Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Diễn đàn dịch thuật Anh Việt »» Kỳ 4 »»

Diễn đàn dịch thuật Anh Việt »» Kỳ 4

Donate

DIỄN ĐÀN DỊCH THUẬT ANH-VIỆT - KỲ 4

Nguyên tác Anh ngữ

Phần nguyên tác Anh ngữ này được trích từ bản in sách The Joy of Living, được ấn hành bởi Three Rivers Press (New York), thuộc Crown Publishing Group, một chi nhánh của Random House Inc. Bản quyền Anh ngữ được khẳng định thuộc về ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Phần này được trích từ trang 68 đến trang 73 trong bản sách in. THE PHYSICS OF EXPERIENCE

Physical objects do not exist in space, but are spatially extended. In this way the concept of “empty space” loses its meaning.
ALBERT EINSTEIN, Relativity, 15th edition

In my conversations with modern scientists, I’ve been struck by a number of similarities between the principles of quantum mechanics and the Buddhist understanding of the relationship between emptiness and appearance. Because the words we used were different, it took me quite a while to recognize that we were talking about the same thing - phenomena unfolding moment by moment, caused and conditioned by an almost infinite number and variety of events.

In order to appreciate these similarities, I found it important to understand something about the principles of classical physics, the foundation on which quantum mechanics is built. “Classical physics” is a general term that describes a set of theories about the workings of the natural world based on the insights of the seventeenth-century genius Sir Isaac Newton and the scientists who contributed to his understanding and followed in his footsteps. In terms of classical physics, the universe was understood as a giant, orderly machine. According to this “machine model,” if one knew the location and velocity - that is, the speed and direction of its movement - of every particle in the universe and the forces between them at a particular instant of time, then it would be possible to predict the position and velocity of every particle in the universe at any future time. Similarly, one could figure out the complete past history of the universe from a complete description of its present state. The history of the universe could be understood as a giant web of histories of individual particles, connected by absolute, knowable laws of cause and effect.

The laws and theories of classical physics, however, were based in large part on observations of large-scale phenomena, such as the movements of stars and planets and interactions among material objects on earth. But technological advances in the nineteenth and twentieth centuries enabled scientists to study the behavior of phenomena on smaller and smaller scales, and their experiments - which formed the basis of quantum mechanics (the fundamental framework of modern physics) - began to show that at extremely small scales, material phenomena didn’t behave in the nice, orderly, predictable fashion described by classical physics.

One of the most perplexing aspects of these experiments involved the revelation that what we ordinarily consider “matter” may not be as solid and definable as once was believed. When observed on a subatomic level, “matter” behaves rather strangely, sometimes exhibiting properties commonly associated with material particles and sometimes appearing as nonmaterial “waves” of energy. As I understand it, these particlewaves can’t be defined simultaneously in terms of location and velocity. So the classical notion of describing the state of the universe in terms of the locations and velocities of particles falls apart.

Just as quantum mechanics developed over time from the laws of classical physics, in a similar sort of way the Buddha’s description of the nature of experience evolved gradually, with each insight building upon the previous one according to the level of understanding of those who heard them. These teachings are historically divided into three sets, referred to as the “Three Turnings of the Wheel of Dharma.” The Sanskrit word dharma in this sense means “the truth,” or more simply, “the way things are.”

The Buddha gave his first set of teachings in an open space known as the Deer Park near Varanasi, a district in India now known as Benares. This first set of teachings described the relative nature of reality based on observable physical experience. The teachings of the first turning are often summed up in a series of statements commonly known as “The Four Noble Truths,” but which may be more accurately described as “Four Pure Insights into the Way Things Are.” These four insights may be summarized as follows:
1. Ordinary life is conditioned by suffering.
2. Suffering results from causes.
3. The causes of suffering can be extinguished.
4. There is a simple path through which the causes of suffering can be extinguished.

In the second and third turnings, the Buddha began to describe the characteristics of absolute reality. The second turning - which was given on Vulture’s Peak, a mountain located in the northeastern Indian state of Bihar - focused on the nature of emptiness, loving-kindness, compassion, and bodhicitta. (Bodhicitta is a Sanskrit word that is often translated as the “mind” or “heart” of awakening.) The third turning of the wheel, in which the Buddha described the fundamental characteristics of Buddha nature, was given in various places around India.

On their own, the three turnings of the wheel are fascinating in terms of what they tell us about the nature of the mind, the universe, and the ways in which the mind perceives experience. But they also serve to clarify ideas that arose among the Buddha’s earliest followers.

After the Buddha passed away, his followers didn’t always agree on the exact interpretation of what he’d said; some of them may not have heard all three turnings of the wheel. The disagreements between them were only natural, since, as the Buddha repeatedly stressed, the essence of what he taught couldn’t be grasped by intellectual understanding alone, but could only be realized through direct experience.

