Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Chấm dứt quan hệ với chính mình »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Chấm dứt quan hệ với chính mình

Donate

(Lượt xem: 11.247)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Sức mạnh của hiện tại - Chấm dứt quan hệ với chính mình

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chấm dứt quan hệ với chính mình

Khi người ta đã hoàn toàn tỉnh thức, người đó có còn cần đến một quan hệ không? Một người đàn ông có bị cuốn hút bởi một người đàn bà không? Một người đàn bà có thấy thiếu, chưa toàn vẹn nếu không có một người đàn ông bên cạnh?

Giác ngộ hay không thì bạn vẫn là một người đàn ông hoặc đàn bà, vì vậy trên bình diện hình tướng bạn vẫn chưa hoàn thiện. Bạn chỉ là một nửa của cái hoàn thiện. Sự thiếu hoàn thiện này sẽ được cảm nhận như là sức hút giữa nam và nữ, sự lôi kéo về phía đối cực ở bên kia, dầu trình độ nhận thức của bạn thế nào đi nữa. Nhưng khi bạn ở trong trạng thái kết nối được với nội tâm thì bạn sẽ cảm thấy sức hút này chỉ xảy ra ở trên bề mặt hay ở ngoại vi của đời sống của bạn thôi. Hầu như bất kỳ cái gì xảy đến cho bạn ở trong trạng thái liên hệ mật thiết với nội tại đó cũng đều có vẻ giống như thế. Toàn bộ thế giới chung quanh có vẻ như những gợn sóng trên bề mặt của đại dương bao la, sâu thẳm. Bạn vừa là đại dương và dĩ nhiên cũng là những gợn sóng đó, nhưng là một gợn sóng đã nhận thức được bản chất đích thực của mình là đại dương, và với vẻ bao la, sâu thẳm như thế thì thế giới của những đợt sóng và của những gợn sóng không còn quan trọng đối với bạn nữa.

Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không còn quan hệ sâu sắc với những người khác hay với người bạn gối chăn của mình. Thật ra, bạn chỉ liên hệ một cách sâu sắc với người khác khi bạn đã ý thức được trạng thái ung dung tự tại của mình. Xuất phát từ Bản Chất Chân Thực của mình, bạn mới có thể tập trung vào quan hệ của bạn với một người khác phái, vượt lên trên lớp vỏ hình tướng ở bên ngoài. An trú trong Bản Chất Chân Thực của bạn, nam với nữ là một. Hình tướng của bạn có thể vẫn còn có những nhu yếu nào đó, nhưng Bản Chất Chân Thực của bạn thì không. Vì Bản Chất đó đã toàn thể và trọn vẹn. Nếu những nhu cầu đó được đáp ứng thì cũng tốt, nhưng cho dù nó có được đáp ứng hay không cũng không ảnh hưởng gì đến trạng thái yên bình sâu xa ở bên trong của bạn. Vì thế, nếu nhu cầu nam nữ của bạn không được đáp ứng thì một người đã giác ngộ hoàn toàn vẫn có thể có cảm giác thiếu hụt, hay chưa trọn vẹn về phương diện bên ngoài đó của mình, nhưng đồng thời người đó lại vừa cảm thấy hoàn toàn, thỏa mãn, và an bình ở bên trong.

Trong con đường đi đến giác ngộ, đối với một người đồng tính, điều này có tác dụng hỗ trợ hay cản trở người đó đạt đến giác ngộ không, hay chẳng có liên quan gì?

Đối với một người đồng tính, khi đến tuổi trưởng thành, sự thiếu chắc chắn về bản năng giới tính ở trong người đó khi nhận ra rằng mình rất “khác” với những người cùng phái có thể buộc người đó cảm thấy cách biệt khỏi những mô thức suy nghĩ và cách hành xử do xã hội định đặt. Điều này tự nhiên sẽ nâng mức độ nhận thức của người đó vượt lên trên nhận thức thông thường của đa số quần chúng còn đang thiếu hiểu biết, những thành viên của số đông đó không chút băn khoăn khi nhận lãnh tất cả những mô thức họ được thừa hưởng từ xã hội. Về khía cạnh này, một người đồng tính có thể có tác dụng tốt. Trong một chừng mực nào đó, người ấy chỉ làm một kẻ bàng quang, làm một người không hài hòa với những người khác, hay bị đa số phản bác vì bất kỳ một lý do gì, sẽ làm cho cuộc sống của người đó có khó khăn hơn, nhưng xét về mặt giác ngộ thì người đó sẽ có lợi thế hơn. Khó khăn đó hầu như buộc người ta phải thoát ra khỏi sự vô minh.

