Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Ai vào địa ngục »» Thay lời kết »»

Ai vào địa ngục
»» Thay lời kết

Donate

(Lượt xem: 9.867)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Ai vào địa ngục - Thay lời kết

Font chữ:


Thuở nhỏ, tôi rất sợ ma. Thỉnh thoảng, anh tôi thường sai tôi đi mua một bao thuốc lá hoặc cục nước đá ở một quán nhỏ cuối xóm. Đường đi băng qua khoảng đất trống vắng vẻ dài khoảng vài trăm mét, và quả thật là một cực hình cho tôi khi những chuyến đi ấy rơi vào ban đêm.

Tôi còn nhớ, để xua đi nỗi sợ của mình, tôi thường lắc cục nước đá trong cái ca nhôm lớn để phát ra tiếng kêu lanh canh khi chạy băng qua khoảng đất vắng. Nhưng sự thật thì cách ấy cũng không làm cho tôi bớt sợ. Vì thế, tôi thường dừng lại một lát ở đầu khoảng đất trống để lấy sức, rồi “chạy như ma đuổi” qua khoảng trống đó, mắt nhìn xuống đoạn đường ngay trước mắt mà không dám liếc quanh hay ngẩng lên, cho tới khi đến được ngôi nhà đầu tiên có ánh đèn ở phía bên kia khoảng đất trống mới dừng lại thở hổn hển vì mệt.

Tâm trạng sợ sệt đó kéo dài cho đến một ngày kia, khi tôi cảm thấy căng thẳng đến mức không chịu nổi và quyết định... không sợ nữa. Lần ấy, tôi cũng dừng lại ở đầu khoảng đất trống, nhưng không phải để lấy sức chạy, mà là chuẩn bị một tâm trạng hết sức bình tĩnh, rồi sau đó tôi chậm rãi đếm từng bước trên đoạn đường “ghê rợn” đó. Trong đêm tối tôi vẫn nhìn ra được từng gốc cây, từng đoạn rào hai bên ven đường. Tôi chầm chậm bước đi và tự nhủ trong lòng: “Nếu có gì xảy ra thì cứ xảy ra đi, để xem nó đáng sợ đến mức nào, còn hơn là ngày nào cũng phải sợ.”

Tất nhiên là chẳng có gì xảy ra trên đường cả, nhưng trong lòng tôi thì thực sự đã có sự chuyển biến. Sau lần đó, tôi không còn “sợ ma” khi đi qua khoảng đất trống ấy vào ban đêm nữa. Vì tôi nhận ra được rằng sự sợ hãi của mình trước đó là hoàn toàn vô căn cứ!

Trong đời sống, mỗi chúng ta đều đã từng hoặc đang “sợ ma”. Chỉ có điều là “con ma” của mỗi người không giống nhau. Có thể đó là một nỗi khiếp sợ không duyên cớ đã hình thành từ thuở nhỏ và đeo đuổi chúng ta, cũng có thể là một vấn đề nào đó mà ta chưa từng đối mặt... Nhưng phổ biến nhất là nỗi lo sợ về những gì sẽ xảy đến cho chúng ta trong cuộc sống, bởi ta không có gì để đảm bảo được là cuộc sống sẽ luôn xuôi chèo mát mái...

Mỗi người chúng ta đều có thể tự phân tích nội tâm để nhận ra “con ma” mà ta đang sợ. Và cho dù có vô số “con ma” khác nhau trong cuộc sống này, nhưng vẫn luôn có một điểm chung là chúng thật ra không hề đáng sợ nếu chúng ta dám một lần đối diện với chúng.

Xin đừng hiểu nhầm là tôi đang phủ nhận một sự hiện hữu nào đó sau khi chết. Thứ nhất, ở đây tôi không đề cập đến điều đó. Thứ hai, cũng giống như tất cả những người khác còn đang sống, tôi hoàn toàn không có khả năng đưa ra một sự xác nhận hay phủ nhận vấn đề này. Điều tôi đang đề cập đến chỉ đơn giản là cái tâm trạng “sợ ma” mà hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua khi còn nhỏ, và thậm chí vẫn còn khá phổ biến ngay trong thế giới của những người trưởng thành. Khi chúng ta “sợ ma” như thế, ta luôn hình dung có một “con ma”, trong khi thực tế thì ta chưa bao giờ nhìn thẳng nội tâm và phân tích xem “con ma” ấy là gì?

Khi tổ Đạt-ma lần đầu tiên gặp Thần Quang, vị này đã khẩn thiết chặt tay cầu đạo, mong được nghe những lời chỉ dạy từ Tổ sư. Được Tổ sư nhận lời, Thần Quang liền thưa hỏi: “Tâm con không an, nhờ thầy an tâm cho.” (Đệ tử tâm bất an. Khất sư dữ ngã an tâm.)

