Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Vầng sáng từ phương Đông »» LUÂN HỒI VÀ CHÚNG SINH »»

Vầng sáng từ phương Đông
»» LUÂN HỒI VÀ CHÚNG SINH

Donate

(Lượt xem: 7.691)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vầng sáng từ phương Đông - LUÂN HỒI VÀ CHÚNG SINH

Font chữ:

MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ thế nào về việc đạo Phật được truyền đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôn giáo không có biên giới. Có một số người Mỹ quan tâm đến đạo Phật, và nếu đạo Phật có ích cho họ, thì như vậy là đủ rồi.

MIKE AUSTIN: Nói chung, không chỉ là sự quan tâm đến đạo Phật, mà còn có sự kiện phục hưng đời sống tâm linh ở quốc gia này trong 15 năm qua. Ngài cho rằng điều gì đã gây ra sự kiện này?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có thể là nhờ vào sự phát triển vật chất, và văn hóa Hoa Kỳ là một sự pha trộn nhiều nền văn hóa. Vì thế, người Mỹ rất cởi mở đối với bất cứ điều gì. Hẳn phải có nhiều yếu tố, như cạnh tranh nhiều trong công việc và những điều tương tự như vậy... khiến cho người ta phải đối mặt với những khó khăn, và ngoài ra họ còn trở nên quan tâm đến điều gì đó nghiêm túc hơn. Bạn thấy đó, họ trở nên sâu sắc hơn.

MIKE AUSTIN: Từ trong khó khăn nảy sinh mối quan tâm đến sự phát triển tâm linh?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu tâm loạn động, chỉ cần quán tưởng về một điểm hay một đề tài trong một thời gian ngắn thì sẽ có được sự an tĩnh. Từ ban sơ, con người đã trở nên bị thu hút vào loại hình sinh hoạt này vì nó giống như một bữa tiệc tinh thần hay  một kỳ nghỉ. Và không chỉ là đạo Phật, mà là tất cả những tôn giáo của phương Đông.

MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về những lễ nghi tôn giáo? Con người từ bỏ tư cách cá nhân của mình trước một vị giáo chủ hay đấng quyền năng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Để trả lời điều này, tôi sẽ nói về cách đánh giá một bậc thầy trong đạo Phật. Giáo lý mà đức Phật truyền dạy không phải là để phô bày kiến thức với người khác, mà là để giúp họ. Vì thế, bất luận tư tưởng hay nhận thức riêng của mình là như thế nào, một bậc thầy luôn giảng dạy giáo lý phù hợp theo với cá tính, sự quan tâm... của người nghe. Những người học Phật, nếu muốn xác định được ý nghĩa rốt ráo thì phải phân biệt giữa những gì có thể diễn giải - như khi được nói ra vì một mục đích cụ thể - và những gì là rốt ráo, hay chân lý tuyệt đối. Nếu trong sự phân định những gì là có thể diễn giải và những gì là sự thật tuyệt đối trong một kinh điển, người ta phải dựa vào một kinh điển khác, thì lại phải cần đến một kinh điển khác nữa để xác tín kinh điển trước đó, và thêm một kinh điển nữa để xác tín kinh điển sau này. Sự việc sẽ có thể kéo dài đến vô cùng. Do vậy, một khi người ta đã khẳng định rằng có sự phân biệt hai ý nghĩa này, thì cần thiết phải dựa trên sự suy luận để thực thi. Những gì không bị phá vỡ bởi sự suy luận, đó là chân lý tuyệt đối. Do có thực tế này, đức Phật đã chỉ ra bốn chỗ y cứ (tứ y):

-  Không y cứ vào con người, mà y cứ vào giáo pháp (Y pháp bất y nhân).

- Về giáo pháp, không y cứ vào từ ngữ, mà y cứ vào ý nghĩa (y nghĩa bất y ngữ).

- Về ý nghĩa, không y cứ vào ý nghĩa diễn giải, mà y cứ vào chân lý tuyệt đối (y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh).

