Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tư tưởng Phật giáo trong thi ca Nguyễn Du »» CHƯƠNG VI. NGƯỜI NHẬT VIẾT VỀ TRUYỆN KIỀU »»

Tư tưởng Phật giáo trong thi ca Nguyễn Du
»» CHƯƠNG VI. NGƯỜI NHẬT VIẾT VỀ TRUYỆN KIỀU

Donate

(Lượt xem: 2.328)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tư tưởng Phật giáo trong thi ca Nguyễn Du - CHƯƠNG VI. NGƯỜI NHẬT VIẾT VỀ TRUYỆN KIỀU

Font chữ:

Kể từ khi Hội An là một thương cảng tự do bắt đầu từ thời Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) thì người ngoại quốc như Nhật, Hoa, Ấn, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp v.v… đã đến đây làm ăn buôn bán, trao đổi hàng hóa v.v… Do vậy, việc tìm hiểu về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa tại xứ sở tại là đương nhiên. Thuở ấy, Việt Nam chúng ta đang dùng cùng một lúc 2 loại chữ viết. Đó là chữ Hán và chữ Nôm. Khi viết chữ Hán thì cả người Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc đều có thể hiểu nhau, nhưng cách giao tiếp này chỉ dành cho những người có học, còn dân mua thúng bán bưng thì làm sao viết được loại chữ tượng hình ấy. Do vậy, những nhà truyền giáo Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý cảm thấy cần thiết phải tìm ra một loại văn tự khác để thay thế chữ Hán vốn rất khó nhớ và khó viết đối với họ.

Trong phần trước chúng tôi đã trình bày là đầu tiên Giáo sĩ Francisco de Pina người Bồ Đào Nha đã đến cửa biển Hội An vào năm 1617 và ở tại làng Thanh Chiêm cho đến năm 1624, rồi từ đó ông làm quen với ngôn ngữ này và sau đó Giáo sĩ Alexandre de Rhodes tiếp tục công trình nghiên cứu của thầy mình để tạo thành chữ quốc ngữ, là hình thức chữ viết được tiếp tục phát triển cho đến như hôm nay.

Năm 1640, nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh bên Trung Hoa, có nhiều người Hoa không thích nhà Thanh nên đã chạy sang Đàng Trong của Chúa Nguyễn để xin tỵ nạn tại Hội An và Phố Hội An chính thức thành lập có 5 Bang là từ năm 1640. Họ liên hệ với người Nhật và người Việt, làm ăn buôn bán với người Tây Phương. Nếu ai đó đã có lần đến Hội An thăm viếng thì chắc hẳn phải biết đến Chùa Cầu. Đó là một chiếc cầu gỗ được bắt qua một nhánh sông nhỏ của sông Hoài và ở hai đầu cầu người ta thờ 2 con chó và 2 con khỉ. Khi được hỏi tại sao thì người ta bảo đó là vì người Nhật đến đây làm ăn buôn bán và xây dựng cầu này từ năm con Khỉ (Thân) cho đến năm con Chó (Tuất) thì xong. Và vì cầu do người Nhật Bản xây nên nhiều người cũng gọi là cầu Nhật Bản.

Rồi từ thế kỷ 17 đến nay đã có không biết bao nhiêu người Nhật và người Việt đã giao lưu qua lại giữa hai nước. Do vậy ngoài việc thương mại ra họ phải giới thiệu với nhau về văn hóa, thơ văn, ngôn ngữ v.v… Dĩ nhiên, trong đó có Truyện Kiều. Truyện Kiều dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc, được Nguyễn Du viết thành thơ lục bát từ những năm 1790-1794, và mãi cho đến thời Tự Đức (1829-1883) thì Truyện Kiều mới được phổ biến nhiều trong tầng lớp quan lại cũng như quần chúng bình dân ít học. Và ngày nay, sau hơn 200 năm có mặt với đời, hầu như không có người Việt Nam nào mà không biết vài ba câu Kiều. Ngay cả những cụ già không biết chữ cũng thuộc một số câu Kiều, vì thơ lục bát rất dễ nhớ, dễ học. Đây chính là sự thành công lớn nhất của Nguyễn Du.