Those who had learned only the teachings of the first turning of the wheel developed two schools of thought, the Vaibhasika and the Sautantrika views, according to which infinitesimally small particles - known in Tibetan as dul-tren or dul-tren-cha-may, which may be roughly translated, respectively, as “smallest particles” and “indivisible particles” - were understood to be absolutely “real,” in the sense that they were complete in themselves, unable to be broken down into smaller parts. These fundamental particles were considered the essential building blocks of all phenomena. They could never be dissolved or lost, only converted to different forms. For example, the dul-tren-cha-may of wood wasn’t lost when a log was set on fire, but was merely converted into smoke or flame - a point of view not unlike the law of “conservation of energy,” a basic principle of physics that holds that energy can neither be created nor destroyed, but only converted into other forms. For example, the chemical energy in gasoline can be converted into the mechanical energy that moves a car.

At this point you may be wondering what the development of modern physics has to do with attaining personal happiness. But if you’ll bear with me for a while, the relationship will become clear.

The Buddha’s later teachings demonstrated that the simple fact that infinitesimally small particles could be converted - as Albert Einstein would prove centuries later through his famous equation E = mc2, which in very basic terms describes particles as little packets of energy - indicated that a dul-tren or dul-tren-cha-may was, in fact, a transitory phenomenon and consequently could not be considered fundamentally, or absolutely, “real”.

To use an everyday example, think of water. Under very cold conditions, water turns to ice. At room temperature, water is liquid. When heated, it becomes steam. In laboratory experiments, the molecules of water can be separated into hydrogen and oxygen atoms, and when these atoms are examined more closely, they consist of smaller and smaller subatomic particles.

There is an interesting parallel between the Vaibhasika and the Sautantrika views and the classical school of physics. According to classical physics - and I’m probably oversimplifying the case in order to make the ideas easier to grasp - the basic elements of matter, as well as large entities like stars, planets, and human bodies, can be described in terms of precisely measurable properties such as location and velocity, and move in nicely predictable ways through space and time in perfect coordination with certain forces such as gravity and electricity. The classical interpretation still works very well in terms of predicting the behavior of large-scale phenomena, like the movements of planets.

As explained to me, however, advances in technology in the nineteenth century began to provide physicists with the means to observe material phenomena in microscopic detail. In the early twentieth century the British physicist J. J. Thomson pursued a set of experiments that led him to discover that the atom was not a solid entity, but was instead composed of smaller particles - most notably electronically charged particles called electrons. Building on Thomson’s experiments, the physicist Edward Rutherford devised a model of the atom - familiar to most Westerners who have taken a high school chemistry or physics class - as a kind of miniature solar system composed of electrons that revolved around a central core of the atom called the nucleus.

The problem with Rutherford’s “solar system” model of the atom was that it didn’t account for the observed fact that atoms always radiate light of certain characteristic energies when heated up. The set of energy levels, which is different for each type of atom, is commonly referred to as the atom’s spectrum. In 1914, Niels Bohr realized that if the electrons inside an atom were treated as waves, the atom’s energy spectrum could be precisely explained. This was one of the great early successes of quantum mechanics, and forced the scientific world to begin taking this strange new theory seriously.

At about the same time, however, Albert Einstein demonstrated that it was possible to describe light not as waves, but as particles, which he called photons. When photons were directed at a metal plate, they accelerated the activity of electrons, producing electricity. Following up on Einstein’s discovery, a number of physicists began experiments that showed that all forms of energy might conceivably be described in terms of particles - a perspective very similar to the Vaibhasika point of view.

As modern physicists continue to study the world of subatomic phenomena, they’re still confronted by the problem that subatomic phenomena - what we might call the building blocks of “reality” or “experience” - sometimes behave like particles and sometimes like waves. Thus, they can only determine the probability that a subatomic entity will exhibit certain properties or behave in a certain way. While there appears to be no doubt that quantum theory is accurate in terms of practical application - as demonstrated in the development of lasers, transistors, supermarket scanners, and computer chips - the quantum explanation of the universe remains a rather abstract mathematical description of phenomena. But it’s important to remember that mathematics is a symbolic language - a type of poetry that uses numbers and symbols instead of words to convey a sense of reality underlying our conventional experience.

Bản Việt dịch thứ nhất

Bản dịch tiếng Việt này của dịch giả Chương Ngọc, được trích từ sách Sống an lạc, NXB Từ điển Bách khoa, tháng 3 năm 2012. Trong bản dịch không ghi tên nguyên tác Anh ngữ, chỉ ghi tên các tác giả là ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Tuy nhiên, qua đối chiếu nội dung thì đúng là được dịch từ sách The Joy of Living. Phần này được trích từ trang 102 đến trang 108 của bản sách in. VẬT LÝ HỌC TRẢI NGHIỆM

Các vật thể không hiện hữu trong không gian, nhưng trải rộng bàng bạc trong không gian. Vì vậy, khái niệm “không gian trống rỗng” không còn ý nghĩa.
Albert Einstein Thuyết tương đối

Trong các cuộc nói chuyện của tôi với các nhà khoa học, tôi thấy kinh ngạc vì một số những điều tương tự giữa các nguyên tắc của cơ học lượng tử và cách hiểu của Phật giáo về mối quan hệ giữa tính không và sự hiển hiện. Vì chúng tôi dùng những lời lẽ khác nhau cho nên tôi phải mất một thời gian rồi mới nhận ra rằng chúng tôi đang cùng nói về vấn đề chung - các hiện tượng diễn ra mỗi lúc đều được gây ra và chi phối bởi một số gần như rất lớn những sự kiện khác nhau.