- Về chân lý tuyệt đối, không y cứ vào sự nhận hiểu của ý thức thông thường, mà y cứ vào sự hiểu biết của trí tuệ siêu việt (y trí bất y thức)

Do đây, độ tin cậy của giáo pháp không thể xác định qua việc đánh giá người giảng dạy, mà phải qua sự thẩm định chính giáo pháp ấy.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: “Các tỳ-kheo và thiện tri thức nên tin nhận lời dạy của Như Lai không phải do lòng kính trọng mà là qua sự phân tích giáo lý ấy, như người thợ kim hoàn phân tích chất vàng bằng cách cắt đứt, nung chảy, mài giũa và đánh bóng nó.”

Người ta không chỉ xác định rằng đức Phật là cội nguồn nương tựa đáng tin cậy bởi sự kiện là thân tướng đức Phật được trang nghiêm bằng những tướng tốt chính và phụ, mà bởi vì giáo pháp của ngài để thành tựu các cảnh giới cao và sự chí thiện là đáng nương cậy. Vì giáo lý dành cho các cảnh giới cao đề cập đến vật thể, có liên quan đến những hiện tượng rất ẩn mật và vượt ngoài những tiến trình suy luận thông thường, nên cần thiết phải tham cứu đạo Phật để thành tựu sự chí thiện.

Một cách cụ thể, đây là những giáo lý về nhận thức trí tuệ tánh không. Thông qua sự xác định rằng giáo lý ấy là đúng đắn và hiển nhiên, người ta sẽ đi đến kết luận rằng giáo lý về các cảnh giới cao là chân xác. Như ngài Pháp Xứng đã nói, bậc đạo sư phải là người khéo léo trong cách tiếp xử, cái gì thừa nhận và cái gì loại trừ. Người ta không thể nào chấp nhận một bậc thầy chỉ vì người ấy thi thố phép lạ, có khả năng thấu thị, nhìn thấy những vật từ xa hoặc có khả năng thể hiện những năng lực vật lý nào đó. Dù người ta có thể nhìn thấy được từ xa hay không cũng chẳng quan trọng. Điều quan trọng là người ta biết cách để đạt được sự an lạc - như ngài Pháp Xứng nói. Nếu chỉ cần thấy được vật thể từ xa, thì người ta nên quy y con chim kên kên! (Đây là ý trong bài kệ căn bản của Lượng thích luận.)

Tất cả những điều này là để cho thấy rằng một bậc thầy phải có đầy đủ phẩm chất khi giải thích những gì được thừa nhận và những gì phải loại trừ. Do vậy, trong tạng Kinh, Luật và trong nhiều phần khác nhau của các tan-tra, đức Phật đề ra một cách chi tiết những phẩm hạnh của các bậc thầy ở từng cấp độ khác nhau.

Sự phân tích về một bậc thầy để xem vị ấy có đủ các phẩm hạnh hay không là điều rất quan trọng trước khi chấp nhận. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong việc tu tập tan-tra. Trong một tan-tra có nói rằng vì sự nguy hiểm rất lớn cho cả thầy lẫn trò, nên nhất thiết phải tìm hiểu kĩ lưỡng trước đó, cho dù có phải mất đến 12 năm để đi đến một kết luận.

Trong đạo Phật, nếu chỉ có niềm tin là đủ thì đức Phật hẳn không cần phải đề ra những chi tiết quan trọng đến thế liên quan đến việc chọn lựa một bậc thầy. Trong sự tu tập Tan-tra, pháp tu Du-già Tan-tra là rất quan trọng. Nhưng cho dù là quan trọng, nó cũng không được thực hiện trên nền tảng của niềm tin mù quáng. Trong Giới kinh có nói rằng nếu một vị Lạt-ma giảng dạy trái ngược với giáo lý thì người ta nên phản đối điều đó.

