Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Hành trình giác ngộ »» 12. SỰ TIẾP NHẬN BỐN QUÁN ĐẢNH CỦA THIỀN ĐỊNH NGONDRO »»

Hành trình giác ngộ
»» 12. SỰ TIẾP NHẬN BỐN QUÁN ĐẢNH CỦA THIỀN ĐỊNH NGONDRO

Donate

(Lượt xem: 4.035)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hành trình giác ngộ - 12. SỰ TIẾP NHẬN BỐN QUÁN ĐẢNH CỦA THIỀN ĐỊNH NGONDRO

Font chữ:

Bốn quán đảnh hay wang được tiếp nhận vào lúc cuối của Ngondro. Con đường toàn giác xuất sắc của truyền thống Longchen Ningthig, được phát hiện bởi Ngài Rigdzin Jigme Lingpa và được Ngài Dodrupchen Rinpoche đệ nhất soạn thảo. Bốn quán đảnh được tiếp nhận qua năng lực ánh sáng ban phước của Guru Rinpoche. Chúng ta quán tưởng ánh sáng ban phước phát ra từ những nơi thiêng liêng khác nhau của thân Guru Rinpoche và sau đó hòa nhập vào những điểm năng lượng khác nhau của chính thân chúng ta. Kết quả là, chúng ta thấy, cảm nhận, và tin tưởng rằng ta được quán đảnh và đạt được tịnh hóa, thành tựu khác nhau.

Trong những dòng liên quan đến những quán đảnh trong con đường toàn giác xuất sắc, có nhiều thuật ngữ kỹ thuật, trong thực tế bao trùm toàn bộ phạm vi của rèn luyện và kết quả mật tông, sự quán đảnh là phương pháp cho chúng ta nhập môn vào tất cả rèn luyện mật tông và thành tựu.

Trong bản văn, các phân chia phụ của rèn luyện và thành tựu của mật tông được sắp xếp theo trình tự của bốn quán đảnh, và việc đưa ra sự giải thích theo trình tự này sẽ rất phức tạp. Do đó, tôi sẽ thảo luận bằng cách sắp xếp chúng với nhau, như bốn chủng tử tự, bốn vajra, bốn ánh sáng, bốn trung tâm năng lượng, bốn nghiệp nhiễm ô, sự tịnh hóa bốn che ám, bốn giai đoạn của thành tựu và bốn thân Phật. Trong phần mở đầu, tôi sẽ giải thích ý nghĩa riêng biệt của các phân chia phụ này, và vào cuối bài viết tôi sẽ giải thích phương thức để kết hợp chúng chặt chẽ như các phần của bốn quán đảnh.

Quán đảnh, hay sự nhập môn, được phân loại thành ba trình độ khác nhau, như đã nhắc đến trước đây. Thứ nhất là quán đảnh của nguyên nhân (hay nền tảng). Khi chúng ta lần đầu tiếp nhận quán đảnh, sự quán đảnh bắt đầu mở ra năng lượng thân thể, cảm xúc và hệ thống tri thức của chúng ta đến sự tu hành, kinh nghiệm và thành tựu của mật tông.

Thứ hai là sự quán đảnh của con đường. Sau khi bắt đầu trên con đường mật truyền, qua rèn luyện như Ngondro và bằng việc nhận quán đảnh nhiều lần, bao gồm những tu hành mật tông được thảo luận trong những trang sau đây, sự nhận biết và kinh nghiệm của chúng ta sẽ tiến bộ.

Thứ ba là sự quán đảnh của kết quả. Nó là sự hoàn thiện của mục tiêu quán đảnh, trí tuệ tối thượng với sự đạt được các thân được thảo luận trong các trang sau đây.

Sự tiếp nhận quán đảnh trong thực hành Ngondro chủ yếu là quán đảnh con đường. Nhưng, dĩ nhiên, nó có thể là quán đảnh nguyên nhân nếu chúng ta chưa thực sự nhập môn hoặc chưa có bất kỳ kinh nghiệm tâm linh mật truyền nào, và chúng ta tiếp nhận quán đảnh như điểm khởi đầu của mình. Ngoài ra, nếu có nhận biết của trí tuệ nền tảng, nó sẽ viên mãn nhận biết của chúng ta. Thế nên nó là sự quán đảnh kết quả.

