Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Chương 6: Rộng lớn và sâu sắc: hai khía cạnh của con đường tu tập »»

Rộng mở tâm hồn
»» Chương 6: Rộng lớn và sâu sắc: hai khía cạnh của con đường tu tập

Donate

(Lượt xem: 12.816)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Rộng Mở Tâm Hồn - Chương 6: Rộng lớn và sâu sắc: hai khía cạnh của con đường tu tập

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Trên hành trình tâm linh trong đạo Phật, có hai tính chất của con đường tu tập phản ánh hai pháp tu tập khác biệt mà chúng ta nhất thiết phải hành trì. Mặc dù đức Phật đã dạy cả hai, nhưng các pháp này được trao truyền từ thầy sang trò qua nhiều thế kỷ theo hai dòng truyền riêng biệt. Tuy nhiên, cũng giống như hai cánh của một con chim, cả hai pháp tu này đều cần thiết khi ta dấn thân vào cuộc hành trình hướng đến giác ngộ, cho dù đó là hướng đến trạng thái giải thoát khổ đau cho riêng bản thân ta, hay trạng thái giác ngộ rốt ráo của quả Phật mà ta nỗ lực đạt đến để làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Cho đến lúc này, tôi đã tập trung phần lớn vào việc miêu tả “sự rộng lớn”. Pháp tu tập này thường được nói đến như là khía cạnh “phương tiện” và đặc biệt đề cập đến sự rộng mở trái tim, phát triển lòng từ bi và thương yêu, cùng với những phẩm tính như là sự rộng lượng bố thí và nhẫn nhục, vốn được phát triển từ một trái tim yêu thương.

Ở đây, sự tu tập của chúng ta bao gồm phát triển những phẩm tính đức hạnh đồng thời giảm dần những khuynh hướng bất thiện.

Rộng mở trái tim có nghĩa là gì? Trước hết, ta hiểu rằng ý niệm về trái tim là một ẩn dụ. Trái tim được nhận hiểu trong hầu hết các nền văn hóa như là suối nguồn của lòng bi mẫn, thương yêu, cảm thông, đạo đức và trực giác, chứ không chỉ đơn thuần là một khối cơ bắp có chức năng đưa máu đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, theo quan điểm của đạo Phật thì cả hai khía cạnh của con đường tu tập nói trên đều được hiểu là diễn ra trong tâm thức. Thật khôi hài khi cho rằng theo quan điểm đạo Phật thì tâm thức nằm giữa lồng ngực! [Vì thế, ta phải hiểu rằng] một trái tim rộng mở chính là một tâm hồn rộng mở. Sự thay đổi của trái tim cũng là sự đổi thay của tâm hồn. Dù vậy, nếu chỉ hiểu một cách tạm thời thì khái niệm về trái tim như trên cho ta một công cụ hữu ích khi cố gắng nhận hiểu sự khác biệt giữa hai khía cạnh “rộng lớn” và “sâu sắc” của con đường tu tập.

Khía cạnh tu tập thứ hai là “trí tuệ”, cũng được biết như là “sự sâu sắc”. Trong khía cạnh này, chúng ta nói đến phạm vi của bộ não, nơi mà sự hiểu biết, phân tích và nhận thức phê phán là những khái niệm ngự trị. Trong pháp tu tập trí tuệ, chúng ta đào sâu sự nhận hiểu về vô thường, bản chất khổ đau của đời sống và thực thể vô ngã của chúng ta. Bất kỳ một điểm nào trong số những tuệ giác nội quán này đều có thể phải trải qua nhiều kiếp sống để nhận hiểu thấu đáo. Thế nhưng, chỉ bằng cách nhận ra được bản chất vô thường của sự vật thì ta mới có thể vượt qua được sự bám chấp vào chúng, cũng như vào bất kỳ ý niệm nào về sự thường hằng. Khi ta thiếu sự hiểu biết về bản chất khổ đau của cuộc đời, sự tham luyến của ta đối với đời sống sẽ gia tăng. Nếu ta nuôi dưỡng nhận thức sâu xa về bản chất khổ đau của cuộc đời, ta sẽ vượt qua sự tham luyến ấy.

