó chính là phần chia khổ đau của đứa trẻ (tất nhiên là ở các mức độ khác nhau) từ khối khổ đau sâu nặng tập thể của loài người, xuất hiện từ lúc con người có bản ngã.
Children's pain-bodies sometimes manifest as moodiness or withdrawal. The child becomes sullen, refuses to interact, and may sit in a corner, hugging a doll or sucking a thumb. They can also manifest as weeping fits or temper tantrums. The child screams, may throw him or herself on the floor, or become destructive. Thwarted wanting can easily trigger the pain-body, and in a developing ego, the force of wanting can be intense. Parents may watch helplessly in incomprehension and disbelief as their little angel becomes transformed within a few seconds into a little monster. “Where does all that unhappiness come from?” they wonder. To a greater or lesser extent, it is the child's share of the collective pain-body of humanity which goes back to the very origin of the human ego.
Cũng có thể đứa trẻ đã tiếp nhận khối khổ đau sâu nặng từ cha mẹ của chúng. Trong trường hợp đó thì đứa trẻ quả là một bản sao nguyên vẹn những khổ đau đã có sẵn ở trong cha mẹ nó. Một số trẻ có mức nhạy cảm cao rất dễ bị tác động từ khối khổ đau sâu nặng ở cha mẹ chúng. Những bi kịch xảy ra giữa cha mẹ chúng sẽ gây ra những nỗi đau tình cảm hầu như vượt ngoài sức chịu đựng của chúng và thường thì những đứa trẻ này khi trưởng thành sẽ có những khối khổ đau rất nặng nề. Dù cố che giấu khéo léo đến mức nào thì những bất hòa giữa cha mẹ cũng không thể dối gạt được con trẻ, vì đằng sau những lời nói hòa nhã, năng lượng tiêu cực giữa cha mẹ vẫn tỏa ra tràn ngập không khí gia đình. Những khối khổ đau sâu nặng khi bị đè nén thường trở nên rất độc hại, chúng còn độc hại hơn những khối khổ đau được biểu lộ một cách công khai. Năng lượng ô nhiễm tâm lý này được đứa trẻ tiếp thu và góp phần làm lớn lên khối khổ đau sâu nặng ở trong chúng.
But the child may also already have taken on pain from his or her parents' pain-bodies, and so the parents may see in the child a reflection of what is also in them. Highly sensitive children are particularly affected by their parents' pain-bodies. Having to witness their parents' insane drama causes almost unbearable emotional pain, and so it is often these sensitive children who grow into adults with heavy pain-bodies. Children are not fooled by parents who try to hide their pain-body from them, who say to each other, “We mustn't fight in front of the children.” This usually means while the parents make polite conversation, the home is pervaded with negative energy. Suppressed pain-bodies are extremely toxic, even more so than openly active ones, and that psychic toxicity is absorbed by the children and contributes to the development of their own pain-body.
Đa số trẻ con biết, dù chỉ trong tiềm thức, về bản ngã và khối khổ đau sâu nặng khi phải sống chung với cha mẹ chúng, những người mất nhận thức một cách sâu sắc. Một phụ nữ có cả cha lẫn mẹ đều là những người có bản ngã lớn và những khối khổ đau nặng nề có lần đã bảo tôi rằng, khi nghe cha mẹ cô quát mắng nhau thì, dù vẫn yêu thương họ, cô thường tự nhủ: “Cả hai người này điên cả rồi. Mà sao tôi lại sinh ra ở trong một gia đình như thế này?”. Cô có nhận thức về tính điên rồ của lối sống như vậy và nhận thức đó đã giúp cô giảm bớt nỗi khổ mà cô đã tiếp nhận từ cha mẹ cô.
Some children learn subliminally about ego and pain-body simply by living with very unconscious parents. A woman whose parents both had strong egos and heavy pain-bodies told me that often when her parents were shouting and screaming at each other, she would look at them and although she loved them, would say to herself, “These people are nuts. How did I ever end up here?” There was already an awareness in her of the insanity of living in such a way. That awareness helped reduce the amount of pain she absorbed from her parents.
Các bậc cha mẹ thường thắc mắc về việc làm sao để đối phó với khối khổ đau sâu nặng ở trong con cái của họ. Nhưng câu hỏi cần giải đáp trước tiên là họ có biết cách tiếp xúc và hóa giải được khối khổ đau sâu nặng ở trong chính họ hay không. Họ có khả năng để nhận ra khối khổ đau sâu nặng ở trong họ không khi khối khổ đau ấy bắt đầu phát tác? Các bậc cha mẹ có đủ Hiện hữu, sự Có Mặt sâu sắc để khi khối khổ đau sâu nặng ở trong họ bắt đầu hoạt động thì họ có thể nhận thức được những cảm xúc của mình và không để nó biến thành những suy nghĩ tiêu cực và qua đó mà biến họ thành những “con người bất hạnh?”.
Parents often wonder who to deal with their child's pain-body. The primary question is, of course, are they dealing with their own? Do they recognize it within themselves? Are they able to stay present enough when it becomes activated so that they can be aware of the emotion on the feeling level before it gets a chance to turn into thinking and thus into an “unhappy person”?
Khi khối khổ đau sâu nặng ở trong một đứa bé đang hoạt động thì bạn không thể làm gì tốt hơn là hãy tỉnh táo, giữ mình Có Mặt để đừng bị lôi cuốn vào những phản ứng do cảm xúc gây ra. Vì khối khổ đau sâu nặng ở trong đứa trẻ chỉ chực chờ sự phản ứng vô thức của bạn. Những khối khổ đau sâu nặng ở trong trong đứa trẻ rất thích những bi kịch của khổ đau. Bạn không tham dự vào đó nhưng cũng đừng coi đó là một điều quá nghiêm trọng. Đừng chiều theo những yêu sách của đứa trẻ, nếu không thì đứa trẻ sẽ hiểu là: “À, mình càng làm tới thì mình càng được những gì mình đòi hỏi”. Đây là công thức của những tha hóa mà bạn vô tình tạo ra cho đứa trẻ trong cuộc sống sau này. Khi không gặp phản ứng của bạn thì những khối khổ đau sâu nặng trong đứa trẻ sẽ không được khích lệ và nhanh chóng trở nên lắng dịu. May là những cơn bộc phát của những khối khổ đau sâu nặng ở trẻ con thường ngắn ngủi hơn ở người lớn.
While the child is having a pain-body attack, there isn't much you can do except to stay present so that you are not drawn into an emotional reaction. The child's pain-body would only feed on it. Pain-bodies can be extremely dramatic. Don't buy into the drama. Don't take it too seriously. If the pain-body was triggered by thwarted wanting, don't give in now to its demands. Otherwise, the child will learn: “The more unhappy I become, the more likely I am to get what I want.” This is a recipe for dysfunction in later life. The pain-body will be frustrated by your nonreaction and may briefly act up even more before it subsides. Fortunately, pain-body episodes in children are usually more short-lived than in adults.
