Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Ba mươi ngày thiền quán »» Buổi tối thứ hai mươi mốt »»

Ba mươi ngày thiền quán
»» Buổi tối thứ hai mươi mốt

Donate

(Lượt xem: 5.953)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Ba mươi ngày thiền quán - Buổi tối thứ hai mươi mốt

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Thập nhị nhân duyên

Vì sự bí mật của sinh, lão, bệnh, tử mà các đức Phật xuất hiện trong cuộc đời. Không một thế giới nào mà không bị chi phối bởi sự thật này, và sự giác ngộ của đức Phật chỉ có mục đích duy nhất là thấu hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó. Một trong những phần uyên thâm của giáo lý đạo Phật là mô tả về sự luân chuyển không ngừng của sợi dây xích hiện hữu, được gọi là pháp nhân duyên.

Có mười hai nhân duyên, nên thường gọi là Thập nhị nhân duyên, bao gồm: vô minh, hành, thức tái sinh, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh và lão bệnh tử.

Hai nhân duyên đầu tiên nói về các nhân được gieo trong những kiếp quá khứ và làm điều kiện cho kiếp sau này. Trước hết là vô minh. Vô minh có nghĩa là u tối, không thấy chân lý, không hiểu giáo pháp, không biết Tứ diệu đế. Vì không ý thức được sự việc một cách rõ ràng, không thấy đuợc sự thật khổ đau, gốc rễ của nó và phương pháp giải thoát, cho nên vô minh làm điều kiện cho nhân thứ hai trong chuỗi 12 nhân duyên là hành.

Hành có nghĩa là ý chí, ý muốn bắt đầu cho những hành động của thân, khẩu và ý. Những hành động này phát sinh do các tâm thiện hay bất thiện. Hành là do vô minh tạo nên. Vì không hiểu được sự thật nên ta tạo tác đủ các nghiệp. Nghiệp lực của những hành động này lại làm điều kiện cho mắt xích thứ ba trong chuỗi các nhân duyên là thức tái sinh.

Thức tái sinh có nghĩa là tâm thức đầu tiên khi ta mới sinh. Vì vô minh làm điều kiện cho nghiệp lực mà ta đã tạo tác trong kiếp trước, thức tái sinh sẽ khởi lên trong giây phút thụ thai. Tâm hành là nhân và thức tái sinh là quả. Đây là một liên hệ có điều kiện của luật nhân quả.

Vô minh sinh ra tâm hành, tạo nên nghiệp lực. Nghiệp lực ấy làm phát sinh thức tái sinh, là điều kiện bắt đầu cho đời sống này. Vì có tâm thức đầu tiên ấy mà hiện tượng danh sắc được khởi lên với đầy đủ mọi phần tử của thân và mọi yếu tố của tâm. Rồi từ hiện tượng danh sắc mà lục nhập phát sinh. Lục nhập sẽ hình thành từ những quan năng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, được phát triển trong giai đoạn còn là bào thai.

Thức tái sinh trong giây phút thụ thai làm điều kiện phát sinh hiện tượng danh sắc. Vì sự có mặt của danh sắc mà lục nhập sinh ra. Lục nhập là sự tiếp nhận của những giác quan (căn) khi tiếp xúc với những đối tượng của chúng (trần), như là mắt với màu sắc, tai với tiếng động, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với cảm giác, ý với tư tưởng. Rồi lục nhập lại làm điều kiện cho xúc, vì xúc đòi hỏi cả ba yếu tố: căn (giác quan), trần (đối tượng của giác quan) và thức (sự nghe, thấy, ngửi, nếm, cảm giác và suy nghĩ). Như vậy, lục nhập làm phát sinh xúc.

Rồi sự tiếp xúc giữa căn với trần làm phát sinh cảm thọ, hay thọ. Thọ tức là những cảm giác dễ chịu, khó chịu hay trung hòa xảy ra trong từng sát-na của tâm, khi có sự xúc chạm. Dù sự tiếp xúc có qua những cánh cửa giác quan hay là qua ý thức, thọ lúc nào cũng có mặt, và nó là một tâm hành cơ bản. Cho nên, xúc làm điều kiện phát sinh thọ.

Bởi vì có thọ nên mới có ái. Ái là lòng tham dục, ham muốn, khao khát một vật gì. Chúng ta muốn những gì? Đó là những hình ảnh, âm thanh dễ chịu, những mùi vị thơm ngon, những cảm giác, tư tưởng tươi mát, nhẹ nhàng... Chúng ta muốn vứt bỏ những gì gây khó chịu. Chúng ta khao khát hoặc trốn tránh những đối tượng khác nhau của lục nhập.

