Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bhutan có gì lạ »» Chương IX. Những ngày đợi trông »»

Bhutan có gì lạ
»» Chương IX. Những ngày đợi trông

Donate

(Lượt xem: 2.468)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bhutan có gì lạ - Chương IX. Những ngày đợi trông

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đêm 30 tháng 4 năm 2001, tại khách sạn Olathang ở Paro, hầu như chúng tôi không ai ngủ được. Chúng tôi thao thức vì không biết làm sao để có thể về lại nước Đức càng sớm càng tốt, vì ngày lễ Phật Đản của một vài chùa sẽ tổ chức vào cuối tuần đó.

“Thức đêm mới biết đêm dài.” Câu này thật đúng với tâm trạng của chúng tôi lúc này. Mặc dầu biết rằng không đi được, nhưng chiều đó chúng tôi vẫn mang vé máy bay lên phi trường để tái xác nhận cũng như nhờ nhân viên báo cho hãng China Airline là chúng tôi không có chuyến bay để về lại Bangkok đúng lịch trình, nhưng hầu như không có một sự liên hệ quốc tế như thế, cho nên đến đêm 3 tháng 5 năm 2001, khi về đến Bangkok rồi chúng tôi mới tỏ rõ sự tình. Đây chính là lỗi của hãng máy bay vậy.

Ngày 1 tháng 5 năm 2001, một số người trong đoàn thì đi chợ, một số ngồi chờ, một số đi ngắm cảnh. Chẳng ai buồn nói với ai điều gì. Do vậy mà có người đề nghị nên có những buổi thuyết giảng của quý Thầy để lấp đi những khoảng trống vô nghĩa đó. Thượng Tọa Quảng Bình giảng và cầu nguyện vào tối ngày 1 tháng 5 và tôi giảng vào tối ngày 2 tháng 5. Mấy ngày này chiêm nghiệm về lời nói của vị Đại Sư tại cố cung sao mà đúng quá. Tại sao lúc ấy Ngài chúc phái đoàn không gặp tai nạn như máy bay, xe bus v.v... mà nếu có xảy ra thì cũng không sao, khi có lực gia trì này của Ngài ban cho. Ai đó trong chúng tôi đâu có bao giờ nghĩ là máy bay gãy cánh đâu. Thế mà máy bay gãy cánh thật. Ngặt nỗi chỉ có một chiếc máy bay nên phải chờ thôi, chứ biết nói sao hơn bây giờ.

Lý do thì sau này quý vị sẽ biết và sẽ hồi hộp giùm với chúng tôi, còn bây giờ hãy dành sự bí mật ấy chưa nói ra, sẽ tiết lộ sau.

Những ngày này anh Harata, người Nhật, là một Giáo sư Đại Học tại Đức, một Phật Tử thuần thành, có cơ hội để giải thích cho chúng tôi những điều huyền bí trong nhiều điều huyền bí khác nữa. Thế là có nhiều người tin, mà không tin sao được, khi những sự kiện ấy xảy ra chính xác như hai lần hai là bốn vậy.

Anh Harata bảo rằng phải cầu nguyện và sám hối, phải chí thành tụng kinh, không phải một người mà nhiều người cùng hợp lực lại. Điều ấy chúng tôi tin nên đã cùng nhau làm lễ nhiều lần như vậy tại khách sạn. Cũng có người sau khi đi thăm nơi chiến thắng Tây Tạng về thì đi đến chỗ Ngài Padmasambhava thị hiện, lấy nước đem về cho mọi người dùng và chuyên tâm cầu nguyện.

Lúc bấy giờ chẳng phải sợ chết, mà sợ bị cô lập nơi xứ sương mù này. Mặc dầu ở gần phi trường mà cả ngày chẳng nghe một tiếng máy bay. Vì đơn giản thôi, Hoàng gia và Chính phủ chỉ có một chiếc máy bay, mà chiếc ấy hiện đang nằm trong xưởng sửa chữa thì âm thanh ở đâu có để mà nghe. Ngoài ra, chúng tôi được biết là không có một hãng máy bay nào khác có mặt tại đây cả, ngoài hãng Druk Air.

