Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Ba mươi ngày thiền quán »» Buổi tối thứ mười sáu »»

Ba mươi ngày thiền quán
»» Buổi tối thứ mười sáu

Donate

(Lượt xem: 5.538)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Ba mươi ngày thiền quán - Buổi tối thứ mười sáu

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Nghiệp báo

Có một người hỏi đức Phật rằng tại sao có người sinh ra lại giàu có, trong khi những người khác nghèo khổ; có người được thân thể khỏe mạnh, trong khi kẻ khác lại ốm yếu, bệnh tật? Tại sao có người đẹp đẽ và có người lại xấu xí? Tại sao có người nhiều bạn hữu, trong khi người khác lại chẳng có ai? Điều gì có thể giải thích được sự sai biệt này giữa mọi người với nhau?

Đức Phật trả lời rằng mỗi người đều là kẻ thừa kế, nhận lấy những nghiệp báo mà chính họ đã tạo ra trong quá khứ. Thật ra, chính vì những việc làm trong quá khứ mà chúng ta mới sinh ra trong cõi này. Cuộc sống mà chúng ta đang kinh nghiệm trong giờ phút hiện tại đây chính là kết quả huân tập của những việc làm trong quá khứ.

Đức Phật còn giải thích thêm rằng những hành động như thế nào sẽ đưa đến những kết quả như thế nào. Ngài nói, những ai làm việc giết hại sẽ bị chết yểu. Những ai phóng sinh sẽ có một cuộc sống trường thọ. Những người gây khổ đau cho kẻ khác sẽ sinh ra ốm yếu bệnh tật. Những ai theo con đường không bạo động, sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh. Đức Phật dạy rằng, những ai tham lam ích kỷ sẽ có một cuộc sống nghèo khó. Những ai biết bố thí, rộng rãi sẽ được giàu có sung túc. Đây chính là sự vay trả theo luật nhân quả. Mỗi hành động đều tạo thành một kết quả.

Những ai buông thả theo sự tức giận, luôn sử dụng ngôn ngữ thô lỗ sẽ có một vẻ ngoài khó coi, xấu xí. Còn những ai thực hành tâm từ bi, ăn nói dịu dàng, sẽ có một vẻ ngoài đẹp đẽ, sáng sủa. Chúng ta là người nhận lãnh kết quả những hành động của chính mình trong quá khứ. Những người thường có hành động bất hòa, tà dâm, trộm cắp, sẽ phải giao du với những kẻ mê muội, không có nhiều bạn hữu và sẽ không có cơ hội gặp Phật pháp. Còn những ai biết giữ giới luật sẽ gặp những hoàn cảnh thuận tiện, giao du với những thiện tri thức và được nhiều sự giúp đỡ trong cuộc sống. Những ai không bao giờ biết thắc mắc về cuộc sống này, không hề tìm hiểu bản tâm, cũng không để ý phân tách tự thể của sự vật chung quanh, sẽ sinh ra với sự ngu si và mê muội. Còn những ai biết thắc mắc, tìm hiểu, luôn đi tìm câu trả lời về ý nghĩa chân thật cuộc sống này, sẽ sinh ra làm người sáng suốt, khôn ngoan. Tóm lại, tất cả chỉ là sự vận hành của luật nhân quả.

Không có ai ở trên trời quyết định số mạng, vận mệnh của ta hết. Hiểu được luật nhân quả, ta sẽ có thể tự tạo lập số mệnh cho mình. Có những con đường dẫn ta đến nơi cao thượng, an lạc; cũng có những con đường đưa ta xuống chốn khổ đau. Khi chúng ta hiểu được điều này, ta được tự do hoàn toàn trong sự chọn lựa của mình.

Có bốn loại nghiệp chánh tác dụng đến đời sống chúng ta. Loại thứ nhất được gọi là nghiệp tái sinh. Chúng là sức mạnh quyết định cảnh giới cho kiếp sống sắp tới của ta, được tạo ra bởi những hành động mà ta đã làm. Những hành động này có khả năng dẫn ta tái sinh vào cảnh giới của người, hoặc những cảnh giới thấp hơn, hoặc cảnh giới của chư thiên, hoặc của loài a-tu-la.