Ngày hôm sau khi các cháu đã lắng dịu, bạn có thể hỏi chúng về những gì xảy ra, nhưng đừng giải thích gì nhiều về khối khổ đau sâu nặng ở trong chúng. Chẳng hạn bạn có thể hỏi: “Ngày hôm qua, con còn nhớ có cái gì đó ở trong con đã làm cho con khóc không? Con cảm thấy nó thế nào? Cảm giác đó có dễ chịu không? Cái chế ngự lấy con ấy, con có thể gọi tên nó là gì? Không ư? Nếu con có thể đặt tên cho cái đó thì con sẽ gọi nó là gì? Nếu con có thể nhìn thấy được nó thì nó trông như thế nào? Nếu con vẽ tranh để miêu tả nó thì con sẽ vẽ thế nào? Khi cảm giác ấy đi khỏi, thì trong người con cảm thấy như thế nào? Nó đi ngủ rồi phải không con? Cảm giác ấy có bao giờ trở lại với con không?”.
A little while after it has subsided, or perhaps the next day, you can talk to the child about what happened. But don't tell the child about what happened. Ask questions instead. For example: “What was it that came over you yesterday when you wouldn't stop screaming? Do you remember? What did it feel like? Was it a good feeling? That thing that came over you, does it have a name? No? If it had a name, what would it be called? If you could see it, what would it look like? Can you paint a picture of what it would look like? What happened to it when it went away? Did it go to sleep? Do you think it may come back?”
Đây là vài câu hỏi gợi ý và những câu hỏi này cốt để giúp đánh thức khả năng quan sát của đứa bé, tức là khả năng Hiện diện của chúng. Khả năng ấy sẽ giúp cho đứa bé không tự đồng hóa mình với khối khổ đau sâu nặng ở trong chúng. Bạn có thể nói về khối khổ đau sâu nặng ở trong chính bạn nhưng bạn dùng cách nói của đứa trẻ để giúp các cháu dễ hiểu. Nên lần sau khi đứa trẻ bắt đầu bị khối khổ đau sâu nặng này khống chế thì bạn có thể nói: “Nó bắt đầu quay trở lại rồi, phải không con?”. Dùng những cách mà đứa bé đã dùng khi nói về điều này. Hướng sự chú ý của đứa trẻ vào chỗ đứa trẻ “cảm nhận” cái đó như thế nào. Hãy bày tỏ một thái độ quan tâm hoặc hiếu kỳ thay vì chỉ trích hay phê phán.
These are just a few suggested questions. All these questions are designed to awaken the witnessing faculty in the child, which is Presence. They will help the child to disidentify from the pain-body. You may also want to talk to the child about your own pain-body using the child's terminology. The next time the child gets taken over by the pain-body, you can say, “It's come back, hasn't it?” Use whatever words the child used when you talk bout it. Direct the child's attention to what it feels like. Let your attitude be one of interest or curiosity rather than one of criticism or condemnation.
Có thể là cách này chưa thể ngăn chặn được sự hoành hành của khối khổ đau sâu nặng ở trong các cháu hoặc có thể là đứa trẻ sẽ không nghe lời bạn. Tuy nhiên, ngay khi khối khổ đau sâu nặng đang hoạt động thì chút ý thức đó vẫn nằm trong nhận thức của đứa trẻ. Và sau mỗi lần khối khổ đau sâu nặng trong các cháu bộc phát, thì chút ý thức đó trong các cháu cũng mạnh lên và khối khổ đau sâu nặng sẽ suy yếu dần. Đứa trẻ ngày càng lớn lên trong Hiện hữu. Đến một lúc nào đó chính đứa trẻ lại là người sẽ chỉ cho bạn là khối khổ đau sâu nặng của bạn đang khống chế bạn.
It is unlikely that this will stop the pain-body in its tracks, and it may appear that the child will not even be hearing you, yet some awareness will remain in the background of the child's consciousness even while the pain- body is active. After a few times, the awareness will have gown stronger and the pain-body will have weakened. The child is growing in Presence. One day you may find that the child is the one to point out to you that your own pain-body has taken control of you.
Nỗi bất bình
UNHAPPINESS
Không phải nỗi bất bình nào cũng từ khối khổ đau sâu nặng gây ra. Có những bất bình được tạo ra khi bạn không song hành với phút giây hiện tại, khi bằng cách này hay cách khác, bạn từ chối Hiện hữu. Khi bạn nhận ra rằng phút giây này luôn luôn là một điều hiển nhiên, một việc không thể nào khác đi được, thì lúc đó bạn sẽ biết chấp nhận sự việc từ trong nội tâm và vì thế bạn chẳng những sẽ không tạo thêm bất bình, mà do không còn thái độ chống đối ở bên trong, đời sống sẽ cho bạn thêm sức mạnh.
Not all unhappiness is of the pain-body. Some of it is new unhappiness, created whenever you are out of alignment with the present moment, when the Now is denied in one way or another. When you recognize that the present moment is always already the case and therefore inevitable, you can bring an uncompromising inner “yes” to it and so not only create no further unhappiness, but, with inner resistance gone, find yourself empowered by Life itself.
Những bất bình gây ra bởi khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn rõ ràng là quá đáng. Nói khác đi, đây là một phản ứng thái quá và ai cũng dễ dàng nhìn thấy điều này, ngoại trừ bạn, người đang mang cảm giác bất bình. Những người có khối khổ đau nặng nề luôn luôn dễ dàng tìm ra một lý do nào đó để cảm thấy buồn đau, giận dữ… Nguyên nhân của những niềm đau mạnh mẽ ấy lại là những việc chẳng quan trọng gì, một việc chỉ đáng cho người ta nhún vai bỏ qua, mỉm cười dễ dãi. Những chuyện cỏn con đó không phải là nguyên nhân thực sự mà chỉ là một giọt nước cuối cùng2 có tác dụng như một ngòi pháo làm mọi chuyện bùng nổ ra. Chúng làm sống lại những cảm xúc cũ. Những cảm xúc này sẽ đi vào trong đầu bạn, được khuếch đại và gia tăng sức mạnh của những cấu trúc của bản ngã ở trong bạn.
The pain-body's unhappiness is always clearly out of proportion to the apparent cause. In other words, it is an overreaction. This is how it is recognized, although not usually by the sufferer, the person possessed. Someone with a heavy pain-body easily finds reasons for being upset, angry, hurt, sad, or fearful. Relatively insignificant things that someone else would shrug off with a smile or not even notice become the apparent cause of intense unhappiness. They are, of course, not the true cause but only act as a trigger. They bring back to life the old accumulated emotion. The emotion then moves into the head and amplifies and energizes the egoic mind structures.