Để đánh giá được sự tương tự này, bạn cần hiểu phần nào về các nguyên lý của vật lý học cổ điển, nền tảng để xây dựng cơ học lượng tử. ‘‘Vật lý học cổ điển” là một từ tổng quát để chỉ một hệ lý thuyết nói về hoạt động của thế giới tự nhiên dựa trên sự hiểu biết của Isaac Newton trong thế kỷ thứ mười bảy và các khoa học gia đã đóng góp vào đây và đã đi theo bước chân của ông. Theo vật lý học cổ điển thì vũ trụ được hiểu như một cỗ máy khổng lồ, có trật tự. Theo “mô hình cỗ máy” này, nếu biết được vị trí và tốc độ cùng hướng chuyển động của mọi vi thể trong vũ trụ cùng lực tác động của chúng với nhau vào một thời điểm nào đó, thì người ta có thể đoán trước vị trí và vận tốc của mọi vi thể trong vũ trụ vào một thời điểm tương lai. Tương tự, người ta có thể hình dung ra lịch sử đầy đủ trong quá khứ của vũ trụ dựa trên sự mô tả đầy đủ trạng thái hiện nay. Lịch sử của vũ trụ có thể được hiểu như một mạng khổng lồ lịch sử của từng vi thể, kết nối với nhau theo luật nhân quả tuyệt đối và có thể nhận biết.

Thế nhưng các định luật và lý thuyết của vật lý cổ điển phần lớn được dựa trên sự quan sát các hiện tượng qui mô lớn, như sự chuyển động của các tinh tú, hành tinh và sự tương tác giữa các vật thể trên mặt đất. Nhưng các tiến bộ về công nghệ của thế kỷ thứ mười chín và hai mươi đã giúp cho các nhà khoa học có thể nghiên cứu diễn biến của các hiện tượng ở một qui mô nhỏ dần, nhỏ dần, và những thí nghiệm của họ - tạo nền tảng cho cơ học lượng tử - bắt đầu cho thấy rằng ở qui mô cực nhỏ, các hiện tượng vật chất không diễn ra theo kiểu đẹp đẽ, trật tự và dễ dự đoán như sự mô tả của vật lý học cổ điển.

Một trong những khía cạnh gây bối rối nhất của các thí nghiệm này liên quan đến việc phát hiện ra những gì chúng ta thường xem “vật chất” có thể không phải là chất rắn và dễ xác định như chúng ta đã từng tưởng thế. Khi được quan sát ở cấp độ hạ nguyên tử, thì “vật chất” hoạt động khá kỳ lạ, đôi khi bộc lộ những đặc tính thường được gán cho các vi thể vật chất và đôi khi hiện ra dưới dạng những đợt “sáng” năng lượng phi vật chất. Theo như tôi hiểu, những vi thể/sóng này không thể được xác định đồng thời về mặt vị trí và tốc độ được. Thế nên khái niệm cổ điển mô tả tình trạng vũ trụ bằng các đặc điểm vị trí và tốc độ của các vi thể không còn đứng vững.

Giống như môn cơ học lượng tử đã được phát triển qua thời gian từ các định luật của vật lý học cổ điển, cách giải thích của Đức Phật về bản chất của sự việc cũng tiến triển dần dần, mỗi tri kiến dựa trên tri kiến trước đó tuỳ theo trình độ hiểu biết của người nghe. Các giáo lý này xưa nay được chia ra thành ba bộ, gọi là “Ba bài Chuyển pháp luân”. Từ dharma trong tiếng Phạn có nghĩa là “chân lý”, hoặc đơn giản hơn, “sự thật về các pháp”.

Đức Phật đã có bài thuyết pháp đầu tiên tại một vùng đất rộng, trống trải, có tên là Lộc uyển (Vườn nai) ở gần Varanasi, một quận của Ấn Độ, nay có tên là Benares. Loạt bài giảng này nói về tính tương đối của thực tại dựa trên sự trải nghiệm tự nhiên quan sát được. Các bài giảng trong lần chuyển pháp này thường được tóm tắt thành một một loạt các tuyên ngôn có tên thông thường là "Tứ diệu đế” hoặc “Tứ thánh đế”. Bốn minh kiến này có thể được nói gọn như sau:
1. Cuộc sống chứa đầy đau khổ,
2. Cái khổ có nhiều nguyên nhân.
3. Có thể loại trừ được các nguyên nhân của cái khổ.
4. Có một con đường đơn giản để loại trừ các nguyên nhân của cái khổ.