Loại thứ hai là nghiệp trợ duyên. Đây là những hành động có ảnh hưởng duy trì và trợ lực cho nghiệp tái sinh. Thí dụ như ta có một nghiệp tái sinh tốt và được sinh vào cảnh giới người. Đây là một cảnh giới có hạnh phúc. Nghiệp trợ duyên là những việc làm giúp cho kiếp sống làm người của ta được thuận lợi hơn. Chúng duy trì cho nghiệp tái sinh được tốt và trợ lực cho các hạnh phúc được khởi sinh.

Loại thứ ba là nghiệp bổ đồng. Nó có ảnh hưởng ngăn trở nghiệp tái sinh. Giả sử ta có những thiện duyên và được tái sinh làm con người, nhưng chúng ta lại bị đủ mọi khó khăn, đau đớn, khổ cực. Đó là ảnh hưởng của nghiệp bổ đồng. Nghiệp tái sinh dẫn đến cảnh giới tốt có đầy thiện duyên, nhưng chúng bị ảnh hưởng của nghiệp bổ đồng làm suy yếu và trở ngại, khiến ta gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn. Nhưng nghiệp bổ đồng cũng có tác dụng ngược lại. Giả sử có người bị tái sinh vào cảnh giới súc sinh. Đây là một nghiệp tái sinh xấu, vì bị sinh vào một cảnh giới thấp hơn. Nhưng nghiệp bổ đồng khiến cho kiếp thú đó lại trở nên rất dễ chịu, cũng giống như những con vật được nâng niu, chìu chuộng trong xã hội Tây phương. Những con vật này đôi khi lại còn được sung sướng, đầy đủ hơn nhiều người khác trên thế giới. Loại nghiệp này có tác dụng làm trở ngại nghiệp tái sinh xấu. Nó có ảnh hưởng hai chiều.

Loại nghiệp cuối cùng được gọi là nghiệp tiêu diệt. Nó có khả năng tiêu diệt hoàn toàn năng lực của một nghiệp khác. Giả sử bạn bắn một mũi tên vào không trung. Mũi tên bay theo một sức đẩy nhất định nào đó, và nếu không bị ngăn trở, nó sẽ tiếp tục bay cho đến khi hết sức rồi sẽ rơi xuống. Nghiệp tiêu diệt cũng như một chướng ngại vật chận đứng sức bay của mũi tên và làm nó rơi xuống đất. Có những người bị chết yểu. Những người này có thể có nghiệp tái sinh và nghiệp trợ duyên tốt đẹp, nhưng vì một hành động xấu nào đó trong quá khứ mà nghiệp tiêu diệt đã làm ngưng đường bay của mũi tên, tiêu diệt mọi năng lực của các nghiệp tốt khác.

Vào thời đức Phật, có một câu chuyện thí dụ cho ta thấy sự hoạt động của những nghiệp này. Có một người cúng dường thực phẩm cho một vị A-la-hán. Nhưng sau khi dâng thực phẩm lên, ông lại cảm thấy tiếc rẻ, hối hận. Trong bảy kiếp liên tiếp sau đó, ông ta được sinh ra làm người giàu có nhờ kết quả của việc cúng dường. Cúng dường cho một bậc giác ngộ được phước báu rất lớn. Nhưng kết quả của sự hối hận, tiếc rẻ là mặc dù ông ta sinh ra giàu có nhưng lúc nào cũng keo kiệt, hoàn toàn không hưởng được sự sung túc của mình. Những nghiệp khác nhau đem lại những kết quả khác nhau, tùy thuộc vào trạng thái tâm của ta lúc ấy.

