Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chánh niệm - Thực tập thiền quán »» Chương Mười Sáu: Được gì cho ta »»

Chánh niệm - Thực tập thiền quán
»» Chương Mười Sáu: Được gì cho ta

Donate

(Lượt xem: 12.338)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Chánh niệm - Thực tập thiền quán - Chương Mười Sáu: Được gì cho ta

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bạn có thể kỳ vọng rằng thiền tập sẽ mang lại cho bạn một số lợi ích nào đó. Lúc ban đầu là những lợi ích cụ thể, và giai đoạn về sau là những chuyển hóa to tát hơn. Nó đi từ những điều thật đơn giản cho đến những việc siêu phàm. Ở đây chúng ta sẽ trình bày một số những lợi ích ấy. Và sự thực tập của bạn sẽ chỉ cho bạn thấy được sự thật. Kinh nghiệm của chính bạn, đó mới là điều quan trọng.

Những cái mà ta gọi là năm điều chướng ngại, thật ra chúng chỉ là những thói quen bất lợi của tâm thức mà thôi. Chúng là những biểu hiện căn bản của một cái ngã, cái tôi. Cái ngã, tự nó thật ra chính là một cảm nhận bị tách rời, khác biệt - một nhận thức về sự chia cách giữa cái gọi là tôi và cái gọi là kẻ khác. Nhận thức ấy chỉ hiện hữu khi nó được trau giồi liên tục, và những điều chướng ngại là sự trau giồi ấy.

Lòng tham lam và ái dục là những cố gắng muốn “gom góp về cho ta”; lòng sân hận và ghét bỏ là sự cố gắng tách xa thêm cái khoảng cách giữa “tôi” và “nó”. Tất cả những chướng ngại ấy đều bắt nguồn từ nhận thức sai lầm về một ranh giới ngăn chia giữa ta và kẻ khác, và chúng sẽ nuôi dưỡng thêm nhận thức ấy mỗi khi chúng được biểu hiện. Chính niệm nhìn thực tại một cách sáng tỏ và sâu sắc. Nó mang sự chú ý soi chiếu đến tận gốc rễ của vấn đề, và làm phơi bày cơ chế hoạt động của chúng. Nó nhìn thấy rõ được kết quả và ảnh hưởng của chúng đối với ta. Chính niệm không thể bị đánh lừa. Một khi ta thấy được bộ mặt thật của tham ái và những gì nó đã gây ra cho ta và người khác, tự động ta sẽ buông bỏ ngay. Khi một đứa bé đưa bàn tay sờ vào một lò lửa nóng, bạn không cần phải bảo nó rút tay lại, nó sẽ tự động làm việc ấy, không cần suy nghĩ và cũng không cần phải quyết định. Trong hệ thần kinh chúng ta có một phản xạ tự nhiên, và nó hoạt động còn nhanh hơn tư tưởng. Khi đứa bé cảm thấy nóng bỏng và bắt đầu khóc ré lên, thì bàn tay của nó đã giật lại từ lâu. Phương cách hoạt động của chính niệm cũng tương tự như thế: nó không lời, tự động và vô cùng hiệu quả. Một chính niệm sáng tỏ sẽ ngăn trở sự phát triển của các chướng ngại. Và một chính niệm kiên trì sẽ tiêu diệt chúng tận gốc. Vì vậy, khi chính niệm của ta tăng trưởng, những bức tường của cái ngã tự nó sẽ sụp đổ, lòng tham dục sẽ giảm bớt, thái độ bảo thủ và ngoan cố cũng bớt đi, ta trở nên cởi mở hơn, linh động hơn và dễ chấp nhận hơn. Và bạn biết chia sẻ tình thương của mình hơn.

Theo truyền thống thì những người học Phật thường ít khi muốn đề cập đến chân tính tuyệt đối của con người. Nhưng những vị nào chịu diễn tả thì thường chia sẻ rằng chân tính, hay Phật tính của chúng ta rất thanh tịnh, trong sáng và nhiệm mầu. Và lý do duy nhất chúng ta không cảm nhận được nó là vì cái kinh nghiệm về Phật tính ấy thường bị cản trở. Nó bị ngăn chặn như là nước phía sau một bờ đê. Và những điều chướng ngại là những tảng đá dùng để xây cất nên bờ đê ấy. Khi ánh sáng chính niệm làm tan rã những tảng đá, soi thủng bờ đê, lòng từ bi và tâm hỷ xả sẽ tuôn chảy tràn vào. Khi năng lượng thiền quán của chính niệm được tăng trưởng, tất cả những kinh nghiệm của bạn sẽ thay đổi. Chúng trở thành một kinh nghiệm sống đầy sinh động, mọi cảm giác nhận thức đều trở nên vô cùng sáng tỏ và chính xác, không còn chỉ là những sự bận tâm lo lắng vô ý thức.