Mặt khác, nếu trên cơ sở đồng tính mà người đó lại tạo cho mình một nhân cách thì người đó đang cố thoát ra khỏi cái bẫy này chỉ để rơi vào một cái bẫy khác. Người đó sẽ đóng vai, chơi trò này, trò nọ dưới sự sai sử từ những hình ảnh của một người đồng tính mà người đó có về chính mình ở trong đầu. Người đó sẽ dần trở nên mất nhận thức. Trở nên thiếu thực tiễn. Bên dưới tấm mặt nạ bản ngã, người đó có thể rất khổ sở. Nếu điều này xảy ra cho người đó, thì đồng tính sẽ trở thành một chướng ngại cản trở người đó đạt đến tỉnh thức. Nhưng người đó luôn có một cơ hội khác. Nỗi bất hạnh sâu sắc nào cũng có thể là tác nhân đưa đến sự thức tỉnh lớn.

Chẳng phải là ta cần có quan hệ tốt với chính mình và yêu chính mình trước khi có quan hệ mỹ mãn với người khác ư?

Nếu bạn không thoải mái với chính mình khi đang ở một mình, bạn sẽ tìm kiếm một quan hệ để che giấu nỗi bất an. Nhưng chắc chắn rằng nỗi bất an đó sẽ biểu hiện ra dưới một hình thức khác trong quan hệ đó, và lúc đó không khéo, bạn có thể qui trách nhiệm cho người bạn gối chăn của mình về nỗi bất an này.

Những gì bạn cần làm là hoàn toàn chấp nhận giây phút này. Lúc đó bạn sẽ có sự thư thái bây giờ và ở đây, và có sự an lành với chính mình.

Nhưng bạn có thực cần phải có một quan hệ với chính mình không? Tại sao bạn không thể là chính bạn? Khi bạn có một quan hệ với chính bản thân mình, bạn tách mình ra làm hai: “bạn” và “bản thân bạn”, tức là có hai phần: chủ thể và khách thể. Sự phân biệt của trí năng này là nguyên nhân gốc rễ của mọi phức tạp không cần thiết, mọi vấn đề và mâu thuẫn trong đời sống của bạn. Khi đạt được giác ngộ, ta chính “là” bản thân ta – “ta” và “bản thân ta” hòa làm một. Bạn không thể phán xét chính mình, không thể thấy tiếc cho bản thân mình, không tự hào về bản thân mình, không yêu chính mình, ghét chính mình, v.v. Sự ngăn cách gây ra bởi nhận-thức-tự-phản-ảnh chính nó đã được chữa lành, lời nguyền đã bị phá bỏ. Chẳng có “bản ngã” nào để phải bảo vệ, che chở, hay nuôi nấng nữa. Khi đã giác ngộ, có một quan hệ ở trong bạn không còn nữa, đó là quan hệ với chính mình. Khi đã dứt bỏ điều đó, tất cả quan hệ khác của bạn sẽ là quan hệ yêu thương.




Chú thích chương 8:

1) Khi tôi có được cái này hay không vướng bận bởi cái kia, thì tôi sẽ được thong dong: Là niềm tin sai lạc rằng hạnh phúc của ta không thể có trong những gì ta đang có trong phút giây hiện tại, mà chỉ có ở tương lai.

2) Đi vào phút Giây Hiện Tại từ chỗ bạn “đang cô đơn vì không có người kết bạn”: trong tình trạng này, bạn đi vào phút giây hiện tại bằng cách tiếp xúc với nỗi cô đơn ở trong mình. Nếu trong mình đang có những thứ tình cảm khác như thèm khát, thì đây là một cơ hội quý cho bạn nhận diện và chuyển hóa những năng lượng đó ở trong mình.

3) Đi vào phút giây hiện tại từ chỗ bạn “đang ở trong một quan hệ luyến ái”: Nếu bạn đang có những bế tắc trong quan hệ luyến ái của mình, thì đây là cơ hội cho bạn đối diện và chuyển hóa những vấn đề đó.

