Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Diễn đàn dịch thuật Anh Việt »» Kỳ 1 »»

Diễn đàn dịch thuật Anh Việt »» Kỳ 1

Donate

DIỄN ĐÀN DỊCH THUẬT ANH-VIỆT - KỲ 1

Nguyên tác Anh ngữ

Phần nguyên tác Anh ngữ này được trích từ bản in sách The Joy of Living, được ấn hành bởi Three Rivers Press (New York), thuộc Crown Publishing Group, một chi nhánh của Random House Inc. Bản quyền Anh ngữ được khẳng định thuộc về ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Phần Forword được trích từ các trang vii, viii và ix trong bản sách in. FOREWORD

We are witnessing an unparalleled episode in the history of science: a serious, ongoing two-way conversation between scientists and contemplatives. From the scientific perspective, some of this encounter has been sobering. My own branch of science, psychology, had always assumed that its roots were to be found in Europe and America around the start of the twentieth century. That view turns out to be both culture-bound and historically shortsighted: Theories of the mind and its workings - that is, psychological systems - have been developed within most of the great world religions, all from Asia.

Back in 1970, travelling in India as a graduate student, I found myself studying Abhidharma, one of the more elegant examples of such an ancient psychology from Buddhism. I was stunned to discover that the basic questions of a science of mind had been explored for millennia, not just a mere century. Clinical psychology, my own field at the time, sought to help alleviate the varieties of emotional pain. But, to my surprise, I found that this millennia-old system articulated a set of methods not just for healing mental suffering, but also for expanding such positive human capacities as compassion and empathy. Yet I had never heard of this psychology anywhere in my own studies.

Today the vigorous dialogue between practitioners of this ancient inner science and modern scientists has blossomed into active collaboration. This working partnership has been catalyzed by the Dalai Lama and the Mind and Life Institute, which for several years has brought together Buddhists and scholars in discussions with modern scientists. What began as exploratory conversations has evolved into a joint research effort. As a result, experts in Buddhist mind science have been working with neuroscientists to design research that will document the neural impact of these varieties of mental training.

Yongey Mingyur Rinpoche has been one of the expert practitioners most actively involved in this alliance, working with Richard Davidson, the director of the Waisman Laboratory for Brain Imaging and Behavior at the University of Wisconsin. This research has yielded stunning results, which if replicated will alter forever certain basic scientific assumptions - for example, that systematic training in meditation, when sustained steadily over years, can enhance the human capacity for positive changes in brain activity to an extent undreamed of in modern cognitive neuroscience.

Perhaps the most staggering result to date came in a study of a handful of meditation adepts that included Yongey Mingyur Rinpoche (as he describes in this book). During a meditation on compassion, neural activity in a key center in the brain’s system for happiness jumped by 700 to 800 percent! For ordinary subjects in the study, volunteers who had just begun to meditate, that same area increased its activity by a mere 10 to 15 percent. These meditation experts had put in levels of practice typical of Olympic athletes - between ten thousand and fifty-five thousand hours over the course of a lifetime - honing their meditative skills during years of retreat.

Yongey Mingyur is something of a prodigy here. As a young boy, he received profound meditation instructions from his father, Tulku Urgyen Rinpoche, one of the most renowned masters to have come out of Tibet, just before the Communist invasion. When he was only thirteen, Yongey Mingyur was inspired to begin a three-year-long meditation retreat. And when he had finished, he was made meditation master of the very next three-year retreat at that hermitage.

Yongey Mingyur is unusual, too, in his keen interest in modern science. He has been an ardent spectator at several of the Mind and Life meetings, and has seized every opportunity to meet one-on-one with scientists who could explain more about their specialties. Many of these conversations have revealed remarkable similarities between key points in Buddhism and modern scientific understanding - not just in psychology, but also with cosmological principles stemming from recent advances in quantum theory. The essence of those conversations is shared in this book.

But these more esoteric points are woven into a larger narrative, a more pragmatic introduction to the basic meditation practices Yongey Mingyur teaches so accessibly. This is, after all, a practical guide, a handbook for transforming life for the better. And that journey begins from wherever we happen to find ourselves, as we take the first step.