Ái là điều kiện phát sinh thủ. Thủ có nghĩa là nắm giữ, muốn lấy làm của mình. Bởi vì chúng ta có tham dục với các đối tượng của sáu giác quan, nên ta muốn chiếm giữ, nắm bắt. Ta nhận chúng là mình, gắn bó với chúng.

Rồi bởi vì thủ mà ta bắt đầu tạo nghiệp, tiếp tục những hành động trong kiếp trước đã tạo nên thức tái sinh cho kiếp này. Như vậy, thọ sinh ái, ái sinh thủ, và thủ làm điều kiện cho hữu, tức là một sự hiện hữu tiếp nối, làm năng lực cho hạt giống luân hồi, thức tái sinh cho kiếp sau. Từ những nghiệp lực được tạo nên do thủ mà có sinh.

Vì sinh nên mới có bệnh tật, chán nản; có tàn hoại và đau đớn; có khổ đau, có già chết.

Và bánh xe luân hồi tiếp tục xoay tròn như thế, kéo theo một chuỗi nhân duyên vô ngã.

Vấn đề của đức Phật khi đi tìm chân lý - và của tất cả chúng ta hôm nay - là làm sao tìm được một lối thoát ra khỏi cái vòng nhân duyên luẩn quẩn này.

Trong đêm giác ngộ dưới gốc Bồ-đề, đức Phật đã đi ngược lại dòng nhân duyên để tìm ra một lối thoát. Tại sao có già, có bệnh, có chết? Vì có sinh. Tại sao có sinh? Vì có hành phát khởi do tham, sân, si. Nhưng tại sao chúng ta lại vướng víu vào những hành động này? Vì có hữu. Tại sao có hữu? Vì có ái. Tại sao có ái? Vì có thọ, vì những cảm giác dễ chịu, khó chịu khởi lên. Tại sao có thọ? Vì có xúc. Tại sao có xúc? Vì có lục nhập, và mọi hiện tượng danh sắc.

Chúng ta không làm gì được khi đối diện với tiến trình thân tâm này. Nó có vì sự vô minh trong quá khứ và vì chúng ta đã sinh ra ở đây. Không có cách nào để tránh sự tiếp xúc, đụng chạm cả. Chúng ta không thể nào đóng lại những cửa giác quan của mình, cho dù chúng ta có muốn. Mà đã có tiếp xúc, đụng chạm thì ta không thể nào ngăn không cho thọ khỏi phát sinh lên được. Hễ đã có xúc thì sẽ có thọ. Đó là một tâm hành cơ bản của tâm. Nhưng cũng ngay ở điểm quan trọng này, thọ, mà ta có thể cắt đứt được chuỗi nhân duyên liên tục ấy.

Hiểu được nguyên lý nhân duyên, “bởi vì cái này có mà cái kia có”, chúng ta có thể chặt đứt sợi dây xích liên tục ấy. Khi một lạc thọ phát sinh, ta không nên nắm bắt, khi một khổ thọ có mặt, ta không xua đuổi. Khi có một xả thọ, ta không rơi vào quên lãng, thất niệm.

Đức Phật dạy rằng con đường của thất niệm là con đường của sự chết. Và con đường của chánh niệm và trí tuệ là con đường đưa đến sự bất tử. Chúng ta hoàn toàn tự do để phá tung sợi dây xiềng xích này, thoát ra khỏi những phản ứng do điều kiện. Chúng ta phải duy trì một sự tỉnh thức, một chánh niệm vững chãi trong từng giây phút, để giữ cho cảm thọ không khởi sinh lên ái dục.

Những khi ta thất niệm, cảm thọ sẽ làm cho ái dục phát sinh. Nếu có điều gì dễ chịu, ta sinh ra sự ưa thích; còn những gì khó chịu, ta lại có lòng muốn hủy diệt nó đi. Nhưng nếu thay vì thất niệm, ta có chánh niệm và trí tuệ, thì mỗi khi có một cảm thọ sinh lên, ta chỉ kinh nghiệm nó mà không phản ứng mù quáng theo thói quen là nắm bắt hay chối bỏ.

Đối với một cảm thọ dễ chịu, ta kinh nghiệm nó bằng chánh niệm mà không bám víu. Đối với cảm thọ khó chịu, ta kinh nghiệm bằng chánh niệm mà không ghét bỏ. Cảm thọ không còn làm phát khởi ái dục nữa. Bây giờ chỉ có chánh niệm, vô tư, xả bỏ.