4) Bạo hành về thể xác và tình cảm: Những bạo hành về thể xác thì rất dễ cho chúng ta nhận ra như sự hành hạ, đánh đập trên thân thể. Nhưng những loại bạo hành khác như về mặt tinh thần, tình cảm,… thì khó nhận ra hơn. Những khi ta dùng lời lẽ nặng nề, hay những mánh lới, thủ đoạn như đe dọa sẽ không đáp ứng chuyện sắc dục, tiền bạc,… cho người kia để uy hiếp người kia thì đó là một sự bạo hành về tinh thần hoặc tình cảm.

5) Thích gây hấn, phê bình, phán xét, đổ lỗi cho người khác, đả kích, giận dữ, báo thù một cách thiếu hiểu biết vì những khổ đau của cha mẹ mình đã gây ra cho mình trong quá khứ, hoặc thịnh nộ và đi đến khuynh hướng bạo hành về thể xác: Trong một quan hệ luyến ái, chúng ta thường mang theo rất nhiều hành trang của quá khứ, trong đó có những hành trang từ cha, mẹ, tổ tiên, ông bà trao truyền cho ta. Hành trang ấy gồm những hạnh phúc, những đức tính tốt, nhưng cũng gồm những khổ đau và những thói quen xấu. Do đó, những hành trang này ảnh hưởng đến cách chúng ta cư xử với người bạn gối chăn của mình. Những khó khăn trong quan hệ luyến ái này có thế có gốc rễ từ những khổ đau mà cha mẹ ta trao truyền.

6) Để cho sự có mặt sâu sắc của mình tiếp xúc với nỗi cô đơn ở trong mình: Nhiều khi chúng ta đi tìm một quan hệ luyến ái để chạy trốn nỗi cô đơn ở trong mình, không biết rằng khi đã có quan hệ rồi, ta vẫn thấy cô đơn, vì cô đơn là một cảm xúc ở trong mình, chỉ có mình mới có thể giúp cho mình chuyển hóa được nỗi cô đơn ở trong lòng. Khi có một cảm giác cô đơn xuất hiện, ta chỉ cần có mặt sâu sắc với cảm giác cô đơn đó, không tránh né, phê phán,… thì tự khắc cảm giác cô đơn sẽ được xoa dịu và chuyển hóa.

7) Những kiểu suy nghĩ lặp đi lặp lại ở trong đầu mình: Chúng ta để cho tâm mình đi vào những thói quen suy nghĩ lập đi, lập lại. Đó có thể là những hối tiếc về một chuyện gì đã qua, hay âu lo về một điều gì sắp xảy ra, dù biết chư chắc là chuyện ấy sẽ xảy ra. Có khi đó là một ý tưởng phán xét, chê trách về bản thân mình, ví dụ “Tại sao tôi có thể ngu ngốc đến như thế!”.

8) Những vai tuồng, nhân vật mà chúng ta đóng: Trong một quan hệ luyến ái, chúng ta thường không dám sống thật với chính mình, do đó không dám sống thật với mọi người chung quanh. Do đó chúng ta đóng những vai, những nhân vật “người chồng gương mẫu, người vợ hiền” ngay trong quan hệ luyến ái của mình và với mọi người chung quanh. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ đều được tính toán, dò chừng. Có khi, ta đóng vai một người phụ nữ yếu đuối để được hoàng tử mặc áo choàng đỏ, phi ngựa trắng đến cứu giúp. Hoặc ta đóng vai hiệp sĩ mang áo giáp sáng loáng, làm người kỵ mã anh hng ra tay nghĩa hiệp cứu một người con gái thế cô.

9) Một “cái tôi”: đó chính là những nhân vật, những vai tuồng mà chúng ta đóng: một vị quan tòa khắt khe, một nạn nhân của cuộc đời.

10) Những lối hành xử cưỡng bách: Khi đã lỡ đóng một vai, một nhân vật của một bi kịch mà chúng ta vừa là diễn viên, vừa là đạo diễn,… chúng ta bị buộc phải cư xử, hành động theo đúng vai trò mà chúng ta chọn lựa cho mình.