DANIEL GOLEMAN

Bản Việt dịch thứ nhất

Bản dịch tiếng Việt này của dịch giả Chương Ngọc, được trích từ sách Sống an lạc, NXB Từ điển Bách khoa, tháng 3 năm 2012. Trong bản dịch không ghi tên nguyên tác Anh ngữ, chỉ ghi tên các tác giả là ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Tuy nhiên, qua đối chiếu nội dung thì đúng là được dịch từ sách The Joy of Living. Phần Lời tựa này được trích từ các trang 5, 6 và 7 của bản sách in. LỜI TỰA

Chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng độc đáo trong lịch sử khoa học: cuộc đối thoại sâu sắc giữa các nhà khoa học và những đạo sư. Ngành tâm lý học, xưa nay vẫn cho rằng nguồn cội của nó là ở châu Âu, và được khởi đầu vào đầu thế kỷ hai mươi. Hóa ra đây là một cái nhìn thiển cận cả về mặt văn hoá lẫn lịch sử: Các lý thuyết về tâm thức và hoạt động của nó - tức là các hệ thống tâm lý học - đã từng phát triển trong các tôn giáo lớn của thế giới, tất cả đều từ châu Á.

Trở về những năm 1970, trong chuyến đi tới Ấn Độ với tư cách một sinh viên mới tốt nghiệp, tôi đã có dịp nghiên cứu bộ Abhidharma (Vi diệu pháp) thuộc Luận tạng, một trong những tư liệu xuất sắc về tâm lý học Phật giáo. Tôi kinh ngạc phát hiện ra rằng những vấn đề cơ bản của khoa học tâm thức đã được khảo sát hàng nghìn năm trước, chứ không phải chỉ một thế kỷ mới đây. Tâm lý trị liệu là chuyên khoa của tôi, nhưng tôi ngạc nhiên thấy rằng bộ kinh xưa cũ hàng nghìn năm này đã đề ra một loạt những phương pháp không chỉ để chữa trị những đau khổ về tinh thần, mà còn có thể mở rộng thêm nhiều khả năng tích cực của con người như sự từ bi và đồng cảm. Thế nhưng từ trước đến nay tôi chẳng hể được nghe những chuyện như thế.

Ngày nay, cuộc đối thoại hào hứng giữa các đạo sư và những khoa học gia hiện đại đã dẫn tới một sự hợp tác tích cực. Những cuộc trò chuyện tìm hiểu ban đầu đã chuyến biến thành một nỗ lực tìm kiếm chung. Kết quả là những chuyên gia về khoa học tâm thức của Phật giáo đã làm việc với các khoa học gia về thần kinh để tiến hành nghiên cứu cho thấy tác dụng trên hệ thần kinh của các hình thức rèn luyện tâm thức.

Yongey Mingyur Rinpoche là một trong những cao tăng tham gia tích cực nhất vào cuộc khảo sát, ông cùng làm việc với Richard Davidson, giám đốc Viện Waisman của Đại học Wisconsin, nghiên cứu về hoạt động của bộ não và đã đem lại những kết quả đáng kinh ngạc, nếu được nhân rộng ra thì sẽ làm thay đổi một số giả định khoa học cơ bản. Chẳng hạn như sự rèn luyện thiền quán có hệ thống, khi được duy trì đều đặn qua nhiều năm, có thể giúp cho con người có những thay đổi tích cực trong hoạt động của bộ não đến một mức độ không thể tưởng tượng được đối với khoa học hiện đại.

Có lẽ kết quả gây kinh ngạc nhất là việc nghiên cứu một số thiền giả trong đó có cả Yongey Mingyur Rinpoche (theo tường thuật của ông trong cuốn sách này). Các bậc chuyên tu thiền quán đã đưa kết quả rèn luyện tâm trí và thể xác lên tới tột đỉnh sau thời gian trui rèn kỹ năng thiền quán.

Khi còn là một cậu bé, Yongey Mingyur đã tiếp nhận được sự chỉ dạy về thiền quán của thân phụ, Tulku Urgyen Rinpoche, một trong những đạo sư nổi tiếng nhất của Tây Tạng. Mới mười ba tuổi, ông đã được vỡ lòng cho một khoá nhập thất thiền quán trong ba năm. Khi học xong, ông làm giáo thọ cho khoá nhập thất thiền quán ba năm tiếp theo tại tu viện đó.

Yongey Mingyur cũng đặc biệt quan tâm đến khoa học hiện đại. Ông đã có nhiều cơ hội gặp gỡ với các khoa học gia. Phần lớn những cuộc nói chuyện như vậy đã cho thấy sự tương đồng quan trọng giữa những điểm then chốt trong giáo lý Phật giáo và kiến thức khoa học hiện đại - không phải chỉ trong khoa tâm lý học, mà cả với khoa vũ trụ học bắt nguồn từ những tiến bộ gần đây trong thuyết lượng tử.