Quan hệ giữa bản ngã và khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn rất thân thiết với nhau, chúng như anh em một nhà. Chúng rất cần có nhau. Khi có một sự kiện hay một tình huống có tính chất kích thích nào đó, nó sẽ được suy diễn và phản ứng qua bộ lọc của bản ngã đầy cảm xúc. Điều này có nghĩa là ý nghĩa của sự việc đã bị bản ngã và khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn bóp méo hoàn toàn. Bạn nhìn thực tại qua lăng kính méo mó của quá khứ đầy những cảm xúc tiêu cực ở trong mình. Nói khác đi, những gì bạn nhìn thấy và cảm nhận không phải là những điều nằm trong tự thân của sự kiện và tình huống đó, mà chỉ nằm ở trong bạn. Trong vài trường hợp, sự kiện hay tình huống là một điều xác thực, nhưng bạn lại phóng đại nó lên nhiều lần qua phản ứng đầy khổ đau của mình. Khuynh hướng phóng đại mọi chuyện này chính là những gì mà khối khổ đau sâu nặng cố ý muốn tạo ra, những gì mà nó có thể nương vào đó để sống còn.
Pain-body and ego are close relatives. They need each other. The triggering event or situation is then interpreted and reacted to through the screen of a heavily emotional ego. This is to say, its significance becomes completely distorted. you look at the present through the eyes of the emotional past within you. In other words, what you see and experience is not in the event or situation but in you. Or in some cases, it may be there in the event or situation, but you amplify it through your reaction. This reaction, this amplification, is what the pain-body wants and needs, what it feeds on.
Đối với những người đang bị khống chế bởi khối khổ đau sâu nặng thì họ thường không thể tự mình thoát ra khỏi lối suy diễn lệch lạc, hay thoát ra khỏi những “câu chuyện đầy bi lụy” của mình. Một câu chuyện càng có nhiều cảm xúc tiêu cực thì nó càng trở nên nặng nề và khó cho bạn có thể nhìn xuyên thấu sự việc. Thế là câu chuyện không còn là câu chuyện nữa mà đã biến thành hiện thực của bạn. Khi bạn hoàn toàn bị mắc kẹt vào vòng xoáy của ý nghĩ tiêu cực và những cảm xúc đi kèm thì chuyện thoát ra khỏi nó là một điều bất khả, vì bạn không thể biết điều gì khác ở bên ngoài vòng xoáy đó. Bạn bị mắc kẹt vào bi kịch hay một cơn ác mộng, rơi vào ngục tối của chính mình. Đối với bạn, đó là hiện thực duy nhất, không còn hiện thực nào khác ngoài điều đó. Đối với bạn, những điều bạn phản ứng là điều duy nhất mà bạn có thể làm.
For someone possessed by a heavy pain-body, it is often impossible to step outside his or her distorted interpretation, the heavily emotional “story.” The more negative emotion there is in a story, the heavier and more impenetrable it becomes. And so the story is not recognized as such but is taken to be reality. When you are completely trapped in the movement of thought and the accompanying emotion, stepping outside is not possible because you don't even know that there is an outside. You are trapped in your own movie or dream, trapped in your own hell. To you it is reality and no other reality is possible. And as far as you are concerned, your reaction is the only possible reaction.
Phá vỡ thái độ tự đồng hóa mình với khối khổ đau
BREAKING IDENTIFICATION WITH THE PAIN-BODY
Một người mà khối khổ đau sâu nặng đang bộc phát thường phát ra một năng lượng đặc thù làm cho người khác cảm thấy rất khó chịu. Khi gặp một người như thế, bạn thường muốn lánh xa hoặc tránh để khỏi phải giao tiếp. Trường năng lượng tiêu cực phát ra từ người đó làm cho bạn chùn bước. Nhưng có người thì phản ứng ngược lại với người đang chịu khổ đó bằng những lời lẽ gây hấn hoặc thậm chí đi đến chỗ bạo hành với người đó. Điều này có nghĩa là ở trong họ cũng có một cái gì cùng tần số rung với khối khổ đau sâu nặng ở người kia. Cho nên những gì mà họ phản ứng một cách hung bạo với người kia là thứ đã có sẵn ở trong họ. Đó là khối khổ đau sâu nặng của riêng họ.
A person with a strong, active pain-body has a particular energy emanation that other people perceive as extremely unpleasant. When they meet a person, some people will immediately want to remove themselves or reduce interaction with him or her to a minimum. They feel repulsed by the person's energy field. Others will feel a wave of aggression toward this person, and they will be rude or attack him or her verbally and in some cases, even physically. This means there is something within them that resonates with the other person's pain-body. What they react to so strongly is also in them. It is their own pain-body.
Nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những người mang khối khổ đau nặng nề và thường bộc phát ấy dễ lâm vào những tình huống gây xung đột. Những tình huống này có lúc là do họ chủ động gây ra, nhưng có lúc thì sự việc xảy ra dù họ không hề làm gì cả. Vì trường năng lượng tiêu cực mà họ phát ra từ khối khổ đau sâu nặng ở bên trong có thể làm nảy sinh năng lượng thù nghịch và mâu thuẫn ở người khác. Để không phản ứng lại, bạn cần cắm rễ trong trạng thái an nhiên tự tại khi phải đối diện với một người như thế. Nếu bạn duy trì được sự an nhiên tự tại thì sự Có Mặt của bạn sẽ giúp cho người kia tách ly khỏi khối khổ đau sâu nặng và vì thế mà chứng nghiệm được sự kỳ diệu của tỉnh thức. Phút giây tỉnh thức có thể sẽ qua nhanh, nhưng một quá trình mới ở trong người đó đã được bắt đầu.
Not surprisingly, people with heavy and frequently active pain-bodies often find themselves in conflict situations. Sometimes, of course they actively provoke them. But at other times, they may not actually do anything. The negativity they emanate is enough to attract hostility and generate conflict. It requires a high degree of Presence to avoid reacting when confronted by someone with such an active pain-body. If you are able to stay present, it sometimes happens that your Presence enables the other person to disidentify from his or her own pain-body ad thus experience the miracle of a sudden awakening. Although the awakening may be short-lived, the awakening process will have become initiated.
Tôi đã chứng kiến phút giây tỉnh thức như thế cách đây vài năm. Lúc đó đã gần 11 giờ đêm. Tôi nghe chuông ở cửa phòng chung cư của tôi reo vang. Ethel, người phụ nữ hàng xóm, đang gọi tôi qua hệ thống thông tin nội bộ của khu chung cư. Giọng bà đầy lo lắng: “Eckhart, mở cửa cho tôi vào đi. Có việc này rất quan trọng, tôi cần báo với ông!”. Ethel là một phụ nữ ở độ tuổi trung niên, bà thông minh và có học vấn cao. Ethel cũng là một người có một bản ngã khá lớn và một khối khổ đau nặng nề. Bà từng trốn thoát khỏi trại giam của bọn phát xít Đức khi bà còn bé trong khi nhiều người thân của bà đã chết ở trong trại các tập trung.
One of the first such awakenings that I witnessed happened many years ago. My doorbell rang close to eleven o'clock at night. My neighbor Ethel's anxiety-laden voice came through the intercom. “We need to talk. This is very important. Please let me in.” Ethel was middle-aged, intelligent, and highly educated. She also had a strong ego and a heavy pain-body. She escaped form Nazi Germany when she was an adolescent, and many of her family members perished in the concentration camps.