Trong các lần chuyển pháp luân thứ hai và thứ ba, Đức Phật chuyển qua mô tả các đặc điểm của thực tại tuyệt đối. Trong lần chuyển pháp thứ hai - tại Linh thứu sơn, một ngọn núi ở phía đông bắc của của bang Bihar, Ấn Độ - ngài tập trung nói về bản chất của tính không, lòng từ bi nhân ái, và bồ đề tâm (bodhicitta). Lần chuyển pháp thứ ba, Đức Phật mô tả các đặc điểm cơ bản của Phật tánh, được diễn ra tại nhiều nơi của Ấn Độ.

Những bài chuyển pháp này rất quan trọng và hấp dẫn, vì các bài này nói cho ta biết tự tánh của cái tâm, của vũ trụ, và cách mà cái tâm cảm nhận sự việc. Chúng làm sáng tỏ các ý tưởng nảy sinh nơi các tín đồ Phật giáo thời xưa.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, các môn đệ của ngài đã không nhất trí với nhau về cách giải thích chính xác những gì ngài nói. Một số các người này có thể đã không nghe hết cả ba lần chuyển pháp của ngài. Sự bất đồng giữa họ là điều tự nhiên, bởi vì, như Đức Phật đã nhiều lần nhấn mạnh, không thể nắm bắt tinh yếu của những gì ngài dạy chỉ bằng sự hiểu biết trí tuệ, mà nó phải được chứng ngộ qua trải nghiệm trực tiếp.

Những người chỉ được học bài chuyển pháp luân thứ nhất đã phát triển ra hai hệ phái tư tưởng, Nhất thiết hữu bộ (Vaibhasika) và Kinh lượng bộ (Sautantrika), theo họ thì các vật thể vô cùng nhỏ, tạm gọi là “vi thể nhỏ nhất” và “vi thể không thể phân chia”, được hiểu là “thực” tuyệt đối, theo nghĩa là chúng đã trọn vẹn, không thể phá vỡ ra thành những phần nhỏ hơn. Những vi thể cơ bản này được xem là những khối cấu trúc cốt yếu của mọi hiện tượng. Chúng không bao giờ tan biến hoặc mất đi, mà chỉ được chuyển đổi thành những hình thức khác. Chẳng hạn, vi thể bất khả phân của gỗ không bị mất đi khi gỗ cháy, mà chỉ được chuyển đổi thành khói hoặc lửa - một quan điểm không phải là không hợp với định luật “bảo toàn năng lượng” vốn là một nguyên tắc cơ bản của vật lý học nói rằng năng lượng có thể không được tạo ra và cũng chẳng bị mất đi, mà chỉ được biến đổi thành những dạng khác. Chẳng hạn như năng lượng hoá học của xăng có thể được biến đổi thành cơ năng để làm cho chiếc xe di chuyển.

Bỏ mất đoạn này

Các bài giảng về sau của Đức Phật đã cho thấy rằng sự kiện đơn giản là các vi thể cực nhỏ có thể được biến đổi - như Albert Einstein nhiều thế kỷ sau đó đã chứng minh qua phương trình nổi tiếng E = mc2 của ông, ở đây các vi thể được mô tả như những túi năng lượng nho nhỏ - đã nói lên rằng các “vi thể nhỏ nhất” hoặc “vi thể không thể phân chia” trên thực tế là một hiện tượng chuyển tiếp, cho nên không thể xem là “thực” một cách cơ bản, hoặc tuyệt đối.

Để dùng một ví dụ trong đời sống thường ngày, ta hãy nghĩ đến nước. Trong điều kiện rất lạnh, nước hoá thành băng. Trong nhiệt độ phòng, nước ở thể lỏng. Khi được đun nóng, nó biến thành hơi. Trong phòng thí nghiệm, các phân tử của nước có thể được tách ra thành những nguyên tử hi-drô và ô-xy, và khi được khảo sát kỹ hơn nữa thì các nguyên tử này lại gồm những vi thể hạ nguyên tử nhỏ dần và nhỏ dần.

Có sự tương đồng thú vị giữa các quan điểm của Nhất thiết hữu bộ và Kinh lượng bộ với trường phái vật lý học cổ điển. Theo vật lý học cổ điển - có lẽ tôi đang đơn giản hoá thật nhiều vấn đề này để cho các ý tưởng dễ hiểu hơn - thì các yếu tố cơ bản của vật chất, cũng như những thực thể lớn như tinh tú, hành tinh, và cơ thể con người, có thể mô tả bằng những đặc điểm có thể đo lường chính xác như vị trí, tốc độ vận chuyển, và chuyển động theo những con đường hoàn toàn có thể đoán trước qua không gian và thời gian, phù hợp rất tốt với một số định luật như định luật về trọng lực và điện học. Các giải đoán xưa vẫn rất hiệu lực để dự đoán hoạt động của những hiện tượng qui mô lớn, như chuyển động của các hành tinh.

