Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Giảng giải Kinh Phổ Môn »» Bài giảng thứ hai »»

Giảng giải Kinh Phổ Môn
»» Bài giảng thứ hai

Donate

(Lượt xem: 3.766)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Chinese || Đối chiếu song ngữ


       

Giảng giải Kinh Phổ Môn - Bài giảng thứ hai

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
PHẨM PHỔ MÔN - BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM


Hoa Tạng Đồ Thư Quán, Cảnh Mỹ, [Đài Bắc], Đài Loan

Bài giảng thứ hai - Tháng 12 năm 1983

Số lưu trữ: 08-004-0002 

Mời quý vị mở [sách Pháp Hoa Kinh Đại Thành] quyển hạ, trang 798, dòng thứ 5. Trọn hàng này giới thiệu với quý vị đề mục của phẩm kinh: “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm - Phẩm thứ 25.”

Phần trước đã giới thiệu với quý vị về tên kinh, hôm nay chúng ta xem đến tên phẩm kinh. Pháp sư Đại Nghĩa trong phần chú giải đã giải thích rất tường tận, chi tiết. Chúng ta đọc qua phần chú giải này, trước hết biết được vì sao Bồ Tát có danh hiệu này, nghĩa là vì sao ngài được gọi là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Kinh Bi Hoa [quyển 3] nói rằng, ở thế giới Tán-đề-lam vào một kiếp quá khứ tên là Thiện Trì, có Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng, lại có vị Chuyển luân vương hiệu là Vô Lượng Tịnh. Vị thái tử thứ nhất [của vua này] sau 3 tháng cúng dường Phật và chư tăng liền phát tâm Bồ-đề, nguyện rằng: “Nếu có chúng sinh nào đang chịu những khổ não trong ba đường ác, thường niệm danh hiệu của ta, ta sẽ dùng thiên nhãn để thấy, dùng thiên nhĩ để lắng nghe, không cứu được [chúng sinh ấy] thoát khỏi khổ não thì ta nguyện không thành đạo Bồ-đề.” Đức Phật Bảo Tạng dạy rằng: “Ông quán sát hết thảy chúng sinh, muốn dứt trừ hết khổ não cho họ, vậy nay ta gọi tên ông là Quán Thế Âm.”

Điều này giải thích rõ do đâu Bồ Tát [Quán Thế Âm] có danh hiệu như vậy. Có thể thấy rõ, danh xưng này cùng với nguyện lực đại từ đại bi mà Bồ Tát thành tựu về sau là hoàn toàn tương ứng.

Trong đoạn văn này kể lại câu chuyện của Bồ Tát từ trong quá khứ, trong đó chúng ta thấy được điều quan trọng tối yếu chính là việc phát tâm Bồ-đề. Lời nguyện [của Bồ Tát] được nói đến sau đó là [một] trong Tứ hoằng thệ nguyện, tức là “chúng sinh vô biên thề nguyện độ”. Bồ Tát đã phát nguyện như thế.

Tâm Bồ-đề là căn bản tu học của chúng ta. Trong các kinh điển Đại thừa, đức Phật vẫn thường dạy về tâm Bồ-đề. Chúng ta hoặc là không phát tâm Bồ-đề, hoặc đã phát tâm rồi lại để mất đi. Chúng ta phát tâm Bồ-đề rồi thì sao? Rồi thì quên mất, để thối thất đi. Những trường hợp như vậy có thể nói là rất nhiều, cứ phát tâm rồi lại quên mất đi.

Tâm Bồ-đề là tâm giác ngộ. Chúng ta sống trong cảnh giới này, chỉ cần một niệm mê lầm liền quên mất tâm Bồ-đề.

Người quên mất tâm Bồ-đề, dù tu tập hết thảy các pháp lành cũng đều là bị ma dẫn dắt. Chúng ta thử nghĩ xem, vấn đề như thế thì có nghiêm trọng hay không? Cho nên nói đến việc học Phật, thật sự rất khó! Liệu có được mấy người giữ tâm an trụ nơi Phật đạo, giữ tâm an trụ nơi Bồ Tát đạo? Nếu quả thật chúng ta giữ tâm an trụ nơi Bồ Tát đạo thì có thể nói là không để mất tâm Bồ-đề. Nói thật với quý vị, nếu được như vậy thì việc tu hành chứng quả bất quá cũng chỉ trong khoảng ba đến năm năm mà thôi. Đúng thật như vậy không sai. Vậy thì vì sao tu hành không thành tựu? Chỉ vì không trụ tâm nơi đạo, thường xuyên để mất tâm Bồ-đề.

Hôm nay tôi cần phải giới thiệu sơ qua với quý vị về tâm Bồ-đề. Bởi vì trong giảng đường này không chỉ có quý vị ở địa phương này, mà còn có bộ phận thu hình nữa. Băng ghi hình hôm nay rồi sẽ đưa ra nước ngoài, sẽ lưu thông rất rộng rãi. Cho nên chúng ta có thể hình dung là sẽ có rất nhiều người xem băng ghi hình hôm nay.

Bây giờ chúng ta xem đến đoạn tiếp theo, [trang 799, dòng đầu tiên ]. Hai chữ “Lăng-nghiêm” là nói trích dẫn từ kinh Lăng-nghiêm. “Bồ Tát tự trần” là nói trong kinh Lăng-nghiêm, chương “Quán Thế Âm Bồ Tát nhĩ căn viên thông” thuộc quyển 6, [Bồ Tát tự nói ra với Phật rằng:] “Do con từng cúng dường đức Quán Âm Như Lai, nhờ ơn ngài truyền thụ cho phép Kim cang Tam-muội Như huyễn văn huân văn tu, thành tựu được 32 ứng hóa thân, 14 pháp Vô úy, bốn pháp Bất tư nghị. Đức Quán Âm Như Lai khen con khéo đạt được pháp môn viên thông, nên ở giữa chúng hội thọ ký cho con, hiệu là Quán Thế Âm.”

Đoạn này nói thêm nhân duyên thứ hai về danh xưng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Đó là do ngài cúng dường, gần gũi đức Phật Quán Thế Âm, cùng với Phật Quán Thế Âm tương đồng về tâm nguyện, tương đồng về công hạnh, nên được Phật thọ ký cho hiệu là Quán Thế Âm.

Đoạn kinh văn này trong bản giảng giải của Pháp sư Viên Anh nằm ở trang 879. Nếu quý vị có bản giảng giải của Pháp sư Viên Anh thì có thể tham khảo thêm.

Pháp sư Đại Nghĩa khi chú giải phẩm kinh Phổ Môn này trích dẫn kinh Lăng-nghiêm rất nhiều. Do vậy nên tôi có ghi trên bảng đen một đoạn kinh Lăng-nghiêm trọng yếu để quý vị [nhìn lên] tham khảo.

Những đoạn tiếp theo đều là lời của đức Bồ Tát Quán Thế Âm tự nói ra.

[Bồ Tát bạch] “Thế Tôn” là vì Phật đang hỏi về sự tu chứng viên thông, Bồ Tát Quán Thế Âm trả lời với đức Phật Thích-ca Mâu-ni, tôn xưng đức Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni là Thế Tôn.

“Con nhớ lại thuở xưa” là hồi tưởng lại kiếp sống trong quá khứ, đó không phải là quá khứ tính bằng năm tháng, mà là quá khứ cách đây “vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng”. Bồ Tát có khả năng nhớ lại rất lâu xa. Chúng ta thì đối với chuyện quá khứ, qua một vài tháng đã không nhớ lại được, còn các ngài thì nhớ biết mọi sự việc trong đời trước. Và không chỉ là sự việc đời trước, mà còn là những sự việc trong vô số kiếp trước đó nữa. Chúng ta có muốn nhớ biết được như thế không? Đương nhiên là rất muốn. Vậy chúng ta có thể nào nhớ biết được như vậy không? Xin thưa với quý vị là được. Chỉ cần quý vị vận dụng phương pháp tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm, cứ y theo phương pháp ấy mà tu tập, tôi dám nói chắc với quý vị, chỉ mấy năm thôi là có thể thành tựu.

Chỉ cần quyết tâm, nhất định không để quên mất tâm Bồ-đề. Điểm then chốt chính là ở đó. Nếu luôn duy trì được không một lúc nào quên mất thì nhất định có sự thành tựu. [Thử nghĩ mà xem,] trong suốt một ngày 24 giờ mà tâm Bồ-đề [của quý vị] chỉ hiện hữu được một vài sát-na, một vài giây phút, thì liệu có tác dụng gì chăng? Không có tác dụng gì cả. Thậm chí không bàn đến những người không học Phật, ở đây tôi muốn nói ngay cả những người đã chân chánh xuất gia, ngày ngày trì niệm danh hiệu Phật, ngày ngày thọ trì kinh điển, nhưng trong một ngày liệu có được bao nhiêu giây phút phát tâm Bồ-đề? Vậy thử nói xem, làm sao thành tựu? Mỗi một niệm tưởng đều chỉ mê mà không giác, tà mà không chánh, nhiễm ô mà không thanh tịnh. Phương pháp tu hành như vậy, chúng ta thấy là có tu qua vô số a-tăng-kỳ kiếp rồi cũng vẫn vậy mà thôi, không thể có sự tiến bộ. Chúng ta phải nhận biết rõ điều này để tự cảnh giác.

Chúng ta xem đoạn kinh văn tiếp theo.

“Thời ấy có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm.” Đây là vị Phật mà Bồ Tát được kề cận theo học. “Con ở nơi đức Phật ấy phát tâm Bồ-đề.” Quý vị xem, chỗ này cũng nói Bồ Tát phát tâm Bồ-đề, rồi trong kinh Bi Hoa, trong đoạn kinh văn chúng ta vừa đọc qua, câu đầu tiên cũng nói phát tâm Bồ-đề. “Đức Phật ấy dạy con từ chỗ lắng nghe, tư duy, tu tập mà nhập vào chánh định.” Kinh văn đến chỗ này là hết một đoạn.

Trước tiên tôi phải cùng với quý vị bàn qua một vấn đề trọng yếu, đó là việc phát tâm. Trong phần trước, khi tìm hiểu về tên kinh, tôi đã có giảng qua chữ pháp (法). Pháp được dùng để chỉ chung vô lượng vô số các pháp thuộc thế gian và xuất thế gian, nhưng nếu quy kết lại thì không ngoài ba cương lĩnh lớn, đó là chúng sinh pháp, Phật pháp và tâm pháp. Tôi sẽ không lặp lại những điều đã giảng.

[Trong ba pháp ấy thì] trọng yếu nhất là tâm pháp. Tâm là bản thể của hết thảy muôn pháp. Hết thảy kinh điển rốt ráo của Đại thừa đều giảng giải về tâm pháp. Giác ngộ được tâm pháp thì tâm đó gọi là Phật pháp, mê lầm tâm pháp thì tâm đó gọi là chúng sinh pháp. Cho nên cả ba pháp vốn từ cội nguồn chỉ là một pháp.

Tâm Bồ-đề cũng chính là tâm giác ngộ, hay nói cách khác, đó là Phật pháp. Tâm Bồ-đề chính là tâm Phật, là tâm gieo nhân căn bản để tu hành chứng quả. Các vị đồng tu học Phật đều đã được nghe qua rồi, người xưa có câu: “Gieo nhân không chân chánh, chỉ được quả tà vạy.” Chúng ta tu hành từ vô lượng kiếp xa xưa cho đến hôm nay, hiện tại chỉ được quả báo như thế này là ý nghĩa gì? Cần phải thấu hiểu rõ ràng, chính là do nhân tu hành không chân chánh, thường để mất đi tâm Bồ-đề.

Kinh điển Đại thừa giảng về tâm Bồ-đề, chẳng hạn như trong Đại thừa Khởi tín luận giảng rằng, thứ nhất là trực tâm, tâm ngay thẳng chất trực; thứ nhì là thâm tâm, tâm tin chắc sâu vững; thứ ba là đại bi tâm, tâm bi mẫn rộng khắp. Thật ra thì cả ba tâm này cũng chỉ là một tâm. Trực tâm là bản thể, thâm tâm là tự thọ dụng, tự làm lợi ích cho mình, và đại bi tâm là tha thọ dụng, làm lợi ích cho người khác. Cho nên chúng ta ứng xử với người khác, xử lý các sự việc, cần phải vận dụng tâm đại bi. Đối với chính mình thì phải vận dụng thâm tâm.