Không có ái dục thì sẽ không có thủ. Không còn thủ thì hữu cũng sẽ không sinh. Mà chúng ta không còn tạo nên năng lực thì sẽ không có tái sinh, không bệnh, không già, không chết. Chúng ta hoàn toàn tự do. Không còn bị lôi cuốn bởi vô minh và ái dục, tất cả khổ đau sẽ bị tiêu trừ hoàn toàn.

Mỗi giây phút của chánh niệm, tỉnh thức là một nhát búa đập xuống sợi dây xiềng xích nhân duyên này. Những nhát búa giáng xuống với sức mạnh của trí tuệ, của ý thức sẽ làm cho sợi dây xích càng lúc càng yếu đi, cho đến khi nó bị đứt tung.

Những gì chúng ta đang thực hành ở đây là quán chiếu sâu xa vào trong nguyên lý nhân duyên, để giải thoát tâm ta ra khỏi sự ràng buộc của chúng.

Hỏi: Tôi thấy rằng càng đi sâu vào sự tu tập, tôi lại càng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của giáo pháp, tự tính của mọi sự vật.

Đáp: Hạnh phúc cao thượng nhất là hạnh phúc của Vipassana, hạnh phúc của trí tuệ, nhìn thấy được thật tướng của vạn hữu. Khi ta bắt đầu cảm nhận bằng tâm nguyên sơ như đứa trẻ thơ, mỗi giây phút đều là mới lạ, tươi mát, thì trạng thái này an lạc lắm. Cũng vậy, sự sống của ta sẽ là một niềm vui lớn nếu ta biết sống với cái sơ tâm ấy, một tâm không bị điều kiện chi phối, một tâm biết trực nghiệm thay vì tưởng tượng. Đức Phật dạy rằng mùi vị của đạo pháp cao siêu vi diệu hơn mọi thứ mùi vị khác. Nó đem lại cho ta một cảm giác sáng suốt, hiểu biết để nhìn rõ tự thể của vạn hữu, để hòa hợp chung một giai điệu và trở thành một với đạo lớn.

Nhưng trên con đường đi đến sự hòa điệu hoàn toàn ấy, đôi khi ta phải trải qua một kinh nghiệm bất mãn rất sâu đậm. Một khổ đau mà ta đã thừa hưởng từ luật vô thường của cuộc sống. Có nhiều người đã phải nếm qua mùi vị của sự chán nản này. Những ai đã từng trải qua cảnh ngộ ấy, thường được một lợi ích là có thái độ ung dung tự tại. Vì khi ta kinh nghiệm được một cách sâu xa những nỗi khổ đau của thân và tâm, ta sẽ hiểu rõ giá trị của một thái độ vô chấp, xả bỏ, ta sẽ không còn muốn nắm giữ nữa. Ta biết chúng chẳng có gì đáng để ham muốn. Và từ sự vô chấp ấy, tâm ta sẽ trở nên quân bình và có thể nhìn sự thay đổi của mọi vật bằng một thái độ ung dung, với một ý thức sáng tỏ và an lạc.

Hỏi: Muốn đạt được giác ngộ, ta có cần phải chết đi không?

Đáp: Giác ngộ có nghĩa là sự chết của tham, sân và si. Lý do chúng ta sợ chết là vì ta không hiểu rằng tiến trình của sự chết đang xảy ra ngay trong giờ phút này. Cho nên đối với những người không tu tập, họ có nỗi sợ phải mất đi thân này. Thật ra thì không có một ai chết cả, vì đâu có một cá nhân nào đứng sau tiến trình ấy. Sự thật chỉ là một chuỗi sinh diệt liên tục tiếp nối... theo sự lôi cuốn của ái và thủ.

Muốn giải trừ những điều kiện ấy, giải thoát tâm ta ra khỏi sự đam mê và bám víu, ta phải kinh nghiệm được sự an vui lúc nào cũng đang có mặt, nhưng vì ái dục mà ta không thấy được. Cũng giống như một con khỉ nắm chặt bàn tay, nó chẳng bị một ai trói buộc trừ ra lòng tham dục của chính nó. Nó chỉ cần mở rộng bàn tay là thoát được. Chúng ta cũng vậy, chỉ cần buông xả là có thể tự tại bước đi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 29 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới cội Bồ-đề


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.23.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...