Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn »» 10. Nguồn cội hiếu kính »»

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn
»» 10. Nguồn cội hiếu kính

Donate

(Lượt xem: 3.328)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn - 10. Nguồn cội hiếu kính

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hiếu là lòng thương kính và ý hướng báo ân. Hiếu không phải chỉ thương kính suông mà còn bao hàm hành động, nghĩa cử báo đền ân sâu của người sinh và dưỡng mình. Báo ân mà lòng không thương kính cũng không thể gọi là Hiếu.

Lòng thương kính là tình cảm tự nhiên của người dưới đối với người trên; của con cái đối với cha mẹ. Lòng thương kính ấy phát sinh từ sự đối đãi, tương giao giữa người trên và người dưới, người thi ân và người thọ ân, không cần kêu gọi hoặc ép buộc phải bày tỏ, biểu lộ. Nhưng thói thường thì con người dễ lãng quên. Một khi rời bỏ nguồn cội của mình để hướng về phía trước, chạy theo những gì mới lạ, sẽ không còn nhớ dĩ vãng và những người dõi mắt kỳ vọng từ phía sau. Kỳ vọng của cha mẹ là con cái được thành đạt, hạnh phúc. Con cái đáp lại niềm kỳ vọng ấy là đủ. Còn đòi hỏi cái gì xa hơn (và thấp hơn) niềm kỳ vọng ấy (chẳng hạn mong đợi con cái phụng dưỡng, phục vụ, chăm sóc mình để đáp trả công lao mình đã ban cho) thì không còn là tình thương yêu chân thật, không điều kiện. Cha mẹ không mong đợi sự đền ơn đáp nghĩa, nhưng con cái cần thương kính và luôn tâm niệm về việc báo ân đối với cha mẹ bất cứ lúc nào có thể. Ân lớn của cha mẹ, nếu không thương kính và không nhớ để báo ân (bằng vật chất hay tinh thần), tất cần phải có sự nhắc nhở. Nhắc nhở ấy là điểm khởi đầu cho Hiếu đạo ở đời, không riêng trong lý thuyết nhà Phật.

Nhưng hiếu kính và báo ân cha mẹ chỉ là một trong bốn ân nặng được nêu cao trong Phật giáo: ân cha mẹ, ân sư trưởng (thầy dạy đời/đạo), ân quốc gia và ân chúng sanh. Do đó, Hiếu hạnh của người con Phật chân chính, nói cho đủ là thực hiện việc “trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường.” Trên đường học đạo, hành đạo, người con Phật luôn tâm niệm điều ấy, thực hiện việc ấy, trong đời sống hàng ngày, không phải chờ đến lễ Vu Lan mới lo tụng niệm và làm việc đền đáp công ơn cha mẹ, hoặc nghĩ đến việc bố thí, cúng dường, cầu nguyện cho cha mẹ đã qua đời.

Hiếu của người con Phật là ý thức thường trực về nguồn cội từ đó mình được hiện hữu và hành hoạt như một con người, một hành giả đi ngang cuộc đời mộng ảo. Nguồn cội ấy, không chỉ từ cha mẹ, mà còn ở nơi trùng trùng nhân duyên đối với tất cả sanh loại. Đặc biệt là đối với người xuất gia học đạo, sư phụ không những dạy ta chữ nghĩa còn dạy ta làm đại trượng phu, không những giáo dưỡng ta từ thuở hành điệu, còn nuôi dưỡng cả trí tuệ và pháp thân huệ mạng, cho đời này và nhiều đời sau. Quán sát tất cả chúng sanh (từ hữu tình đến vô tình) đều đã từng, và có thể là cha mẹ, là sư phụ của mình, để đem lòng hiếu kính, báo đền. Báo đền bằng cách nỗ lực tu tập để giác ngộ giải thoát, hướng dẫn kẻ khác giác ngộ giải thoát, luôn tâm niệm mang lại hạnh phúc an vui cho muôn loài. Hiếu hạnh như vậy, có thể lạm sánh với hạnh của Phật.

Hàng năm đến mùa Vu Lan, chúng ta nhắc đến chữ Hiếu. Nhưng kỳ thực thì Hiếu hạnh vốn không có mùa, không có giai kỳ để bắt đầu và chấm dứt. Hiếu hạnh là hạnh tu của Phật, của Bồ-tát. Hạnh ấy khởi đi từ lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sanh, mong tất cả đều được thoát ly biển khổ, một thời cùng chứng đạo quả vô thượng.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 69 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Kinh Kim Cang


Đức Phật và chúng đệ tử

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.126.51 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...