Trong phần chú thích giảng giải rất nhiều, chỉ sợ là quý vị càng đọc lại càng thêm mê hoặc, càng đọc lại càng không hiểu, cho nên tôi dùng cách diễn đạt đơn giản nhất để quý vị dễ hiểu, trực tâm đó chính là tâm bình đẳng. Chúng ta thử nghĩ xem mình có được tâm ấy hay không? Chúng ta ở trong mọi hoàn cảnh, có được bao lần giữ tâm bình đẳng? Hết thảy đều là không bình đẳng. Lúc nào so với người khác cũng thấy mình có ưu điểm, lúc nào cũng thấy người khác không bằng mình. Đó chính là tâm phàm phu, là tâm phân biệt, bám chấp, vướng mắc, vọng tưởng. Đó là mê lầm, không phải giác ngộ. Nếu giác ngộ rồi thì muôn pháp đều bình đẳng như nhau. Trước đây tôi đã từng nói qua, trong cảnh giới của Phật và chư Đại Bồ Tát thì “hết thảy chúng sinh vốn đã thành Phật”, “chúng sinh hữu tình và vô tình, thảy đều thành tựu trọn vẹn trí tuệ viên mãn”. Chỉ dùng trực tâm mới có thể chứng đắc được cảnh giới ấy, mới thể nhập được vào cảnh giới ấy, mới có thể an trụ trong cảnh giới ấy.

Đó chính là chân tâm của chúng ta, là bản tâm của chúng ta. Bản tâm xưa nay vốn bình đẳng, không có cao thấp, chúng ta đã đánh mất đi [tâm bình đẳng ấy].

Nghe Phật khuyên dạy thì chúng ta cũng phát tâm, chỉ có điều trong một sát-na vừa phát tâm [bình đẳng ấy] thì sát-na kế tiếp đã không còn bình đẳng, đã để mất đi.

Tâm Bồ-đề lấy trực tâm bình đẳng này làm nền tảng. Nếu như không có trực tâm thì cho đến thâm tâm với đại bi tâm đều không thể có. Quý vị không nên cho rằng tuy đối với người khác không bình đẳng nhưng vẫn có thể rất từ bi. Quý vị nên biết rằng, tâm [gọi là] từ bi đó [thật ra] chỉ là loại tình duyên theo ái nhiễm, loại tình duyên theo chúng sinh, không phải tâm đại từ bi được giảng giải trong Phật pháp Đại thừa. Bởi vì tâm đại từ bi của Phật pháp Đại thừa là từ nơi trực tâm bình đẳng mà khởi sinh.

Hoặc như nói về thâm tâm, tâm tin chắc sâu vững, chúng ta thấy có những tâm rất thanh tịnh, như các vị A-la-hán của Tiểu thừa, các vị Phật Bích-chi, Bồ Tát quyền giáo, thảy đều có tâm thanh tịnh, dứt sạch hết hai loại phiền não kiến hoặc và tư hoặc, lẽ nào có thể nói đó không phải là thâm tâm hay sao? Xin thưa với quý vị, đó không phải [thâm tâm. Bởi vì] các vị Thanh văn, Duyên giác, từ căn bản vốn không có phát tâm Bồ-đề, cho nên trong Pháp hội Lăng-nghiêm [Phật] nói rằng họ là ngoại đạo. Các vị A-la-hán, Phật Bích-chi đều là ngoại đạo. Chữ ngoại đạo này là nói còn ở ngoài cửa, đối với cửa Phật gọi là ngoại đạo, không phải nói là bên ngoài đạo Phật. Đó là những ngoại đạo nằm trong đạo Phật.

Vì sao gọi các vị ấy là ngoại đạo? Vì họ không phát tâm Bồ-đề. Không phát tâm Bồ-đề tức là cầu pháp ở ngoài tâm, cho nên gọi là ngoại đạo.

Cho nên có thể thấy, then chốt của vấn đề là ở tâm Bồ-đề. Chúng ta phải hết sức đặc biệt xem trọng, chớ nên cho rằng ngày ngày niệm Phật là đủ. Từ vô lượng kiếp đến nay, có đời nào kiếp nào chúng ta không niệm? Niệm như vậy rồi có tác dụng gì không? Xưa nay ta vẫn chưa từng thấy được lẽ thật, chưa từng nhận rõ sai lầm.

Thâm tâm cũng chính là tâm thanh tịnh. Cho nên chúng ta tự mình thọ dụng, tự mình hưởng thụ. Hưởng thụ điều gì? Tâm địa thanh tịnh, đó chính là sự hưởng thụ cao nhất. Bất kể là ở trong hoàn cảnh nào, nếu như tâm thanh tịnh thì đó đều là một sự hưởng thụ. Đó gọi là chánh định. Sự hưởng thụ như vậy gọi là chánh thụ.

Sự hưởng thụ đó, đối với hết thảy các pháp giới mà nói, đều là pháp giới nhất chân. Nơi các cõi trời quý vị cũng không thọ nhận sự vui sướng, tâm vẫn giữ được thanh tịnh. Nếu như [ở cõi trời] quý vị thấy vui thì tâm đã không còn thanh tịnh, đã đánh mất sự thanh tịnh. Nếu như ở trong địa ngục mà quý vị thấy khổ, đó là tâm đã không được thanh tịnh. Nếu tâm thực sự thanh tịnh thì dù ở cõi trời hay trong địa ngục cũng đều hưởng thụ bình đẳng như nhau, đều không nhận lấy [niềm vui hay nỗi khổ từ bên ngoài]. Đó gọi là sự hưởng thụ chân chánh.

Cho nên trong Phật pháp nói đến tam-muội, trong [phần cuối] quyển trước quý vị thấy có nói đến Bồ Tát Hoa Đức, trong câu kinh cuối cùng nói “Hoa Đức Bồ Tát đắc Pháp Hoa Tam-muội”. Tam-muội đó chính là chánh thụ. Những gì chúng ta hưởng thụ hiện nay đều không bình thường, không chân chánh, với những tình cảm như mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét... Sự hưởng thụ với bảy loại cảm xúc, năm thứ dục lạc, như vậy đều là không bình thường, không chân chánh. Đó là sự hưởng thụ của phàm phu, sự hưởng thụ hư vọng không chân thật, không bình thường. Đó không phải là sự hưởng thụ chân chánh.

Liệu có mấy người thấu hiểu được cảnh giới [hưởng thụ chân chánh] này? Liệu mấy người có thể nhận biết được chỗ tốt đẹp như vậy? Đó chính là tác dụng sinh khởi từ trực tâm. Cho nên khi tâm của quý vị bình đẳng thì sự hưởng thụ của tự thân quý vị nhất định là thanh tịnh, ứng xử với người khác, xử lý mọi sự việc, cũng đều sẽ đầy đủ tâm đại từ đại bi.

Khi nói “vô duyên đại từ” thì vô duyên có nghĩa là không có điều kiện. “Đồng thể đại bi” thì ý nghĩa “đồng thể” có thể xem nơi tên kinh mà hiểu ra được. Hết thảy muôn pháp đều do nơi một tâm này biến hiện, vậy làm sao có thể không cùng một thể? Trong kinh Hoa Nghiêm nói rất hay: “Nên quán tánh pháp giới, hết thảy do tâm tạo.” Vậy đó là tâm nào? Chính là chân tâm của mỗi chúng ta. Y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới đều là do một tâm của ta biến hiện mà thành. Nếu như quý vị không mê lầm thì hết thảy những cảnh giới đó đều là một cảnh giới Phật. Do quý vị mê lầm nên mới có sự phân chia thành mười pháp giới, mới có đến vô lượng vô biên pháp giới.

Đó là giải thích về tâm Bồ-đề theo cách đơn giản nhất.

Không phát tâm [Bồ-đề] thì không cách gì tu tập được. Không phát tâm [Bồ-đề] thì Phật, Bồ Tát cũng không thể giáo hóa quý vị. Nói cách khác, chư Phật, Bồ Tát muốn giáo hóa quý vị nhưng quý vị không đủ trình độ [tiếp nhận], không đủ điều kiện [tiếp nhận].

Ví như khi quý vị khát nước khô miệng, muốn hỏi người khác xin một chén trà ngon, không chỉ là giải khát mà cũng muốn được hưởng thụ [hương vị] trà. Thế nhưng quý vị lại không có trong tay cái chén uống trà. Người khác có trà cũng không biết phải làm sao, không có cách gì để cho quý vị uống trà. Ít nhất quý vị cũng phải tự mình mang đến chén đựng trà.

Cho nên trong Phật pháp có nói đến pháp khí, nghĩa là đồ đựng pháp. Tự thân quý vị phải có đủ điều kiện pháp khí [để tiếp nhận giáo pháp]. Đó là điều kiện gì? Đó là phát tâm Bồ-đề. Quý vị chân chánh phát tâm Bồ-đề thì chư Phật, Bồ Tát thường hiện đến tìm quý vị. Vì sao vậy? Vì quý vị có đủ tư cách, quý vị có thể học tập Phật pháp Đại thừa, hơn nữa trong một đời này quý vị nhất định sẽ thành tựu, chư Phật, Bồ Tát lẽ nào lại không hoan hỷ? [Các ngài] đời đời kiếp kiếp vẫn thường khuyên nhủ quý vị mà quý vị vẫn không chịu thực sự phát tâm, không chịu thực sự quay đầu. Bây giờ quý vị thực sự đã phát tâm, thực sự đã quay đầu, thử nghĩ mà xem, các ngài sẽ vừa lòng thích ý biết bao! Cho nên quý vị không được cho rằng chúng ta không được gặp Phật, không được gặp Bồ Tát, không có được nhân duyên tốt đẹp. [Thật ra] chư Phật, Bồ Tát lúc nào cũng ở chung quanh quý vị, quan tâm đến quý vị, một khi quý vị hồi tâm chuyển ý [chân chánh tu tập] thì các ngài mới hiện thân. Còn nếu quý vị vẫn cứ niệm niệm mê hoặc điên đảo thì các ngài có hiện thân ra cũng chẳng có tác dụng gì. Như vậy chẳng những không được gì tốt mà ngược lại còn gây tai hại. Vì sao vậy? Vì sẽ làm tăng trưởng tà kiến của quý vị, làm tăng thêm cơ hội tạo nghiệp cho quý vị. Quý vị có nhận hiểu thấu triệt được chỗ này thì mới thấy là chư Phật, Bồ Tát thực sự hết sức từ bi.

Đoạn tiếp theo bên dưới nói về sự cúng dường. Sau đây tôi sẽ giảng đến sự cúng dường.

Cúng dường có hai loại. Thứ nhất là thân cúng dường, đó là chúng ta gần gũi, giúp việc, phụng sự, thay thế các ngài mà làm việc, đó là một loại cúng dường.

Loại cúng dường thứ hai hết sức quan trọng thiết yếu là phát tâm cúng dường. Đó là phát tâm Bồ-đề, vâng làm theo lời dạy, đó gọi là chân thật cúng dường.

Quý vị xem trong kinh Hoa Nghiêm ngợi khen xưng tán công đức cúng dường, đó thực sự là “chỉ Phật với Phật mới rõ biết hết”. Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có dành riêng một phẩm ngợi khen tán thán việc phát tâm Bồ-đề, đó là phẩm “Sơ phát tâm công đức”. Kinh này trước đây tôi đã giảng qua rồi. Một khi quý vị phát tâm tu hành thì chư Phật, Bồ Tát đều sẽ quan tâm đến, nhất định sẽ giáo hóa, dạy cho quý vị phương pháp tu hành. Nói đến phương pháp tu hành thì đó là tu tam tuệ, [nghĩa là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ].

Bồ Tát Quán Thế Âm nói “dạy cho con” là tự kể lại việc đức Cổ Phật Quán Thế Âm từng dạy cho ngài “từ chỗ văn (lắng nghe), tư (tư duy), tu (tu tập) mà nhập vào chánh định”. Những người mới học Phật rất thường hiểu sai ba chữ “văn tư tu” (聞思修).

Nói về văn (聞), nghĩa là lắng nghe, vậy như tôi giảng kinh ở đây, quý vị ngồi nghe, có gọi là văn không? Trong khi nghe lại vừa nghe vừa suy nghĩ về ý nghĩa trong đó, thế có gọi là tư (思), nghĩa là tư duy hay không? Xin thưa với quý vị, đó đều là sai lầm cả, đều là quý vị tự khởi sinh vọng tưởng ở đó mà thôi.

