Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Ai vào địa ngục »» Đường lên thiên giới »»

Ai vào địa ngục
»» Đường lên thiên giới

Donate

(Lượt xem: 7.065)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Ai vào địa ngục - Đường lên thiên giới

Font chữ:


Bản kinh số 13 trong Trường bộ kinh có kể lại cuộc tranh luận giữa hai thanh niên bà-la-môn về những phương thức tu tập giúp đạt đến sự thể nhập với đấng Phạm thiên, tức là đấng sáng tạo thế giới theo niềm tin của đạo Bà-la-môn.

Hai thanh niên này là đệ tử của hai vị thầy bà-la-môn nổi danh. Sự tranh cãi giữa họ cho ta thấy đã có sự mâu thuẫn, không giống nhau giữa lời dạy của hai vị thầy bà-la-môn này cũng như nhiều bậc thầy bà-la-môn khác vào thời đức Phật. Tất cả đều cho rằng những gì mình nói ra mới thật sự là chân lý, còn lời dạy của những người khác đều là sai trái!

Cuộc tranh cãi đã không đi đến kết quả nào, và hai thanh niên bà-la-môn quyết định tìm đến hỏi ý kiến đức Phật về vấn đề trên.

Sau khi hỏi rõ về nội dung tranh luận của hai người, đức Phật đã hỏi lại cả hai rằng: “Trong số những vị bà-la-môn truyền dạy các phương thức tu tập để đạt đến sự thể nhập với đấng Phạm thiên, có ai đã tận mắt nhìn thấy Phạm thiên hay không?”

Câu trả lời tất nhiên là không.

Đức Phật lại hỏi tiếp: “Vậy các bậc thầy của họ nhiều đời trước đây, cho đến những vị xa xưa nhất đã sáng tác những câu thần chú của đạo Bà-la-môn mà đến nay vẫn còn truyền tụng, liệu có ai đã tận mắt nhìn thấy Phạm thiên hay không?”

Câu trả lời vẫn là không.

Đức Phật lại hỏi tiếp: “Nếu tất cả bọn họ đều chưa từng nhìn thấy Phạm thiên, cũng không biết đấng Phạm thiên ở đâu, từ đâu đến và sẽ đi về đâu, thì liệu những lời dạy của họ về những phương thức để đạt đến sự thể nhập với Phạm thiên có thể là chính xác và hợp lý hay không?”

Câu trả lời tất nhiên là không. Và đến đây thì hai thanh niên đã nhận ra được tính chất vô lý trong lời dạy của các vị bà-la-môn. Đức Phật kết luận: “Những người không thấy, không biết về một vấn đề, lại chỉ dạy cho người khác về vấn đề ấy, có khác nào như một chuỗi người mù ôm lưng nhau. Người đi trước không thấy, người đi giữa không thấy, người đi cuối cùng cũng không thấy. Như vậy dựa vào đâu để có thể đi đúng đường? Những lời dạy như thế chỉ có thể là những lời hoàn toàn vô lý và đáng chê cười.”

Sau đó, đức Phật giảng giải về sự tai hại của năm món dục lạc (ngũ dục) trong đời sống của người tu tập. Đó là, mắt chạy theo hình sắc, say đắm trong sự khoái lạc do những hình sắc đẹp đẽ mang lại; tai chạy theo âm thanh, say đắm trong sự khoái lạc do những âm thanh êm dịu mang lại; mũi chạy theo mùi ngửi, say đắm trong sự khoái lạc do những mùi hương thơm mang lại; lưỡi chạy theo vị nếm, say đắm trong sự khoái lạc do những vị ngon ngọt mang lại; và thân chạy theo sự xúc chạm, say đắm trong sự khoái lạc do những xúc chạm êm ái, dễ chịu mang lại.

Khi người ta sống buông thả theo năm sự khoái lạc do các giác quan mang lại, thì lòng tham lam và dục lạc sẽ được nuôi dưỡng ngày càng tăng trưởng.

Qua đó, đức Phật cũng chỉ rõ là nếu các vị bà-la-môn không hề biết tu tập, kiềm chế ngũ dục trong đời sống của họ, thì họ chỉ có thể bị mê đắm, trói buộc chứ không thể đạt đến sự giải thoát, tự tại.

Rồi đức Phật tiếp tục nói về những đức tính của đấng Phạm thiên theo như sự mô tả trong chính kinh điển của đạo Bà-la-môn. Theo đó, đấng Phạm thiên đạt được sự tự tại và không có các tâm dục ái, sân, hận, ô nhiễm. Và ngài chỉ rõ, nếu như các vị bà-la-môn không đạt được sự tự tại, vẫn còn mang các tâm dục ái, sân, hận, ô nhiễm, các vị ấy tất yếu là không thể đạt đến sự thể nhập hay chung sống với đấng Phạm thiên.

Qua bản kinh vừa dẫn trên, chúng ta có thể thấy được một phương pháp biện luận hết sức khoa học mà đức Phật đã vận dụng để chỉ rõ và thuyết phục hai thanh niên bà-la-môn nhận ra con đường sai lầm mà họ đang theo đuổi. Phần cuối bản kinh cho biết hai thanh niên này ngay trong ngày hôm đó đã quy y Tam bảo và thề trọn đời tu tập theo Chánh pháp.

Trong cuộc biện luận, tất cả những kết luận đều được rút ra từ chính những câu trả lời của hai thanh niên bà-la-môn. Hay nói cách khác, thay vì tự mình đưa ra những phán đoán đúng sai về sự việc, đức Phật chỉ làm công việc dẫn dắt và gợi ý đúng hướng, để cho cả hai dần dần tự nhận ra và hiểu được vấn đề. Vì thế, việc sau đó họ đặt niềm tin hoàn toàn vào đức Phật cũng là điều dễ hiểu.

Ngày nay cũng có không ít người đặt niềm tin vào một cõi thiên đường nhưng lại chưa từng đặt ra câu hỏi là những cư dân trên thiên đường ấy – nếu có – là những người thế nào? Vấn đề mà họ biết được về thiên đường của mình thường chỉ đơn giản được giới hạn trong những chi tiết mô tả tốt đẹp, hoàn hảo về đời sống nơi đó. Nhưng xuất xứ của những mô tả đó thường rất ít khi được quan tâm đến.

Nếu như chúng ta hình dung một cõi thiên đường là nơi quy tụ của tất cả những người suốt đời làm lành lánh dữ, câu hỏi tiếp theo được đặt ra sẽ là: liệu chúng ta đã có đủ những phẩm chất, đức tính để sống chung với những con người như thế hay chưa? Và nếu mỗi chúng ta đều có thể trả lời câu hỏi này theo hướng tích cực, thì điều chắc chắn là ngay từ hôm nay xã hội quanh ta đã có thể chuyển biến theo hướng ngày càng hoàn thiện, và thiên đường cũng không còn là một cảnh giới xa xôi nữa, mà sẽ dần dần trở nên rất hiện thực quanh ta!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Ai vào địa ngục


Quy Sơn cảnh sách văn


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.218.219 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...