Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vào thiền »» Tâm thức và ngoại cảnh »»

Vào thiền
»» Tâm thức và ngoại cảnh

(Lượt xem: 3.287)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Vào thiền - Tâm thức và ngoại cảnh

Font chữ:


Kinh nghiệm đơn sơ nhất trong đời sống kể từ khi bắt đầu hiện hữu có thể là sự phân chia giữa đối tượng và chủ thể. Không bao lâu sau khi chào đời, một em bé đã có thể bắt đầu có được những nhận thức đơn giản nhất về “thế giới bên ngoài” trong mối tương quan với bản thân. Rồi kể từ đó, sự phân chia và mối tương quan giữa chủ thể với đối tượng sẽ theo đuổi em cho đến tuổi trưởng thành, trở thành phần cốt lõi nhất trong sự hiện hữu.

Tất nhiên, những gì trải qua trong đời sống sẽ có ý nghĩa làm cho vấn đề trở nên ngày càng phức tạp hơn. Và chính từ đó nảy sinh sự phân biệt giữa tinh thần và vật chất. Sự hiện hữu của mỗi cá nhân giờ đây được nhận biết như sự cấu thành của 2 yếu tố là thân và tâm. Thân tiếp xúc với thế giới vật chất bên ngoài, trong khi tâm nhận biết và đồng thời tiếp xúc với thế giới tinh thần trừu tượng, những gì mà ta không thể nhìn thấy hay sờ mó được. Sự nhận biết cũng giúp tâm giữ vai trò làm chủ mọi hoạt động của thân, và vì thế được xem như chủ thể cao nhất trong tương quan với đối tượng khách thể bên ngoài.

Tất nhiên, chúng ta đang cố gắng trình bày vấn đề theo hướng đơn giản nhất. Nhưng từ những nét cơ bản này, triết học và tôn giáo của nhân loại từ xưa đến nay đã không ngừng mở rộng những cách nhìn khác nhau về thân và tâm, cũng như đối với mối quan hệ giữa thân và tâm, giữa chủ thể với đối tượng bên ngoài...

Nhưng dù là đơn giản hay phức tạp, vấn đề mà hầu hết mọi người đều có thể đồng ý với nhau là có một mối tương quan nhất định giữa tâm thức và ngoại cảnh. Chính từ đây, người ta nỗ lực đi tìm một giải pháp cho tình thế bế tắc của tri thức lý luận trước những khổ đau trong cuộc sống.

Chúng ta đều biết là với những tâm trạng khác nhau chúng ta sẽ cảm nhận về những gì xảy ra trong cuộc sống theo những cách khác nhau. Nói một cách văn vẻ như các nhà thơ là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Xuất phát từ nhận thức này, người ta thấy được rằng cho dù trong một số trường hợp ngoại cảnh hầu như không thể thay đổi, nhưng tâm trạng của chúng ta lại hoàn toàn có thể. Với những phương thức tác động thích hợp, hoặc rèn luyện, tu dưỡng, chúng ta có thể chủ động tạo ra những tâm trạng tích cực có lợi trong việc tiếp cận với đời sống. Nói một cách cụ thể hơn, với tâm trạng tích cực chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua được những hoàn cảnh bất lợi hay khó khăn.

Để tạo ra những tâm trạng tích cực, hầu hết các tôn giáo đều dựa vào đức tin và các phương thức tu dưỡng. Sự tu dưỡng giúp cho tâm thức đạt đến những trạng thái tích cực như sự thanh thản, điềm tĩnh, lạc quan, sáng suốt... trong khi đức tin tạo ra một sức mạnh tinh thần.

Vì thế, sự hình thành các tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình tồn tại của nhân loại. Nhân loại có thể đã bớt đi phần nào gánh nặng khổ đau trong cuộc sống, cũng như có thêm sức mạnh để vươn lên chính là nhờ một phần lớn ở tôn giáo. Triết học và tâm lý học cũng đóng góp không ít vào việc giải quyết vấn đề, nhưng những giải pháp đưa ra thường là không phổ cập cho tất cả mọi người, trong khi tôn giáo có thể mở rộng vòng tay đến bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, không phụ thuộc vào vốn liếng tri thức của mỗi cá nhân. Tất cả những gì tôn giáo đòi hỏi chỉ là đức tin, mà điều đó thì hầu như có thể có được ở bất cứ ai.

Tất nhiên, trên đây chỉ đề cập đến những vấn đề mà tri thức đã đi đến chỗ bế tắc. Trong phạm vi thế giới vật chất, tri thức nhân loại đã vượt qua những chặng đường dài để giúp hoàn thiện cuộc sống. Chẳng hạn như khoa học, công nghệ, y học, kỹ thuật, chính trị... đều góp phần thay đổi tích cực đời sống nhân loại. Nói cách khác, những nỗ lực này đã giúp chúng ta làm thay đổi ngoại cảnh. Nhưng, như đã nói trên, sự thay đổi này có những giới hạn nhất định. Chẳng hạn, y học có thể tiến xa và rất xa, nhưng hầu như không bao giờ chúng ta có thể đẩy lùi tất cả bệnh tật. Chúng ta cũng không thể loại bỏ được sự già yếu và cái chết sẽ đến với mỗi con người. Và hơn thế nữa, những tiến bộ khoa học không bao giờ là món quà tặng miễn phí có thể đến với tất cả mọi người.

Như vậy, giải pháp khả thi đối với hết thảy mọi người trong mối quan hệ giữa tâm thức và ngoại cảnh vẫn là nỗ lực tu dưỡng để hoàn thiện tự thân, tạo ra được những tâm trạng tích cực trong đời sống. Một khi tâm thức đã thay đổi, ngoại cảnh cho dù không thay đổi nhưng cảm nhận của chúng ta tất yếu sẽ thay đổi.

Mặt khác, khi nhìn từ góc độ kinh nghiệm cá nhân, tâm thức chính là yếu tố quyết định cảm nhận của ta đối với hoàn cảnh. Bởi vì ngoại cảnh chỉ có thể được xem là hiện hữu trong mối tương quan với chủ thể, và những trạng thái tâm thức khác nhau sẽ quyết định việc ngoại cảnh được chủ thể cảm nhận như thế nào. Từ cách nhìn này, tâm thức không chỉ góp phần, mà thực sự là yếu tố giữ vai trò quyết định những nỗi khổ đau hay hạnh phúc của mỗi cá nhân.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.171.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...