Văn tuệ, cho đến tam tuệ, là rất khó đạt được. Vì sao khó đạt được? Bởi vì quý vị không có tâm Bồ-đề. Nếu không có tâm Bồ-đề thì chỉ có thể giảng cho quý vị giáo pháp gì? Chỉ có thể giảng về giới định tuệ, tức là tam học, quý vị có thể tu học được. Những người mới học Phật chỉ có thể tu học được [tam học như thế], còn nói đến tam tuệ [văn, tư, tu] thì không có tư cách. Quý vị thử nghĩ mà xem, văn tư tu gọi là tam tuệ, chúng ta định còn chưa có, làm sao có tuệ? Ở đây nói định không phải loại định phổ thông, hay định của hàng Thanh văn, Duyên giác, cũng đều không phải, mà là nói đến đại định mà hàng Bồ Tát tu tập. Trong định ấy sẽ khai mở tuệ.

Thật ra những người tu tập theo Tiểu thừa đạt đến thánh quả thứ tư, quả A-la-hán, thành tựu tuần tự 9 bậc định, chỉ tiếc là các vị lúc an trụ trong định lại không chịu buông xả cảnh giới định ấy để vượt lên đến cảnh giới cao hơn. Nếu như các vị ấy phát tâm không trụ ở cảnh giới định ấy, muốn vượt lên cảnh giới cao hơn thì đó gọi là phát tâm Bồ-đề. Cho nên gọi là bỏ đường nhỏ theo đường lớn, vào lúc đó vị ấy liền có trí tuệ. Khởi ý vươn lên như trên chính là trí tuệ. Trong chỗ có trí tuệ đó, chư Phật, Bồ Tát nhất định sẽ hiện đến giáo hóa, trong trí tuệ ấy liền có văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ.

Có thể thấy được các tầng bậc của tuệ, cũng giống như một căn nhà lầu có ba tầng. Tầng thứ nhất là học giới, tầng thứ hai là tu định, tầng thứ ba là khai mở trí tuệ. Sau đó rồi mới có văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ. Đó là một loại cương lĩnh tu học, là cương lĩnh tu học tổng quát trong Phật pháp Đại thừa.

Cương lĩnh tu học tổng quát của Tiểu thừa là Tam học, tức là giới, định, tuệ. Cương lĩnh tu học tổng quát của Đại thừa là Tam tuệ, tức là văn, tư, tu. Mục tiêu của Tiểu thừa là chứng đắc thiên chân Niết-bàn, [nghĩa là cảnh giới Niết-bàn vẫn còn thiên lệch], còn mục tiêu của Đại thừa là thể nhập chánh định.

Chánh định là gì? Trong kinh Lăng-nghiêm gọi là đại định Lăng-nghiêm. Trong pháp môn niệm Phật của chúng ta gọi là nhất tâm bất loạn. Tên gọi tuy khác nhau nhưng vẫn là một. Trong mỗi pháp môn dùng tên gọi không giống nhau nhưng vẫn là cùng một cảnh giới. Sự trình bày của Bồ Tát Quán Thế Âm trong pháp hội Lăng-nghiêm là kể về quá khứ của ngài, theo đúng phương pháp, theo đúng cương lĩnh tu tập do đức Phật Quán Âm chỉ dạy, nhờ đó chứng đắc đại định Lăng-nghiêm.

Kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm đều thuộc về Viên giáo, vậy so trong các địa vị của hàng Bồ Tát thì Bồ tát Quán Thế Âm khi ấy ở vào địa vị nào? Căn cứ theo trong kinh Lăng-nghiêm nói thì ngài “vừa mới nhập Chánh định”, hay nói cách khác, ngài là Bồ tát Sơ trụ của Viên giáo. Theo trong kinh Hoa Nghiêm như chúng ta đã thấy thì không phải ngài ở Sơ trụ mà phải là cao hơn. Trong phẩm Phổ môn [của kinh Pháp Hoa], Bồ tát không nói gì về sự tu hành của mình, mà chỉ nói về đại dụng, đại nguyện cứu độ chúng sinh của ngài. Tất nhiên là ngài phải có sự thành tựu rồi, nếu ngài không tự mình đạt được sự thành tựu, thì làm sao có thể từ nơi tánh thể khởi lên tác dụng? Nếu nói ngài chỉ vừa mới thể nhập đại định, như câu “tùng văn tư tu nhập tam-ma-địa”, thì chưa thể có khả năng giáo hóa chúng sinh, chưa thể phát huy được tác dụng tu chứng, vì cảnh giới mà ngài chứng nhập như vậy hãy còn cạn cợt. Nhưng nếu nói rằng ngài đã đi vào rộng độ chúng sinh, thì địa vị đã chứng đắc của ngài nhất định phải là đã rất sâu xa, hết sức sâu xa.

Cho nên, phải kết hợp đọc cả ba bộ kinh Lăng-nghiêm, Hoa nghiêm và Pháp hoa thì chúng ta mới có thể hiểu được một cách đúng thật về Bồ Tát Quán Thế Âm, và chỉ khi có được nhận thức đúng thật như vậy rồi, chúng ta mới có thể xây dựng được niềm tin của chính mình, mới biết làm thế nào để có thể có được sự cảm ứng giao hòa với Bồ Tát Quán Thế Âm. Cho nên, đối với giáo lý này tuyệt đối không được xem thường, nhất định phải hết sức chú tâm nghiên cứu.

Chúng ta đã giảng đến “văn tuệ”, vậy “văn” ở đây là gì? Văn là nghe, ở đây nói về tánh nghe của tai. Dùng tánh nghe này để nghe lẽ chân thật như như, đó chính là nói về chân lý. Phương pháp này ngay lập tức khởi phát trí tuệ mầu nhiệm ban sơ, như trong luận Khởi tín gọi là bản giác hay thủy giác, tức là tánh giác ban sơ.

Tánh giác ban sơ này, xin thưa với quý vị rằng, đó chính là Chánh giác, trong kinh thường gọi là A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, theo ý nghĩa mà dịch ra Hán Việt là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tánh giác ban sơ đó ngay nơi hiện tại này cũng chính là do chánh đẳng chánh giác từ ban sơ đó hiển hiện mà thành. Dùng chữ “văn” là chỉ tánh nghe, có ý nghĩa như vậy.

Vậy còn thế nào là tư tuệ? Tư tuệ hay trí tuệ của sự tư duy, là nói sự quan sát trong chánh giác, tuyệt đối không phải nói đến ý thức. Đại sư Giao Quang trong sách Lăng-nghiêm chánh mạch dạy chúng ta “bỏ thức dùng căn”. Vậy thức đó là gì? Chính là nói đến ý thức.

Người tu thiền, lúc tham thiền phải lìa bỏ tâm ý thức mà thực hiện việc tham thiền. Phần lớn những phương thức của nhà thiền đều là dựa vào ý căn, tức là căn tánh của ý căn, vận dụng từ đó để thâu nhiếp cả sáu căn, đều là dùng phương thức đó. Bồ Tát Quán Thế Âm thì lại từ nơi tánh nghe mà khởi sự công phu.

Nói chung, người tu tập sử dụng căn tánh của sáu căn thì nhất định đều thành tựu. Nếu quý vị dựa vào sáu thức, như ý thức, hoặc dùng mạt-na thức, thì cũng đều hỏng việc. Bất kể là quý vị tu theo pháp môn nào, như vậy cũng đều gọi là pháp phàm phu, là pháp của chúng sinh, không thể giải thoát sinh tử, không thể ra khỏi Tam giới. Đây là điều chúng ta phải luôn ghi nhớ.

Dùng tâm phàm phu chính là dùng tâm ý thức, chỉ có mỗi một cách cứu vãn, đó là dùng pháp môn niệm Phật, “đới nghiệp vãng sanh”, nghĩa là có thể vãng sanh về cõi Phật mang theo cả nghiệp báo hiện còn. Đó là lý do vì sao pháp môn niệm Phật được gọi là “nan tín chi pháp”, nghĩa là rất khó tin nhận. Bởi vì hết thảy các kinh luận Đại thừa, Tiểu thừa đều không thấy nói như vậy, không hề thấy nói đến chuyện “đới nghiệp vãng sinh”. Chỉ có pháp môn niệm Phật này nói đến thôi. Nhưng pháp môn này cũng cần phải nghiên cứu học tập cho sáng tỏ rõ ràng, không nên tự mình nhận hiểu sai lầm.

Vì sao vậy? Chúng ta trong quá khứ so với chư Bồ Tát cũng đều như nhau, các ngài đã tu tập qua vô số kiếp thì chúng ta cũng tu tập qua vô số kiếp. Nhưng các ngài thì đã thành Phật còn chúng ta vẫn là phàm phu trong sinh tử luân hồi. Nguyên nhân vì sao? Vì các ngài đã từng quay đầu tỉnh ngộ, còn chúng ta từ xưa đến nay chưa bao giờ chịu quay đầu. Chẳng những không quay đầu, ngay cả khi niệm Phật chúng ta cũng không có lấy một niệm cho tốt, chỉ biết tu hành mù quáng, đời đời kiếp kiếp cũng đều là tu hành mù quáng.

Nếu quý vị không tu hành mù quáng thì hẳn đã sớm về đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, chúng tôi ở đây bây giờ phải cung kính tôn xưng quý vị là “thượng thiện nhân”, là bậc hiền thiện cao quý, hoặc quý vị cũng đã thành Đại Bồ Tát, đâu có còn phải cùng ngồi lại nơi đây với chúng tôi? Cho nên có thể thấy rằng quý vị niệm Phật chưa tốt, nghĩa là chưa niệm được đến mức công phu thành khối, cho nên không thể được vãng sinh.

Nay chúng ta lại gặp được Phật pháp trong đời này, nếu vẫn cứ một đường tu hành mù quáng như xưa thì kiếp sống này rồi cũng trôi qua uổng phí, giống như những kiếp đã qua trong quá khứ mà thôi. Rồi đến kiếp sau thì không chắc gì có được điều kiện như kiếp này, lúc đó hẳn là càng khó khăn phức tạp hơn nhiều. Cho nên, nếu không nhận thức đúng thì làm sao tu hành đúng hướng?

Muốn nhận thức đúng thì trước tiên phải nghiên tầm lý luận cho thông suốt. Chúng ta bỏ biết bao thời gian, biết bao công sức tinh thần để nghiên cứu bộ Di-đà kinh sớ sao, mục đích để làm gì? Hoàn toàn không ngoài việc muốn nắm vững giáo lý, phương pháp, cảnh giới trong đó cho thật rõ ràng, để trong một đời này chúng ta quyết định phải được vãng sinh, không để trôi qua vô ích.

Bộ Sớ sao ấy giảng qua một lần đã mất bốn năm, chúng ta hiện tại có băng ghi âm, mỗi cuốn băng là 90 phút, đã có 325 cuốn băng như vậy mà vẫn chưa giảng xong. Học tập như vậy, cũng chỉ vì muốn xác định rõ mục tiêu của chúng ta là gì. Như vậy có thể thấy rằng, pháp môn niệm Phật này cũng không phải dễ dàng như người ta thường tưởng tượng. Nếu nói rằng pháp này dễ thực hành, pháp này giản dị dễ dàng, đó là so ra dễ hơn tất cả các pháp môn khác. Điều này thì hoàn toàn đúng thật, không sai chút nào.

Vì sao vậy? Vì các pháp môn khác nếu muốn thành tựu thì đều phải có đủ giới, định, tuệ, phải có “văn tư tu”, phải “nhập tam-ma-địa”, quý vị nhất định phải đi theo con đường như vậy, dù tám vạn bốn nghìn pháp môn cũng không ra ngoài nguyên tắc này, và trong đó cũng không nói đến chuyện “mang theo nghiệp”. Theo con đường ấy thì “nhập tam-ma-địa” như vừa giảng qua, cũng chính là “nhất tâm bất loạn”.

Nói rằng tu Tịnh độ dễ, vậy thì dễ ở điểm nào? Đó là vì có việc “đới nghiệp vãng sinh”, nghĩa là có thể mang theo nghiệp hiện còn để vãng sinh về cõi Phật, vì ở đó có “phàm thánh đồng cư độ”, là cảnh giới mà kẻ phàm bậc thánh có thể chung sống cùng nhau.