Khi đã vào nhà, Ethel ngồi xuống ở ghế, trong người bà đang có sự kích động mạnh, hai bàn tay của bà run run. Bà trải lá thư và một số giấy tờ ra trên ghế và ra cả sàn nhà. Ngay lập tức, có linh tính nào đấy nên ý thức và sự Có Mặt ở trong tôi đang gia tăng cường độ. Tôi không thể làm gì khác ngoài thái độ cởi mở, tỉnh táo, và Có Mặt một cách cao độ - Có Mặt cao độ với mỗi tế bào trong cơ thể mình. Tôi nhìn bà, không gợn một tí suy nghĩ nào, không xét đoán, chỉ im lặng lắng nghe những điều Ethel kể. Đầu óc tôi không hề bình phẩm một điều gì. Bà tuôn ra một hơi: “Tôi lo sốt cả người lên. Hôm nay họ vừa gởi thư cho tôi. Họ đang cố gây khổ cho tôi đây mà. Ông hãy giúp tôi đối phó với họ nhé. Những tên luật sư bịp bợm, lừa đảo kia chẳng chừa một cái gì đâu. Họ dọa lấy nhà của tôi. Rồi tôi sẽ dọn đi đâu đây?".
Ethel sat down on my sofa, agitated, her hands trembling. She took letters and documents out of the file she carried with her and spread them out all over the sofa and floor. At once I had the strange sensation as if a dimmer switch had turned the inside of my entire body to maximum power. There was nothing to do other than remain open, alert, intensely present - present with every cell of the body. I looked at her with no thought and no judgment and listened in stillness without any mental commentary. A torrent of words came out of her mouth. “They sent me another disturbing letter today. They are conducting a vendetta against me. You must help. We need to fight them together. Their crooked lawyers will stop at nothing. I will lose my home. They are threatening me with dispossession.”
Hóa ra là Ethel đã không chịu nộp chi phí cho một dịch vụ gì đó của chung cư bà đang mướn, vì nhân viên quản trị khu chung cư không chịu sửa chữa theo yêu cầu của bà về vài thiết bị hư hỏng trong nhà. Thế là họ dọa sẽ lấy lại nhà và đưa Ethel ra tòa.
It transpired that she refused to pay the service charge because the property managers had filed to carry out some repairs. They in turn threatened to take her to court.
Bà nói một hơi khoảng 10 phút. Tôi vẫn ngồi im, nhìn và chăm chú lắng nghe. Bất ngờ Ethel ngừng nói, bà nhìn lại mớ giấy tờ bày biện ngổn ngang quanh mình, như thể bà vừa mới tỉnh dậy từ một giấc mơ. Bà bỗng trở nên nhẹ nhàng và trầm tĩnh. Toàn bộ trường năng lượng trong con người của bà thay đổi. Rồi bà quay sang tôi, buột miệng: “Những thứ này chẳng có gì quan trọng, đúng không?”. Tôi trả lời: “Đúng, chẳng có gì đáng quan tâm”. Bà lặng yên ngồi thêm một vài phút, xong bà im lặng nhặt đống giấy tờ lên và quày quả ra về. Sáng hôm sau gặp tôi trên đường đi, bà ngăn tôi lại và nhìn tôi với một ánh mắt hơi ngờ vực: “Ông đã làm trò gì thế? Tối hôm qua là ngày đầu tiên trong suốt cả năm nay, tôi mới ngủ thẳng một giấc. Tôi ngủ vùi như một đứa trẻ”.
She talked for ten minutes or so. I sat, looked, and listened. Suddenly she stopped talking, looked at the papers all around her as if she had just woken up from a dream. She became calm and gentle. Her entire energy filed changed. Then she looked at me and said, “This isn't important at all, is it?” “No, it isn't,” I said. She sat quietly for a couple more minutes, then picked up her papers and left. The next morning she stopped me in the street, looking at me somewhat suspiciously. “What did you do to me? Last night was the first night in years that I slept well. In fact, I slept like a baby.”
Ethel cho rằng tôi đã “làm” một cái gì đó đối với bà. Nhưng thực ra tôi chẳng làm cái gì cả. Có lẽ thay vì hỏi tôi đã làm gì bà thì Ethel nên hỏi rằng tôi đã không làm gì. Điều mà tôi đã không làm là: Tôi đã không phản ứng với những gì Ethel đã kể cho tôi nghe, tôi đã không khẳng định câu chuyện đầy bi kịch của bà, không tạo thêm những suy nghĩ miên man ở trong bà và không tạo thêm cảm xúc cho khối khổ đau sâu nặng ở trong bà. Tôi đã tạo điều kiện cho bà tự chiêm nghiệm bất cứ cái gì bà đang trải qua vào lúc đó. Và điều kiện đó được tạo ra từ năng lực của thái độ không can thiệp, không vọng động. Thái độ có mặt là luôn luôn mạnh hơn những gì người ta nói hay làm. Dù thỉnh thoảng sự có mặt đó sẽ phát sinh ra những lời nói hay hành động nào đó thích hợp.
She believed I had “done something” to her, but I had done nothing. Instead of asking what I had done to her, perhaps she should have asked what I had not done. I had to reacted, not confirmed the reality of her story, not fed her mind with more thought and her pain-body with more emotion. I had allowed her to experience whatever she was experiencing at that moment, and the power of allowing lies in non-interference, non-doing. Being present is always infinitely more powerful than anything one could say or do, although sometimes being present can give rise to words or actions.
Những gì đã xảy đến với bà chưa phải là một sự thay đổi lâu dài mà chỉ là một sự hé thấy của sự tỉnh thức, của những gì đã sẵn có ở trong mình. Trong Thiền, sự hé thấy đó gọi là satory. Satory là một giây phút của Sự Có Mặt, của Hiện hữu, giây phút bạn hoàn toàn thoát ra khỏi tiếng nói vang vang ở trong đầu bạn, thoát khỏi những suy nghĩ miên man và bóng dáng của nó là những cảm xúc đi kèm trong cơ thể của bạn. Đó là lúc trỗi dậy của khoảng không gian bên trong, nơi mà trước đây chỉ là một mớ hỗn độn của những suy tư không ngừng nghỉ và những bủa giăng của cảm xúc.
What happened to her was not yet a permanent shift, but a glimpse of what is possible, a glimpse of what was already within her. In Zen, such a glimpse is called satori. Satori is a moment of Presence, a brief stepping out of the voice in your head, the thought processes, and their reflection in the body as emotion. It is the arising of inner spaciousness where before there was the clutter of thought and the turmoil of emotion.