Những bí ẩn này được giới thiệu rộng rãi hơn dưới hình thức những câu chuyện, về các nguyên lý cơ bản của phép tu thiền mà Yongey Mingyur giảng dạy một cách rất dễ hiểu. Tóm lại, đây là một cuốn sách hướng dẫn thực hành, một cuốn cẩm nang để góp phần làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Và cuộc hành trình được bắt đầu ở nơi mà bạn tìm thấy chính mình khi có bước đi đầu tiên.

DANIEL GOLEMAN

Bản Việt dịch thứ hai

Bản Việt dịch này do Diệu Hạnh Giao Trinh và Nguyễn Minh Tiến thực hiện, với lời giới thiệu của các ngài Karmapa Đời thứ 17 và Tai Situpa Đời thứ 12. Bản in thành sách Sống một đời vui được thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa Công ty Văn hóa Hương Trang với The Crown Publishing Group (chi nhánh của Random House Inc. ), NXB Tôn giáo, Quý 1 năm 2013. Phần Lời nói đầu này được trích từ các trang 16 - 20 trong bản sách in. LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang chứng kiến một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khoa học: một cuộc đối thoại hai chiều liên tục và nghiêm túc giữa các nhà khoa học và các hành giả tâm linh. Nhìn từ góc độ khoa học, sự gặp gỡ này đã phần nào có tác dụng phản tỉnh. Chính như ngành khoa học của tôi, khoa Tâm lý học, từ lâu vẫn được cho là phát xuất từ châu Âu và châu Mỹ vào khoảng đầu thế kỷ 20. Quan điểm này hóa ra lại là thiển cận trên cả hai phương diện văn hóa và lịch sử: những lý thuyết về tâm thức và hoạt động của tâm thức - chính là các hệ thống tâm lý học - đã được phát triển [từ lâu] trong hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới, tất cả đều phát xuất từ châu Á.

Vào năm 1970, tôi đến Ấn Độ sau khi vừa tốt nghiệp [Đại học] và tình cờ nghiên cứu [bộ luận] A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma - Thắng pháp tập yếu luận), một trong những điển hình tuyệt vời hơn nữa của Phật giáo về một nền tâm lý học cổ đại như vừa nói trên. Tôi đã kinh ngạc khi khám phá ra rằng những những vấn đề cơ bản của khoa học về tâm thức đã được nghiên cứu từ hàng ngàn năm trước rồi, không chỉ là vẻn vẹn một thế kỷ qua. Ngành chuyên môn của tôi lúc bấy giờ là Tâm lý học lâm sàng, là bộ môn tìm kiếm những phương thức giúp xoa dịu đau đớn về cảm xúc thuộc nhiều loại khác nhau. Nhưng tôi ngạc nhiên khi thấy hệ thống [tâm lý học] hàng ngàn năm tuổi này đã đưa ra một loạt những phương pháp cụ thể không chỉ để chữa lành những khổ đau tinh thần mà còn giúp phát triển những tiềm năng tích cực của con người như lòng từ bi và sự cảm thông. Dù vậy, tôi chưa từng được nghe nói đến nền tâm lý học [Phật giáo] này trong suốt chương trình học của tôi!

Ngày nay, cuộc đối thoại sôi động giữa các hành giả tu tập theo khoa học nội tâm cổ xưa này [của Phật giáo] và những nhà khoa học hiện đại đã phát triển mạnh mẽ thành một sự hợp tác tích cực. Công cuộc hợp tác này được xúc tiến bởi đức Đạt-lai Lạt-ma [XIV] cùng với Viện Tâm thức và Đời sống (Mind and Life Institute), đã đưa đến sự gặp gỡ thảo luận giữa những người Phật tử, các học giả [Phật giáo] và các nhà khoa học hiện đại trong nhiều năm liền. Những cuộc đối thoại thăm dò ban đầu đã phát triển thành một nỗ lực hợp tác nghiên cứu. Kết quả của nỗ lực này là những chuyên gia về khoa học tâm thức của Phật giáo đã cùng làm việc với các nhà thần kinh học để thiết lập sự khảo cứu nhằm ghi nhận sự tác động đến hệ thần kinh của những phương thức luyện tâm khác nhau [trong Phật giáo].