Tổ sư nói: “Ngươi đưa tâm ra đây, ta an tâm cho ngươi.” (Tương tâm lai ngã dữ nhĩ an.)

Thần Quang sau một lúc suy nghĩ đáp: “Con tìm tâm khắp nơi mà không được.” (Mịch tâm liễu bất khả đắc.)

Tổ sư nói: “Ta an tâm cho ngươi xong rồi đó.” (Ngã dữ nhĩ an tâm cánh.)

Thần Quang nhân đó bừng hiểu được vấn đề, được Tổ sư đổi tên cho là Huệ Khả, sau làm Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa.

Khi chúng ta ôm trong lòng những nỗi sợ hãi vô căn cứ, tâm chúng ta luôn ở trong trạng thái bất an. Chúng ta chạy quanh tìm kiếm những giải pháp này nọ để xua tan đi nỗi lo sợ, bất an của mình. Khi không làm được điều đó, chúng ta hốt hoảng cầu cứu nơi người khác. Nhưng sự thật là không ai có thể giúp ta được điều gì cả, bởi những nỗi sợ đó chỉ là của riêng ta. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề là ta phải tự mình đối mặt với nó.

Khi Tổ Đạt-ma bảo Thần Quang “đưa tâm ra đây”, thì yêu cầu này của ngài đồng nghĩa như một câu hỏi quật thẳng vào vấn đề: “Sự bất an của ông là gì? Thật ra thì ông đang lo sợ điều gì?” Và Thần Quang ngay đó đã hiểu được ý chỉ của Tổ sư, quay về tự tâm để nhìn thấy được rằng sự bất an, những nỗi lo sợ của mình vốn là không thật có. Ngay khi ông đối mặt và nhận ra điều này, Tổ sư liền xác định: “Ta an tâm cho ngươi xong rồi.”

Thiên đường, địa ngục, việc lành, việc dữ... những điều đó luôn quay quắt trong ta từ khi bắt đầu có được nhận thức đầy đủ về cuộc sống. Cho dù ta luôn mong muốn vươn lên hoàn thiện, nhưng trong đời sống thực tế này, ta không tránh khỏi những lúc lỗi lầm. Thường xuyên tạo tác các nghiệp thiện ác trong đời sống, nên ta không sao tránh khỏi tâm trạng bất an do những hành vi của mình mang lại. Vì thế, ngay cả khi ta hướng đến việc làm lành lánh dữ thì điều đó cũng chưa đảm bảo giải tỏa được mọi nỗi lo sợ, bất an trong lòng ta. Điều chúng ta cần đến là một nhận thức đúng và đầy đủ về mọi hành vi của mình cũng như kết quả của chúng. Do đó, chúng ta cần học biết phép an tâm.

Khi nói rằng “nhất thiết duy tâm tạo”, điều đó không có nghĩa là ta có thể thổi vào một nắm cát để hóa thành lầu đài cung điện như trong những câu chuyện thần kỳ, cổ tích, mà điều đó thực sự có nghĩa là tính chất của cuộc sống này, thế giới này là hoàn toàn do tâm ta tạo ra. Mọi việc thiện ác là do ta quyết định, vì thế mà hậu quả của chúng cũng sẽ do chính ta nhận lãnh. Tuy nhiên, bởi vì “nhất thiết duy tâm tạo” cho nên vấn đề quan trọng nhất không phải là chúng ta chỉ biết làm thiện, mà là chúng ta phải biết tu dưỡng để có một tâm thiện. Khi đã có tâm thiện thì mọi việc làm lớn nhỏ, nhất cử nhất động của ta đều sẽ là việc thiện, đều sẽ hướng đến sự lợi lạc cho hết thảy mọi người. Khi đó, chỉ cần quay về quán sát tự tâm là ta sẽ lập tức được an tâm, bởi không một nỗi bất an, một sự sợ hãi nào thực sự tồn tại trong tâm ta. Ngược lại, nếu ta vẫn nuôi dưỡng ba tâm độc (tham, sân, si), thì dù suốt ngày làm rất nhiều việc thiện mà vẫn không thực sự có được tâm thiện, và do đó cũng sẽ không bao giờ đạt được sự an tâm, bởi trong tâm ta luôn tồn tại những nỗi bất an, những sự lo lắng, sợ hãi.

Khi Lương Võ Đế lần đầu tiên gặp Tổ Đạt-ma đã hỏi rằng: “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng, nhiều không kể xiết, có công đức gì không?” (Trẫm tức vị dĩ lai, tạo tự tả kinh độ tăng, bất khả thắng kỉ, hữu hà công đức?) Tổ sư đáp: “Đều không có công đức.” (Tịnh vô công đức.)