Suy tư không thể lĩnh hội được Hiện hữu, vì thế nó thường suy diễn về Hiện hữu một cách sai lạc. Nên suy tư thường tuyên bố rằng bạn bây giờ đã trở thành một người vô tình, xa lánh và không thể giao tiếp. Sự thật là bạn có mối liên hệ với người khác, nhưng ở một mức độ sâu hơn suy nghĩ và cảm xúc. Thật ra là ở cấp độ đó bạn mới có thể thực sự đến với người khác, mới có thể liên hệ và vượt lên trên những quan hệ thông thường. Trong sự tĩnh lặng của Hiện hữu, bạn mới có thể cảm nhận được bản chất Vô Tướng, tính nhất như giữa mình và người khác. Nhận biết được tính nhất như giữa mình với người khác chính là tình yêu chân chính, lòng xót thương và sự quan tâm chân thật.
The thinking mind cannot understand Presence and so will often misinterpret it. It will say that you are uncaring, distant, have no compassion, are not relating. The truth is, you are relating but at a level deeper than thought and emotion. In fact, at that level there is a true coming together, a true joining that goes far beyond relating. In the stillness of Presence, you can sense the formless essence in yourself and in the other as one. Knowing the oneness of yourself and the other is true love, true care, true compassion.
Các kiểu kích thích khác nhau
“TRIGGERS”
Một số những khối khổ đau sâu nặng chỉ phản ứng với một tình huống hay một kiểu kích thích nào đó. Thường là do tình huống này có tác động đến nỗi đau cảm xúc ở quá khứ. Ví dụ một đứa bé lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ luôn có nhiều mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc thì khi trưởng thành, nó có thể cảm thấy sợ hãi những gì có dính đến tiền bạc và điều này sẽ hình thành nên một khối khổ đau sâu nặng, khiến đứa trẻ dễ dàng bị kích thích, trở nên giận dữ và buồn bực với những vấn đề liên quan đến tiền bạc. Đằng sau nỗi giận dữ và buồn bực đó là vấn đề đấu tranh để sống còn và nỗi sợ hãi sâu sắc. Tôi đã từng chứng kiến những người rất là tâm linh - tức là những người đã phần nào nếm được hương vị của tỉnh thức - lại bất thần la hét, quát mắng hay lên tiếng cáo buộc những người môi giới chứng khoán hay buôn bán bất động sản khi họ nhấc điện thoại nói chuyện với những người này. Cũng giống như lời cảnh báo về sức khỏe trên mỗi gói thuốc lá3, trên mỗi tờ giấy bạc cũng nên có lời cảnh báo: “Tiền bạc có thể khơi dậy khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn và làm cho bạn hoàn toàn đánh mất nhận thức của mình”.
Some pain-bodies react to only one particular kind of trigger or situation, which is usually one that resonates with a certain kind of emotional pain suffered in the past. For example, if a child grows up with parents for whom financial issues are the source of frequent drama and conflict, he or she may absorb the parents' fear around money and develop a pain-body that is triggered whenever financial issues are involved. The child a adult gets upset or angry even over insignificant amounts of money. Behind the upset or anger lies issues of survival and intense fear. I have seen spiritual, that is to say, relatively conscious, people who started to shout, blame, and make accusations the moment they picked up the phone to talk to their stockbroker or realtor. Just as there is a health warning on every package of cigarettes, perhaps there should be similar warnings on every banknote and bank statement: “Money can activate the pain-body and cause complete unconsciousness.”
Những đứa trẻ có thời thơ ấu bị bỏ rơi hay thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, thì khối khổ đau sâu nặng ở trong chúng sẽ dễ dàng bị kích thích bởi bất kỳ tình huống nào có thể khơi lại nỗi đau bị ruồng bỏ. Chỉ cần người hôn phối đến đón họ trễ một vài phút ở sân bay thì khối khổ đau sâu nặng ở trong họ đã có thể bị kích thích và trở thành một cơn giận dữ. Trong quan hệ yêu đương, nếu chẳng may họ bị ruồng bỏ hay người của họ yêu chết đi vì một lý do nào đó thì họ rất dễ rơi sâu vào trầm cảm, vì sự mất mát này khơi lại niềm đau bị ruồng bỏ từ quá khứ, khiến nó vượt xa niềm đau tự nhiên khi một người bị mất người thân. Đó có thể là nỗi u sầu cực độ, hoặc là nỗi buồn dai dẳng không nguôi, hay là cơn giận dữ đầy ám ảnh.
Someone who in childhood was neglected or abandoned by one or both parents will likely develop a pain-body that becomes triggered in any situation that resonates even remotely with their primordial pain of abandonment. A friend arriving a few minutes late to pick them up at the airport or a spouse coming home late can trigger a major pain-body attack. If their partner or spouse leaves them or dies, the emotional pain they experience goes far beyond the pain that is natural in such a situation. It may be intense anguish, long-lasting, incapacitating depression, or obsessive anger.
Nếu một phụ nữ bị cha mình lạm dụng khi còn nhỏ sẽ có khối khổ đau sâu nặng dễ dàng hoạt động khi người đó có mối quan hệ gần gũi với một người đàn ông. Hoặc là những xúc cảm tạo nên khối khổ đau sâu nặng ấy sẽ đưa cô đến với một người có khối khổ đau tương tự như ở người cha của cô4. Trong vô thức, khối khổ đau sâu nặng ở trong người phụ nữ ấy cảm thấy bị thu hút bởi những người mà nó cảm thấy sẽ tạo cho nó thêm những khổ đau tương ứng. Sự thu hút của những khối khổ đau sâu nặng đó có khi bị suy diễn sai lạc là tình yêu.
A woman who in childhood was physically abused by her father my find that her pain-body becomes easily activated in any close relationship with a man. Alternatively, the emotion that makes up her pain-body may draw her to a man whose pain-body is similar to that of her father. Her pain- body may feel a magnetic pull to someone who it senses will give it more of the same pain. That pain is sometimes misinterpreted as falling in love.
Còn một người đàn ông mà khi còn bé thường bị mẹ bỏ rơi, ít được mẹ yêu thương chăm sóc thì khối khổ đau nặng nề ở trong người đó có tính chất đối cực. Trong quan hệ với phụ nữ, anh ta vừa khát khao vừa oán hận. Anh ta mong muốn thông qua người yêu để có được tình yêu và sự chăm sóc của người mẹ; đồng thời cũng muốn “giải quyết” nỗi oán hận với mẹ thông qua người yêu. Vì vậy, hầu như người phụ nữ nào cũng dễ dàng kích thích khối khổ đau sâu nặng này ở trong anh ta, và anh ta có một niềm thôi thúc rất ám ảnh rằng phải “dụ dỗ và chinh phục” tất cả những người phụ nữ mà anh ta gặp để có được tình yêu và sự chăm sóc của họ. Đây là điều mà khối khổ đau sâu nặng trong anh ta cần. Vì thế, anh ta biến mình thành một chuyên gia mê hoặc phụ nữ, nhưng ngay khi quan hệ của anh bắt đầu đi đến chỗ thân mật hơn, hay khi bước tiến anh ta bị ngăn cản, thì lúc đó cơn giận với mẹ trước đây bắt đầu sống dậy và mối quan hệ luyến ái của anh thường đi đến chỗ tan vỡ.