Mỗi giây phút tự nó sẽ nổi bật hẳn lên. Những giây phút trôi qua không còn bị hòa nhập với nhau và trở nên nhòa nhạt. Không có gì chỉ là thoáng qua hoặc bị coi thường cả! Không có một kinh nghiệm nào bị đơn giản dán cho nhãn hiệu “tầm thường”. Mọi vật đều sáng chói và đặc biệt. Bạn không còn xếp loại kinh nghiệm của mình và bỏ nó vào những hộc tủ nhận thức khác nhau nữa. Những sự giải thích và giảng nghĩa đều được dẹp sang một bên. Mỗi giây phút được cho phép tự nó trình bày. Bạn thật sự lắng nghe những gì nó muốn nói, và lắng nghe như đó là lần đầu tiên. Khi công phu thiền quán của bạn được sâu sắc, điều này cũng sẽ trở thành vĩnh viễn. Bạn lúc nào cũng quán sát bằng một ý thức đơn thuần đối với cả hai: hơi thở và bất cứ một hiện tượng nào khởi lên trong tâm thức. Bạn càng ngày càng cảm thấy vững vàng hơn, như một con thuyền bỏ neo trong bến, và kinh nghiệm được sự sống của mình trong mỗi giây, mỗi phút.

Một khi tâm bạn được giải thoát không còn tư tưởng, nó sẽ trở nên tỉnh thức và được nghỉ ngơi trong một trạng thái ý thức rất thuần túy. Trạng thái ý thức này không thể nào diễn tả cho trọn vẹn được. Ngôn ngữ không có đủ khả năng. Trạng thái này chỉ có thể hiểu được bằng kinh nghiệm của chính mình. Hơi thở sẽ không còn chỉ là hơi thở. Hơi thở không còn bị giới hạn trong một ý niệm cố định và thông thường của ta về nó. Bạn không còn cảm nhận nó như chỉ là một chuỗi tiếp nối hít vào và thở ra, một chuỗi kinh nghiệm vô vị và tầm thường. Hơi thở trở thành một tiến trình sống động và biến đổi, một cái gì rất sinh động và kỳ diệu. Hơi thở không phải là một cái gì có mặt trong thời gian, mà tự nó chính là giây phút hiện tại. Thời gian chỉ là một khái niệm, không phải là một kinh nghiệm thực tại.

Trạng thái này là một ý thức đơn sơ, mộc mạc không thêm thắt vào một chi tiết dư thừa nào. Nó đứng vững trên mặt đất của hiện tại với một ý thức sinh động. Bạn biết chắc rằng đây là sự thật, nó chân thật hơn bất cứ những gì bạn đã từng kinh nghiệm, và từ đó bạn có một ưu điểm, một tiêu chuẩn mới để đo lường các kinh nghiệm của mình. Bạn sẽ thấy rõ được lúc nào mình tiếp xúc với sự vật bằng một ý thức đơn thuần, và khi nào mình bóp méo sự vật bằng những nhận thức đầy ý niệm và thành kiến. Bạn nhận diện được những khi mình vặn vẹo thực tại bằng những phê phán trong tâm, bằng những hình ảnh cố định và ý kiến cá nhân. Bạn biết rõ mình đang làm gì, và khi nào mình làm việc ấy. Bạn trở nên bén nhạy khi tiếp xúc với thực tại, và có khuynh hướng nhìn sự vật một cách đơn sơ và khách quan hơn, không thêm vào cũng không bớt ra một điều gì. Bạn trở nên rất chuẩn xác. Từ nơi bạn nhìn, tất cả đều sáng tỏ. Vô số những hoạt động của thân và tâm được hiển lộ lên với những chi tiết thật rõ ràng. Bạn quán sát trong chính niệm sự lên xuống không ngừng của hơi thở; bạn quán sát một dòng sông cảm giác bất tận của những xúc chạm và chuyển động ở thân; bạn thấy được sự biến đổi nhanh chóng của chuỗi tư tưởng và cảm thụ; bạn cảm nhận được nhịp điệu vang vọng từ những bước chân đều đặn của thời gian. Và ngay giữa những biến chuyển bất tận ấy, không có người quán sát, chỉ có sự quán sát mà thôi!