Phần trước đã nói với quý vị, phải có công phu quán chiếu thì việc niệm danh hiệu Phật mới có thể có hiệu lực. Trở lại với vấn đề của chúng ta, Bồ Tát Quán Thế Âm khi có thỉnh cầu đều ứng hiện, nhưng việc niệm thánh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm cũng phải niệm đến mức “nhất tâm bất loạn”. Sự “nhất tâm bất loạn” này so với nói đến trong kinh A-di-đà là hoàn toàn giống nhau, có nhất tâm về sự, có nhất tâm về lý, cũng có công phu thành khối. Muốn có sự “cảm ứng đạo giao” với Bồ Tát, muốn “hữu cầu tất ứng” thì tối thiểu cũng phải niệm thánh hiệu Bồ Tát đạt được đến mức công phu thành khối, không còn xen tạp. Khi đạt đến mức độ ấy thì có sự mong cầu gì cũng đều được đáp ứng.

Vậy chúng ta cũng nên đặt câu hỏi, khi đó quý vị mong cầu điều gì? Tu niệm đạt đến mức ấy thì quý vị đã có đủ tư cách để kết giao, trò chuyện như bằng hữu ngang hàng với Bồ Tát, cho nên có thể nói: “Bồ Tát Quán Thế Âm, tôi hiện nay có chút chuyện đến làm phiền Bồ Tát, Bồ Tát hãy giúp tôi.” Bồ Tát nhất định sẽ đáp ứng. Lúc đó quý vị muốn cầu công danh phú quý, danh tiếng, lợi dưỡng trên đời này, tất cả đều được cả, Bồ Tát đều sẽ giúp cho quý vị.

Nhưng cầu những thứ như thế thì thật là trẻ con quá! Vậy nên cầu điều gì? Hãy cầu thành Phật, cầu thành Bồ tát. Đã không cầu thì thôi, cầu thì nên cầu chuyện lớn, đừng cầu chuyện nhỏ nhặt. Quý vị đã tu tập đến mức ấy thì phải hiểu rõ ý nghĩa này. Phát khởi được niềm tin vững chắc thì một lần tham dự Phật thất Quán Âm này không đến nỗi vô ích. Đối với một đời tu hành của quý vị thì đây là thời điểm quan trọng then chốt, phải nắm bắt cho thật tốt.

Cho nên, “tư tuệ” nói đơn giản thì đó là chánh tri chánh kiến. Chánh đẳng chánh giác cũng là chánh tri chánh kiến, cũng chính là tri kiến Phật được giảng giải trong kinh Pháp Hoa.

Tu thiền phải lìa tâm ý thức, tu theo Giáo tông cũng phải lìa tâm ý thức, không lìa tâm ý thức thì không thể giải quyết triệt để được. Niệm Phật cũng phải lìa tâm ý thức, nếu không lìa tâm ý thức thì không thể đạt đến nhất tâm bất loạn, nhưng vẫn có thể đạt được nhất tâm về sự, vẫn có thể đạt được công phu thành khối. Ưu điểm của pháp môn niệm Phật chính là ở chỗ này. Trong Thiền tông và Giáo tông, nếu người tu tập không lìa tâm ý thức thì không thể thấu triệt sinh tử, không có cách nào để vượt thoát luân hồi. Do đó có thể thấy được sự thù thắng của pháp môn niệm Phật.

Khi tôi đến giảng kinh ở Hoa Kỳ, tôi không chạy theo sự ưa thích của nhiều người. Có nhiều người thích tu thiền, có nhiều người thích Mật tông. Tôi cũng từng đi khắp đó đây giảng rất nhiều về thiền. Tôi cũng có thể làm ra dáng như một hành giả Mật tông. Nhưng tôi không giảng các môn ấy, tôi chỉ chuyên giảng pháp môn Tịnh độ. Vì sao vậy? Vì không dễ có được cơ duyên một lần đến Hoa Kỳ. Cho nên không đến thì thôi, đã đến rồi thì phải thuyết giảng pháp chân thật.

Vậy có người tiếp nhận hay không? Quả có rất nhiều người tiếp nhận. Có những người vốn đã học Thiền, học Mật tông, đến nghe tôi giảng mấy lần thì tâm họ dao động, rồi thì quay sang muốn tu Tịnh độ. Quý vị có thể thấy đó là hiện tượng tốt. Có thể thấy rằng, giáo pháp chân thật thì nhất định sẽ có người tiếp nhận, sẽ có chư Phật, Bồ Tát ngấm ngầm ủng hộ, gia trì.

Thế nào gọi là tu tuệ (修慧)? Tu tuệ chính là ý nghĩa trong kinh chỗ này giảng là “văn huân văn tu”. Bồ Tát trong Hội Lăng-nghiêm còn thêm vào một chữ huyễn: “truyền cho con phép như huyễn [văn huân văn tu]”. Một chữ huyễn đó chính là “ba luân đều không”, hết sức quan trọng thiết yếu, nhất định phải “ngay nơi tướng lìa tướng”, quyết định không thể trụ chấp nơi tướng. Vì sao vậy? Một khi đã có sự bám chấp, trụ nơi tướng thì không thể nói là quay cái nghe vào trong, không thể nói là soi chiếu bên trong, đó là tâm đã bôn ba chạy theo cảnh bên ngoài. Công phu như vậy hết sức tinh tế ẩn mật, trong mỗi một sát-na ngắn ngủi đều luôn phải quay về soi rọi tự tâm.

Trong kinh Lăng-nghiêm giảng rằng: “Phản văn văn tự tánh, tánh thành Vô thượng đạo.” Cho nên, quý vị phải thấu hiểu rõ ràng thế nào là “phản văn” (quay ngược cái nghe vào trong), đó chính là điểm quyết định then chốt của công phu tu tập. Đây cũng là điều tôi vừa nói ở trước, căn bản cần thiết chính là tâm Bồ-đề. Nếu quý vị không có tâm Bồ-đề thì quay tánh nghe lại cũng có gì để nghe? Khi đó dù có “quay tánh nghe lại” cũng chỉ là vọng tưởng phân biệt bám chấp. Quý vị chạy theo duyên bám víu bên ngoài là vọng tưởng bám chấp, quay vào bên trong là duyên bám víu, cũng lại là vọng tưởng bám chấp. Cho nên, xét cho đến tận cội nguồn thì tâm Bồ-đề là hết sức quan trọng thiết yếu. Tâm Bồ-đề là chân tâm, chẳng phải vọng tâm. Chân tâm là tâm bình đẳng, lìa hết thảy mọi hình tướng, tự nó tức là hết thảy các pháp, quý vị phải khởi sự tu tập từ nơi tâm này.

Tu tuệ khởi sinh công đức không thể nghĩ bàn, đó cũng chính là trí tuệ hiện tiền. Trí tuệ hiện tiền, xét về bên trong thì chính là như trong kinh Lăng-nghiêm nói “mở sáu gút thắt, vượt khỏi ba không”. Được như vậy thì tự thân mình mới có thể chứng đắc được đại định Lăng-nghiêm, mới có thể nhập vào chánh định. Cho nên, chánh định hay tam-ma-địa chính là sự hợp nhất của định và tuệ.

Quý vị xem trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Đại Sư đã vì chúng ta mà giảng rõ các pháp ngồi thiền, tu định. Pháp ngồi thiền của ngài cần phải thấu hiểu cho thật rõ ràng, chẳng phải cứ ngồi yên xếp bằng mà gọi là ngồi thiền.

Lục Tổ được khai ngộ từ kinh Kim Cang, cho nên ngài giảng giải về thiền, dù có giảng thế nào cũng đều không ra ngoài kinh Kim Cang, đều y cứ nơi kinh Kim Cang mà giảng giải. Thế nào gọi là thiền? “Không bám chấp hình tướng” chính là thiền. Thế nào gọi là định? “Y nhiên không lay động” chính là định. Như vậy, nói về ngồi thiền thì cho dù quý vị đang đi, đứng, nằm, ngồi cũng đều có thể gọi là ngồi thiền, miễn là tâm không hướng ra bên ngoài chạy đuổi các duyên và dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng y nhiên không lay động. Ở đây không phải nói là ngồi xuống ở đâu đó. Thế nào là ngồi? Đó là nói trạng thái ổn định nhất, không lay động. Lục Tổ đã giảng giải theo ý nghĩa này. Cho nên nếu tâm của chúng ta ở trong mọi hoàn cảnh đều có thể y nhiên không lay động thì đó gọi là ngồi thiền.

Phương pháp mà Lục Tổ thuyết giảng tất nhiên là được lập luận y cứ theo kinh Kim Cang. Như vậy, trước Lục Tổ chúng ta có thể tìm thấy phương pháp tu tập này trong kinh điển hay không? Xin thưa với quý vị là có. Trong kinh Hoa Nghiêm (bản 40 quyển), Đồng tử Thiện Tài trong 53 lần tham vấn, có lần đến tham vấn với Trưởng giả Dục Hương. Ngài là một hành giả tu tập thiền định. Trong bản kinh này, chúng ta xem thấy ngài đã đi đến đâu để tu thiền định? Ngài đi đến những nơi hàng quán buôn bán, như chúng ta ngày nay tức là những khu phố chợ, nơi có những siêu thị, cửa hàng bách hóa, những nơi ồn ào náo nhiệt nhất. Ngài không phải đi đến những nơi đó để ngồi xếp bằng quay mặt vào tường, hoặc ngồi xuống cho thiên hạ nhìn thấy, không phải vậy, mà ngài thủng thỉnh đi qua những ngã tư đường, vừa đi vừa nhìn, vừa nhìn vừa đi... Như vậy gọi là tu thiền định. Như vậy gọi là ngồi thiền.

Đi qua các cửa hàng bách hóa, những nơi buôn bán thì hiểu biết được gì? Hiểu biết được những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiểu biết được hiện nay có những sản phẩm mới nào. Đó là khai mở trí tuệ. Ví như có ai hỏi đến điều gì cũng đều biết cả. Nhưng biết như vậy mà vẫn tuyệt đối không hề động tâm, như nhìn thấy những thứ hiếm lạ cũng không khởi tâm muốn mua... Nếu như có sự khởi tâm, động tâm thì không có định, cũng không có thiền.

Hết thảy mọi sự đều hiểu biết rõ ràng, đó là trí tuệ. Đối với hết thảy mọi pháp đều y nhiên không lay động, đó là thiền định.

Vì vậy, kẻ phàm phu khi đến những nơi mua sắm thì sự cám dỗ cực kỳ mạnh mẽ, đối với những thứ mới mẻ hiếm lạ thì trong tâm họ luôn bị hấp dẫn, dao động. Đó là phàm phu. Một người tu hành khi cùng đi với người thường đến những chỗ ấy thì cũng không khác, cũng gật đầu ngắm nghía món này món kia, cũng khen đẹp khen tốt, nhưng thực sự không hề động tâm, đó gọi là tu tập thiền định. Cho nên, tìm chỗ ngồi thiền không phải là tìm những nơi vắng vẻ không người qua lại, rồi đến đó ngồi quay mặt vào vách. Không phải vậy. Đó là cách tu thiền của hàng Tiểu thừa. Bồ Tát tu thiền không phải như vậy, mà những chỗ nào ồn ào náo nhiệt thì các ngài tìm đến. Đó gọi là tu tập. Tu tập những gì? Tu tập với những vọng tưởng của tự thân, với những sự phân biệt của tự thân, với những sự bám chấp của tự thân. Người tu tập khi ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà khởi tâm động niệm đều là bệnh, đều phải nắm lấy chỗ đó mà tu sửa chấn chỉnh. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không bám chấp, đó gọi là tu tuệ.

Niệm Phật, vận dụng câu Phật hiệu chính là vào những lúc tự mình không giữ vững được tâm, để tâm bị cảnh bên ngoài xoay chuyển. Có nghĩa là ngay khi ở trong hoàn cảnh đã có sự khởi tâm động niệm, liền niệm một câu “Nam-mô A-di-đà Phật” để tự cảnh tỉnh nhắc nhở mình, “tại sao lại mê muội như vậy”?