Tụng kinh tiếng Việt xong thì đến tiếng Đức, tiếng Đức xong lại tụng tiếng Nhật... Cứ như thế và như thế, lần lượt trải dài âm thanh ra vang vọng với núi rừng Hy Mã. Chúng tôi vẫn thiết tha được về, nhưng không về được, thì những lời an ủi từ Bộ Ngoại Giao cũng chỉ để vỗ về mà thôi. Có vị Bộ Trưởng nói với tôi là nhiều lúc mùa Đông sương mù dày đặc, máy bay chuẩn bị hạ cánh mà cũng không làm sao xuống nổi, đành bay trở lại Kathmandu hoặc Delhi. Đó cũng là một sự an ủi để cho chúng tôi thấy rằng chúng tôi vẫn còn may và còn đang ở dưới đất. Nếu máy bay sửa xong sớm thì chúng tôi có cơ hội bay lên dễ dàng, dầu cho có sương mù bao phủ đi nữa. Vì đáp xuống mới sợ với thung lũng nhỏ hẹp này, còn bay lên với một bầu trời cao rộng như thế sẽ không sao! Đó là niềm hy vọng vậy.

Thỉnh thoảng thì bên Bộ Ngoại Giao có gọi sang cho tôi bảo rằng họ sẽ cố gắng thuyết phục Druk Air để cho chúng tôi về chung và nếu muốn về sớm thì bay qua Kathmandu để đổi máy bay về Bangkok, nhưng điều đó trên thực tế không xảy ra. Nếu chúng tôi có đến Kathmandu thì chúng tôi cũng nằm chờ đó thôi. Khó có máy bay để đi Bangkok, đừng nói gì là tuyến đường bay để nối Kathmandu với Âu Châu. Vì Druk Air hầu như chẳng quan tâm và không có sự liên hệ buôn bán với những hãng máy bay lớn như thế.

Sau khi nghe những lời ngoại giao như thế thì tôi báo lại toàn bộ cho mọi người trong đoàn biết. Mọi người chỉ biết thở dài thôi. Một hôm, có lẽ là ngày 2 tháng 5 năm 2001, anh Kunzang bảo rằng lên phi trường một lần nữa. Tôi vội vã thâu hết vé máy bay và passport của mọi người để cùng đi, nhưng trước khi đi Hanada nói với mọi người là chuyến đi này của tôi không thành công. Vì không có máy bay và khi về thì về chung cùng một lúc, chứ không ai về trước hoặc sau gì cả. Đây là một sự tiên đoán, mà cũng là một thần giao cách cảm đúng 100 phần trăm, nên đã có nhiều người tin. Ngay cả việc chữa bệnh của anh ta cũng thế. Riêng tôi thì không phủ nhận nhưng cũng không xác tín 100 phần trăm. Vì đôi khi cũng có những điều anh ta nói sai.

Mà thật thế! Khi tôi về lại khách sạn báo tin lại là không có máy bay và sáng ngày 3 tháng 5 chúng ta cùng đi chung một chuyến thì mọi người mới vỡ lẽ ra anh ta tiên đoán điều ấy là đúng.

Trong khi chúng tôi ở lại đây bất đắc dĩ mấy ngày thì chúng tôi có gặp 2 sự kiện đáng quan tâm. Sự kiện thứ nhất là có một vị tu sĩ Bhutan đến nhờ tôi hỗ trợ xây Tu Viện, giáo dục học tăng ở miền Nam Bhutan và sự kiện thứ hai là trong cái ngẫu nhiên tình cờ chúng tôi đã gặp vị Mattheu Ricard, tác giả của cuốn Tăng Sĩ và Triết Gia mà Linh Thụy đã chuyển ngữ và do nhà xuất bản Văn Nghệ tại Mỹ ấn hành trong thời gian qua.

Về việc thứ nhất thì chúng tôi sẵn sàng, nhưng bên Chính phủ thì bảo rằng vẫn phải xem lại cho kỹ hồ sơ và phải có sự đồng thuận của Bộ Văn Hóa. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã đóng góp một số tiền gần 3.000 Đức Mã để lo cho vấn đề giao lưu văn hóa đó. Đây là một việc làm mà ai trong chúng tôi cũng hết sức vui mừng. Ở một xứ khó khăn về kinh tế như thế này mà được sự ngoại viện từ nước ngoài là điều rất tốt vậy. Dĩ nhiên là còn nhiều đợt viện trợ nữa từ đây về sau cho đến khi hoàn thành, nhưng phải chờ thông qua Bộ Văn Hóa và Tôn Giáo của Bhutan mới có kết quả tốt được.