Nghiệp tái sinh rất quan trọng và cần được hiểu rõ, vì nó có tác dụng quyết định cảnh giới tái sinh của ta. Đây là loại nghiệp hoạt động rất mạnh trong giây phút cuối cùng của sự sống. Trong giây phút lâm chung, có bốn loại nghiệp có thể khởi lên:

Thứ nhất là trọng nghiệp, có thể là nghiệp thiện hay nghiệp ác. Trọng nghiệp thuộc về ác có năm thứ, được gọi là ngũ nghịch đại tội. Đó là: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, chia rẽ Tăng chúng và gây thương tích cho đức Phật. Chỉ một trong năm tội này có khả năng vượt trên mọi hành động trong quá khứ và quyết định việc tái sinh. Chúng chắc chắn sẽ tạo quả trước nhất nên gọi là trọng nghiệp.

Những trọng nghiệp thuộc về thiện là kết quả của việc tu tập đạt được trạng thái thiền định và duy trì cho đến khi lâm chung. Kết quả của nghiệp này là được tái sinh vào cảnh giới của chư thiên.

Trọng nghiệp bao giờ cũng giữ một địa vị ưu thế hơn mọi loại nghiệp khác. Những trọng nghiệp khác thuộc về thiện là kết quả của những giai đoạn giác ngộ khác nhau. Chúng không quyết định chắc chắn cảnh giới tái sinh của ta, nhưng điều chắc chắn là sẽ giúp đi lên những cảnh giới tốt đẹp hơn. Chúng ngăn chặn sự tái sinh vào những thế giới thấp kém.

Những loại nghiệp không có một trọng nghiệp nào để làm điều kiện tái sinh thì được gọi là cận tử nghiệp, tức là nghiệp tạo bởi những hành vi cuối cùng trước khi lâm chung. Nói một cách khác hơn, trong giờ phút lâm chung, nếu ta chợt nhớ đến những việc làm thiện, hay có ai nhắc nhở ta về những việc làm thiện, hoặc là ngay trước khi lâm chung ta làm một điều gì tốt, chúng sẽ trở thành nghiệp quyết định sự tái sinh.

Vào thời đức Phật, có một tên sát nhân sắp sửa bị treo cổ, lúc ấy hắn chợt nhớ lại trong đời có một lần hắn đã dâng đồ ăn cho ngài riputra (Xá-lợi-phất), một đại đệ tử của đức Phật. Tư tưởng cuối cùng của anh ta trước khi chết là về sự cúng dường này. Mặc dù trong suốt cuộc đời, anh ta đã làm biết bao điều tội lỗi, nhưng kết quả của tư tưởng lành cuối cùng đó đã giúp anh được tái sinh lên cõi trời.

Cận tử nghiệp cũng có tác dụng ngược lại. Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng những nghiệp thiện, ác khác tích lũy từ trước sẽ không theo ta. Điều này chỉ có nghĩa là cận tử nghiệp chiếm phần ưu tiên kết quả, có thể quyết định sự tái sinh của ta. Nhưng thường thì trong giờ phút lâm chung tâm ta rất dễ tán loạn, sợ hãi, nên tập trung tâm mình để nghĩ về một việc thiện đã làm không phải là chuyện dễ làm.

Nếu không có cận tử nghiệp, thì thường nghiệp sẽ hiện diện. Thường nghiệp là nghiệp tạo bởi những hành động thường xuyên lặp đi, lặp lại, hay những thói quen. Nghiệp này sẽ xuất hiện trong giờ phút lâm chung. Nếu có một người nào thường tạo nhiều nghiệp sát sinh, những tư tưởng ấy sẽ xuất hiện trong giây phút cuối, đó là kết quả của thường nghiệp. Nếu người thường làm nhiều việc thiện, bố thí rộng rãi, hay nhiều lần tu tập ngồi thiền, thì trong giờ phút cuối cùng sẽ nhớ lại những hành động ấy, hoặc thấy lại hình ảnh đang ngồi thiền trên tọa cụ. Điều đó sẽ trở thành nghiệp quyết định sự tái sinh vào đời sống kế tiếp.

Nếu không có trọng nghiệp, không có cận tử nghiệp, cũng không có một thường nghiệp nổi bật nào, thì nghiệp tích trữ sẽ xuất hiện để hướng dẫn sự tái sinh. Nếu cuộc đời chúng ta là một chuỗi dài vô tận của những hành vi thiện, ác lẫn lộn, thì bất cứ hành động nào trong quá khứ cũng có thể khởi lên trong phút lâm chung.