Trong nhận thức này, không có gì tồn tại trong hai giây phút kế tiếp nhau. Mọi vật đều biến chuyển liên tục. Mọi hiện tượng sinh ra, mọi hiện tượng lớn lên và rồi diệt đi. Không có một ngoại lệ nào cả! Bạn đột nhiên ý thức được sự thay đổi không ngừng của cuộc đời mình. Bạn nhìn quanh và thấy tất cả mọi sự vật đều biến đổi, tất cả mọi sự vật. Tất cả lên cao rồi xuống thấp, tăng lên rồi giảm đi, sinh ra rồi diệt mất... Mọi sự sống, từ những vật vi phân cho đến một đại dương bao la, đều luôn luôn chuyển động. Bạn nhận thức vũ trụ như là một dòng sông kinh nghiệm vĩ đại. Những gì mà bạn trân quý nhất đang từ từ vuột ra khỏi bàn tay của bạn, ngay chính cả cuộc đời mình. Nhưng sự vô thường ấy không làm cho bạn sầu khổ. Bạn đứng đó không lay chuyển, nhìn những sinh hoạt diễn ra trong bất tận, và phản ứng của bạn là một niềm vui, một hạnh phúc nhiệm mầu. Tất cả đang chuyển động, đang nhảy múa và tràn đầy sự sống.

Khi bạn tiếp tục quán sát những đổi thay này và thấy được sự tương quan của chúng với nhau, bạn sẽ ý thức được một sự liên hệ mật thiết giữa tất cả những hiện tượng của tâm lý, xúc giác và vật lý. Bạn nhìn một tư tưởng này dẫn sang một tư tưởng khác, bạn thấy sự tàn hoại sẽ làm khởi lên những phản ứng tình cảm, và cảm thụ ấy lại làm sinh khởi nhiều tư tưởng khác. Hành động, tư tưởng, cảm thụ, ham muốn - tất cả đều liên kết khắn khít với nhau, trong một tiến trình nhân quả rất tinh vi. Bạn nhìn những kinh nghiệm thú vị đến rồi đi, bạn thấy chúng không bao giờ có mặt dài lâu. Bạn nhìn những sự đau đớn đến không cần ai mời gọi, và bạn thấy mình vùng vẫy, cố gắng tống đẩy chúng đi; và bạn nhìn mình thất bại. Và bấy nhiêu đó cứ tiếp tục lặp đi, lặp lại mãi, trong khi bạn bước lui lại, yên lặng và quán sát nó xảy ra.

Qua những nhận xét ấy, bạn không tránh khỏi đi đến một kết luận duy nhất. Bạn thấy rõ đời mình được đánh dấu bằng sự thất vọng và bối rối, và bạn cũng thấy rõ nguyên nhân của chúng. Những phản ứng ấy xuất phát từ sự bất lực của ta vì không đạt được những gì mình muốn, từ một sự sợ hãi không muốn đánh mất những gì mình có, và từ một thói quen không bao giờ hài lòng với những gì đang nằm trong tầm tay mình. Chúng không còn chỉ là lý thuyết và ý niệm suông - bạn đã thấy và kinh nghiệm, và bạn biết đó là một hiện thực. Bạn nhận thức được nỗi sợ của mình, một nỗi bất an khi đối diện với vấn đề sinh tử. Đó là một mối lo âu rất lớn lao, nó ăn sâu đến tận gốc rễ của ta và biến sự sống trở thành một cuộc tranh đấu. Bạn thấy mình ho-ang mang nắm bắt, cố quơ tìm những gì vững chắc và đáng tin cậy. Bạn thấy mình lúc nào cũng cố gắng bám víu vào một cái gì đó, nắm giữ bất cứ một cái gì, giữa một vùng cát sa lầy. Và rồi bạn hiểu rằng không có gì để ta bám vào được hết, không có gì không thay đổi cả!

Bạn thấy được nỗi đau của những sự mất mát và buồn lo. Bạn thấy mình bị bắt buộc phải tự thích ứng với những khổ đau có mặt trong đời sống. Bạn chứng kiến những mâu thuẫn và xung đột có mặt hằng ngày, và bạn cũng thấy được rằng chúng nông cạn đến đâu. Bạn quán sát cái quá trình của đau đớn, bệnh hoạn, già nua và cái chết. Và bạn cũng ý thức được rằng những điều ấy thật ra không có gì đáng sợ. Chúng chỉ là một hiện thực!