Riêng việc thứ hai xảy ra như thế này. Hôm đó có lẽ là ngày 2 tháng 5 năm 2001, Hạnh Hảo đưa về 3 vị sư. Một người Mỹ, một người Pháp và một người Tây Tạng. Tôi và thầy Thông Trí đang ngồi dịch sách, nhưng thấy vậy đồng đứng lên chào. Hạnh Hảo giới thiệu với 3 vị bằng tiếng Anh về tôi và thầy Thông Trí, sau đó giới thiệu tiếng Việt về 3 thầy ấy cho tôi và thầy Thông Trí nghe.

Vị thứ nhất là một người Mỹ, đã ở Bhutan và Tây Tạng gần 20 năm rồi. Ông ta rất dễ dãi, nhưng mới trông có vẻ như là một vị sư ít thích làm việc, hay nói đúng hơn là một vị sư lười biếng. Tuy nhiên, ông được Hoàng Hậu và Hoàng Thái Hậu rất trọng vọng. Ông hay vào cung và nhận được nhiều món quà đặc biệt, ngay cả của nhà Vua.

Vị thứ hai ngồi ở giữa, người Pháp, tên là Mattheu Ricard, tác giả cuốn The Monk and the Philosopher (Tăng Sĩ và Triết Gia) mà Linh Thụy đã chuyển ra Việt ngữ do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành. Sách này rất hay và nổi tiếng. Dầu thế, tôi chưa đọc hết quyển sách này. Thế là thầy Thông Trí reo lên: “Tôi đã đọc sách của thầy bằng tiếng Hòa Lan rồi.” Ông cười lớn và vị Rinpoche bên cạnh thì nói một tràng tiếng Tây Tạng và sau đó bằng tiếng Anh, có nghĩa là “Ngài nổi tiếng quá rồi đó”. Thế là câu chuyện tiếp tục giòn hơn bắp rang.

Được biết thân sinh của thầy Mattheu Ricard là Tiến sĩ Jean-François Revel, Giáo sư Triết học tại nhiều Đại Học ở Pháp. Còn thầy trước khi xuất gia là một nhà Vật Lý Học rất nổi tiếng tại Pháp. Cả hai tranh luận với nhau về khoa học và tôn giáo, để cuối cùng tác phẩm ấy thành hình. Đây là một tác phẩm hay quý vị nên tìm để đọc. Dĩ nhiên là tăng sĩ như thầy Mattheu Ricard thì nhận định theo cách nhìn của thầy, còn thân phụ của thầy lại nhìn theo lối triết học về tôn giáo vậy.

Thầy cũng thường đi thông dịch cho Đức Đạt-lai Lạt-ma khắp nơi trên thế giới. Được biết, thầy đã ở Népal, Bhutan hơn 20 năm rồi, nên rất giỏi tiếng Tây Tạng. Còn tiếng Anh ban đầu thầy bảo rằng không giỏi mấy, nhưng lâu dần rồi nói cũng quen đi. Thỉnh thoảng, thầy ghé Bhutan thăm núi đồi và cây cỏ tại đây.

Còn vị thứ ba là một vị Rinpoche tái sanh cũng nổi tiếng, thông minh, tuy còn trẻ nhưng rất hoạt bát. Được biết vị này có liên hệ với Hoàng gia nên chức vụ của Ngài rất lớn.

Theo Hạnh Hảo thì chuyện gì ở Bhutan Ngài cũng rõ. Có lẽ vì xứ Bhutan quá nhỏ, hay vì Ngài có thần thông hoặc giả Ngài có thế lực lớn chăng?

Hạnh Hảo nghĩ rằng phải đến gặp tôi để vị Rinpoche ấy biết rằng Hạnh Hảo có Thầy Tổ đàng hoàng chứ không phải người tự xưng là tu sĩ. Vị này Hạnh Hảo đã gặp tại Schnenerdingen vào năm 1998 vừa qua nên đã làm quen và tôi cũng có mời là khi nào Ngài có dịp sang Đức xin ghé lại chùa Viên Giác để thăm và Phật Tử có cơ hội nghe pháp từ thầy. Tất cả 3 vị đều hoan hỷ.