Trong ý nghĩa của câu Phật hiệu thì “nam-mô” có nghĩa là quy y. Quy có nghĩa là quay trở lại. Chúng ta bị trần cảnh mê hoặc, ở trong trần cảnh đã khởi tâm động niệm, nên từ trong chỗ mê muội đó phải nhanh chóng quay trở lại ngay. Y là nương theo. Nương theo gì? Là nương theo đức Phật A-di-đà.

A-di-đà Phật có nghĩa là “vô lượng giác”. A dịch là vô, Di-đà dịch là lượng, và Phật dịch là giác. Vô lượng là nói hết thảy các pháp, cảnh giới đó là vô lượng vô biên. Trong cảnh giới vô lượng vô biên đó chúng ta phải luôn tỉnh giác không mê muội. Quý vị hiểu rõ được ý nghĩa này thì một câu Phật hiệu đó cũng chính là quán chiếu. Cho nên câu Phật hiệu đó đánh thức chúng ta khỏi sự mê hoặc, thức tỉnh chúng ta khỏi sự điên đảo.

Không nên niệm câu Phật hiệu một cách mê muội, cho rằng Phật là một vị thần sẽ đến chứng giám cho ta: “Ngài phải giúp đỡ bảo vệ cho con. Ngài xem đó, ngày nào con cũng niệm tưởng ngài. Con đối với ngài tốt đẹp như thế, khi con gặp nạn ngài phải đến cứu giúp con.” Nếu quý vị tu tập như thế thì hoàn toàn sai lầm. Như vậy là mê tín, như vậy là biến đạo Phật thành tôn giáo.

Xin thưa với quý vị, Phật giáo không phải là tôn giáo. Tôn giáo là sinh ra từ tình cảm, hết thảy tôn giáo đều là mê tín, hết thảy tôn giáo đều nương dựa vào bên ngoài, theo đó tự thân chẳng làm được gì cả, phải cầu khẩn những thế lực bên ngoài đến giúp đỡ. Phật pháp không phải như vậy. Phật pháp dạy quý vị phải dựa vào chính mình, dạy quý vị phải tự giác ngộ. Nếu quý vị đã thực sự tự mình giác ngộ rồi, thì ngay cả giáo chủ của các tôn giáo khác cũng phải đến tôn quý vị lên làm thầy. Vì sao vậy? Vì họ không thể tự giải quyết được những vấn đề của họ, nên nhất định phải đến yêu cầu quý vị giúp đỡ.

Cho nên chúng ta phải nhận hiểu rõ ràng diện mạo chân thật của Phật pháp. Phật giáo là giáo dục trí tuệ, là nền học thuật giáo dục trí tuệ. Đối với tự thân, đó là một sự lợi ích tốt đẹp to lớn biết bao. Đó là nói về lợi ích cho tự thân. Phật pháp mang đến những lợi ích tự thân như “gỡ sáu gút thắt, vượt khỏi ba không, phá trừ năm uẩn, vượt năm uế trược”, tất cả đều dựa vào ba tuệ.

Ba trí tuệ này có tên gọi chung là căn bản trí, như quý vị rất thường gặp trong kinh điển, cũng được gọi là vô phân biệt trí, vì cả ba tuệ đều là trí không phân biệt. Vô phân biệt trí là nói từ khía cạnh đối với bên trong, [hay tự thọ dụng, nghĩa là làm lợi ích cho chính mình], còn đối với bên ngoài là đại từ đại bi, gọi là hậu đắc trí, tức tha thụ dụng, nghĩa là làm lợi ích cho người khác.

Chúng ta hiện nay đều rối loạn điên đảo, đem tha thọ dụng biến thành tự thọ dụng, còn tự thọ dụng thì không đạt được, cho nên mới làm phàm phu trong sinh tử, cho nên mới rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương xót.

Tiếp theo là một đoạn kinh văn giảng về ba tuệ: văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ, quý vị xem qua sẽ biết Bồ Tát Quán Thế Âm đã học pháp như thế nào để nhập vào chánh định. Xin mời đọc kinh văn.

Kinh nói “sơ ư văn trung” (ban đầu ở trong chỗ nghe), bốn chữ này chính là nói về văn tuệ trong ba tuệ. Nói về văn tuệ chỉ có mỗi một câu này. Trong phần này có ba đoạn, cũng là nói về ba tuệ. Nguyên một đoạn từ “nhập lưu vong sở” cho đến “không sở không diệt” là bao gồm cả tư tuệ và tu tuệ. Tiếp theo nói “sinh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền” là mô tả về cảnh giới, đây là cảnh giới nhập tam-ma-địa, hay chánh định. Cho nên, nếu chúng ta muốn tự mình thấu triệt thì phải rõ biết được cảnh giới này. Khi đạt đến cảnh giới này thì tự nhiên thấu triệt. Cũng giống như khi chúng ta muốn đi đến đâu, trước tiên phải xem kỹ bản đồ, thấu hiểu rõ ràng, biết mình cần đi đến nơi nào và hiện tại mình đang ở nơi nào trên bản đồ.

Về cảnh giới “tịch diệt hiện tiền”, quý vị là người niệm Phật, dùng công phu niệm Phật để đạt đến thì tự mình sẽ thấu hiểu rõ ràng, tự mình chứng đắc được đến chỗ nhất tâm bất loạn. Cảnh giới này phải tự mình chứng đắc, không cần phải hỏi nơi người khác, nhất là trong thời kỳ mạt pháp. Trong kinh Lăng-nghiêm đức Phật giảng rất rõ: “Tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng.” Quý vị tìm hỏi nơi người khác, người khác chỉ sai đường, khi ấy quý vị cũng đừng nói là oan uổng! Vốn dĩ quý vị đang đi trên đường chân chánh, quý vị lại không tự tin bản thân mình mà tìm hỏi nơi người khác. Người khác chỉ cho quý vị con đường tà vạy, quý vị đi theo là hỏng việc.

Cho nên tự mình phải hiểu biết đúng về cảnh giới, tức là nói phải thường xuyên tụng đọc kinh điển Đại thừa. Phật dạy rằng, sau khi Phật diệt độ thì chúng ta phải “y pháp bất y nhân”, nghĩa là nương theo giáo pháp, không nương theo con người. Giáo pháp chính là Kinh điển. Chúng ta nhất định phải nương theo những lý luận, những phương pháp trong Kinh điển. Trong Kinh điển cũng giảng giải cho chúng ta biết về cảnh giới [chứng đắc].

Nói đến công phu thì đều nằm trong hai chữ “nhập lưu” (vào dòng).

“Văn trung” (trong chỗ nghe) thì như phần trước đã giảng qua, đó chính là văn tuệ. Nhất định không được dụng tâm sai lầm, không thể lấy nhĩ thức trong sáu thức mà cho là văn tuệ, đó là sai lầm. Cũng không thể lấy thức thứ sáu là ý thức, vốn có khả năng phân biệt, suy nghĩ, tưởng tượng, mà cho đó là văn tuệ, vì như vậy cũng sai lầm. Như vậy sẽ rơi vào chỗ “Gieo nhân không chân chánh, chỉ được quả tà vạy.” Cho nên văn tuệ không phải là nhĩ thức, cũng không phải ý thức, mà là căn tánh của nhĩ căn, cũng chính là căn tánh của sáu căn.

Trong kinh Lăng-nghiêm, mặc dù đức Phật không giảng giải về tánh nghe, nhưng ngài có giảng nhiều về tánh thấy trong suốt đoạn kinh văn “thập phiên hiển kiến - 十番顯見” (mười lần chỉ rõ cái thấy). Nếu quý vị hiểu rõ được về tánh thấy thì cũng sẽ hiểu rõ được về tánh nghe, bởi vì tánh vốn chỉ có một. Kinh văn nói: “Nguyên y nhất tinh minh, phân thành lục hòa hợp. - 元依一 精明,分成六和合” (Vốn chỉ một yếu tố sáng tỏ, phân chia ra thành sáu hòa hợp.) Cho nên đối với căn tánh của sáu căn chỉ cần nêu lên một để giảng rõ là đủ, vì các căn khác cũng đều tương tự.

Công phu cũng chính là tư tu (tu tập tư duy), tư tu chính là nhập lưu (vào dòng), mà nhập lưu đó là phản chiếu (quay lại soi chiếu). Bồ Tát Quán Thế Âm giảng về “phản văn”, phản đó là nhập, là hướng vào bên trong, không hướng ra bên ngoài. Hướng vào bên trong thì hoàn toàn lấy trí tuệ làm nền tảng. Trí quán chiếu là năng nhập, âm thanh đi vào qua tai là sở nhập. Hay nói cách khác, chỗ công phu vận dụng của Bồ Tát, ở đây chúng ta chỉ giải thích một cách giản lược mà thôi. Đó là vì chỉ cần giảng giải về nguyên lý chung, khi hiểu rõ được nguyên lý đó rồi thì bất kể quý vị vận dụng vào công phu nào cũng đều được, cũng đều có kết quả hỗ trợ.

Đối tượng của nhĩ căn là âm thanh. Khi quý vị nghe âm thanh thì vận dụng pháp “phản văn” như thế nào? Thật ra thì ban đầu vẫn phải sử dụng tâm [ý thức] phân biệt. Vì sao vậy? Nếu quý vị không sử dụng tâm phân biệt bám chấp thì quý vị đã ngang hàng với Bồ tát Quán Thế Âm rồi. Như vậy thì quý vị không phải phàm phu. Quý vị đã có thành tựu, trong vòng ba năm có thể chứng đắc quả vị tam-ma-địa. Như vậy thì quý vị không phải người phàm.

Cho nên sự thật là chúng ta vẫn phải bắt đầu từ sự quán chiếu, từ chiếu trụ (quán chiếu tập trung vào một điểm) cho đến chiếu kiến (quán chiếu thấy rõ), vẫn phải đi theo con đường như vậy.

Quán chiếu hay chiếu trụ, cả hai đều sử dụng tâm ý thức. Đây là theo chú giải kinh Lăng-nghiêm của hai vị đại sư Giao Quang và Trường Thủy. Nói về sự bất đồng, khác biệt giữa Tân phái và Cựu phái thì chính là ở chỗ này. Chú giải [của Đại sư Trường Thủy] theo Cựu phái thì dựa theo tư tưởng của tông Thiên Thai, tức là pháp chỉ quán của Thiên Thai, bởi vì phương pháp tu tập chỉ quán của tông Thiên Thai là sử dụng tâm ý thức. Trong khi đó Đại sư Giao Quang thì chú giải hoàn toàn dựa theo sự giảng giải kinh Lăng-nghiêm của chính bản thân ngài, tức là nói về xa-ma-tha, tam-ma, thiền-na, về “bỏ thức dùng căn”. Đó là pháp tu hành của Nhất thừa.

Nói chung thì sử dụng tâm ý thức là phương pháp tu tập của cả Ba thừa, là phương pháp tu hành của Đại thừa.

Trong Thiền tông Trung Hoa, chúng ta thấy phương pháp của Lục tổ do Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền lại có sự khác biệt, là phương pháp “bỏ thức dùng căn”, cho nên đối tượng dẫn dắt của Lục tổ đều là những bậc có căn tánh thượng thượng thừa. Cùng thời ấy, Đại sư Thần Tú ở phương bắc lại tiếp nhận và dẫn dắt những người có căn tánh Đại thừa. Như vậy có thể thấy là những người thuộc Đại thừa cũng vẫn sử dụng tâm ý thức. Bậc thượng thượng thừa thì bỏ thức dùng căn, bất kể là Thiền tông hay Giáo tông, thậm chí ở Tịnh độ tông cũng như vậy.

Chúng ta đã không có cách nào để bỏ thức dùng căn, cho nên vẫn phải sử dụng thức thứ sáu là ý thức để bắt đầu công phu tu tập từ sự quán chiếu. Điều này có nghĩa là, khi chúng ta nghe một âm thanh, bất luận âm thanh gì, sau khi quý vị nghe rồi thì nhận biết rõ ràng minh bạch. Chỉ nhận biết rõ ràng minh bạch là được rồi, không dính mắc bám chấp vào đó. Vì sao vậy? Cái mà quý vị đang sử dụng là thức thứ sáu, tức ý thức, nhận biết rõ ràng minh bạch, nhưng một khi có sự dính mắc bám chấp, lập tức chuyển thành thức thứ bảy, [tức mạt-na-thức], cách biệt rất xa.