11) Nhu yếu phán xét người khác: Sự phán xét vẫn là phê phán, dù nói ra thành lời hay không, và chúng ta rất thích phê phán người khác, không biết rằng khi chúng ta phán xét người khác tức là chúng ta đang phán xét chính mình. Vì trong khi thiếu hiểu biết, ta đang nói rằng “Nếu tôi mà như anh, và tôi mà hành xử như thế là tôi xấu, tôi sai, tôi sẽ khinh chính tôi”. Nhưng trí năng lật ngược, đi phóng chiếu đối tượng bị khinh rẻ kia thành một người ở bên ngoài ta. Do đó ta đi chê trách kẻ khác, không biết rằng sự thực là ta đang chê trách chính ta.

12) Những tấn tuồng: Đó là những bi kịch mà chúng ta tự tạo ra trong quan hệ luyến ái của mình. Có khi là để thưởng thức thú đau thương, cung cấp thức ăn cho khối khổ đau sâu dày cũ ở trong ta.

13) Chứng ngộ về Nhất Thể: Kinh nghiệm hợp nhất với mọi thứ, mọi vật chung quanh mình. Cảm nhận mọi người, mọi vật chung quanh mình thân thiết như tế bào trên cùng một thân thể.

14) Dùng quan hệ luyến ái như một thực tập tâm linh: Trong một quan hệ luyến ái, chúng ta có rất nhiều khó khăn trong cách nói năng, cư xử với nhau... Nhưng chúng ta không muốn đối diện và chuyển hóa những khó khăn, khổ đau này. Thay vào đó, chúng ta muốn đi tìm những đề tài tâm linh bí hiểm, những công án Thiền,… xa rời thực tế và những khổ đau đang có mặt ở trong đời sống vợ chồng của mình. Cho nên, người thông minh là một người biết sử dụng những vấn đề khó khăn mà chúng ta đang gặp phải trong quan hệ luyến ái như là một thực tập tâm linh, để nhìn sâu và chuyển hóa những khó khăn và khổ đau đó thành niềm vui và sự an lạc.

15) Đồng nhất mình với lý trí: xem mình là một với những suy tư, lo sợ vẩn vơ ở trong mình.

16) Không muốn lặp lại những tấn tuồng qua những quan hệ luyến ái: Đối với những người đã đi qua nhiều quan hệ vợ chồng, nhiều khi những khó khăn cũ của quá khứ cứ lặp đi lặp lại như một bi kịch cũ đã xảy ra qua trong những quan hệ trước đây.

17) Nghiện ngập những cảm xúc mạnh mẽ gây ra bởi những tấn tuồng cảm xúc và khổ đau: Lắm khi chúng ta nghiện những cảm xúc này như nghiện thú đau thương, như những kẻ vì tê cứng, nên thích nghiện những cảm xúc khổ đau mãnh liệt để có thể cảm thấy được mình vẫn đang còn sống.

18) Phóng đại những khuôn mẫu phản ứng đầy tính lý trí: Đời sống của mỗi con người bao gồm nhiều thói quen như ăn uống, nghỉ ngơi, nói năng, hành xử v.v. Ngay cả suy tư, phản ứng của chúng ta cũng trở thành những thói quen. Trong một quan hệ luyến ái, những thói quen phản ứng trong lời nói, hành động này sẽ được phóng đại lên nhiều lần làm chúng ta vừa muốn biết về chính mình mà lại vừa không muốn biết những khiếm khuyết trong cách ta cư xử, suy tư.

19) Tâm thức mới của nhân loại: Chúng ta đang ở trong một giai đoạn chuyển tiếp từ tâm thức cũ sang tâm thức mới, từ tâm thức tự ngã, riêng rẽ, cá nhân sang một loại tâm thức cộng đồng, hợp nhất. Một vận hội mới đang mở ra cho những ai đã chán ngán cách sống cũ, muốn nhìn thấy một đổi thay chưa từng có trên địa cầu, thì đây là một cơ hội hiếm có. Con đường đi đến giác ngộ chưa bao giờ được mở rộng như bây giờ. Sẽ có nhiều người cùng đạt đến trạng thái tỉnh thức, loại tỉnh thức tập thể.