Về việc máy bay bị gãy cánh thì Hạnh Hảo kể lại cho tôi nghe về sau này và được biết rằng việc này do Ngài Rinpoche kể lại. Nguyên là hôm tối 29 tháng 4 năm 2001, chiếc máy bay duy nhất của Hoàng gia khi hạ cánh không có gì trục trặc và đưa tất cả những hành khách đến nơi đến chốn bình an. Thế mà hôm sau ngày 30 tháng 4 lại bay không được. Đúng là vấn đề hy hữu. Bao nhiêu cuộc điều tra đã tiến hành và chẳng ai nhận lỗi cả. Cuối cùng Đức Vua phải giải quyết chuyện này. Nếu không khai thì cả nhóm kỹ sư hôm đó phải đưa qua cảnh sát điều tra. Mọi người sợ quá nên kết quả đã đưa đến như thế này.

Khi chiếc máy bay vào nơi nghỉ ngơi an toàn, thay vì 6 kỹ sư phải chung lo việc ấy, đàng này chỉ có một người dùng xe để kéo. Vì không có ai trông nom, nên cánh máy bay đã va vào tường và gây nên sự cố, trong khi 5 người kỹ sư khác ngồi đánh bài. Lý do chỉ có vậy, mà làm cho cả đoàn của chúng tôi và hầu như rất nhiều người khách ngoại quốc khác đã phải trễ chuyến bay. Có chờ đợi một cái gì rồi mới thấy ruột gan của mình nó nóng như thế nào!

Riêng Hạnh Hảo thì muốn ở lại Bhutan lâu hơn để nhập thất, nhưng phía Bhutan không tán đồng. Đến lúc họ cho thì Hạnh Hảo lại muốn về Âu Châu. Ở đời có những điều nó trái ngược là thế. Lý do không cho không rõ, nhưng ông Kunzang nói rằng vào Bhutan lần này với lý do khác, hãy ra khỏi Bhutan và làm đơn nhập cảnh với loại khác thì sẽ được ở lâu hơn.

Một hôm khác, ông Bộ Trưởng Văn Hóa nói rằng: Nếu một người ngoại quốc vào đây rồi cho phép ở lại 5 hay 6 tháng, như thế thì những người ngoại quốc khác sẽ không hài lòng. Đó là những lý do phụ.

Theo Hạnh Hảo, lý do chính là phải đóng tiền 200 USD một ngày thì có thể sẽ được ở lại, nhưng chi phí cho 3 đến 6 tháng như thế đâu phải là một chuyện nhỏ. Một ngày ở trong thất tiêu mấy đồng mà phải đóng 200 USD. Đó là chưa kể trong núi sâu kia hay ở thất nọ chưa chắc gì có Phật. Tại sao phải trả một giá cao như thế? Sau khi nghe lời khuyên của Thượng Tọa Thích Quảng Bình thì Hạnh Hảo đồng ý mua vé máy bay về lại Đức để đi nhập thất ở Hòa Lan, nơi cư ngụ của Thượng Tọa Thích Minh Giác.

Thế là ngày 6 tháng 5 năm 2001, Hạnh Hảo đã có mặt tại chùa Viên Giác để rồi sau Phật Đản đã sang Horn nhập thất đầu tiên trong vòng 3 tháng. Sau đó, nếu tốt sẽ tiếp tục thêm 3 tháng nữa. Phật ở Đức và Phật Bhutan chắc chẳng có gì khác nhau, khi mà nội tâm đã giao cảm. Tôi cũng chẳng biết rằng bao giờ sẽ có một vị Phật Đức, nhưng trong hiện tại thì có quá nhiều người Đức muốn thành Phật.

Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh nhiều vấn đề gần như không ngớt, để rồi sau đó uống trà bơ của Bhutan và còn tiếp tục mãi cho đến gần cơm chiều thì quý vị ấy mới về. Đây là một cuộc hội ngộ rất hy hữu và rất có ý nghĩa. Câu chuyện được trình bày trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu. Chung quanh là cây rừng, gió nội, khung cảnh gỗ đá và con người. Do vậy tôi rất thích và cũng chính từ những điểm này mà tôi đã nêu ra 3 quan điểm sống của tôi lúc về già là đọc kinh sách, uống trà cũng như sống nơi thôn dã. Có lẽ những điều ước muốn ấy cũng đã gần kề.