Qua sự quán chiếu về những khía cạnh tiêu cực ấy của cuộc đời, bạn sẽ có một hiểu biết sâu sắc hơn về dukkha - tính chất bất toại nguyện của hiện hữu. Bạn bắt đầu nhận diện được dukkha trong mọi lĩnh vực của đời người, từ những cái rất hiển nhiên cho đến những cái vi tế nhất. Bạn thấy được khổ đau lúc nào cũng theo sau sự nắm bắt, vừa khi bạn nắm giữ bất cứ một cái gì, khổ đau đã có mặt, không thể tránh khỏi. Và một khi bạn hiểu rõ được sự hoạt động của lòng ham muốn, bạn sẽ trở nên bén nhạy hơn đối với nó. Bạn thấy được nó khởi lên ở đâu, khởi lên khi nào, và có ảnh hưởng ra sao. Bạn nhìn thấy nó hoạt động liên tục, biểu lộ xuyên qua những giác quan, rồi chiếm đoạt và làm chủ tâm thức!

Ngay giữa những kinh nghiệm dễ chịu và thú vị, bạn nhìn thấy những bám víu và dính mắc của mình. Ngay giữa những kinh nghiệm khó chịu và đau đớn, bạn nhìn thấy có một sự chống cự phát khởi. Bạn không phải ngăn chận những hiện tượng ấy, bạn chỉ cần theo dõi chúng. Bạn muốn đi tìm một cái gì để gọi là “tôi”, nhưng cái bạn tìm thấy chỉ là cái thân vật lý này, và làm sao ta có thể nhận cái túi da bọc xương ấy là mình được? Rồi đi tìm sâu hơn nữa, bạn thấy những hiện tượng tâm lý - như là cảm thụ, suy nghĩ, và ý kiến - và rồi lại tự nhận hết những cái ấy là “tôi”. Bạn thấy mình trở nên chiếm hữu, bảo vệ, và che chở cho chúng, điều ấy thật là điên rồ! Bạn cố đi tìm một cái gì có thể gọi là “tôi”- cơ thể vật lý, cảm xúc trong thân, cảm thụ, và tình cảm - nhưng chúng cứ xoay vần và biến đổi mãi trong khi bạn tìm kiếm, lục lọi trong mọi ngõ ngách, xó xỉnh cố tìm cho ra được một cái gọi là “tôi”.

Cuối cùng, bạn sẽ không tìm được một cái gì cả! Trong tất cả những kinh nghiệm biến đổi không ngừng ấy, có tìm được gì chăng thì cũng chỉ là những tiến trình vô ngã, được thúc đẩy và quy định bởi những tiến trình đi trước. Không có một cái ngã hoặc cái tôi cố định nào trong đó cả! Tất cả chỉ là những tiến trình. Bạn tìm thấy tư tưởng nhưng không có chủ thể tư tưởng, bạn tìm thấy tình cảm và ham muốn, nhưng không có người nào làm việc ấy. Căn nhà hoàn toàn trống vắng. Không có một ai ở nhà cả!

Quan niệm của bạn về một cái tôi từ nay sẽ thay đổi vĩnh viễn. Bạn sẽ nhìn lại ta như là một tấm hình trên một trang báo. Dưới con mắt thường, bức hình ấy là một tấm ảnh về ta thật rõ ràng. Nhưng khi nhìn dưới một cái kính lúp, tấm hình ấy sẽ hiện rõ thành một tập hợp của vô số những dấu chấm nhỏ đen trắng phức tạp. Cũng tương tự, dưới ánh sáng của chính niệm, cảm nhận về một cái ngã, cái tôi, hoặc là một cái gì đó sẽ mất đi tính chất rắn chắc của nó và bị tan rã. Trong thiền quán, sẽ có một lúc tuệ giác về ba đặc tính của hiện hữu - vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã - sẽ bừng lên trong ta. Bạn kinh nghiệm được hết sức rõ rệt sự vô thường của đời sống, sự khổ đau của kiếp người, và sự thật về không có một cái tôi cố định và riêng rẽ! Bạn kinh nghiệm được những điều này rất sâu sắc, đến nỗi đột nhiên bạn ý thức rằng tất cả những tham ái, nắm bắt và ghét bỏ của mình là vô nghĩa lý và hoàn toàn vô ích. Trong giây phút ấy, tâm thức của bạn được chuyển hóa hoàn toàn. Cái tôi hoàn toàn bị tan rã. Tất cả còn lại chỉ là những hiện tượng vô ngã liên kết, tương quan với nhau, chỉ tồn tại với những điều kiện nhất định và luôn biến đổi không ngừng! Lòng ái dục tắt ngấm và gánh nặng được buông xuống. Chỉ còn lại một dòng sông thong thả trôi, không chống cự, không ngăn ngại. Bây giờ chỉ còn có mặt một hạnh phúc thường hằng, Niết-bàn, vô sinh, đã đạt đến!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Hai Gốc Cây


Chuyện Phật đời xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.51.75 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...