Nói chung, có ba giai đoạn của tâm thức và điều kiện tâm linh của chúng ta. Chúng là các giai đoạn tiêu cực, tích cực và hoàn thiện. Qua cái thấy, sống và thiền định đúng, chúng ta có thể chuyển hóa cuộc sống thế gian tiêu cực của mình thành một cuộc sống công đức tích cực, và cuối cùng hoàn thiện cuộc sống chúng ta thành một với trí tuệ toàn giác. Ở đây, mặc dù kết quả hay mục tiêu tối hậu của chúng ta là sự chứng ngộ hay viên mãn trí tuệ tối thượng (trong đó toàn bộ hiện tượng là một trong tánh giác ngộ và toàn thể pháp giới là một như năng lực biểu hiện của tánh giác ngộ đó), nhưng chúng ta chưa sẵn sàng để nhảy vọt từ tiêu cực đến hoàn thiện, vì phần lớn chúng ta là những cá nhân với các thói quen tiêu cực của phân biệt và cảm xúc.

Vậy chúng ta đang ở giai đoạn nào? Chúng ta đang ở trong mớ hỗn độn tiêu cực của trận chiến khái niệm, tâm thức, thân thể, và cảm xúc. Tất cả khái niệm và cảm xúc của chúng ta là tiêu cực. Phần lớn thời gian thức và ngủ của chúng ta đầy dẫy sự phân biệt, cảm xúc phiền não, hành động phòng vệ và tấn công, lo lắng, căng thẳng và đấu tranh.

Giờ đây, bằng vào sự tu tập, chẳng hạn như việc tiếp nhận bốn quán đảnh, chúng ta đang cố gắng chuyển hóa cuộc sống của thói quen tiêu cực thành tinh thần tích cực. Những kinh nghiệm tích cực có thể phát triển qua lòng bi hay thiền định trên lòng bi, sùng kính, hoặc nhận thức thanh tịnh, v.v...

Lòng bi thông thường v.v... không là sự thiền định của nhất như, bất nhị. Trái lại, lòng bi, sùng kính và thanh tịnh tối thượng thì không khác biệt với sự toàn giác hay trí tuệ bổn nguyên, sự nhất như. Song, trong lòng bi thông thường vẫn có cái thấy và kinh nghiệm hùng mạnh khiến tạo ra nhiều thiện nghiệp, công đức, ân phước, năng lượng và lợi ích cho chính mình và người khác. Những chuyển hóa như vậy xảy ra nhờ sự thay đổi cuộc sống chúng ta từ tiêu cực đến tích cực, vì thế mà sự quán đảnh của con đường là một trong các thực hành mạnh mẽ nhất.

Nếu chúng ta có năng lực tích cực và sức mạnh thì sự chứng ngộ viên mãn, vốn là trí tuệ tối thượng, là điều hoàn toàn có thể, và sự chứng ngộ đó là quán đảnh kết quả. Sự hoàn thiện là việc trở thành một hoặc tái phát hiện bản tánh tuyệt đối của chính chúng ta – sự thấy biết toàn khắp, cực lạc, an bình của Phật tánh. Sự hoàn thiện là mục tiêu của chúng ta, nhưng không nên tham vọng chỉ hướng về mục tiêu tối thượng mà quên đi việc chuyển hóa cuộc sống tiêu cực của chúng ta thành tích cực, nếu không thì sự tu tập sẽ không có hiệu quả.


MUỜI MỘT PHÂN CHIA CỦA TIẾP NHẬN BỐN QUÁN ĐẢNH

BA (HAY BỐN) CHỦNG TỰ (YI GE GSUM)

Trong bốn quán đảnh, chúng ta quán tưởng chữ OṂ màu trắng tại trán của Guru Rinpoche, chữ Ḥ màu đỏ nơi cổ họng Ngài, và chữ HṂ màu xanh dương nơi ngực như những chủng tử tự hay âm gốc biểu thị hay đại diện cho thân vajra, khẩu vajra, ý vajra, và trí tuệ vajra của Ngài để nhận được quán đảnh.