Hôm nay ngày 28 tháng 6 tại chùa Viên Giác Hannover đã tổ chức lễ sinh nhật lần thứ 53 của tôi và tôi cũng cảm thấy như cái già, cái bệnh và cái khả năng nó đã đến thời kỳ giới hạn của nó. Khi tôi viết những dòng chữ này là lúc đang tổ chức sinh nhật. Có khoảng 24 Tăng Ni và 50 cư sĩ hiện diện. Năm rồi (2000) không vui vì thầy Thiện Thông mất. Còn năm nay thì vui hơn vì có nhiều thầy khách Tăng từ các nơi tựu về.

Chúng tôi giã từ nhau, để đêm đó chúng tôi có một đêm dài nơi khách sạn, chuẩn bị hành trang cho một ngày mai vào 3 tháng 5 năm 2001 về lại Calcutta, Bangkok, rồi Hòa Lan, rồi Đức Quốc.

Sáng sớm ngày 3 tháng 5 năm 2001, phái đoàn chúng tôi đã có mặt tại phi trường, nhưng chẳng thấy máy bay đâu cả. Mặc dầu thế, nhân viên phi trường Paro đã cân hành lý cho chúng tôi và chỉ gởi đến Calcutta, sau đó phải đổi máy bay Ấn Độ để đi Bangkok. Chờ một hồi lâu thì thấy máy bay lăn bánh ra phi đạo và bắt đầu cất cánh thử. Hành khách ở bên trong phòng chờ vỗ tay tán thưởng không ngớt. Đúng là một điều kỳ lạ. Sau một hồi bay chừng 15 phút máy bay đáp xuống và trở về lại chỗ khởi điểm lúc ban đầu, để mọi người tán thưởng nhiệt liệt bằng một tràng pháo tay khác nữa.

Lẽ ra họ phải bay thử từ chiều hôm qua, chứ đến hôm nay họ mới bay thử cho nên mọi người cũng hơi đứng tim một phút, lỡ mà không bay được thì chỉ có nước chờ. Đúng lý ra họ phải bay đi Bangkok, nhưng chỉ bay đến Calcutta, rồi từ đó họ bay về lại Paro. Có lẽ họ sợ bay nhiều không đủ giờ để đi ngày đó thành 2 chuyến, nên mới xảy ra việc như vậy.

Đến Calcutta, chúng tôi xuống máy bay, xe bus chở vào phòng chờ. Người đại diện tại đây làm vé rất cẩn thận, mặc dầu có nhiều điều không cần chi tiết đến như thế. Khi kiểm tên và phát vé lên tàu xong, chúng tôi lên phòng chờ bên trên để đi Bangkok thì nhân viên an ninh không cho vào bảo là thiếu dấu ấn. Họ đóng dấu đủ chỗ, nào là hành lý xách tay, nào là áo quần. Thật là quá thừa thãi, tốn tiền và tốn nhân công quá. Có lẽ chính phủ Ấn Độ vì quá dư thừa nhân công nên mới làm những việc như thế chăng? Chúng tôi phải đứng đợi cả một hồi lâu họ mới giải quyết cho qua. Không khí tại đây rất chộn rộn và vì quá cận giờ mà kiểm soát quá gắt gao nên ai nấy cũng nổi quạu. Chỉ có trung chuyển máy bay thôi, sao mà quá phiền hà như thế? Nhưng biết nói sao hơn, thân phận mình vẫn còn ở tại xứ người, phải ẩn nhẫn và tùy thuộc vào họ vậy.

Sau khi qua khỏi khu kiểm soát này, mọi người mới thở phào và thốt lên nhiều lời khác nhau, không phải để cảm ơn mà là để hậm hực. Ấn Độ như thế đó! Làm vậy bao giờ mới phát triển quốc gia được? v.v... và v.v... Thật là một chuyến đi nhớ đời, nhất là phải ghé Ấn Độ trong trường hợp bất đắc dĩ như thế. Nhưng đi máy bay Ấn Độ được ưu điểm là đồ ăn chay không cần đặt trước vẫn có. Trong khi đó những hãng máy bay khác thì khó được điều này.