Tại Nhật Bản cũng có một người giống như trường hợp của Nguyễn Du tên là Kyokutei Bakin (1767-1848), nghĩa là cũng cùng thời với Nguyễn Du (1766-1820). Ông đã sáng tác một tác phẩm mang tên là Kim Ngư truyện (truyện Con Cá Vàng) vào năm 1828-1829 và truyện này nội dung cũng như nhân vật hầu như đều dựa theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng nhân vật và địa danh thì Bakin đã thay thế hoàn toàn bằng tên người Nhật cũng như các địa phương của Nhật Bản. Khi sáng tác có lẽ Bakin nghĩ rằng việc Nhật Bản hóa cả cốt truyện cũng như nhân vật sẽ giúp người Nhật khỏi bỡ ngỡ khi đọc truyện, nhưng so với cách viết Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du thì không thay đổi nhiều nhân vật và địa phương nhưng tác phẩm vẫn được Việt hóa một cách tự nhiên, không gượng ép như Kim Ngư truyện của Bakin.

Nguyễn Du đã thành công ngoài dự đoán trên văn đàn của thế giới. Còn Bakin với Kim Ngư truyện chỉ bị giới hạn bởi khung cảnh của nước Nhật.

Theo Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đoàn Lê Giang trong bài khảo cứu về: “Bước đầu so sánh Kim Ngư truyện của K. Bakin và Truyện Kiều của Nguyễn Du” thì nội dung của Kim Ngư truyện được tóm lược như sau:

“Ở làng Namba xứ Tsu có người võ sĩ vô chủ tên là Thuyền Vĩ Lân Tàng/Funao Rinzo làm nghề bán cá vàng. Vợ là Thủy Thảo/Mikusa/, hai vợ chồng sinh ra ba người con: Con gái đầu lòng là Ngư Tử/Uwoko, 18 tuổi xinh đẹp, đàn hay, viết chữ đẹp, lại có tài văn thơ, kế đến là cậu con trai tên là Kỳ Nhị Lang/Hirejio, 17 tuổi, chăm học văn luyện võ, cô út là Ất Ngư/Otowo, 15 tuổi, dung mạo xinh đẹp, tính tình hiền hậu, lại khéo tay mọi việc. Ông Lân Tàng nuôi nhiều cá nhưng ông thích nhất là con cá Lan Đào. Có một người khách thích con cá vàng này, nằng nặc đòi mua cho bằng được, dù đắt đến giá nào. Ông Lân Tàng bán đi rồi mà cứ tiếc mãi, ông có linh cảm là sẽ mất đứa con đầu mà ông nhất mực yêu quý.

Vào mùa xuân, chùa Tennoji mở hộp tượng Phật cho mọi người đến chiêm bái. Ba chị em đi lễ chùa trở về thì nhìn thấy mộ một người kỹ nữ nổi tiếng xinh đẹp nhưng bất hạnh là Địa Ngục Thái Phu/Jigoku Tayu. Vừa lúc ấy có một chàng thanh niên chừng 20 tuổi đi lại, đó chính là Đình Tỉnh Kim Trọng Lang/Kinjuro, bạn của Kỳ Nhị Lang. Kim Trọng Lang và Ngư Tử, hai người mới gặp nhau đã nảy lòng vương vấn, tương tư. Trên đường về ba chị em gặp hồn ma nàng Địa Ngục Thái Phu hiển linh. Tối đến nàng Địa Ngục báo mộng cho Ngư Tử biết cuộc đời sẽ đau khổ vì quả báo kiếp trước.

Kim Trọng Lang tìm cách thuê nhà gần nhà Ngư Tử và gặp được nàng nhờ cái thoa cài đầu của nàng bỏ quên. Hai bên trao kỷ vật làm tin. Sau đó có một buổi tối hai người có dịp gặp nhau tâm tình.