Trước tiên tôi muốn nói vài lời về ý nghĩa của những chữ hay âm tiết. Bạn có thể học trong các nghi quỹ thiền định mật tông rằng âm tiết luôn luôn giữ một vai trò quan trọng khi bạn tạo ra hay hóa tán sự quán tưởng. Trong các nghi quỹ mật tông (không quá nhiều trong thực hành Guru Yoga) sự phát triển thiền định chi tiết của giai đoạn phát triển và hoàn thiện, như là Rigdzin Dupa và Yumka Dechen Gyalmo, trước tiên, trong một lãnh vực rộng mở rỗng không, chúng ta quán tưởng một chữ, chủng tử tự, và sau đó chủng tự chuyển thành hình ảnh của Bổn tôn. Hoặc đôi khi chúng ta quán tưởng trước tiên một chủng tự, sau đó chủng tự chuyển thành một cõi tịnh độ, sau đó quán tưởng chủng tự khác trong cõi tịnh độ rồi chuyển thành một ngai hoa sen; và trên hoa sen đó chúng ta quán tưởng chủng tự khác, và sau đó chuyển thành Bổn tôn với các chủng tự tại những trung tâm năng lượng của Ngài. Do vậy, chủng tự là hạt giống (chủng tử) của sự quán tưởng trong giai đoạn phát triển và là trung tâm của suối nguồn năng lực. Ngoài ra, trong giai đoạn hoàn thiện, mọi hiện tượng tan hòa vào các Bổn tôn, và Bổn tôn tan hòa vào chủng tự, và cuối cùng chủng tự tan hòa vào rỗng không. Thế nên, chủng tự có một vai trò rất đặc biệt trong giai đoạn phát triển cũng như trong giai đoạn hoàn thiện.

Tại sao những chủng tự lại quan trọng đến thế? Khi chúng ta suy nghĩ về hoặc thấy điều gì đó, chẳng hạn một ngọn núi, tiến trình tư duy của chúng ta đi theo cách này: "Ồ, đây là một ngọn núi." Hoặc, "Cái này đang ở đây." Thậm chí nếu chúng ta không biết đó là một ngọn núi, chúng ta vẫn nghĩ, "Cái này ở đây", "Đây là một vật màu xanh lục," hoặc những câu gì đó tương tự. Chúng ta lập tức gán một nhãn hiệu, từ ngữ hay tên gọi cho nó. Không có sự gán nhãn với một số giải thích, chúng ta không thể tham gia vào tiến trình của tư duy. Sự gán nhãn là gốc rễ hay là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc tạo ra ảo tưởng thế gian cũng như trong sự hòa tan và quay lại vào giai đoạn không có gì.

Thế nên bây giờ, khi thực hành chúng ta quán tưởng những chữ trong dạng chủng tự (hay đôi lúc trong dạng biểu tượng pháp khí cầm tay của Bổn tôn) vì lợi ích của thiền định. Những chữ trong hình dạng hay nét vẽ là không thực sự là từ ngữ hay chữ viết nguyên thủy. Những chữ trong thực tế là khái niệm gán nhãn đặt lên đối tượng tinh thần để diễn tả những khái niệm của ta hay tạo dấu ấn cho những ý tưởng của chúng ta. Đó có thể là những ý tưởng như "núi," "bạn," hay "tôi," là sự diễn tả những khái niệm phàm tục; hoặc giống như OṂ, Ḥ, và HṂ bày tỏ những diễn tả tâm linh hay không thể mô tả, hoặc ý nghĩa tối thượng vượt khỏi các diễn tả dựa trên khái niệm.