A man who had been an unwanted child and was given no love and a minimum of care and attention by his mother developed a heavy ambivalent pain-body that consisted of unfulfilled intense longing for his mother's love and attention and at the same time intense hatred toward her for withholding what he so desperately needed. When he became an adult, almost every woman would trigger his pain-body's neediness - a form of emotional pain - and this would manifest as an addictive compulsion to “conquer and seduce” almost every woman he met and in this way get the female love and attention that the pain-body craved. He became quite an expert on seduction, but as soon as a relationship turned intimate or his advances were rejected, the pain-body's anger toward his mother would come up and sabotage the relationship.
Nhận ra được khối khổ đau sâu nặng ở trong mình khi nó bắt đầu nảy sinh tức là bạn hiểu được ngay những gì thường làm cho khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn bị kích thích, có thể đó là một tình huống, một câu nói hay việc làm của một người nào đó. Khi những kích động này xảy ra, bạn sẽ nhận ra ngay và nâng cao mức cảnh giác. Trong một hoặc hai giây, bạn sẽ chú ý đến những phản ứng dưới dạng những cảm xúc, tức là khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn đang bắt đầu trỗi dậy. Khi ở trong trạng thái Hiện hữu đầy cảnh giác đó, bạn sẽ không tự đồng hóa mình với nó, tức là khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn chưa chế ngự được bạn và trở thành tiếng nói vang vang ở trong đầu. Nếu những kích thích đó đến từ một người khác thì bạn có thể bảo với người ấy ngay: “Anh muốn cho em biết rằng, những gì em vừa nói đó đang làm kích động khối khổ đau sâu nặng ở trong anh”. Nên có sự thỏa thuận trước với nhau rằng hãy nói cho nhau biết, bất kỳ lúc nào, khi một trong hai người vừa nói hay làm một điều gì đó đã gây sự kích động cho khối khổ đau sâu nặng ở trong người kia. Khi bạn thực tập theo cách này thì khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn sẽ không còn dùng những bi kịch trong quan hệ luyến ái của bạn để lấy thêm sức mạnh cho chính nó; và bạn hoàn toàn tự chủ và Có Mặt thay vì rơi vào trạng thái mất nhận thức và bị cuốn vào những bi kịch dựng nên bởi khối khổ đau sâu nặng đang hoạt động ở trong mình.
When you recognize your own pain-body as it arises, you will also quickly learn what the most common triggers are that activate it, whether it be situations or certain things other people do or say. When those triggers occur, you will immediately see them for what they are and enter a heightened state of alertness. Within a second or two, you will also notice the emotional reaction that is the arising pain-body, but in that state of alert Presence, you won't identify with it, which means the pain-body cannot take you over and become the voice in your head. If you are with your partner at the time, you may tell him or her: “What you just said (or did) triggered my pain-body.” Have an agreement with your partner that whenever either of you says or does something that triggers the other person's pain-body, you will immediately mention it. In this way, the pain-body can no longer renew itself through drama in the relationship and instead of pulling you into unconsciousness, will help you become fully present.
Khi khối khổ đau sâu nặng của bạn trỗi dậy mà bạn đang có mặt, đang có ý thức về nó thì đa số năng lượng tiêu cực của nó sẽ bùng cháy và biến thành năng lực của Hiện hữu. Phần còn lại sẽ rút lui và chờ một cơ hội khác để trỗi dậy, tức là chờ lúc bạn rơi vào trạng thái thiếu nhận thức. Một cơ hội tốt cho khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn trở lại chính là lúc bạn đánh mất sự có mặt của chính mình, ví dụ như sau vài cốc bia hay trong khi đang xem một phim đầy những hình ảnh bạo lực hay khiêu dâm. Lúc này, một chút cảm xúc tiêu cực đang phát sinh ở trong bạn như là cảm thấy mình đang trở nên cáu kỉnh, hay lo âu cũng có thể dẫn đường cho khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn sống lại. Khối khổ đau sâu nặng rất cần sự mất nhận thức của bạn. Vì nó không thể dung hòa, sống sót được dưới ánh sáng của Hiện hữu, của ý thức sáng tỏ ở trong bạn.
Every time you are present when the pain-body arises, some of the pain-body's negative emotional energy will burn up, as it were, and become transmuted into Presence. The rest of the pain-body will quickly withdraw and wait for a better opportunity to rise again, that is to say, when you are less conscious. A better opportunity for the pain-body to arise may come whenever you lose Presence, perhaps after you have had a few drinks or while watching a violent film. The tiniest negative motion, such as being irritated or anxious, can also serve as a doorway through which the pain- body can return. The pain-body needs your unconsciousness. It cannot tolerate the light of Presence.
Khối khổ đau sâu nặng là nhân tố của tỉnh thức
THE PAIN-BODY AS AN AWAKENER
Thoạt đầu, dường như khối khổ đau sâu nặng là chướng ngại lớn nhất cho sự khởi phát của thứ nhận thức mới ở loài người. Nó chiếm hữu bạn, kiểm soát và làm thay đổi lối suy tư của bạn, phá hoại các quan hệ của bạn và xuất hiện như một đám mây u ám chiếm lấy toàn bộ trường năng lượng của bạn. Khối khổ đau sâu nặng có khuynh hướng làm cho bạn trở nên mất nhận thức, mà về mặt tâm linh, thì ta có thể nói là bạn đang hoàn tự đồng hóa mình với những suy tư và cảm xúc tiêu cực ở trong mình. Nó buộc bạn phải có phản ứng, làm hay nói ra những điều mà mục đích chỉ là tạo nên sự bất hạnh cho mình và cho những người chung quanh.
At first sight, it may seem that the pain-body is the greatest obstacle to the arising of a new consciousness in humanity. It occupies your mind, controls and distorts your thinking, disrupts you relationships, and feels like a dark cloud that occupies your entire energy field. It tends to make you unconscious, spiritually speaking, which means totally identified with mind and emotion. It makes you reactive, makes you say and do things that are designed to increase the unhappiness within yourself and the world.
Khi niềm bất hạnh ở trong bạn càng dâng cao thì đời sống của bạn càng bị nhiều tàn phá. Tàn phá về mặt cơ thể vì cơ thể bạn không thể chịu được căng thẳng thêm nữa, nên thường nảy sinh nhiều bệnh tật hoặc tạo ra những sai lệch khác trong chức năng của cơ thể. Hoặc bạn có thể dính đến một chuyện gì đó, hay lâm vào một tình huống xung đột nghiêm trọng với người khác do khối khổ đau sâu nặng gây nên, vì nó chỉ muốn những điều bất hạnh, tồi tệ xảy ra cho bạn5.
As unhappiness increases, however, it also causes increasing disruption in your life. Perhaps the body can't take the stress anymore and develops an illness or some dysfunction. Perhaps you have become involved in an accident, some huge conflict situation or drama that was caused by the pain-body's desire for something bad to happen, or you become the perpetrator of physical violence. Or it all becomes too much and you cannot live with your unhappy self anymore. The pain-body, of course, is part of that false self.