Có thể ví dụ sự hoạt động của những nghiệp này bằng hình ảnh một đàn bò nhốt chung trong một chuồng. Buổi sáng khi mở cửa, con bò ra đầu tiên sẽ là một con bò khỏe mạnh nhất. Nó chen lấn với những con khác để được ra trước. Nếu không có con bò nào là khỏe nhất, thì con ra trước nhất có thể là một con bò đứng cạnh cửa chuồng. Nó chỉ cần nhẹ nhàng lách mình đi ra. Nếu như cũng không có con bò nào đứng gần cửa chuồng, thì con bò ra trước nhất sẽ là con bò có thói quen hướng dẫn những con khác. Và nếu như chẳng có con bò nào có thói quen đó, thì bất cứ con bò nào trong đàn cũng đều có thể chen ra trước. Nghiệp lực hoạt động tương tự như thế vào giây phút cuối cùng của đời sống: trọng nghiệp, cận tử nghiệp, thường nghiệp và tích trữ nghiệp.

Có một yếu tố để giữ cho ta lúc nào cũng tiến về sự thanh nhẹ, hạnh phúc và an lạc, đó là chánh niệm. Chánh niệm có ảnh hưởng đến kết quả của trọng nghiệp, vì yếu tố giác ngộ. Chánh niệm cũng có ảnh hưởng đến kết quả ở cận tử nghiệp. Nếu chúng ta có ý thức một cách sâu sắc, thì dù trong giờ phút lâm chung tâm ta vẫn được quân bình và không bị chi phối bởi những sự bất thiện. Chánh niệm cũng là thường nghiệp. Nếu chúng ta thực tập mỗi ngày một cách chuyên cần, chánh niệm sẽ tự động khởi lên trong giây phút lâm chung. Ý thức chánh niệm mà chúng ta đang tu tập ở đây là một năng lực vô cùng quan trọng. Chính nó sẽ là yếu tố quyết định loại nghiệp nào hoạt động vào phút lâm chung.

Hỏi: Những sinh linh ở các cõi thấp hơn chúng ta có tạo nghiệp không? Thí dụ như một con chó có thể tạo nghiệp vì sự hiền lành, dễ thương hay hung dữ, bạo động của nó không?

Đáp: Chúng sinh nào cũng tạo nghiệp cả, loài thú cũng vậy. Bạn có thể thấy những con vật rất dữ tợn. Bạn có thể thấy được sự sợ hãi, giận dữ, thù ghét ở chúng. Cũng có những con vật rất đẹp, dễ thương, thoải mái. Tất cả đều tùy thuộc vào phẩm chất của tâm.

Hỏi: Có nghiệp chung cho một gia đình không?

Đáp: Có một loại nghiệp chung được gọi là cộng nghiệp. Thí dụ như một quốc gia theo một chính sách nào đó, sẽ tạo nên một cộng nghiệp cho quốc gia ấy. Chúng ta chịu chung một nghiệp với những người khác nếu chúng ta chấp nhận hành động của họ. Nếu chúng ta có tư tưởng chấp nhận việc làm của một người nào, thì cộng nghiệp sẽ phát sinh. Bạn có thể thấy rõ điều này vào thời chiến tranh. Những ai ủng hộ cuộc chiến sẽ phải cùng nhau chia sẻ nghiệp ấy. Còn những người không chấp nhận, sẽ tránh khỏi việc chịu chung cộng nghiệp đó. Khi còn ở Ấn Độ, tôi có quen một người bạn đến từ Hòa Lan. Anh ta kể lại chuyện của gia đình anh trong Thế chiến thứ hai. Anh nói rằng, không hiểu vì sao gia đình anh lúc nào cũng có đầy đủ thực phẩm, mặc dù cả nước đang trong tình trạng khủng hoảng, thiếu thốn thực phẩm, nhưng đây đó vẫn có một số người không phải chịu chung một hoàn cảnh đó. Bạn có thể thấy được ảnh hưởng của công nghiệp trên những người không tham dự hay ủng hộ đường lối bất thiện của một quốc gia, một tổ chức; họ không chịu chung một số mệnh. Và những người tán thành các hành động, chính sách nhân đạo sẽ huân tập được những thiện nghiệp về sau.