Tuy nhiên, tiến bộ về mặt công nghệ của thế kỷ thứ mười chín đã giúp cho các nhà vật lý có phương tiện để quan sát các hiện tượng vật chất một cách tinh vi hơn. Vào đầu thế kỷ hai mươi, nhà vật lý học người Anh là J. J. Thompson đã tiến hành một loạt thí nghiệm dẫn đến sự khám phá ra rằng nguyên tử không phải là một thực thể thuần nhất, mà được hợp thành bởi những vi thể nhỏ hơn - hầu hết đều mang điện tích có tên là những electron. Dựa trên những thí nghiệm của Thompson, nhà vật lý học Edward Rutherford phác hoạ lại một mô hình của nguyên tử - mô hình quen thuộc với hầu hết những người đã từng học các môn vật lý và hoá học ở nhà trường - dưới dạng một thái dương hệ thu nhỏ gồm những electron di chuyển xung quanh một cái lõi trung tâm của nguyên tử gọi là nhân.

Cái rắc rối với mô hình nguyên tử “thái dương hệ” của Rutherford là nó không giải thích được sự kiện là các nguyên tử luôn luôn phát ra ánh sáng mang những năng lượng đặc trưng mỗi khi đun nóng lên. Các cấp độ năng lượng này, khác nhau tuỳ theo loại nguyên tử, thường gọi chung là quang phổ của nguyên tử. Năm 1914, Niels Bohr nhận thấy rằng nếu ta xem các electron bên trong một nguyên tử như những làn sóng thì có thể giải thích một cách chính xác về phổ năng lượng của nguyên tử. Đây là một trong những thành công to lớn ban đầu của khoa cơ học lượng tử, và buộc giới khoa học gia toàn thế gỉới phải xem xét một cách thật nghiêm túc lý thuyết mới này.

Thế nhưng, cũng khoảng thời gian đó, Albert Einsrein đã chứng minh là có thể mô tả ánh sáng không phải bằng những làn sóng, mà bằng những vi thể có tên là photon (quang tử). Khi các photon được hướng tới một tấm kim loại, chúng làm gia tăng tốc độ hoạt động của các electron, tạo ra dòng điện. Tiếp nối khám phá của Einstein, một số nhà vật lý thực hiện những thí nghiệm chứng tỏ rằng tất cả các dạng năng lượng đều có thể được mô tả một cách dễ hiểu theo kiểu những vi thể - một cách nhìn rất giống với quan điểm của Nhất thiết hữu bộ.

Trong khi tiếp tục nghiên cứu thế giới các hiện tượng hạ nguyên tử - các nhà vật lý thời nay vẫn còn gặp một khó khăn là các hiện tượng hạ phân tử khi thì diễn ra như những vi thể, khi thì như những làn sóng. Vì thế, họ chỉ có thể đưa ra xác suất mà một thực thể hạ nguyên tử có thể bộc lộ một số đặc điểm nào đó hoặc là hoạt động một cách nào đó. Dù có vẻ chắc chắn rằng lý thuyết lượng tử khá chính xác trong việc ứng dụng thực tế - như được chứng minh trong việc phát minh ra tia laser, các transitor, máy quét hình, và các con chip máy vi tính - nhưng kiểu giải thích vũ trụ bằng lượng tử vẫn còn là sự mô tả toán học khá trừu tượng cho các hiện tượng. Nhưng điều quan trọng là hãy nhớ rằng toán học là một ngôn ngữ tượng trưng - một loại thi ca sử dụng những còn số và những ký hiệu để chuyển đạt một ý nghĩa của thực tại bên dưới sự trải nghiệm thông thường của chúng ta.

Bản Việt dịch thứ hai

Bản Việt dịch này do Diệu Hạnh Giao Trinh và Nguyễn Minh Tiến thực hiện, với lời giới thiệu của các ngài Karmapa Đời thứ 17 và Tai Situpa Đời thứ 12. Bản in thành sách Sống một đời vui được thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa Công ty Văn hóa Hương Trang với The Crown Publishing Group (chi nhánh của Random House Inc. ), NXB Tôn giáo, Quý 1 năm 2013. Phần này được trích từ các trang 158 - 167 trong bản sách in. VẬT LÝ THỰC NGHIỆM

Các vật thể không nằm trong không gian, mà chúng được nới rộng từ khoảng không. Theo đó, khái niệm “không gian trống không” không còn ý nghĩa.
Albert Einstein
Tương đối luận - bản in lần thứ 15

Khi nói chuyện với các nhà khoa học hiện đại, tôi đã kinh ngạc trước một số điểm tương đồng giữa những nguyên tắc của cơ học lượng tử và kiến giải của Phật giáo về sự tương quan giữa tánh Không và hiện thể. Vì sự khác biệt ngôn ngữ, tôi phải mất một thời gian mới nhận ra rằng chúng tôi đang nói những điều giống nhau: mọi hiện tượng hiển lộ qua từng thời khắc tiếp nối, chịu sự chi phối của các tác nhân và điều kiện được tạo ra bởi gần như là vô số sự kiện khác nhau.