Làm vô số việc thiện mà tâm chưa thuần thiện! Do đó mà vị vua này mới quan tâm đến việc “có” hay “không có” công đức. Nếu tâm tham đã trừ dứt, làm sao còn có sự tham cầu phước báo, công đức? Tổ sư vì muốn giúp nhà vua hiểu được chỗ này nên mới nói là “không có công đức”. Tiếc là Lương Võ Đế không hiểu được ý Tổ sư, nên sau đó ngài đã chia tay với vị vua này.

Khi chúng ta hiểu được điều này, thì vấn đề không phải là ta có đủ khả năng để làm nhiều việc thiện lớn lao hay chăng, mà quan trọng nhất chính là ta có tu dưỡng được tâm thiện hay không, có trừ dứt được ba tâm độc tham, sân, si hay không?

Vào thời đức Phật còn tại thế, có bà già nghèo phát tâm cúng dường một đèn dầu trong dịp lễ cúng rất lớn do nhà vua tổ chức. Sau khi lễ cúng hoàn tất, các vị tỳ-kheo dọn dẹp lễ đàn, thổi tắt các ngọn đèn, chỉ riêng một ngọn đèn thắp bằng số dầu do bà lão cúng dường là không sao thổi tắt được. Các vị lấy làm lạ lùng, liền thưa hỏi đức Phật. Phật dạy rằng, do tâm chí thành của bà lão, nên ngọn đèn ấy không thể tắt được, mà còn chiếu sáng khắp mười phương. Hơn thế nữa, đức Phật còn thọ ký cho bà lão nghèo khổ ấy, do công đức cúng dường đèn dầu hôm nay mà về sau sẽ thành tựu quả Phật.

Cúng dường một đèn dầu nhỏ nhoi mà công đức lớn như thế, trong khi xây chùa, chép kinh, độ tăng, số nhiều vô kể, lại không có công đức. Ý nghĩa của vấn đề chính là ở chỗ này. Lương Võ Đế nắm cả thiên hạ trong tay, nên việc làm của ông tuy lớn lao nhưng chưa phải là khó khăn, tâm lượng nhà vua lại nhỏ hẹp, chưa thoát khỏi sự tham cầu công đức, vì thế mà kết quả của việc làm ấy là rất hạn chế. Bà lão nghèo khó, kiếm được một đèn dầu không phải chuyện dễ dàng, nhưng chí thành phát tâm cúng dường Tam bảo, không một niệm tham cầu pha tạp. Lòng bà trong sạch sáng suốt, tâm lượng rộng lớn nên cảm ứng đến kết quả việc làm, khiến cho ngọn đèn của bà thổi không thể tắt, lại còn chiếu sáng khắp mười phương. Do tâm chí thành ấy mà được Phật thọ ký quả Phật trong tương lai.

Do đó mà suy ra, nếu chúng ta may mắn được giàu sang, có thể làm được những việc thiện lớn lao, cũng nên xét lại sự phát tâm trong khi làm những việc ấy. Do tâm thiện mà khởi làm, thì kết quả tốt đẹp chắc chắn không còn phải nghi ngờ gì nữa. Nhưng nếu do tham cầu danh tiếng hoặc xuất phát từ những nguyên nhân, động lực nào khác, thì kết quả chắc chắn sẽ vô cùng hạn chế. Ngược lại, nếu chúng ta không may có một cuộc sống khó khăn, tay làm hàm nhai, vất vả qua ngày, thì điều đó cũng không có nghĩa là ta không thể phát khởi và nuôi dưỡng tâm thiện. Cho dù sự thể hiện qua việc làm của chúng ta có thể rất nhỏ nhoi, nhưng kết quả vẫn là rất lớn!

Thiên đường, địa ngục đều là những khái niệm do con người tạo ra. Chúng ta cũng không cần thiết phải quan tâm đến việc những nơi ấy có thật sự hiện hữu hay không. Vấn đề đã được làm sáng tỏ chính là dựa vào những gì chúng ta đang cảm nhận ngay hôm nay, trong cuộc sống này. Khi bạn trừ dứt được những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê, tâm hồn bạn sẽ luôn có được trạng sáng suốt, thanh thản và tràn đầy những niềm vui nhẹ nhàng, thanh thoát. Khi ấy chính là thiên đường đang hiện hữu trong cuộc sống, và cánh cửa địa ngục chắc chắn phải vĩnh viễn khép lại sau lưng bạn. Ngược lại, mỗi một tâm niệm tham lam, sân hận, si mê khi khởi lên trong lòng bạn đều kết thành những hoa trái của khổ đau, và bạn sẽ không cần phải thắc mắc về một địa ngục ở đâu xa, vì quả thật là có một địa ngục đang hiện hữu ngay trong lòng bạn!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.175.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...