Ngài Yongey Mingyur Rinpoche là một trong những tu sĩ uyên bác đã tham gia tích cực nhất trong công cuộc hợp tác [nghiên cứu] này và cùng làm việc với Richard Davidson, người đứng đầu Phòng nghiên cứu Waisman, nghiên cứu về hình ảnh và ứng xử của não bộ (Waisman Laboratory for Brain Imaging and Behavior), thuộc trường Đại học Wisconsin. Cuộc nghiên cứu này đem lại những kết quả đáng kinh ngạc, vì nếu [những kết quả này] được lặp lại thì chúng sẽ làm thay đổi mãi mãi một số những giả định khoa học căn bản - chẳng hạn, sự tu tập thiền định đúng phương pháp, nếu được duy trì ổn định qua nhiều năm sẽ có thể cải thiện khả năng của não bộ của con người để tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động não bộ, đến một mức độ mà phạm vi nhận thức của khoa thần kinh học hiện đại không thể nào dám mơ tưởng đến!

Cho đến nay, có lẽ kết quả đáng kinh ngạc nhất đã có được là từ cuộc nghiên cứu một nhóm nhỏ các vị thiền giả lão luyện, trong đó có ngài Yongey Mingyur Rinpoche (như ngài kể lại trong quyển sách này). Trong một buổi thiền quán về tâm từ, hoạt động thần kinh tại trung tâm chủ yếu trong hệ thống não bộ liên quan đến sự an lạc đã tăng vọt gấp 700 đến 800 lần so với bình thường! Đối với những đối tượng thông thường trong cuộc nghiên cứu này, là những người tình nguyện tham gia chỉ vừa mới khởi sự tu tập thiền quán, thì ở cùng khu vực [trung tâm thần kinh] này, hoạt động thần kinh chỉ gia tăng từ 10% đến 15%. Những vị thiền giả lão luyện [trong cuộc nghiên cứu] này đã thực hành [thiền] ở những mức độ điển hình của các vận động viên Olympic - từ 10.000 đến 55.000 giờ trong suốt cuộc đời. Họ rèn luyện những kỹ năng thiền tập trong suốt nhiều năm dài nhập thất ẩn tu.

Trong lãnh vực này, ngài Yongey Mingyur là một bậc phi thường. Từ thuở nhỏ, ngài đã nhận được những hướng dẫn thiền tập sâu xa từ cha ngài là Tulku Urgyen Rinpoche, một trong những bậc thầy lỗi lạc nhất đã rời khỏi Tây Tạng ngay trước khi xảy ra biến động. Khi mới 13 tuổi, ngài Yongey Mingyur đã khao khát được tham gia một khóa thiền nhập thất ba năm. Sau khi hoàn tất, ngài đã được đề cử làm vị thầy hướng dẫn cho khóa thiền nhập thất ba năm tiếp theo đó.

Ngài Yongey Mingyur cũng khác thường trong sự quan tâm mạnh mẽ đến khoa học hiện đại. Ngài là một quan sát viên nhiệt thành của nhiều phiên họp [trong các hội thảo] “Tâm thức và Đời sống”, và ngài luôn nắm lấy mọi cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với từng vị khoa học gia để nghe họ trình bày nhiều hơn về chuyên ngành của họ. Rất nhiều trong số những cuộc đối thoại này đã cho thấy sự tương đồng đáng kể giữa những điểm cốt yếu trong đạo Phật với kiến thức khoa học hiện đại, không chỉ riêng trong khoa Tâm lý học mà còn cả với những nguyên lý Vũ trụ học được rút ra từ những thành tựu gần đây của thuyết lượng tử. Phần tinh yếu của những cuộc đối thoại đó được [ngài Yongey Mingyur] chia sẻ trong cuốn sách này.

Nhưng những điểm trao đổi giới hạn [trong phạm trù khoa học] này đã được ngài Yongey Mingyur sắp xếp thành một bài giảng mở rộng hơn, một dẫn nhập thiết thực hơn về các phương pháp thiền quán căn bản mà ngài giảng dạy theo một cách rất dễ tiếp nhận. Sau cùng, quyển sách này là một hướng dẫn căn bản, một kim chỉ nam trong việc chuyển hóa cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Và cuộc hành trình đó bắt đầu từ bất cứ nơi đâu khi chúng ta chợt bắt gặp chính mình, khi chúng ta đặt bước chân đầu tiên.

DANIEL GOLEMAN


Xem ở dạng đối chiếu song song 2 bản dịch

Xem các kỳ khác


Phân tích - nhận xét đã có:


Nhập mã kiểm tra để đăng ý kiến của bạn:
Nếu chưa đăng ký thành viên, quý vị có thể nhập mã 112246 để đóng góp ý kiến,
hoặc gửi email cho chúng tôi để đăng ký thành viên và nhận mật mã riêng.


Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.178.81 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...