Gặp cảnh gia biến, Ngư Tử quyết bán mình cho Hồi Tứ Lang/ Mawashiro để lấy vàng cứu chuộc cha và em. Ngư Tử đêm đến trằn trọc không ngủ được, nàng trao duyên lại cho em. Không ngờ Ngư Tử bị vợ chồng Hồi Tứ Lang lừa vào lầu xanh, nàng quyết liệt chống lại Phủ Ngưu/Nadeushi không chịu tiếp khách. Phủ Ngưu đành phải hoãn binh, cho nàng ra gần chùa Diệu Quang tĩnh dưỡng và đợi tìm người tử tế mà gả cho. Nhưng sau đó Ngư Tử đã mắc vào kế của Thử Tứ Lang/Konoshiro, đi trốn cùng hắn, bị Hồi Tứ Lang cùng gia nhân đuổi theo bắt được. Mụ Phủ Ngưu đánh Ngư Tử thừa sống thiếu chết, cuối cùng Ngư Tử đành chấp nhận làm kỹ nữ.

Một thời gian sau Ngư Tử gặp Thúc Thái Lang/Tsukataro là con trai của một hào thương, quê ở Ako, nhưng mở cửa hàng bán đồ tơ lụa Trung Quốc ở Akama. Hào thương có công hiến tiền của giúp lãnh chúa nên được phép đổi họ và mang kiếm. Vợ của Thúc Thái Lang là Đề Kiều/Unohashi con gái lãnh chúa xứ Ako, trước kia đem lòng yêu Thúc Thái Lang nên được cha mẹ hai bên tác hợp cho. Thúc Thái Lang say mê Ngư Tử nên đã tìm cách chuộc nàng ra, chung sống với nhau một thời gian. Đề Kiều biết chuyện, sai người lừa bắt Ngư Tử về làm hầu nữ và hành hạ nàng đủ điều. Thúc Thái Lang trở về, kinh ngạc gặp lại Ngư Tử. Đề Kiều bắt Ngư Tử hầu rượu vợ chồng mình. Ngư Tử vô cùng đau khổ nói muốn đi tu, Đề Kiều đồng ý, cho ra Trì Phật Đường chép kinh. Ngư Tử trốn khỏi Trì Phật Đường, đến ẩn thân ở am của Ni sư Giác Duyên/Kakuen. Sau lại bị bà già Gia Thế Mộc/Kasegi -người mà sư Giác Duyên gửi gắm nuôi Ngư Tử, cùng với cháu lừa bán vào lầu xanh ở gần Kamakura.