20) Học cách bày tỏ những gì mình cảm nhận mà không cần phải trách móc: Cách chúng ta bắt đầu một câu nói rất quan trọng. Điều này quyết định sự truyền thông sẽ được bắt đầu hay sẽ bị tắt nghẽn. Ví dụ khi bạn cảm thấy “không được hiểu, không được lắng nghe”, bạn chỉ có thể nói về mình và những cảm xúc của mình, và bắt đầu câu nói bằng một đại danh từ để chỉ về mình, tùy theo giới tính. Nếu mình là một người phụ nữ thì nói : “Em cảm thấy rất khổ vì không được anh hiểu, và không được anh lắng nghe!”. Cách nói này sẽ giúp cho người đàn ông nghe được điều cần được nói ra mà không cảm thấy đang bị công kích, phê phán. Ngược lại, nếu bạn là người đàn ông thì bạn nên bắt đầu bằng: “Anh cảm thấy rất khổ vì không được em hiểu, và không được em lắng nghe!” m không nên nĩi về phía bên kia và những khiếm khuyết của người đó: “Em không bao giờ chịu hiểu anh, hay chịu lắng nghe anh!”. Cách nói này sẽ làm cho người phụ nữ cảm thấy bị phán xét, đang bị kết tội… sẽ làm tắt nghẽn truyền thông.

21) Khối khổ đau sâu nặng của quá khứ: Là sự tích lũy của khổ đau chồng chất lớp này đến lớp khác thành một khối mà trước giờ chưa bao giờ được ôm ấp, nhận diện và chuyển hóa.

22) Tùy thuộc vào đặc tính của khối khổ đau ở trong người phụ nữ: Nếu khối khổ đau thuộc loại chủ động, có thêm nhiều giận dữ, thì họ sẽ dễ trở thành những người thủ phạm, còn bị động thì họ dễ trở thành những nạn nhân. Nhưng đa số phụ nữ thường mang trong người khối khổ đau có tính thụ động, do đó họ thường trở thành nạn nhân của sự bạo hành. Vì đặc tính thụ động của khối khổ đau ở trong họ, họ thường trở thành nạn nhân một cách thụ động, không biết cách bảo vệ cho mình để khỏi rơi vào những tình huống dễ xảy ra bạo hành. Có sự què quặt nghiêm trọng trong giá trị tự thân và trong cách cư xử của những người phụ nữ mang đặc tính này. Họ có rất nhiều sợ hãi, nhưng rất ít cảm giác giận dữ, và họ thường không tự biết giá trị của chính họ, cho nên chỉ khi nào họ tự nhận thức được tình trạng của chính mình, thì những người phụ nữ mang đặc tính khổ đau thụ động này mới có thể thôi không còn làm nạn nhân nữa.

23) Giả vờ khổ đau đó chính là bạn: Tự ngã và khổ đau ở trong ta hay giả vờ, thì thầm bên tai ta rằng nó chính là ta, nên nếu không có mặt, ta sẽ sai lầm khi nghe theo những dụ hoặc này. Cho nên bạn phải thực tập để có mặt sâu sắc mới không rơi vào những cạm bẫy này.

24) Để nó có thể nhận thêm năng lượng nuôi sống chính nó: Khối khổ đau ở trong ta như là một sinh vật, nó biết cách để lấy thức ăn qua việc tạo ra những bi kịch trong ta để nuôi sống chính nó.

25) …Không thể đạt đến khả năng thực sự của mình: Có nhiều người trong chúng ta vẫn thiếu hiểu biết cho rằng vì tôi sinh ra trong một gia đình như thế, vì cha, mẹ tôi là những người như thế,… nên tôi không thể nào đạt đến khả năng thực sự của mình. Tâm thức nạn nhân này mới thực sự là sự cản trở chính không cho ta đạt được những gì ta mong muốn. Cũng như những người đã đi qua một lần dang dở, họ vẫn muốn tin rằng những đổ vỡ trong chuyện ly dị của họ là nguyên nhân làm cho họ không thể đạt được những gì họ mong muốn.

26) Tạo ra một nhân cách dễ chịu cho bản thân họ: Vì không hiểu mình là ai, chúng ta luôn cố tìm cho mình một nhân cách, ngay cả nhân cách của một nạn nhân. Chúng ta hài lòng và cảm thấy dễ chịu trong tâm thức nạn nhân này đến độ chúng ta ôm cứng lấy nhân cách đó, không chịu buông ra, ngay cả khi có cơ hội để làm lại cuộc đời mình.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.24.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...