Hỏi: Có nhiều danh từ và thí dụ của ông đưa ra làm tôi hơi bối rối.

Đáp: Hãy gác qua một bên những thí dụ. Hãy đi thẳng vào vấn đề để tự trải nghiệm thế nào là chánh niệm. Khi có một tư tưởng khởi lên, bạn có hai sự chọn lựa: hoặc là tư tưởng khởi lên rồi bạn hoàn toàn bị nó lôi cuốn theo, không còn ý thức được mình đang nghĩ gì, hoặc là có sự hiện diện của chánh niệm và ý thức được rằng có một tiến trình tư tưởng đang hoạt động. Mỗi khi có chánh niệm, tư tưởng hay bất cứ đề mục quán niệm nào cũng đều đến rồi đi, nếu có ý thức một cách rõ ràng, tâm ta sẽ giữ được sự quân bình sau đó.

Những danh từ, chữ nghĩa mà tôi đã dùng, có người lãnh hội được, cũng có người không hiểu. Điều đó không quan trọng. Hãy chọn những danh từ, ý niệm nào giúp bạn làm sáng tỏ được vấn đề, còn lại thì cứ bỏ hết. Chỉ có kinh nghiệm được những gì đang xảy ra mới là quan trọng, chứ không phải sự mê muội chấp nhận những gì người khác nói. Trí tuệ phát xuất từ một nội tâm thinh lặng chứ không phải qua những lời phân tích, bàn luận.

Hỏi: Nhưng rất nhiều khi người ta ăn một cái bánh vì vẻ ngoài, vì màu sắc của nó.

Đáp: Cứ chọn những vẻ ngoài, những màu sắc nào hấp dẫn bạn. Nhưng nhớ là phải ăn cái bánh! Có một giáo sư đại học ra biển trên chiếc tàu nhỏ. Một hôm, ông hỏi người thủy thủ già: “Ông có biết gì về Đại dương học không?” Người thủy thủ già nói rằng ông ta thậm chí chẳng hiểu danh từ đó có nghĩa là gì. Giáo sư nói: “Ông đã bỏ phí mất một phần tư cuộc đời vì sống trên biển mà lại không biết gì về Đại dương học.” Sau đó, vị giáo sư lại hỏi: “Thế ông có biết gì về Khí tượng học không?” Một lần nữa, người thủy thủ già đáp rằng ông chưa từng nghe qua danh từ đó. Giáo sư chép miệng than rằng: “Thật đáng tiếc! Vậy là ông đã bỏ phí cả một nửa cuộc đời rồi!” Lát sau, giáo sư lại hỏi: “Ông có biết gì về Thiên văn học không?” Người thủy thủ già đáp: “Tôi không biết gì cả.” Vị giáo sư tỏ vẻ thương cảm: “Thật tội nghiệp! Ông đi biển cả đời, rất cần những vì sao để định phương hướng, nhưng ông lại không biết gì về Thiên văn học cả. Vậy là ông đã bỏ phí mất ba phần tư cuộc đời mình rồi!”

Không lâu sau đó, người thủy thủ già vội vã tìm gặp giáo sư và hỏi: “Giáo sư, ông có biết bơi không?” Vị giáo sư lắc đầu: “Không, tôi không biết. Tôi chưa học bơi bao giờ.” Người thủy thủ già lắc đầu ái ngại: “Ồ, như vậy thật tội nghiệp cho giáo sư! Tàu chúng ta đang chìm. Vậy là giáo sư đã bỏ phí cả cuộc đời mình rồi!”

Hãy nhớ, chỉ có môn bơi lội mới thật sự là quan trọng!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 29 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Gọi nắng xuân về


San sẻ yêu thương


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.34.148 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...