Để hiểu rõ giá trị của những sự tương đồng ấy, tôi thấy cần thiết phải có một số kiến thức về các nguyên lý của vật lý học cổ điển, vì đó là nền tảng cho sự phát triển của cơ học lượng tử. “Vật lý học cổ điển” là một thuật ngữ chung để miêu tả một loạt các lý thuyết về sự vận hành của thế giới tự nhiên dựa trên những phát kiến của Issac Newton, một thiên tài của thế kỷ 17, cùng với các nhà khoa học đã đóng góp vào những khám phá của ông và đi theo định hướng của ông. Theo cách nhìn của vật lý học cổ điển thì vũ trụ được quan niệm như là một cỗ máy khổng lồ và có trật tự. Dựa theo “mô thức cỗ máy” ấy, nếu biết được vị trí và dự chuyển - tức là tốc độ và phương hướng di chuyển - của tất cả các hạt vật chất trong vũ trụ và lực tác động lẫn nhau giữa các hạt vào một thời điểm nhất định nào đó, thì ta có thể dự đoán được vị trí và dự chuyển của tất cả các hạt trong vũ trụ vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai. Tương tự, ta có thể biết được toàn bộ lịch sử quá khứ của vũ trụ qua một sự mô tả trọn vẹn về thực trạng hiện nay của nó. Lịch sử của vũ trụ có thể được hiểu như là một mạng lưới khổng lồ hình thành bởi những quá trình lịch sử của từng hạt vật chất riêng lẻ, được nối kết với nhau bởi những định luật nhân quả tuyệt đối và có thể nhận hiểu được.

Tuy nhiên, các định luật và lý thuyết của vật lý học cổ điển phần lớn đều dựa trên sự quan sát những hiện tượng vĩ mô, như sự di chuyển của các ngôi sao và tinh cầu, và sự tương tác giữa các vật thể trên quả đất. Nhưng những tiến bộ kỹ thuật của thế kỷ 19 và 20 đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu ứng xử của các hiện tượng ở những mức độ ngày càng nhỏ hơn, và những thí nghiệm của họ - vốn là nền tảng của cơ học lượng tử (cấu trúc cơ bản của vật lý học hiện đại) - đã bắt đầu cho thấy rằng ở mức độ cực kỳ vi tế, các hiện tượng vật lý không còn ứng xử theo một cung cách ngoan ngoãn, có trật tự và có thể dự đoán như sự miêu tả của vật lý học cổ điển.

Một trong những điểm gây hoang mang nhiều nhất của những thí nghiệm ấy là sự phát hiện rằng những gì mà chúng ta thường xem như “vật chất” đó có thể là không cứng chắc và có thể xác định như chúng ta vẫn tưởng. Khi được quan sát ở cấp độ hạ nguyên tử, “vật chất” đã ứng xử một cách khá lạ lùng, có khi thì bộc lộ những đặc tính chung của các hạt vật chất, và có khi lại hiện ra như những “sóng” năng lượng phi vật chất. Theo sự hiểu biết của tôi, những hạt hay sóng ấy không thể đồng thời được xác định về mặt vị trí và dự chuyển. Vì thế quan điểm cổ điển về việc miêu tả trạng thái vũ trụ theo vị trí và dự chuyển của các hạt vật chất đã sụp đổ.

Giống như cơ học lượng tử đã phát triển qua thời gian từ các định luật của vật lý học cổ điển, cũng thế, đức Phật đã miêu tả bản chất của kinh nghiệm theo một tiến trình phát triển dần dần, tùy theo khả năng lãnh hội của người nghe, với mỗi một tri kiến đều được hình thành từ tri kiến trước đó. Về mặt lịch sử, những Giáo pháp này được phân chia thành ba thời, gọi là “Tam chuyển pháp luân”. Chữ dharma trong tiếng Sanskrit, được dịch là pháp, ở đây có nghĩa là “chân lý”, hay nói đơn giản hơn là “cách thức tồn tại của sự vật”.

Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên ở vườn Lộc Uyển, một khu đất rộng gần Varanasi, ngày nay là vùng Benares thuộc Ấn Độ. Những bài pháp đầu tiên miêu tả bản chất tương đối của thực tại dựa trên những kinh nghiệm vật lý có thể quan sát được. Giáo pháp của lần chuyển pháp luân thứ nhất thường được tóm tắt trong một loạt phát biểu được gọi là “Tứ Diệu Đế”, nhưng có thể được miêu tả một cách chính xác hơn là “Bốn tuệ giác thanh tịnh về cách thức tồn tại của sự vật”. Bốn tuệ giác thanh tịnh này có thể được tóm lược như sau:
1. Đời sống thế tục chịu ảnh hưởng bởi khổ đau.
2. Khổ đau có nguyên nhân của nó.
3. Nguyên nhân của khổ đau có thể dứt trừ.
4. Có một con đường đơn giản đưa đến sự dứt trừ các nguyên nhân của khổ đau.