Trong máy bay Ấn Độ, tôi thấy những người Ấn Độ lấy mỗi người 2 lon bia, sau khi uống bia rồi thì lời ra tiếng vào không ngớt. Những người Âu Châu và chúng tôi ngồi đó cũng chỉ có việc ẩn nhẫn chờ đến Bangkok mà thôi chứ biết nói sao hơn.

Khi máy bay mới đáp xuống Bangkok, cả một chiếc máy bay chở người đầy như thế mà họ chạy ra đến phía trước, mặc dầu máy bay chưa ngừng bánh, phi hành đoàn có nói gì họ cũng chẳng nghe. Đó có lẽ cũng là một loại văn hóa của một dân tộc vậy. Chả bù với lúc về từ Bangkok đến Amsterdam, cả một máy bay gần 400 người mà chẳng có một tiếng động khi rời máy bay. Đó cũng là một loại văn hóa của một dân tộc vậy.

Đến Bangkok vào lúc 4 giờ chiều ngày 3 tháng 5 và vấn đề của chúng tôi là phải lãnh hành lý ra để cân trở lại cho chuyến về của máy bay China Airline, chứ không còn cách nào khác. Còn một điều nguy hại hơn là Druk Air của Bhutan chẳng liên hệ gì với China Airline cả để bỏ chuyến đi hôm ngày 30 tháng 4 và ngay cả hôm nay ngày 3 tháng 5 họ cũng chẳng ghi tên chúng tôi vào máy để chờ. Tất cả chúng tôi đều phải tự làm những thủ tục này. Khi gọi người đại diện của hãng Druk Air ra nói chuyện thì họ cũng nhờ nhân viên Thái ra can thiệp chỉ cho chuyện hành lý mà thôi. Mà cuối cùng thì hành lý của chúng tôi cũng phải tự cân, chứ chẳng có nhân viên nào đến chỗ chúng tôi để lo cho chuyện hành lý cả.

Điều ấy cũng dễ hiểu thôi. Vì lẽ cả phi trường mỗi ngày mấy chục ngàn người lên xuống, ai đâu mà đi lo cho một nhóm nhỏ chỉ 17 người, nhưng đối với chúng tôi là một việc trọng đại lắm. Vì đã trễ 3 ngày rồi, trong khi đó tôi và Thiền Sư Reiho có nhiều chương trình khác đã dự định trước, hoặc lễ Phật Đản tại Linh Thứu, Hamburg và còn nhiều người phải đi làm, đi học nữa. Chỉ có 6 vị có vé về trễ mà nay lại yên tâm, vì đã có chỗ ngồi. Còn lại 11 người phải chờ. Chờ cho đến khi nào hết người đi, nếu máy bay còn trống chỗ họ mới cho đi. Thật là khủng khiếp. Nếu một hay hai người đi Standby thì không sao, chứ ở đây 11 người quả là điều ít hy vọng. Đó là chưa kể việc anh nhân viên China Airline bảo tôi là từ nay đến cuối tháng 5 máy bay của chúng tôi không còn chỗ nữa. Đúng là hú hồn!

Thế nhưng chúng tôi phải học chữ kiên nhẫn. Chúng tôi chờ đến 22 giờ 30 thì họ cho cân hành lý, nhưng trước đó họ bảo rằng: Nếu muốn đi hạng Economic thì mỗi người phải đóng thêm 500 Đức Mã nữa là có chỗ chắc chắn. Còn nếu không đóng thêm, mặc dầu hành lý đã cân, nhưng nếu người của chúng tôi vào thêm thì mấy ông phải nhường chỗ.

Sau khi cân hành lý, cô nhân viên bảo tôi là tại sao Druk Air làm như thế mà chẳng liên lạc với chúng tôi gì cả? Quý vị về nên kiện Druk Air đi! Tôi chỉ mỉm cười thôi và nói rằng: Chắc là họ có khó khăn của họ, miễn sao chúng tôi về hết được đêm nay là vui rồi. Cô ta cho biết còn 20 chỗ. Thế là an tâm, nhưng vẫn cứ phập phồng khi có thêm một hai người đi trễ vào thêm và cân hành lý.