Trong lầu xanh ở Kamakura, Ngư Tử gặp một võ sĩ lang thang là Hạ Dã Thái Lang/Shomonotaro. Hạ Dã Thái Lang đem lòng yêu quý Ngư Tử ngay từ đầu, đã hứa chuộc Ngư Tử ra làm vợ. Chàng vừa ra khỏi lầu xanh thì gặp ngay một đám du thủ du thực đòi đánh để bắt chàng phải hủy bỏ việc chuộc Ngư Tử ra. Chàng đánh tan bọn vô lại. Nào ngờ đó là kế của Ngư Tử thử lòng chàng. Ngư Tử nhân đó kể hết gian nan, đau khổ của cuộc đời mình. Được ít lâu Hạ Dã Thái Lang lên đường. Ba năm sau chàng chiến thắng trở lại đón Ngư Tử. Chàng cho người bắt hết tất cả những kẻ gây khổ đau cho Ngư Tử, cũng như đưa những người đã giúp nàng về báo oán báo ân. Ngư Tử ngồi sau cánh cửa để cùng Hạ Dã Thái Lang xét xử. Hạ Dã Thái Lang quyết định hình phạt như bọn chúng đã thề. Ngư Tử can ngăn không nên gây điều ác, hãy tha tính mạng cho chúng. Nhưng Hạ Dã Thái Lang quyết không nghe vì chàng cho rằng thưởng phạt là chuyện lớn của quốc gia. Mụ Phủ Ngưu (Tú Bà), Hồi Tứ Lang (Mã Giám Sinh), Thử Tứ Lang (Sở Khanh), bà mối (em gái Gia Thế Mộc/Bạc Hà), Thế Gia Mộc (Bạc Hà), Quyết Bát (Bạc Hạnh), Ưng, Khuyển… bị giết chết bằng những hình phạt tàn khốc. Hạ Dã Thái Lang cho đánh Kế Tỉnh (Hoạn Bà), và định cho đánh Đề Kiều (Hoạn Thư) đến chết, thì Ngư Tử ngăn lại vì dẫu sao Đề Kiều cũng là vợ của chồng cũ, hay ghen cũng là bình thường, đồng thời thuộc dòng dõi cao sang nên xin tha. Mụ quản gia cũng xin chịu hình phạt thay chủ nên Hạ Dã Thái Lang cũng nguôi. Hạ Dã Thái Lang trách mắng Thúc Thái Lang (Thúc Sinh), nhưng cũng thưởng công cho chàng này 100 lượng vàng. Kế Tỉnh (Hoạn Bà) trở về nhà, đau đớn và chết ngay trên thuyền. Đề Kiều đau khổ, một năm sau thì chết. Thúc Thái Lang sau lấy vợ khác sống yên ổn. Mụ quản gia mang vàng được tặng đi mua đất làm nhà, nhận con nuôi, sống hạnh phúc tuổi già. Ngư Tử khuyên Hạ Dã Thái Lang bãi binh đầu hàng để cùng nàng về quê với gia đình.

Phiến Cốc Triều Hưng/Tomoogi cử Bố Lưu Biện Di/Furuno Benya làm quan thuyết hàng, cho mang lễ vật cùng với hai thể nữ. Ngư Tử nhiều lần khuyên Hạ Dã Thái Lang ra hàng nhưng chàng không chịu. Chàng bắt hai thể nữ đàn hát và hầu rượu. Ngư Tử khuyên can, chàng phải hòa để giữ lấy lãnh thổ, chứ đam mê tửu sắc thế này thì có ngày mất mạng. Hạ Dã Thái Lang nghĩ Ngư Tử ghen với hai thể nữ, nên lời nói không đáng tin. Hạ Dã Thái Lang và quân lính tiệc tùng say sưa suốt ngày, việc canh phòng trễ nải. Phiến Cốc Triều Hưng quyết định tấn công Kamakura. Đêm đến ông ta cho mấy nghìn quân lính bất ngờ đánh vào. Quan quân của Hạ Dã Thái Lang chen nhau bỏ chạy. Hạ Dã Thái Lang say quá không biết gì. Ngư Tử lay mãi không dậy, bèn phải lấy bát nước hắt vào mặt chồng mới khiến chàng tỉnh. Ngư Tử mang giáp trụ đến cho chồng. Hạ Dã Thái Lang một mình nghênh địch, nhưng bị bao vây bốn phía, bị trúng rất nhiều mũi tên mà chết đứng. Ngư Tử ra nhận xác chồng, khóc lóc kể lể một hồi thì cái xác ngã xuống. Bố Lưu Biện Di chặt lấy thủ cấp Hạ Dã Thái Lang, bắt trói Ngư Tử trình cho Triều Hưng. Triều Hưng đánh giá cao công trạng của Bố Lưu Biện Di nên phong thưởng đất đai và cho cưới Ngư Tử. Triều Hưng sau đó bị hồn Hạ Dã Thái Lang ám mà bị bệnh, mấy năm sau thì chết. Ngư Tử theo Bố Lưu Biện Di về nơi đất mới, nàng lấy cớ bệnh nên không chăn gối với hắn. Bố Lưu Biện Di đến an ủi vợ, hai người uống rượu. Bất ngờ Ngư Tử rút kiếm của Bố Lưu Biện Di chém đứt đầu hắn để trả thù cho chồng, rồi nhảy xuống sông Hitachi Tonegawa trầm mình.