Khi bạn còn bị khống chế bởi khối khổ đau sâu nặng, khi bạn chưa nhận thức được bộ mặt thật của khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn thì nó sẽ là một phần lớn của bản ngã ở trong bạn. Vì những gì mà bạn sai lầm tự đồng hóa mình vào đó sẽ trở thành một phần của bản ngã. Khối khổ đau sâu nặng chính là một trong những thứ có sức thu hút mạnh nhất để bản ngã ở trong bạn tự đồng hóa mình vào đó, ngược lại khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn cần có bản ngã để lấy thêm sức mạnh cho nó. Tuy nhiên, khối liên minh ác hại đó có thể đi đến chỗ đổ vỡ trong trường hợp khối khổ đau sâu nặng của người đó trở nên quá nặng nề và, thay vì làm mạnh cấu trúc của bản ngã của người đó, nó lại xói mòn bản ngã của người ấy bởi những đợt công phá liên tục bằng năng lượng tiêu cực của khối khổ đau sâu nặng. Tương tự như một thiết bị điện, thay vì chạy bằng giòng điện thì lại bị chính giòng điện phá hủy vì điện thế quá cao.
Whenever you get taken over by the pain-body, whenever you don't recognize it or what it is, it becomes part of your ego. Whatever you identify with turns into ego. The pain-body is one of the most powerful things the ego can identify with, just as the pain-body needs the ego to renew itself through it. That unholy alliance, however, eventually breaks down in those cases where the pain-body is so heavy that the egoic mind structures, instead of being strengthened by it, are becoming eroded by the continuous onslaught of the pain-body's energy charge, in the same way that an electronic device can be empowered by an electric current but also destroyed by it if the voltage is too high.
Những người có khối khổ đau nặng nề thường sẽ có lúc cảm thấy họ không thể chịu đựng thêm cuộc sống vô vị của mình như thế này nữa, không thể chịu đựng thêm những bi kịch, những khổ đau triền miên như thế này. Một phụ nữ đã bày tỏ điều này với tôi một cách đơn giản và trần trụi khi bà nói rằng, bà đã chán ngấy cảm giác bất hạnh ở trong bà rồi. Những người khác, như tôi, thì cảm thấy không thể sống với chính mình như thế này được nữa. Lúc đó ưu tiên trước nhất của họ là tìm lại được sự im lắng, quân bình ở nội tâm. Nỗi đau như cào xé của khối khổ đau sâu nặng ở trong họ buộc họ phải tách ly khỏi thói quen tự đồng hóa mình với những suy nghĩ và với cơ cấu của suy nghĩ và cảm xúc, tức là cái đã làm phát sinh ra và nuôi dưỡng cảm nhận về một con người đầy bất hạnh ở trong họ. Lúc đó họ nhận thức rằng, bản chất chân chính của họ không phải là một câu chuyện buồn nào đó, hoặc những cảm xúc vui buồn ở trong họ. Họ thấy rằng họ là ý thức, là Sự Nhận Biết vô hình tướng, chứ không phải là những gì mang hình tướng, những gì mà họ có thể nhận biết được. Thay vì lôi kéo họ vào trạng thái mất nhận thức, khối khổ đau sâu nặng lại làm phát sinh sự tỉnh thức ở trong họ. Khối khổ đau sâu nặng là nhân tố quyết định buộc họ phải đi vào trạng thái Có Mặt.
People with strong pain-bodies often reach a point where they feel their life is becoming unbearable, where they can't take any more pain, any more drama. One person expressed this by saying plainly and simply that she was “Fed up with being unhappy.” Some people may feel, as I did, that they cannot live with themselves anymore. Inner peace then becomes their first priority. Their acute emotional pain forces them to disidentify from the content of their minds and the mental-emotional structures that give birth to and perpetuate the unhappy me. They then know that neither their unhappy story nor the emotion they feel is who they are. They realize they are the knowing, not the known. Rather than pulling them into unconsciousness, the pain-body becomes their awakener, the decisive factor that forces them into a state of Presence.
Tuy vậy, nhờ dòng nhận thức mới đang tuôn chảy vào thế giới ngày nay mà nhiều người không cần phải đi qua mức độ quá khổ ải mới đến được với khả năng tự tách mình ra khỏi khối khổ đau sâu nặng ở trong họ. Vì khi họ ý thức được là họ đang lâm vào tình trạng tha hóa, thì họ có thể “chọn” để bước ra khỏi thói quen tự đồng hóa mình với suy nghĩ và cảm xúc mà đi vào cõi Hiện hữu. Họ từ bỏ thái độ chống đối, trở nên tỉnh thức, và hòa làm một với Hiện hữu, Hiện hữu ở bên trong và bên ngoài.
However, due to the unprecedented influx of consciousness we are witnessing on the planet now, many people no longer need to go through the depth of acute suffering to be able to disidentify from the pain-body. Whenever they notice they have slipped back into a dysfunctional state, they are able to choose to step out of identification with thinking and emotion and enter the state of Presence. They relinquish resistance, become still and alert, one with what is, within and without.
Bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của loài người là điều không thể tránh được. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, bước nhảy vọt này là một sự lựa chọn có nhận thức. Vậy thì ai lựa chọn? Chính bạn. Và bạn là ai? Là nhận thức đã ý thức được chính nó6.
The next step in human evolution is not inevitable, but for the first time in the history of our planet, it can be a conscious choice. Who is making that choice? You are. And who are you? Consciousness that has become conscious of itself.
Thoát ly khỏi khối khổ đau sâu nặng
BREAKING FREE OF THE PAIN-BODY
Mọi người thường hay đặt câu hỏi là: “Họ phải mất bao lâu để có thể thoát ra khỏi sự khống chế của khối khổ đau sâu nặng ở trong họ?”. Dĩ nhiên là câu trả lời tùy thuộc vào sức mạnh của mỗi khối khổ đau sâu nặng ở trong mỗi người và mức độ có mặt của từng cá nhân. Tuy nhiên, không phải khối khổ đau sâu nặng làm cho bạn khổ, mà chính là thói quen tự đồng hóa mình với nó mới gây ra đau khổ cho chính bạn và cho những người chung quanh. Khi bạn tự đồng hóa mình với khối khổ đau sâu nặng, điều này buộc bạn sống lại với những gì đã xảy ra trong quá khứ và đưa bạn rơi trở vào trạng thái mất nhận thức. Do đó, câu hỏi quan trọng hơn là: “Phải mất bao lâu bạn mới thoát ra khỏi tình trạng tự đồng hóa mình với khối khổ đau sâu nặng?”.
A question people frequently ask is, “How long does it take to become free of the pain-body?” The answer is, of course, that it depends both on the density of an individual's pain-body as well as the degree or intensity of that individual's arising Presence. But it is not the pain-body, but identification with it that causes the suffering that you inflict on yourself and others. It is not the pain-body but identification with the pain-body that forces you to relive the past again and again and keeps you in a state of unconsciousness. So a more important question to ask would be this: “How long does it take to become free of identification with the pain-body?”