Trong thời chuyển pháp luân thứ hai và thứ ba, đức Phật bắt đầu miêu tả những đặc tính của thực tại tuyệt đối. Thời chuyển pháp luân thứ hai, - giảng ở núi Linh Thứu, một ngọn núi thuộc tiểu bang Bihar vùng đông bắc Ấn Độ - đặt trọng tâm vào bản chất của tánh Không, tâm từ, tâm bi và tâm Bồ-đề (Tâm Bồ-đề hay Boddhicitta là một từ ngữ Sanskrit, thường được dịch là “giác tâm” hay “giác trí”). Lần chuyển pháp luân thứ ba, đức Phật dạy về những tính chất nền tảng của tánh Phật, được thuyết giảng ở nhiều địa điểm khác nhau khắp nước Ấn Độ.

Tự thân ba thời chuyển pháp luân này là rất lôi cuốn, xét theo những gì ta học được về bản chất của tâm thức, vũ trụ và cách thức mà tâm thức nhận biết kinh nghiệm. Nhưng đồng thời cách phân chia ba thời này cũng giúp làm sáng tỏ những quan điểm đã khởi sinh trong các vị đệ tử đầu tiên của đức Phật.

Sau khi đức Phật nhập diệt, các vị đệ tử không phải bao giờ cũng đồng ý với nhau về cách nhận hiểu chính xác những gì Ngài đã dạy; một số trong các vị có thể đã không được nghe đủ cả ba thời chuyển pháp luân. Sự bất đồng ý kiến giữa các vị cũng chỉ là điều tự nhiên, vì như đức Phật đã nhiều lần nhấn mạnh, điểm tinh yếu trong giáo pháp của Ngài không thể nắm hiểu đơn thuần bằng tri thức, mà chỉ có thể thực chứng qua kinh nghiệm trực tiếp.

Những người chỉ được học giáo pháp qua lần chuyển pháp luân thứ nhất đã phát triển thành hai trường phái tư tưởng, đó là phái Hữu Bộ (Vaibhasika) và phái Kinh Bộ (Sautantrika), vốn quan niệm rằng các cực vi trần - Tạng ngữ gọi là dul-tren hoặc dul-tren-cha-may, tạm dịch là những “hạt vật chất nhỏ nhất” hay “hạt vật chất không thể chia chẻ” - là tuyệt đối “có thật”, trong ý nghĩa là tự chúng đã trọn vẹn, không thể phân chia thành những phần nhỏ hơn. Những cực vi trần căn bản này được xem là phần thiết yếu hình thành tất cả các hiện tượng. Những cực vi trần này không bao giờ có thể tan rã hay mất đi, mà chỉ chuyển hóa thành các dạng thức khác. Thí dụ, những dul-tren-cha-may của gỗ không hề bị mất đi khi một khúc củi bị đốt, mà chỉ đơn thuần là chuyển biến thành khói hay lửa - một quan niệm không khác với định luật “bảo toàn năng lượng”, một nguyên lý căn bản của vật lý học cho rằng năng lượng không thể được tạo ra hay mất đi, mà chỉ có thể chuyển biến thành những dạng thức khác. Thí dụ, năng lượng hóa học trong xăng dầu có thể chuyển hóa thành năng lượng cơ học làm cho xe chạy.

Tới đây bạn có thể tự hỏi, sự phát triển của vật lý học hiện đại thì liên quan gì đến việc đạt được hạnh phúc cá nhân? Nhưng nếu bạn chịu khó nghe tôi thêm một lát nữa, sự liên quan đó sẽ trở nên rõ ràng.

Những giáo pháp thuyết giảng về sau của đức Phật đã chứng minh rằng chỉ riêng việc các cực vi trần có thể chuyển hóa - như Albert Einstein sẽ chứng minh trong nhiều thế kỷ sau này qua phương trình nổi tiếng E = mc², bằng một ngôn ngữ rất cơ bản đã miêu tả các hạt vật chất như là những gói năng lượng nhỏ - cũng cho thấy rằng một dul-tren hay dul-tren-cha-may thật ra chỉ là một hiện tượng nhất thời và vì vậy không thể được xem là một thực thể căn bản hay tuyệt đối.

Hãy lấy một thí dụ trong đời sống thường ngày là nước. Dưới điều kiện rất lạnh, nước đóng thành băng. Dưới nhiệt độ bình thường, nước là chất lỏng. Khi đun sôi, nước bốc thành hơi. Trong các thí nghiệm khoa học, các phân tử của nước có thể được tách ra thành những nguyên tử hydrogen và oxygen, và khi những nguyên tử này được khảo sát kỹ hơn, chúng bao gồm những hạt hạ nguyên tử càng lúc càng nhỏ hơn.