Xác trôi đến chỗ ông chài, được ni Giác Duyên vớt lên, nhấn bụng cho ộc nước ra, rồi đổ thuốc cứu sống. Giác Duyên nói hết tiền thân hậu vận của nàng cho nàng nghe. Ông chài có công cứu Ngư Tử được Giác Duyên ban thưởng chữ, sau đó chuyên niệm Phật mà có cuộc sống như ý. Ngư Tử xin theo Giác Duyên để học đạo, được cho pháp danh là Diệu Long/Myotyu. Có đêm nằm mơ gặp được nàng Địa Ngục, được nàng báo mộng cho biết nghiệp báo đã được trả xong.

Trở lại chuyện Kim Trọng Lang, chàng theo lời trao duyên của Ngư Tử mà cưới Ất Ngư. Đám cưới do vị cha nuôi của Ngư Tử đứng ra làm chủ hôn. Kim Trọng Lang và Kỳ Nhị Lang có công cứu được con trai tướng quân Ashikaga Yoshiharu khỏi bị nhóm tàn quân của Hạ Dã Thái Lang giả làm gấu và sói đến hại, nhờ thế mà được Tướng quân phong thưởng hậu hĩnh và cho làm gia thần, thị vệ cho con trai tướng quân. Hai người được Tướng quân phái đến làm lễ tham bái tổ tiên ở Itako, gặp trời mưa phải vào am trú ẩn, nhờ thế mà tình cờ gặp lại Ngư Tử đang tu ở đây. Cả nhà đoàn tụ. Sau Kỳ Nhị Lang cưới con gái ông quan thanh liêm là bố nuôi của Ngư Tử, sinh đủ cả trai gái. Kim Trọng Lang cũng có 2 trai 2 gái với Ất Ngư. Kim Trọng Lang và Kỳ Nhị Lang lên Kyoto làm việc, họ xây một thảo am đón Ngư Tử về tu. Ban đêm Ngư Tử được Ni Giác Duyên hiện về báo cho hay kiếp trước nàng là một con cá vàng lớn phạm tội ăn rất nhiều cá con, nên bị nghiệp báo. Nói xong Giác Duyên hiện nguyên hình là Quan Âm Bồ Tát cưỡi một con cá vàng lớn bay đi. Sau Ngư Tử trở thành một Ni sư danh tiếng, và nàng chỉ giao thiệp với nữ nhân mà thôi. (Hết trích)

Nếu đem 3 câu chuyện Kim Vân Kiều, Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Ngư truyện để so sánh với nhau, thì nội dung của cả 3 đều gần giống nhau, chỉ có điều là tác giả Kim Ngư truyện đã thêm vào phần sau truyện cũng như cái kết hơi khác với nguyên bản một chút. Cái kết của Kim Ngư truyện nặng về nghiệp báo hơn. Trong khi đó Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du thì nêu lên được tinh thần của Phật, Nho, Lão vào cuối câu truyện.

Hiện nay thì người Nhật trẻ ít ai biết câu chuyện này, nên có nhiều người Nhật đến Việt Nam học tiếng Việt và chính những người này tự dịch ra tiếng Nhật từ bản Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du.

Từ năm 1972 đến 1977 tôi đã ở Nhật và lúc bấy giờ chỉ lo học lo thi, nên không mấy quan tâm về những câu chuyện như thế này. Ngày ấy tôi có quen biết với Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham, ông là một vị Thầy người Việt có nhiều nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ, nên từ năm 1967 đến 1975 ông đã làm Giáo Sư biệt thỉnh tại Đại Học ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản. Đầu năm 1971 được vinh thăng Giáo Sư thực thụ (Kyakuin Kyòju) Đại Học ngoại ngữ Tokyo. Từ năm 1968 đến năm 1975 ông là nghiên cứu viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Đông Nam Á (The Centre for East Asian Cultural Studies) thuộc Đông Dương Văn Khố (Tokyo Bunko) Tokyo.