Một bản kinh được trích dẫn trong tác phẩm Bồ-đề đạo thứ đệ của Tông-khách-ba nói rằng người ta nên nương tựa vào vị Lạt-ma bằng cách tán thành những gì phù hợp với giáo lý và phản đối những gì không phù hợp. Đây là một bản kinh trong Bồ Tát tạng.

Còn về Man-tra thừa, trong tác phẩm Sự sư pháp ngũ thập tụng của Bồ Tát Mã Minh nói rằng nếu một vị Lạt-ma dạy điều gì mà người ta không chấp nhận, thì nên dùng lời nói để giải thích cho vị Lạt-ma ấy biết lý do tại sao. Điều này giải thích cách mà người ta nương tựa vào một vị Lạt-ma trong cả ba thừa của đạo Phật. Hành giả không nên rơi vào một trong hai phía cực đoan. Vì trong tất cả mọi công phu tu tập, sau khi xác định được chân lí bằng lý luận, hành giả nên có một niềm tin, nhưng đó chẳng phải là niềm tin mù quáng dẫn bạn đến hố sâu. Bạn nên quán sát kỹ những gì bậc thầy nói, chấp nhận những gì phù hợp và khước từ những gì không phù hợp. Đây là một tiến trình chung trong đạo Phật, và tôi tán thành điều này. Tôi làm theo điều ấy.

MIKE AUSTIN: Làm sao để quy y với một bậc thầy hoặc với đức Phật trừ phi chính ta đã thân chứng được giá trị đích thực trong giáo lý của họ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu nói về sự quy y với nhận thức đúng đắn, thì nhất thiết phải xác định được niết-bàn là gì trước khi quy y. Để hiểu chân xác rằng niết-bàn là thực có và có thể chứng nhập, thì điều thiết yếu là phải nhận biết được tánh không. Đây thường là mô thức dành cho người duy thực, những người luôn phải khởi đầu từ những sự kiện thực tiễn. Tuy nhiên, đối với những dạng người khác, chủ yếu dựa theo niềm tin, thì có nhiều cách khác nhau để họ tạo ra niềm tin. Thế nên, dù người ta không có được nhận thức đúng đắn về niết-bàn và khả năng thực chứng niết-bàn, thì ít nhất họ cũng phải có được một giả định chính xác về niết-bàn.

 MIKE AUSTIN: Có mâu thuẫn chăng khi nói rằng các hành giả duy thực phải đi trọn con đường trước khi quy y cũng chính trong con đường mà họ đã đi qua?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hiện thực hóa niết-bàn và sự khẳng định rằng niết-bàn có thực là hai việc hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, thực sự đến nơi này và biết chắc nơi này có thực là khác nhau.

MIKE AUSTIN: Phần lớn người thế gian đều không nhiệt thành trong việc đào luyện tâm linh. Những khía cạnh quan trọng và sâu thẳm nhất trong đời sống của họ là những mối quan hệ với người khác - đặc biệt là với các thành viên trong gia đình. Ngài cho rằng đến mức độ nào thì những mối liên hệ căn bản này được xem như là một phương tiện cho sự phát triển của nhân loại? Tự thân những mối quan hệ ấy có chút tác dụng nào giúp cho con người tiến hóa chăng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi không rõ. Có một dạng tình thương của chúng ta là chân thực. Tình thương này có thể trải rộng hướng đến sự phát triển tâm linh. Nó có thể được dùng như là nền tảng cho sự phát triển thành Từ vô lượng tâm. Thế nên, từ quan điểm đó thì đời sống gia đình hay những quan hệ gia đình có thể là có lợi. Trong bản chất con người đã sẵn có lòng tốt theo cách nào đó. Phần nào trong đó là hợp lí. Nhưng đồng thời lòng tốt thông thường sẵn có trong bản chất con người lại chịu ảnh hưởng rất mạnh của ái luyến. Điều này lại chẳng có liên quan gì đến phương diện tinh thần, và trong thực tế còn có tác động như một trở ngại.