Câu trả lời là: “Chẳng mất bao lâu cả. Khi khối khổ đau sâu nặng đang hoạt động, hãy nhận biết rằng những gì bạn đang cảm nhận chính là khối khổ đau sâu nặng đang phát tác ở trong ta. Đây là tất cả những gì bạn cần để có thể thoát khỏi tự đồng hóa mình với những khổ đau ấy. Khi bạn không còn tự đồng hóa mình với khối khổ đau sâu nặng nữa thì tự nhiên bạn sẽ có sự chuyển hóa ở bên trong. Nhận thức mới này làm cho những cảm xúc xưa cũ trước đây - vốn thường chế ngự không những cuộc trò chuyện bên trong đầu bạn mà còn kiểm soát những sinh hoạt và giao tiếp của bạn với những người khác - không còn chiếm hữu lấy bạn và không thể tự tạo thêm sức mạnh cho chính nó. Những cảm xúc cũ có thể tồn tại ở trong bạn thêm một thời gian và có thể tái hoạt động trở lại theo một chu kỳ nhất định. Có lúc bạn sẽ nhầm lẫn và tự đồng hóa mình với những cảm xúc đó, và trở thành mê mờ, tuy nhiên trường hợp này thường không kéo dài được lâu. Khi bạn không còn phóng chiếu những khổ đau xưa cũ của mình lên những tình huống mà bạn gặp phải có nghĩa là bạn đã có khả năng trực tiếp đối diện với những khổ đau đó ở trong mình. Khi làm như thế, tất nhiên là bạn cảm thấy không mấy dễ chịu, nhưng nó cũng không thể giết chết bạn. Năng lực Có Mặt của bạn có khả năng dung nạp tất cả những cảm xúc khổ đau này. Những cảm xúc tiêu cực đó không phải bản chất chân chính của bạn.
And the answer to that question: It takes no time at all. When the pain- body is activated, know that what you are feeling is th pain-body in you. This knowing is all that is needed to break your identification with it. And when identification with it ceases, the transmutation begins. The knowing prevents the old emotion from rising up in your head and taking over not only the internal dialogue, but also your actions as well as interactions with other people. This mean the pain-body cannot use you anymore and renew itself through you. The old emotion may then still live in you for a while and come up periodically. It may also still occasionally trick you into identifying with it again and thus obscure the knowing, but not for long. Not projecting the old emotion into situations means facing it directly within yourself. It may not be pleasant, but it won't kill you. Your Presence is more than capable of containing it. The emotion is not who you are.
Bạn đừng sai lầm cho rằng mình vừa làm một điều gì sai trái khi nhận ra khối khổ đau sâu nặng ở trong mình. Tự trách mình và biến mình thành nạn nhân, thành một người đang có vấn đề là điều mà bản ngã của bạn rất thích thú. Nhận thức về sự phát sinh của khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn cần được đi kèm theo thái độ chấp nhận. Nếu bạn làm khác đi thì bạn sẽ che mờ tình trạng đó một lần nữa. Chấp nhận, nghĩa là hãy cho phép mình cảm nhận bất kỳ điều gì xảy ra trong mình vào lúc đó. Đó là một phần của những gì đang xảy ra, tức là tính hiển nhiên của Hiện hữu. Ta không thể tranh cãi hay chống đối Hiện hữu, tức là những gì đang xảy ra. Nếu phản kháng lại, bạn sẽ gánh chịu khổ đau. Chấp nhận những gì đang xảy ra, bạn trở lại với những gì là bản chất chân chính của mình: Sự rộng rãi, khoáng đạt vô hình tướng ở bên trong. Bạn là Cái Toàn Thể, là Tất Cả. Bạn không còn là một mảnh rời rạc - trạng thái mà bản ngã của bạn luôn tự cảm nhận về chính nó. Bản chất chân thực của bạn trỗi dậy, hòa làm một với bản chất của Thượng Đế.
When you feel the pain-body, don't fall into the error of thinking there is something wrong with you. Making yourself into a problem - the ego loves that. The knowing needs to be followed by accepting. Anything else will obscure it again. Accepting means you allow yourself to feel whatever it is you are feeling at that moment. It is part of the is-ness of the Now. You can't argue with what is. Well, you can, but if you do, you suffer. Through allowing, you become what you are: vast, spacious. You become whole. You are not a fragment anymore, which is how the ego perceives itself. Your true nature emerges, which is one with the nature of God.


CHÚ THÍCH
Jesus points to this when he says, “Be ye whole, even as your Father in Heaven is whole.”1 The New Testament's “Be ye perfect” is a mistranslation of he original Greek word, which means whole. This is to say, you don't need to become whole, but be what you already are - with or without the pain- body.

1. Các vai trò xã hội mà hầu hết mỗi người đều miễn cưỡng trình diễn theo khi phải tiếp xúc với người khác: Bạn đến phòng mạch bác sĩ thì bạn đóng vai bệnh nhân; bạn đi vào một buổi tiệc thì bạn đóng vai khách, còn chủ nhân thì đóng vai người chủ buổi tiệc tiếp chuyện nhau theo khuôn sáo của những vai trò này.
2. Giọt nước cuối cùng: Nguyên câu là:“Giọt nước cuối cùng làm gãy lưng con lạc đà”. Đây là một thành ngữ trong tiếng Anh, hàm ý rằng mọi chuyện đã tồi tệ sẵn, chỉ đợi một điều rất nhỏ, như một giọt nước, để cho mọi chuyện đổ vỡ ra...
3. Lời cảnh báo về sức khoẻ trên mỗi gói thuốc lá: “Thuốc lá có thể làm hại đến sức khỏe của bạn”,...
4. Những xúc cảm tạo nên khối khổ đau sâu nặng ở trong cô có thể sẽ đưa cô ấy đến với một người có khối khổ đau tương tự như ở người cha của cô ta: Đây là sự thu hút của những năng lượng giống nhau, trong trường hợp này là những năng lượng của khổ đau với mục đích là giúp bạn nhìn thấy sự băng hoại trong cách bạn sống, trong cách hạn hẹp mà bạn nhìn đời sống, cách bạn cư xử với nhau để bạn đi dến nhận thức rằng: “Tôi không thể tiếp tục sống như thế này!”, và bạn phải tìm cách để vượt thoát khỏi những khổ đau ấy.
5. Khối khổ đau sâu nặng chỉ muốn những điều bất hạnh, tồi tệ xảy ra cho bạn: Vì đây là cách mà khối khổ đau sâu nặng ở trong bạn lấy thêm sức mạnh và tiếp tục sống còn. Nếu bạn sống vui vẻ và hạnh phúc thì khối khổ đau sâu nặng ấy sẽ không được nuôi dưỡng, sẽ yếu dần và sẽ chết.
6. Là nhận thức đã ý thức được chính nó: Tức là Tâm, bản chất chân thật của bạn, nhận ra được chính nó.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Ai vào địa ngục


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.174.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...