Ông sinh năm 1908 tại Hà Nội và vào ngày 8 tháng 3 năm 2007 ông đã ra đi vĩnh viễn tại San Jose, Hoa Kỳ, hưởng đại thọ 100 tuổi. Năm 1975 khi ông di cư sang Hoa Kỳ có gởi lại cho tôi một số sách nghiên cứu rất quý và tôi để lại Chùa Honryuji tại Hachioji ở Nhật Bản, nhưng sau này chùa ấy cho xây dựng lại, nên những sách vở kia không còn nữa. Từ năm 1972 đến 1975 tôi đã có nhiều lần gặp gỡ Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham tại Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Nhật Bản hay tại Chùa Honryuji ở Hachioji, luôn đề cập đến văn hóa Việt Nam, kể cả Truyện Kiều. Giáo Sư rất tâm đắc, nhưng phần tôi không đặt nặng lắm việc này, cho mãi đến bây giờ, sau 43 năm xa Nhật Bản (2020-1977) mới có cơ hội nhắc lại, nên mới đi tìm nguồn tài liệu để tra cứu nhân viết tác phẩm thứ 68 này.

Theo sự nghiên cứu của Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đoàn Lê Giang trong “Các bản dịch Truyện Kiều ở Nhật Bản: Đa dạng người dịch, đa dạng phong cách” thì kết quả có thể tóm lược như sau:

1) Bản đầu tiên Kim Vân Kiều do Komatsu Kiyoshi dịch năm 1942.

2) Hai bản Kim Vân Kiều do Takeuchi Yonosuke dịch năm 1975 và năm 1985.

3) Hai bản truyện Kiều gần đây: Bản Akiyama Tokio dịch năm 1996 và bản Sato Seiji Kuroda Yoshiko dịch năm 2005.

Trong những tác giả dịch Truyện Kiều ra Nhật ngữ có ông Takeuchi Yonouke rất đặc biệt. Ông là một học giả về Việt Nam học. Vào năm 1988, ông đã soạn ra tự điển chữ Nôm, có lẽ là do sau khi dịch truyện Đoạn Trường Tân Thanh có cả chữ Nôm lẫn tiếng Việt, nên ông quyết định cho ra quyển tự điển này. Trong 3.254 câu Kiều đó, ít nhất cũng có vài chục ngàn chữ Nôm lấy từ chữ Hán. Điều này cũng giống như người Nhật dùng chữ Hán, nhưng đọc và viết theo âm của chữ Hiragana vậy. Nói như ông Nguyễn Bá Triệu tác giả quyển “Truyện Kiều - Chữ Nôm và khảo dị” trong phần lời tựa đã kết luận rằng: “Chỉ cần biết hết được chữ Nôm trong truyện Kiều, quý vị có thể có được một căn bản chữ Nôm rất đáng kể.”

Trong khi người Nhật quan tâm về loại chữ này thì Việt Nam chúng ta đã để chữ Nôm trôi vào quên lãng. Thật là đáng tiếc vậy. Trong phần giới thiệu quyển tự điển chữ Nôm này trên mạng, tôi đọc thấy phần tiếng Nhật ông Takeuchi Yonosuke chú rằng:

“Quyển Tự Điển chữ Nôm này lần lượt được tuyển chọn ra từ các sách vở và việc sưu lục cũng như giải thích để xem thử. Sách chữ Nôm trong hiện tại (chữ Quốc ngữ ở dạng tiếng La Tinh là Việt ngữ) thì có thể đọc được, nhưng nếu đọc được sách chữ Nôm và nắm bắt được ý nghĩa thì có thể nói là không.”