Suy cho cùng, tất cả những khó khăn của chúng ta đều bắt nguồn từ một sự ảo tưởng căn bản. Ta tin vào sự hiện hữu sẵn có trong tự tánh của chính bản thân ta và tất cả các hiện tượng khác. Ta phóng tưởng một ý niệm về bản chất thật có và tự tồn tại của sự vật rồi bám chặt vào ý niệm ấy, trong khi sự thật là các hiện tượng không hề có bản chất như thế. Hãy lấy ví dụ về một chiếc ghế đơn giản thôi. Chúng ta tin, mà không hề nhận thức đầy đủ về niềm tin này, rằng thật sự có một điều như là “bản chất ghế”, tức là tính chất của một chiếc ghế, dường như đang tồn tại trong các bộ phận của chiếc ghế: những chân ghế, chỗ ngồi và chỗ dựa. Cũng theo cách như vậy, mỗi chúng ta đều tin là có một “cái tôi” có thực thể và tương tục hiện hữu khắp trong các bộ phận thể chất và tinh thần đã tạo nên chúng ta. Tính chất “có thực thể” này là hoàn toàn do chúng ta quy gán, thật ra tính chất ấy không hề tồn tại.

Sự bám chấp vào “cái tôi” có thực thể tự tồn tại này là một tri giác sai lầm căn bản mà ta nhất thiết phải loại trừ thông qua những tu tập thiền định thuộc phần trí tuệ. Tại sao vậy? Vì nó là gốc rễ của tất cả khổ đau. Nó là cốt lõi của mọi cảm xúc phiền não.

Ta chỉ có thể từ bỏ được ảo tưởng về tính chất “có thực thể” này bằng việc nuôi dưỡng phẩm tính đối trị trực tiếp với nó, đó là trí tuệ nhận ra được sự không tồn tại của tính chất ấy. Một lần nữa, ta nuôi dưỡng trí tuệ sâu sắc này cũng giống như ta nuôi dưỡng sự khiêm hạ để diệt trừ tận gốc sự kiêu mạn trong ta. Trước hết, chúng ta nhất thiết phải suy xét nhuần nhuyễn về cách thức sai lầm mà ta đang nhận thức chính bản thân mình cũng như mọi hiện tượng khác. Sau đó, ta có thể nuôi dưỡng một nhận thức đúng về các hiện tượng. Khởi đầu, nhận thức này có thể chỉ đơn thuần dựa theo lý trí, giống như những hiểu biết mà ta đạt được thông qua việc học hỏi và lắng nghe giáo pháp. Để nhận thức này trở nên sâu sắc hơn thì cần phải có những thực hành thiền định kéo dài hơn, như sẽ được miêu tả trong chương 11: “Sự an định”, chương 12: “Chín giai đoạn thiền định” và chương 13: “Trí tuệ”. Chỉ khi ấy thì nhận thức này mới thật sự có khả năng tác động đến quan điểm của ta về bản thân mình và các sự vật khác. Bằng cách trực nhận được rằng “cái tôi” này không hề có bản chất tự nó tồn tại, ta đánh bật được tận gốc nền tảng căn bản nhất của sự chấp ngã, vốn là cốt lõi của mọi khổ đau.

Phát triển trí tuệ là một tiến trình làm cho những suy nghĩ của ta tiến đến chỗ tương ưng với cách thức hiện hữu thật sự của sự vật. Qua tiến trình này, ta dần dần loại bỏ được những nhận thức sai lầm về thực tại đã có từ vô thủy đến nay. Điều này thật không dễ dàng. Chỉ riêng việc hiểu được ý nghĩa của những cách diễn đạt như “sự tồn tại nhờ vào tự tính” hay “bản chất thật có” của sự vật cũng đã đòi hỏi rất nhiều sự học hỏi và suy ngẫm. Việc nhận biết được rằng sự vật không hề tự tồn tại nhờ vào tự tính của chúng là một tuệ giác nội quán sâu sắc, đòi hỏi nhiều năm học hỏi và thiền định. Chúng ta nhất thiết phải bắt đầu bằng cách suy xét nhuần nhuyễn những ý niệm đó, và sẽ tìm hiểu sâu hơn trong phần sau của sách này. Tuy nhiên, ngay bây giờ chúng ta hãy trở lại với pháp tu phương tiện để tìm hiểu về ý niệm bi mẫn.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Những tâm tình cô đơn


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.51.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...