Vào thời điểm [nhận biết rõ ràng] đó liền xoay tâm lại, cũng giống hệt như công phu của người tu thiền, quay lại nghiên cứu, suy ngẫm, “người nghe đó là ai”? Ai là người có khả năng nghe? Ví dụ như khi có ai đó khen ngợi, quý vị ngay lúc [nghe lời khen] đó liền quay lại suy ngẫm, ai là người đang nghe những âm thanh này? Có phải lỗ tai đang nghe không? Có phải [nhĩ] thức đang nghe không? Có phải tánh [nghe] đang nghe không? Trong lúc nghe, quý vị quay vào bên trong vận dụng công phu như vậy, thì đối với sự khen ngợi bên ngoài quý vị sẽ không khởi tâm mừng vui thích thú, như vậy sẽ không khởi sinh phiền não. [Cũng vậy,] khi có người mắng chửi, nhục mạ, quý vị ngay khi nghe những lời đó cũng [quay lại nghiền ngẫm,] “ai là người đang nghe”? Như vậy thì những lời nhục mạ kia tự mất đi, quý vị không nhận vào tâm, quý vị không sinh phiền não, không có sự bực tức, nhờ vận dụng công phu như vậy.

Khi chúng ta niệm một câu Phật hiệu, [lại nghiền ngẫm xem thật ra] “ai là người đang nghe danh hiệu Phật”? Vận dụng công phu quán chiếu như vậy là tỉnh giác, là không mê muội. Không [để tâm] chạy đuổi theo ngoại cảnh, đem hết thảy cảnh giới bên ngoài chuyển biến thành sự quán chiếu trong nội tâm, đó gọi là “phản văn” (xoay cái nghe), đó gọi là “nhập lưu” (vào dòng). Cho nên, phản văn, nhập lưu, tư tuệ, tu tuệ, hết thảy đều ở trong công phu đó.

Thế nhưng quý vị phải nhớ rằng, ngay trong khi quý vị hướng cái nghe vào bên trong, lúc đó quý vị vẫn còn khởi lên một nghi tình: “Ai là người đang nghe”? Như đã nói thì đó vẫn là tâm ý thức. Nếu vận dụng công phu này vào việc niệm Phật thì có thể đạt đến nhất tâm bất loạn về sự, quyết định chắc chắn sẽ được vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Nhưng nếu quý vị muốn đạt đến nhất tâm [bất loạn] về lý thì chưa thể được, bởi công phu như vậy còn cách biệt rất xa. Tuy nhiên, nếu quý vị đã đạt đến nhất tâm về sự, tiếp tục tiến lên để đạt đến nhất tâm về lý, buông bỏ tâm ý thức, không sử dụng tâm ấy nữa thì sự tiến bộ sẽ nhanh chóng, như vậy thì nhất định ngay trong đời này có khả năng chứng đắc. Đến đây là thuộc về “trí quang nội chiếu” (ánh sáng trí tuệ soi chiếu bên trong).

Nhập lưu (vào dòng) chính là tương ưng phù hợp với tánh giác bản lai, nên cũng gọi là hợp giác. Nói “vong sở” (quên đi đối tượng) thì “sở” là [cái được nghe,] như trong thí dụ vừa nói trên thì đó là những lời khen ngợi, những lời nhục mạ mà quý vị nghe thấy. Quý vị phải làm sao? Hãy quên hết đi, không chú ý đến gì cả. Toàn bộ ý thức của quý vị chỉ tập trung vào sự “phản văn”, lắng nghe bên trong, tập trung vào sự quán chiếu bên trong, không hướng ra các duyên bên ngoài, buông xả hết cảnh giới bên ngoài. Sự buông xả này không có nghĩa là quý vị không biết gì về ngoại cảnh, quên mất đi ngoại cảnh, không phải vậy. Sự buông xả này có thể lấy một thí dụ, đó là đối với những gì trải qua bên ngoài không nắm giữ hình tướng, như trong kinh Kim Cang nói là “bất thủ ư tướng”, không bám giữ hình tướng nơi cảnh giới bên ngoài. Đem hết cảnh bên ngoài biến thành trí tuệ hướng vào bên trong để quán chiếu. Vận dụng công phu là như vậy.

Chỉ cần quý vị vận dụng được thành tựu đôi chút công phu như vậy, trong pháp môn niệm Phật chúng ta gọi là “công phu thành khối”, thì việc “đới nghiệp vãng sanh” thật sự không khó!

Chỉ nói riêng việc sử dụng công phu này, tức là nói công phu thành khối, “đới nghiệp vãng sinh”, có thể nói với quý vị rằng, từ chỗ phát tâm ban đầu, đối với người bắt đầu tu học, nếu vận dụng tu tập trong ba năm thì thực sự có khả năng thành tựu. Nhưng quý vị không được để mất sự quán chiếu. Nếu mất đi sự quán chiếu thì tu tập ba năm không thể thành công. [Mất đi sự quán chiếu] có nghĩa là, khi có người khen ngợi, quý vị vẫn khởi tâm vui thích, tâm quý vị chạy đuổi ra bên ngoài; khi có người hủy báng, nhục mạ, quý vị vẫn khởi tâm giận dữ bực tức, tâm quý vị cũng chạy đuổi ra bên ngoài.

Kẻ phàm phu thì tâm lúc nào cũng chạy đuổi theo cảnh giới bên ngoài, đó là điều hết sức khổ não. Người học Phật có công phu tu tập thì tâm không hướng ra bên ngoài, có khả năng giữ tâm an trụ.

Quán chiếu cũng chính là thu hồi, xoay chuyển tâm lại. Đây là một phương pháp hết sức quan trọng thiết yếu. Không chỉ riêng Phật giáo khuyên quý vị giữ tâm, mà ngay cả Nho giáo cũng rất chú trọng đến công phu này trong học tập. Mạnh Tử từng nói: “Đạo học chẳng có gì khác, chỉ là tìm lại tâm phóng túng mà thôi.” Tâm phóng túng, chẳng phải là phóng túng theo ngoại cảnh đó sao? Chẳng phải là phóng túng theo sáu trần cảnh bên ngoài đó sao? Điều này trong Phật giáo chúng ta thường nói là trôi giạt trong cảnh giới của sáu trần. Thu hồi nắm giữ lại tâm phóng túng này, đó chính là việc học.

Nho giáo đối với việc học đã nói như vậy, nhưng không tiến lên được một bậc cao hơn nữa. Phật pháp dạy pháp quán chiếu, “tìm lại tâm phóng túng” [của Nho gia] cũng chính là công phu quán chiếu, cùng một ý nghĩa giống nhau. Lại nói đến chiếu trụ, tức là tu định, trong Nho giáo cũng có. Nhưng nói đến chiếu kiến thì vượt ngoài tầm hiểu biết của Nho gia, bởi vì cảnh giới này rất cao tột. Nếu y theo phương pháp tu dưỡng của Nho giáo thì vẫn có thể đạt đến cảnh giới nhất tâm bất loạn về sự, nhưng người học theo Nho giáo không có sự hồi hướng, không cầu vãng sinh. Nếu như họ có sự hồi hướng cầu vãng sinh thì cũng không sinh vào Phàm thánh đồng cư độ, mà sẽ sinh vào Phương tiện hữu dư độ.

Do đó có thể thấy rằng, đối với nền học thuật của Nho gia chúng ta thật không thể xem thường. Nhân vì Phật giáo Trung Quốc vốn hâm mộ giáo pháp Đại thừa, nhưng giáo pháp Đại thừa nhất định cũng phải dựa trên nền tảng giáo pháp Tiểu thừa. Ví dụ như Đại thừa dạy Tam tuệ (văn, tư, tu), nhưng nếu không có hiểu biết về Tam học (giới, định, tuệ) thì quý vị không có nền tảng [để tiếp nhận]. Tam tuệ đó chính là trí tuệ của giới, định, tuệ. Nếu quý vị không có những trí tuệ đó thì làm sao nói đến văn, tư, tu? Cho nên, [giáo pháp Đại thừa] lấy giáo pháp Tiểu thừa làm nền tảng.

Thế nhưng, giáo pháp Tiểu thừa đến Trung quốc không truyền rộng được, nguyên nhân vì sao? Vì đã có Nho giáo và Đạo giáo của Trung Quốc thay thế nó. Tư tưởng học thuật cũng như công phu tu dưỡng của Nho gia và Đạo gia không kém Tiểu thừa, mà xét về tâm về nguyện lại còn có phần lớn hơn. [Cho nên], công phu của họ thì tương đương với Tiểu thừa nhưng nguyện lực có thể sánh với Đại thừa. Do vậy, Phật giáo Đại thừa đặc biệt có thể được phát triển, truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc, quả thật là nhờ có sự giúp sức của nền tảng Nho giáo và Đạo giáo. [Nho và Đạo] trong trường hợp này không phải là những đạo giáo, mà là những nền tảng học thuật. Khi có sẵn những nền tảng như vậy, Phật pháp Đại thừa một khi truyền đến liền được lưu hành rộng rãi. Đây là những điều chúng ta nên hiểu rõ.

“Vong sở” tức là đã gỡ được gút thắt thứ nhất trong sáu gút thắt, tức là không còn “động”. Người thường vận dụng công phu trong cảnh giới này thì tâm được an tĩnh thanh tịnh, bất kể khi gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh dường như cũng không liên quan gì đến họ. Tâm họ hết sức thanh tịnh, thường trụ yên trong sự thanh tịnh. Cảnh giới khi ấy hết sức tốt đẹp. Nói theo Phật pháp thì đó là đạt được khinh an (nhẹ nhàng an ổn). Nhưng cần lưu ý rằng đây không phải là định của thiền, vẫn còn cách công phu đạt định của thiền rất xa. Đây chỉ là quý vị vừa đạt đến một cảnh giới tốt đẹp, cũng có nghĩa là tâm quý vị không còn bị xoay chuyển bởi cảnh giới bên ngoài. Tâm đạt được sự khinh an, bất kể là khi gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh cũng đều có thể sống thanh thản an nhiên trong hoàn cảnh đó.

Tâm thanh tịnh, đạt đến “tĩnh” cũng là một gút thắt. Gút thắt này nếu chưa tháo gỡ được thì cũng là một sự phiền toái, cho nên vẫn phải tiếp tục tu tập, tiếp tục vận dụng công phu “nhập lưu” (vào dòng) như trước. Công phu nhập lưu cũng chính là công phu phản văn, nhưng phải vận dụng triệt để, từ lúc khởi đầu liên tục cho đến khi thành Phật, trong khoảng giữa tuyệt đối không được gián đoạn. Không thể nói rằng hiện nay mình đã được đôi chút khinh an nên có thể tạm nghỉ ngơi thoải mái, không cần dụng công nữa. Không tiếp tục nỗ lực công phu thì cảnh giới của quý vị dừng tại nơi đó. Khi cảnh giới của quý vị chỉ đạt đến đó, xin thưa với quý vị là pháp môn tu không thể thành tựu. Vì sao vậy? Vì quý vị chưa hề đoạn trừ được phiền não, quý vị chỉ mới ngăn chặn, đè nén phiền não chứ chưa dứt trừ được, không thể thấu triệt sinh tử, vẫn còn trong luân hồi. Cho nên, đó là điều hết sức phiền toái.

Người tu Tịnh độ mà công phu đạt đến mức đó, tức là niệm Phật công phu thành khối, ắt sẽ được “đới nghiệp vãng sinh”, không có trở ngại gì. Cho nên có thể thấy việc đới nghiệp vãng sinh cũng không khó, dễ dàng thôi! Nhưng dễ dàng như thế nào? Trong sáu gút thắt chỉ cần tháo gỡ được một gút. Nhưng nếu quý vị không làm được điều đó thì chuyện vãng sinh không thể nói chắc được.

Quý vị nên biết rằng, việc trợ niệm vào lúc lâm chung chỉ có thể nương dựa ở mức độ khoảng một phần nghìn mà thôi. Lúc còn sống không tự mình phát nguyện vãng sinh, đến sau khi chết lại khuyên quý vị vãng sinh, liệu quý vị có nghe theo chăng? Đến lúc sắp qua đời, còn người này người kia tôi chưa gặp, còn việc này việc nọ tôi chưa giải quyết xong, quý vị thấy đó, có quá nhiều thứ lôi kéo dẫn dắt, không thể làm được, không thể buông bỏ được. Cho nên với người học Phật, đức Phật thường dạy phải buông bỏ ngay trong cuộc sống hằng ngày.