Có một điểm tương đồng thú vị giữa quan điểm của 2 phái Hữu bộ và Kinh bộ với vật lý học cổ điển. Theo vật lý học cổ điển - có thể là tôi đang đơn giản hóa tối đa vấn đề để khái niệm này dễ hiểu hơn - các yếu tố cơ bản của vật chất cũng như những thực thể lớn như các ngôi sao, tinh cầu và thân người, có thể được miêu tả xét về những đặc tính có thể đo lường được một cách chính xác, chẳng hạn như vị trí hay dự chuyển, và ngoan ngoãn di chuyển trong không gian, thời gian theo những phương thức có thể dự đoán trong sự phối hợp hoàn hảo với những lực nhất định, chẳng hạn như trọng lực và điện lực. Cách suy diễn cổ điển này vẫn còn rất hiệu nghiệm trong việc dự đoán sự vận hành của các hiện tượng vĩ mô, như sự di chuyển của các hành tinh.

Tuy nhiên, theo như tôi đã được giải thích, những tiến bộ kỹ thuật trong thế kỷ 19 đã bắt đầu mang lại cho các nhà vật lý học những phương tiện để quan sát các hiện tượng vật lý với chi tiết cực nhỏ. Đầu thế kỷ 20, nhà vật lý học người Anh J. J. Thomson đã theo đuổi một loạt thí nghiệm đưa đến sự phát hiện rằng nguyên tử không phải là một thực thể rắn chắc, mà thật ra là được cấu tạo bởi nhiều hạt nhỏ hơn - đáng kể nhất là các hạt tích điện được gọi là electron. Dựa trên những thí nghiệm của Thomson, nhà vật lý học Edward Rutheford đã sáng chế một mô hình nguyên tử - rất quen thuộc với hầu hết những người phương Tây đã học qua các lớp hóa học hay vật lý học thời trung học - như một kiểu thái dương hệ thu nhỏ bao gồm các electron xoay quanh một hạt nguyên tử trung tâm được gọi là hạt nhân.

Điều bất ổn của mô hình “thái dương hệ” nguyên tử Rutheford là nó không tính đến một sự thật đã quan sát được, đó là khi được làm nóng lên thì các nguyên tử luôn luôn phát ra những tia sáng năng lượng mang các đặc tính nào đó. Một loạt cấp độ năng lượng, vốn là khác nhau tùy theo mỗi loại nguyên tử, thường được gọi là “quang phổ nguyên tử”. Vào năm 1914, Niels Bohr nhận thấy rằng nếu các electron trong một nguyên tử được xử lý như dạng sóng thì quang phổ năng lượng nguyên tử có thể được giải thích một cách chính xác. Đây là một trong những thành công vĩ đại ban đầu của cơ học lượng tử, đã bắt buộc giới khoa học phải bắt đầu xem xét nghiêm túc lý thuyết lạ lùng mới mẻ này.

Tuy nhiên, trong khoảng cùng thời gian ấy, Albert Einstein đã chứng minh rằng cũng có thể miêu tả các tia năng lượng không phải như dạng sóng, mà như các hạt được ông gọi là “quang tử” (photon). Khi các quang tử được hướng vào một đĩa kim loại, chúng sẽ tăng nhanh hoạt động của các electron và tạo ra dòng điện. Tiếp theo sau khám phá của Einstein, một số các nhà vật lý học bắt đầu những thí nghiệm cho thấy rằng tất cả các dạng năng lượng đều có thể được miêu tả như là các hạt, một quan điểm rất giống với kiến giải của trường phái Hữu Bộ.

Khi các nhà vật lý học hiện đại tiếp tục nghiên cứu thế giới của các hiện tượng hạ nguyên tử, họ vẫn phải đương đầu với vấn đề là các hiện tượng hạ nguyên tử này - cái mà chúng ta có thể gọi là yếu tố căn bản hình thành “thực tại” hay “kinh nghiệm” - đôi khi ứng xử như dạng hạt và đôi khi lại ứng xử như dạng sóng. Vì vậy họ chỉ có thể đưa ra một khả năng, rằng một hạ nguyên tử có thể bộc lộ một số đặc tính nào đó hay ứng xử theo một cách nào đó. Trong khi lý thuyết lượng tử có vẻ như chắc chắn là chính xác trong ứng dụng thực tiễn - như đã chứng minh trong việc phát triển tia laser, đèn bán dẫn, máy quét dùng trong siêu thị, hay các con chip trong máy tính... - nhưng sự giải thích của thuyết lượng tử về vũ trụ vẫn chỉ là một sự miêu tả hiện tượng theo kiểu toán học khá trừu tượng. Nhưng điều quan trọng là đừng quên rằng toán học là một ngôn ngữ biểu trưng - một kiểu thi ca sử dụng những con số và ký hiệu thay vì ngôn từ để truyền đạt một ý nghĩa của thực tại tiềm ẩn sau kinh nghiệm quy ước của chúng ta.


Xem ở dạng đối chiếu song song 2 bản dịch

Xem các kỳ khác


Phân tích - nhận xét đã có:


Nhập mã kiểm tra để đăng ý kiến của bạn:
Nếu chưa đăng ký thành viên, quý vị có thể nhập mã 112246 để đóng góp ý kiến,
hoặc gửi email cho chúng tôi để đăng ký thành viên và nhận mật mã riêng.


Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.211.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...