Thiền sư Reiho vì nóng lòng chịu không nổi nên đã điện thoại về Đức, nhờ người em ruột làm hãng máy bay mua liền một vé máy bay hạng rẻ của hãng Lufthansa để về trước và trước khi ông ta đi, ông ta có nói rằng như vậy những người còn lại có thêm một chỗ trống để đi. Đó cũng là một điều hay, nhưng người đệ tử đi cùng thì buồn hiu. Vì Thầy mình đã về trước, còn mình thì phải ở lại chịu chờ.

Đến 23 giờ là giờ cuối thì họ còn 14 chỗ trống, họ cho đoàn của chúng tôi 10 người đứng ở danh sách chờ đi hết và 6 người khác đã có chỗ trước, ngồi chờ bên trong cũng hả dạ vô cùng và giờ này càng tin vào lời của ông Harada là đúng.

Hôm đó, theo cô nhân viên hãng China Airline thì người ta đặt chỗ chật hết rồi, mà có lẽ vì mưa bão bên ngoài quá lớn, nên có một số người không đi, hoặc đi trễ. Do vậy mà quý vị là những người có phước nên mới được Đức Phật độ trì. Đó là một câu an ủi mà cũng là một niềm hy vọng lớn của chúng tôi.

Ngồi yên trên máy bay rồi, chúng tôi hồi tưởng lại những việc đã qua mà hoảng vía. Thầy Giáo Thọ bảo rằng mới chỉ có một đêm lo lắng mà sao râu tôi ra dài thế. Nhưng thầy đâu có biết chỉ một đêm, mà kể từ khi đi cho đến khi về tôi đều phải có trách nhiệm nên không an tâm là phải, mà không an tâm thì nỗi lo hiện lên mặt và râu mọc nhiều là phải chứ đâu có gì đáng nói.

Sau hơn 13 tiếng đồng hồ bay, chúng tôi đã đến Hòa Lan trong không khí yên tĩnh của một buổi mai mùa xuân Âu Châu. Quả là bất khả tư nghì thật!

Sau khi về Đức được mấy hôm thì tôi nhờ thầy Hạnh Tấn viết một thư cảm ơn cho Bộ Ngoại Giao Bhutan, đại ý như sau:

Kính gởi vị Chánh Văn Phòng của Bộ Ngoại Giao

Mr. Kesang Wangdi
Thimphu - Bhutan
Fax. 00975. 2. 323056

Kính gởi Ông Kesang Wangdi,

Tôi xin chân thành cảm ơn ông và chính quyền Bhutan đã bảo trợ cho 10 ngày thăm viếng từ 23 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2001 tại quý quốc. Chúng tôi cảm ơn về sự chuẩn bị chu đáo trong việc di chuyển, ăn ở của phái đoàn trong khi chúng tôi là khách của quý vị.

Tôi cũng xin thành tâm biết ơn sự phối trí nhịp nhàng trong việc tiếp kiến Hoàng Hậu cũng như Bộ Ngoại Giao.

Sự thăm viếng quý quốc đã gây ấn tượng tốt đẹp với tất cả chúng tôi và không có điều gì là không thể chấp nhận được.

Kính chào trong tinh thần Phật Pháp.

Thích Như Điển
Viện Chủ Chùa Viên Giác


Mà đúng thế, trong khi ở Bhutan chẳng có việc gì phải nói. Ngoại trừ việc chiếc máy bay bị hư. Nếu mà Hoàng gia sắm thêm một hay hai chiếc nữa thì có lẽ không có vấn đề. Nghe đâu một chiếc nhỏ như thế chỉ chở được 72 người mà đến 60 triệu Đức Mã. Thử hỏi một chiếc Boing 747 là bao nhiêu tiền và một phi trường quốc tế như Frankfurt, Amsterdam, New York, Paris, Chicago v.v... có không biết bao nhiêu là chiếc máy bay như thế. Quả thật là tiền rừng bạc biển.

Mong rằng Hoàng gia Bhutan sẽ có thêm một chiếc máy bay nữa để mọi người khỏi hồi hộp khi phải chờ máy bay như thế và niềm hy vọng ấy chắc cũng không lâu sẽ được đáp ứng cho mọi người.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Sống đẹp giữa dòng đời


Phật pháp ứng dụng


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.41.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...