Người xuất gia tu hành thì thuận lợi hơn người tại gia ở điểm nào? Người xuất gia không có gia tài sản nghiệp gì, so ra đơn giản dễ dàng hơn nhiều. Thế nhưng ngày nay người xuất gia không được như vậy, họ đều có tài sản, có giấy chứng nhận quyền sở hữu, có tiền gửi ngân hàng... cho nên đến lúc lâm chung cũng không buông xả được. Không giống như trước đây, người xuất gia không có tài sản gì, chỉ ba tấm y với một bình bát, so ra dễ dàng buông bỏ hơn nhiều, nên khi lâm chung nếu trợ niệm cho họ, họ chắc chắn sẽ được vãng sinh. Hiện nay người xuất gia không làm được như vậy nữa, họ cũng có chùa viện, cũng có rất nhiều tài sản, cũng vất vả xoay xở kinh doanh, còn lo sợ người khác cướp mất đi thì tự mình cũng không sống nổi... Những chuyện như vậy thật hết sức phiền toái!

Cho nên, đối với công phu nhập lưu quý vị phải ghi nhớ, [không được có sự gián đoạn,] bất luận là pháp nào trong 84.000 pháp môn, kể cả niệm Phật. Cho dù quý vị có vận dụng tâm ý thức hay tâm Bồ-đề, vẫn là phải theo cùng nguyên tắc đó. Do vậy, công phu này quyết định không có sự dừng nghỉ, đứt đoạn, mỗi một sát-na đều phải luôn tỉnh thức, chú tâm, đó gọi là tỉnh giác.

Người xưa nói: “Không sợ vọng niệm khởi, chỉ sợ nhận biết chậm.” Sự tỉnh giác nhận biết như vậy chính là nhập lưu, là vào dòng, nên chỉ sợ quý vị quên mất sự tỉnh giác này, một khi đã không vào được ắt là phải ra, tâm [hướng ra] liền bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển. Quý vị rơi vào cảnh giới đó liền khởi sinh [tham muốn] danh vọng, lợi dưỡng, khởi sinh tham lam, sân hận, si mê và kiêu mạn, tâm của quý vị liền chạy đuổi theo bên ngoài. Nếu như thực sự là “nhập lưu” [như trong câu này] thì nhất định không có những thứ đó, nhất định không tham danh vọng, lợi dưỡng, nhất định không có tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn. Tâm của hành giả [nhập lưu] luôn thanh tịnh, bình đẳng, tuy chưa phải là chân thật bình đẳng nhưng sự biểu hiện ra bên ngoài đích thực là bình đẳng.

Thế nào là chân thật bình đẳng? [Hành giả] phải nhập tam-ma-địa mới là chân thật bình đẳng.

[Hành giả nhập lưu] vào lúc ấy là đang đi trên con đường hướng đến bình đẳng. Sở dĩ có thể biểu hiện bình đẳng ra bên ngoài là nhờ tâm thanh tịnh, đó gọi là công phu chân thật.

Hiện nay vẫn còn một số người xuất gia, những tăng sĩ trẻ, thường muốn có học vị tiến sĩ hay một học hàm, danh hiệu nào đó, vì cho rằng nếu không có thì việc hoằng pháp lợi sinh sau này sẽ không thuận lợi, không có phương tiện. Những người này liệu có thể thành công chăng? Nhất định không thành công. Vì sao vậy? Tâm họ luôn hướng ra bên ngoài, bám víu theo các duyên, không hề có công phu nhập lưu.

Lục tổ Đại sư [ngày xưa] không biết chữ, nhưng quý vị xem, ngày nay trên khắp thế giới khi nhắc đến ngài có ai là không tôn sùng kính ngưỡng? Ngài không biết chữ, đừng nói là học vị tiến sĩ, đến ngay cả bậc tiểu học ngài còn chưa tốt nghiệp. Vậy tại sao mọi người đều tôn kính ngài? Bởi vì ngài thành tựu công phu nhập lưu. Vậy thì những học hàm, học vị kia liệu có ích lợi gì? [Cho nên,] đừng để bị lừa dối bởi những danh vọng, lợi dưỡng của thế gian. Đừng ôm giữ, vướng mắc những thứ đó! Năm xưa Thiền sư Biến Dung đã dạy chính câu này cho Đại sư Liên Trì. Khi Đại sư Liên Trì đến tham vấn, hết lòng chí thành, trên đường đi ba bước một lạy, đến trước Lão hòa thượng cúi lạy, cầu xin một lời chỉ dạy cho con đường phải đi. Lão hòa thượng chỉ nói mỗi một câu: “Đừng để bị lừa dối bởi danh vọng, lợi dưỡng.” Thành tựu cả một đời của Đại sư Liên Trì về sau đều nhờ vào lời dạy này của Lão sư, toàn tâm toàn ý nỗ lực tu hành, mới có thể trở thành một vị Tổ sư.

[Kinh văn] câu thứ hai là tháo gỡ gút thắt “tĩnh”. Kinh nói: “Sở nhập tức tịch, động tĩnh nhị tướng liễu nhiên bất sinh. - 所入即寂,動靜二相了然不生” (Chỗ vào vắng lặng, cả hai tướng động tĩnh đều không còn sinh khởi.) Cảnh giới đó là bắt đầu đi vào phá trừ năm ấm, ở đây là đã phá trừ được sắc ấm. Trong năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), đã phá trừ được phạm vi sắc ấm, tương đương với cảnh giới A-la-hán của Tiểu thừa. A-la-hán của Tiểu thừa thì từ sơ quả đã gọi là A-la-hán.

Xin nói rõ với quý vị, theo phương pháp tu học của Tiểu thừa để đạt đến sơ quả thì phức tạp lắm. Người Trung Quốc không thích phức tạp, tính cách của người Trung Quốc là thích sự đơn giản, rõ ràng. Văn chương Trung Quốc theo tiêu chuẩn giản lược, chỉ lấy chỗ thiết yếu, trình bày ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ chi tiết và rõ ràng. Quý vị xem các bản văn cổ, chẳng hạn như trong Cổ văn quán chỉ, mỗi bài văn chỉ ngắn chừng mấy chục chữ, dài lắm cũng không quá vài ba trăm chữ, nhưng trình bày sự việc rất rõ ràng. Hiện nay, khi dịch những bài văn này sang bạch thoại, dịch ra đến mấy ngàn chữ mà vẫn không rõ nghĩa. Người Trung Quốc khi nói chuyện với nhau cũng đơn giản rõ ràng, không phức tạp.

Nói theo Tiểu thừa thì chứng quả thứ nhất là địa vị Kiến đạo, phải dứt trừ được 88 phẩm kiến hoặc trong Tam giới, quả là phức tạp. Như phần trước vừa nói thì [khi hành giả] tháo gỡ được hai gút thắt [“động’ và “tĩnh”] là tương đương với địa vị Kiến đạo của Tiểu thừa. Quý vị có thể thấy, việc sử dụng phương pháp này đơn giản hơn nhiều so với phương pháp của Tiểu thừa, mà kết quả cũng như nhau. Thậm chí không chỉ là như nhau mà so ra còn tốt đẹp, thù thắng hơn. Bởi vì hành giả Tiểu thừa có sự bám chấp rất nặng nề, cho nên còn phải dứt trừ 81 phẩm tư hoặc trong Tam giới thì mới có thể phá trừ được ngã chấp, nhưng pháp chấp vẫn còn. Cho nên, Phật pháp Đại thừa sử dụng phương pháp này so về công phu cũng ngang bằng với cảnh giới của Tiểu thừa, nhưng về sự bám chấp thì nhẹ hơn rất nhiều.

Tiếp theo nói “như thị tiệm tăng - 如是漸增” (cứ như vậy tăng dần), có nghĩa là công phu không hề gián đoạn, cứ như vậy tiến lên phía trước, tuyệt đối không dừng nghỉ trong cảnh giới hiện tại, không ngừng tiếp tục tinh tấn đi lên.

Câu tiếp theo là “văn sở văn tận - 聞所聞盡” (cái nghe và đối tượng được nghe đều dứt mất). Đây là “căn kết” (gút thắt của căn). Phải đạt đến chỗ cả hai cảnh giới “động” và “tĩnh” đều không còn thì “gút thắt của căn” mới hiện ra.

Cổ nhân khi chú giải kinh Lăng-nghiêm có nêu ví dụ rằng, sáu gút thắt cũng giống như người mặc vào cùng lúc sáu bộ quần áo. Chúng ta chỉ nhìn thấy được một bộ ở ngoài cùng, phải lần lượt cởi bộ bên ngoài ra thì mới thấy được bộ tiếp theo bên trong. Gút thắt của căn, tính từ bên ngoài vào là “bộ quần áo” thứ ba, cho nên hai bộ trước đó phải cởi bỏ ra rồi mới thấy được. Cho nên người bình thường không dễ gì nhận ra.

Những gì chúng ta hiện nay có thể nhận biết, tiếp xúc đều là động. Hết thảy đều là tướng động. Cảnh giới bên ngoài là động, cho đến trong tâm chúng ta cũng động.

Đến như cảnh giới tĩnh thì chúng ta có thể hình dung, tưởng tượng ra được, có thể lý giải được. Tuy chúng ta chưa đạt đến cảnh giới tĩnh nhưng cũng có thể lý giải về nó được.

Tuy nhiên, đến cảnh giới của căn thì không thể biết được. Đó là vì từ một lớp bên ngoài, đi sâu vào một lớp thì tuy có bị che khuất vẫn phảng phất thấy được đôi chút, nhưng vào sâu thêm lớp nữa, sâu thêm lớp nữa thì không thể biết được nữa.

Cho nên phải tháo gỡ được hai gút thắt trước đó thì gút thắt thứ ba là “căn kết” mới hiện ra. Hiện ra rồi thì mới có thể tháo gỡ. Có nghĩa là nếu như quý vị cứ tiếp tục nỗ lực công phu tinh tấn không gián đoạn, định lực ngày càng sâu hơn, thì gút thắt của căn rồi cũng được tháo gỡ.

Hiện tượng tháo gỡ được gút thắt của căn sẽ biểu lộ như thế nào? Khi ấy chủ thể cảm thọ và đối tượng cảm thọ đều không còn nữa. Tức là đã phá trừ được thọ ấm.

Khi quý vị có cảm thọ, cũng giống như hết thảy mọi người trong chúng ta đều có cảm thọ, thì thọ đó là tác dụng từ gút thắt của căn. Khả năng cảm thọ là do nó, mà đối tượng cảm thọ cũng là do nó.

Gút thắt của căn được tháo gỡ, công phu này chúng ta gọi là đạt được “chiếu trụ”, theo pháp môn niệm Phật mà nói là đã đạt được nhất tâm bất loạn về sự, cũng chính là đạt được Niệm Phật Tam-muội. Tam-muội tức là chánh thọ. Trong chánh thọ thì chủ thể cảm thọ và đối tượng cảm thọ đều không còn nữa, như vậy mới gọi là chánh thọ. Không giống như phần trước nói về việc đạt được khinh an, đó là tự mình có sự cảm thọ. Khi thấy “trong tâm tôi rất thanh tịnh” thì đó là quý vị đã có cảm thọ. Quý vị có sự cảm thọ đó, có nghĩa là gút thắt của căn còn tồn tại, cảm thọ đó không phải là chân chánh thường tồn. Cho nên như vậy là chưa được. Chỉ cần có cảm thọ, cho dù là cảm thọ hết sức thanh tịnh cũng không được, đó đều là chướng ngại, không phải là chánh thọ, tức là không phải tam-muội.

Vậy phải làm sao? Phải tiếp tục vận dụng công phu nhập lưu không gián đoạn, cũng tức là vận dụng công phu phản chiếu [tự tâm].

Tiến lên một bước, kinh văn nói: “Tận văn bất trụ, giác sở giác không. - 盡聞不住 ,覺所覺空” (Không dừng lại ở chỗ dứt mất cái nghe, [tiếp theo] cái biết và cái được biết cũng đều là không.) [Đến đây] gút thắt thứ ba đã tháo gỡ xong, gút thắt thứ tư hiện ra. Gút thắt thứ tư là “giác kết” (gút thắt của cái biết). Có nghĩa là quý vị có sự nhận biết, nhưng cảm thọ không còn, chủ thể cảm thọ và đối tượng cảm thọ đều không còn, chỉ còn cái biết.