MIKE AUSTIN: Ngài nói đến tình thương dựa trên sự ái luyến?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.

MIKE AUSTIN: Vậy xin ngài có thể nói về tình thương chân thực?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có nhiều nguyên do để có tình thương chân thực. Khi bạn có lòng trắc ẩn hoặc thương xót một người rất nghèo, lúc ấy bạn tỏ ra cảm thông bởi vì người ấy nghèo. Tình thương ấy đặt nền tảng trên nguyên nhân đúng đắn. Còn tình thương dành cho vợ, con hoặc một người bạn thân là tình thương dựa trên một đối tượng ái luyến. Một khi sự ái luyến của bạn thay đổi, tình thương loại này sẽ không tồn tại nữa. Dạng tình thương đã nói trước không dựa trên sự ái luyến của bạn, mà là tình thương - như trong trường hợp này - phát khởi do có một người đang chịu đựng sự nghèo khổ. Như vậy, khi nào ông ta còn nghèo khổ thì tình thương của bạn vẫn còn tồn tại.

MIKE AUSTIN: Có phải ngài cho rằng tình thương chân thực chỉ có được trong sự cảm thông.

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng! Tương tự như vậy. Tình thương chân thực sẽ không thay đổi theo cảm xúc của bạn đối với đối tượng. Tình thương gắn liền với sự ái luyến sẽ thay đổi rất nhiều tùy theo cách nhìn của bạn với đối tượng.

MIKE AUSTIN: Tín đồ Phật giáo cho rằng xúc cảm là chướng ngại - tâm sở phiền não - là điều nên trừ bỏ. Dù vậy, ở phương Tây thì một trong các tiêu chuẩn chính của cuộc sống trọn vẹn chính là việc những cảm xúc sâu kín nhất đã được trải nghiệm như thế nào. Nếu một người né tránh sự đam mê sẽ bị người khác cho là sống giả tạo. Mặt khác, người ta thường ngưỡng mộ những người có nhiều kinh nghiệm sống. Hai quan niệm này có phải phủ định lẫn nhau không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này hơi phức tạp. Có những cảm xúc mạnh mẽ nào đó đến với bạn do ái luyến. Tương tự, những tình cảm mạnh thậm chí có thể có mặt trong công phu thực hành giáo pháp hoặc trong sự kính ngưỡng của bạn đối với bậc thầy của mình. Cho dù tình cảm này có vẻ như là tốt, nhưng nếu hành giả tu tập đúng đắn thì đến giai đoạn sau đó anh ta sẽ phải loại trừ cả những tình cảm này.

MIKE AUSTIN: Vậy là thực sự không có cách nào để tương đồng hai quan niệm này? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn hữu hay cha mẹ của một người qua đời, ngài không thấy rằng việc họ đau buồn là điều đúng đắn hay sao?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với cái chết của cha mẹ hay của người khác, đúng là có lý do để đau buồn. Tôi chẳng thấy có gì sai trái trong điều này. Nếu có điều gì bất hạnh xảy đến cho cha mẹ mình hoặc xảy đến cho người mà mình yêu quý nhất, thì đó là một lý do hợp lý để đau buồn. Nhưng ở đây, nếu có người bị mất cha mẹ và đau buồn, tôi nghĩ là sự đau buồn của họ nên dựa trên sự hợp lý, vừa phải. Tôi nghĩ như vậy là đúng đắn. Đừng quá vô tình, nghĩa là anh ta phải cảm thấy rất tiếc nuối. Đừng quá đau đớn, có nghĩa là anh ta biết chấp nhận điều ấy. Như vậy đó, sự đau buồn dựa trên ái luyến mạnh mẽ là không tốt. Do sự đau buồn đó, người ta thậm chí có thể tự vẫn! Đi đến mức độ đó là đã vượt quá sự hợp lý.

MIKE AUSTIN: Vì thế nên đó là điều nên từ bỏ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Về mái chùa xưa


Phật Giáo Yếu Lược


Truyện cổ Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.124.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...