Một Giáo sư người Nhật đang ở vào thời điểm của chúng ta đang sống, sau khi soạn dịch truyện Kiều xong vào năm 1975, rồi từ năm 1985 đến năm 1988 đã soạn ra bộ tự điển chữ Nôm này và kết luận như trên, thì quả là người Việt Nam của chúng ta ở trong cũng như ngoài nước chịu thiệt thòi nhiều quá. Trong khi người Nhật hiểu về văn hóa và cội nguồn của dân tộc mình còn hơn cả người mình nữa, thì đó là điều đáng quý, nhưng đáng quý hơn nữa nếu thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có ai tìm đến học chữ Nôm, cũng là một điều đáng khích lệ biết bao.

Điểm qua một vài trang về người Nhật đã quan tâm đến truyện Kiều và văn hóa của người Việt Nam chúng ta, để từ đó khi giao lưu giữa hai nước, chúng ta có được những nền móng căn bản về văn hóa cũng như học thuật mà giới thiệu với người đối diện. Quý vị nào cần nghiên cứu sâu hơn thì xin tìm đến những tác giả nêu trên để đọc và trao đổi. Có như vậy chúng ta mới có tầm hiểu biết sâu rộng hơn.

Thật ra ngày nay truyện Kiều không phải chỉ được dịch ra tiếng Nhật, mà còn có tiếng Pháp, Anh, Đức, Nga, Tây Ban Nha v.v… Hình như gần 30 ngôn ngữ như vậy đã có mặt bản dịch truyện Kiều. Như vậy, giá trị văn học, lịch sử, văn hóa, văn chương của Truyện Kiều đã vượt ra khỏi không gian Việt Nam, được tỏa sáng qua tài nghệ của Đại Thi Hào Nguyễn Du, hoàn toàn vượt hơn hẳn tầm vóc bình thường của nguyên bản Kim Vân Kiều tại Trung quốc.

Trải qua thời gian 200 năm Truyện Kiều có mặt tại Việt Nam, ngày nay Kiều đã trở thành câu chuyện của thế giới chứ không còn là riêng của người Việt Nam.

Riêng tôi, như ở lời nói đầu đã trình thưa là chỉ muốn làm sáng tỏ những điểm chính mà lâu nay lịch sử dường như bỏ sót là Nguyễn Du đã ngộ Kinh Kim Cang và viết truyện Kiều như thế nào? Điểm thứ hai là ý nghĩa viết Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh? Trong các chùa viện, chư Tăng vẫn hay đăng đàn Chẩn tế nhân các lễ Vu Lan báo hiếu hay cúng giỗ tại tư gia, nhưng tại sao Nguyễn Du phải làm công việc này là vì lý do gì và động cơ chính từ đâu? Có phải ông là người Phật Tử thấy những cảnh đau lòng của thế thái nhân tình, nên mới viết ra Văn Tế này? Phần này bên trên đã trình bày rồi, nên ở đây không đi vào chi tiết nữa.

Do từ xưa nay hơn 200 năm lịch sử đã có không biết bao nhiêu học giả, văn nhân thi sĩ viết về Truyện Kiều, phê bình cốt chuyện, bói Kiều, lẫy Kiều, kịch Kiều và ngay cả bộ phận cải lương cũng đã diễn tuồng Kim Vân Kiều nữa. Thiết tưởng tôi không nên xen thêm vào lãnh vực này làm gì. Cho nên ngay từ đầu tôi chỉ muốn quý vị cần biết thêm một số điểm có thể là chưa biết, để góp vào lối suy nghĩ của mình cho đúng với giai đoạn lịch sử mà những gì đã trải qua cuộc đời của Nguyễn Du.

Có thể là nhiều người đã không hiểu hết nỗi lòng của Nguyễn Du và ngay cả tôi cũng chỉ là người viết thêm và tô đậm lên vài nét sắc không trong cuộc đời của ông thôi, chứ thực tế thì ông đã ngộ được chữ Không thâm diệu của Phật pháp rồi khi đến thăm phân kinh thạch đài của Lương Chiêu Minh Thái Tử.

“Ngã độc Kim Cang thiên biến linh
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ
Tài tri vô tự thị chơn kinh.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Kinh Bi Hoa


Sống thiền


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.51.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...