Cái biết đó cũng là một chướng ngại như trước. Vì sao? Vì đó là chướng ngại của sự bám chấp nơi pháp (pháp chấp). Quý vị đã có cái biết đó thì nó là căn bản của vô minh. Tại Pháp hội Lăng-nghiêm, đức Phật đã dạy: “Tri kiến lập tri thị vô minh bổn - 知見立知是無明本” (Thấy biết lập thành tri thức là gốc của vô minh.” Có nghĩa là, khi quý vị nói “tôi có chỗ biết”, sự “biết” đó chính là vô minh, mà quý vị không có chỗ biết, không biết thì là phàm phu. Vấn đề này rất phức tạp. [Tu tập] càng về sau thì cảnh giới càng vi tế hơn.

Nếu không tháo gỡ được gút thắt của cái biết thì quý vị sẽ không thể chứng đắc pháp không, không thể phá được pháp chấp. Do đó, với hết thảy cảm thọ, chủ thể cảm thọ và đối tượng cảm thọ đều không còn nữa, chỉ còn một tánh giác hiện tiền, chúng ta cần rõ biết về cảnh giới này, cảnh giới này chưa phải là cảnh giới cứu cánh rốt ráo. Cho nên, lúc này đừng tự cho rằng mình đã đạt được giác ngộ rốt ráo, đừng cho rằng mình đã thành Phật, tánh giác đã hiển lộ. Quý vị xem lại trong kinh giảng về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sẽ thấy, quý vị đã hiểu sai, điều đó không tốt.

Cũng giống như khi quý vị muốn đến Cao Hùng, quý vị ngồi trên xe vừa đến Tân Trúc lại cho rằng mình đã đến Cao Hùng và rồi xuống xe, trong khi thật ra vẫn còn một quãng đường dài. Cho nên, phải hiểu rõ ràng về cảnh giới này và tiếp tục nỗ lực như trước, không được gián đoạn, tiếp tục nỗ lực công phu, tiếp tục quán chiếu.

Tiếp đến là câu “không giác cực viên, không sở không diệt - 空覺極圓,空所空滅” (cái biết về không đạt đến hết sức trọn vẹn, chủ thể không và đối tượng không cũng đều diệt mất). “Cái biết” ở đây nói chung cả “chủ thể biết” và đối tượng biết”, cả hai (năng giác và sở giác) đều là không. Gút thắt của cái biết đã tháo gỡ, vào lúc đó cái “không” hiện ra. Cái không ấy vẫn là chướng ngại. Vì sao vậy? Ấy là vì quý vị vẫn còn có [phân biệt] năng không (chủ thể không) và sở không (đối tượng của cái không). Ở đây, năng không là công phu nhập lưu của quý vị, sở không chính là cái biết, chủ thể biết và đối tượng biết đều đã là không. Vậy có thể thấy là quý vị vẫn còn có [phân biệt] năng và sở. Nói cách khác, tánh không lúc ấy tuy đã hiển hiện nhưng chưa trọn vẹn tròn đầy, vẫn còn phải tiếp tục tinh tấn công phu, không được gián đoạn, không được dừng nghỉ.

Cho đến khi “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt hiện tiền - 生滅既滅,寂滅現前” (sinh và diệt đã dứt hết, tịch diệt hiện ra), đây mới là cửa ải cuối cùng, là “diệt kết” (gút thắt của tịch diệt).

Nói “sinh diệt” là vì trong sáu gút thắt, cả năm cái đã nói trước, thảy thảy đều là pháp sinh diệt. Hành giả vận dụng công phu nhập lưu lần lượt phá trừ, tiêu diệt được hết, cho nên có thể thấy rằng hết thảy chúng đều là sinh diệt. Nói tóm lại, tất cả đều là tâm sinh diệt, mà tâm sinh diệt là vọng tâm, pháp sinh diệt là pháp hữu vi. Động diệt mất rồi thì tĩnh sinh, tĩnh diệt mất rồi thì căn sinh, căn diệt mất rồi thì giác sinh, giác diệt mất rồi thì không sinh, không diệt mất rồi thì diệt sinh, tịch diệt sinh.

Sự tịch diệt đó cũng chẳng phải điều gì tốt đẹp, cũng vẫn là một pháp hữu vi, là pháp hữu vi tinh tế nhỏ nhiệm nhất. Cửa ải này rất khó đoạn trừ. Phá trừ được cửa ải này tức là nhập tam-ma-địa. Nhập tam-ma-địa là gì? Tức là thấy tánh. Có thể thấy rằng, chân như bản tánh của chúng ta còn cách đến sáu tầng chướng ngại. Chân tánh của chúng ta không thể hiển lộ. Trí tuệ vốn có trong chân tánh, phẩm đức vốn có trong chân tánh của chúng ta không thể biểu lộ ra, không thể khởi sinh tác dụng, chính là do sáu loại chướng ngại này. Phương cách loại trừ sáu chướng ngại này chính là quay lại soi chiếu tự tâm.

Có rất nhiều phương pháp để quay lại soi chiếu tự tâm. Tám mươi bốn ngàn pháp môn đều là phương pháp, niệm Phật cũng là một phương pháp, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm cũng là một phương pháp. Phương pháp thì nhiều đến vô số nhưng đều cùng một nguyên tắc, đều cùng một ý nghĩa. Cho nên mới nói rằng pháp môn bình đẳng, không có cao thấp. Vì sao vậy? Bất kỳ quý vị vận dụng phương pháp nào thích hợp thì cũng đều tháo gỡ được sáu gút thắt, phá được ba không, giúp quý vị khai mở tâm sáng suốt, thấy được chân tánh.

Đạt đến chỗ này, tức là thấy tánh rồi, cũng giống như trong Tâm kinh nói: “Soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua hết thảy khổ ách.” Công phu đạt đến chỗ này cũng vẫn chưa phải là viên mãn, chỉ là quý vị vừa mới thấy tánh, nói theo Viên giáo thì là địa vị Bồ Tát Sơ trụ. Giống như khi chúng ta niệm Phật, vừa mới đạt được nhất tâm bất loạn về lý, không nên xem rằng như vậy là hoàn tất. Như vậy vẫn chưa được. Chỉ có điều là đến lúc ấy thì quay lại dụng công gọi là “vô công dụng đạo”, cũng giống như người xưa nói rằng, “đến chỗ ấy không thể dùng sức”. Công phu từ đó về sau chỉ là tự nhiên như nhiên mà vận hành đi đến thành tựu, không có cách gì sử dụng sức lực. Thế nhưng công phu vẫn là sử dụng trí tuệ soi chiếu, đó gọi là trải qua sự việc để rèn luyện tâm, quý vị cần phải hiểu rõ.

Có thể quý vị muốn đi sâu hơn và đặt câu hỏi: Công phu của hành giả đến lúc ấy phải vận dụng những pháp nào? Vậy thì quý vị nên xem kinh Hoa Nghiêm, bản dịch 40 quyển, trong đó 53 phần tham vấn chính là các phương pháp. [Nội dung] 53 phần tham vấn đó là sau khi nhập tam-ma-địa lại tiếp tục tu tiến cho đến thành tựu đạo Vô thượng.

Quý vị hãy xem 53 lần tham vấn của Đồng tử Thiện Tài, chính là bắt đầu từ địa vị Sơ trụ của Viên giáo. Vị Bồ Tát Sơ trụ là Tỳ-kheo Cát Tường Vân. Khi ấy, là Bồ Tát Sơ trụ, ngài đã dạy cho Đồng tử Thiện Tài pháp môn gì? Chính là pháp môn niệm Phật. Cho nên, các vị Bồ Tát đã khai mở tâm trí sáng suốt, thấy được chân tánh, không có vị nào không niệm Phật. Do đó có thể thấy được sự thù thắng của pháp môn niệm Phật.

Chính tôi ngày trước cũng không hiểu biết. Khi mới học Phật pháp, tôi cũng coi thường Pháp môn niệm Phật, cho rằng đó là pháp môn dành cho những bà già. Tự nghĩ rằng mình thông minh như thế này, có trí tuệ như thế này, sao có thể đi học một pháp môn như thế chứ? Về sau, khi đọc được nhiều kinh điển rồi tôi mới cảm thấy xấu hổ. Những gì chúng ta cho là tốt đẹp nhất, cao siêu nhất [thật ra chỉ] là những điều quyền xảo nhỏ nhặt, những phương tiện quảng bá nhằm mục đích tiếp dẫn chúng sinh [căn cơ thấp kém]. Tinh hoa của Phật giáo thực sự lại nằm ở những gì mà chúng ta không đủ sức nhìn thấy. Chúng ta nhìn nhận sai lầm, không biết được của báu, không nhận biết được báu vật chân thật nên lấy giả làm thật, đem giáo pháp phương tiện quyền xảo của đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho là pháp chân thật, còn pháp chân thật thì lại không nhận biết được.

Trải qua nhiều năm như thế, cuối cùng rồi tôi mới hiểu được rõ ràng, thật mừng vui hạnh phúc khôn cùng, thực sự biết là khó được. Giá như đời trước tôi sớm hiểu được rõ ràng như vậy, hẳn tôi đã sớm về thế giới Tây Phương làm Bồ Tát, không sinh đến chốn này. Cho nên, đời này đã hiểu ra được rõ ràng rồi thì quyết định sẽ không để trôi qua uổng phí.

Tối hôm nay giảng với quý vị như vậy là để mở đầu, chỉ giảng đến chỗ này, là đoạn kinh Lăng-nghiêm mà Pháp sư Đại Nghĩa đã trích dẫn. [Trong đó] “Kim cang Tam-muội” cũng tức là Tam-ma-địa, cũng là nhất tâm bất loạn về lý, ý nghĩa không khác biệt.

Đoạn kinh này là cực kỳ quan trọng thiết yếu đối với sự tu hành của chúng ta. Quý vị phải thấu hiểu rõ ràng ý nghĩa, rồi vận dụng phương pháp này thì công phu tu tập của quý vị mới hiệu quả, trong khi tu tập mới được tràn đầy niềm vui của sự học pháp, quý vị sẽ không còn thối tâm, luôn biết rõ được từng bước tiến của mình trong sự tu tập, thấu hiểu rõ ràng được cảnh giới hiện tại của chính mình. Nếu quý vị không nắm hiểu rõ phương pháp này mà học Phật, cho dù quý vị có tu tập bao nhiêu năm rồi cũng sẽ hoài nghi, cuối cùng đi đến chỗ đánh mất niềm tin. Các bậc cổ đức từng nói: “Học Phật một năm, Phật ngay trước mắt”, là vì quý vị mới học Phật thì rất nhiệt tâm, hăng hái; “Học Phật hai năm, Phật về phương tây”, là vì càng học càng lắm hiểu biết mà không làm được gì, không nhận hiểu được gì nên thấy Phật ngày càng xa vời; “Học Phật ba năm, Phật tan thành khói mây”, thế là không còn gì nữa.

Đó là nói người [học Phật] mà không thấu hiểu rõ ràng được ý nghĩa này. Nếu quý vị tu hành mà thực sự hiểu rõ ý nghĩa này, quý vị sẽ tự mình cảm nhận được đức Phật cùng quý vị mỗi ngày càng gần nhau hơn, giống như có sự tương giao ngày càng mật thiết hơn, tình cảm ngày càng sâu đậm hơn, ngày càng hết sức thấm đẫm đạo vị.

Cổ nhân dạy chúng ta “trên làm bạn với người xưa”, chúng ta kết thành bằng hữu với chư Phật, Bồ Tát, thật là tự do tự tại, thật là cao quý biết bao.

Phần tiếp theo giảng về phẩm Phổ Môn, đều sẽ lấy những lý luận này làm nền tảng. Cho nên, Bồ Tát có năng lực rất lớn lao, cùng với chúng ta có sự cảm ứng đạo giao, chúng ta dù gặp khó khăn gì, nếu y theo lập luận này, y theo phương pháp này mà tu tập thì nhất định sẽ có sự cảm ứng. Ý nghĩa chính là ở chỗ này.

Hôm nay chỉ giảng đến đây thôi.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Các tông phái đạo Phật


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.45.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...