Để chú tâm vào sự chuyển hóa những hoàn cảnh tiêu cực thành tích cực qua sự quán tưởng hay giao tiếp, chúng ta quán tưởng hay thấy những chữ trong các hình tướng. Những chữ hay âm tiết trong thực tế chỉ là sự dán nhãn của tâm thức chúng ta, và đó là gốc rễ, khởi nguyên và bắt đầu của việc phát sinh khái niệm và cảm xúc. Đó là lý do tại sao việc thấy và tịnh hóa những chủng tự được đề cập với gốc rễ, sự khởi đầu của khái niệm, bằng việc sử dụng hình tướng.

(Ngay cả trong văn phạm, theo hệ thống Tây Tạng, âm tiết (chủng tự) hay chữ. Như "ka" và "a" là nền tảng của ngôn ngữ. Chúng không truyền đạt được bất cứ ý nghĩa nào. Sự kết hợp nhiều chữ như thế tạo thành một danh từ. Sự kết hợp nhiều danh từ hay từ ngữ như chủ từ, động từ, túc từ và tính từ tạo thành một câu. Do vậy, những chữ như "ka" và "a" là hình thể đầu tiên, là gốc rễ của mọi phức tạp trong giao tiếp hoặc cấu trúc diễn tả, và chúng là cốt lõi cho việc hoàn tất một tiến trình tư duy.)

Tại sao chúng ta quán tưởng chúng trong dạng hình tướng? Có hai mục đích chính: với người mới bắt đầu như chúng ta, quán tưởng dạng những chữ nguyên thủy giúp rèn luyện tâm để thấy và tập trung vào điểm thích hợp. Điều này đem chúng ta trở lại điểm khởi đầu của tâm thức tiến hóa, có thể đưa chúng ta vượt đến Niết-bàn.

Làm thế nào chúng ta sử dụng thực sự những chữ trong quán đảnh? Trong thực hành Ngondro, chữ OṂ màu trắng tại trán của Guru Rinpoche là hạt giống hay chủng tử tự gốc của thân Guru Rinpoche; chữ Ḥ màu đỏ tại cổ họng Ngài là cho khẩu vajra, chữ HṂ màu xanh dương tại ngực Ngài là cho ý vajra; và cũng có một chữ HṂ màu xanh dương thứ hai nơi ngực Ngài là cho trí tuệ vajra. Chúng ta kết hợp chặt chẽ những chữ của ánh sáng thanh tịnh này như năng lực hay trung tâm năng lượng của Guru Rinpoche và suối nguồn ban phước cho thiền định của chúng ta.

Tại sao chỉ có những chữ này? Thay vào đó, có thể là bất kỳ chữ hay biểu tượng nào, vì mọi hiện tượng đều là sự diễn đạt của bản tánh nền tảng, là năng lực ban phước của Phật quả. Tuy nhiên, đối với sự rèn luyện của người chưa nhận biết, việc tập trung chú tâm vào một cấu trúc và mục tiêu đặc biệt là điều quan trọng, một kết cấu của sự tích cực, sự diễn tả tâm linh và năng lượng không theo chân lý quy ước.

Những chữ OṂ, Ḥ, HḤ và HṂ được đưa ra trong kinh điển là các biểu tượng hạt giống của thân, khẩu, ý và trí tuệ của chư Phật. Để sử dụng những chữ này như một đối tượng của thiền định nhằm đem lại sự tập trung, xây dựng khuôn phép và nhận thức tích cực trong tâm chúng ta, và chúng trở thành một nguồn ban phước, năng lực và giác ngộ. Ví dụ, nếu một vị thầy vĩ đại đã giác ngộ an trụ và thiền định ở một nơi nào đó và phô diễn rất nhiều sự kỳ diệu của sự chứng ngộ, sau này chúng ta nghĩ rằng nơi đó có một năng lực và năng lượng ban phước đặc biệt, và chúng ta gọi đó là một nơi hành hương. Cũng giống như vậy, những chữ OṂ, Ḥ, HḤ và HṂ đã được ban phước bởi hàng trăm ngàn bậc thánh, nhà hiền triết và chư Phật như tinh túy hay như những chữ hạt giống (chủng tử tự), là điểm tạo ra đầu tiên của thân, khẩu, ý và trí tuệ vajra giác ngộ. Do vậy, những chữ này không chỉ được thiết kế như các chữ biểu tượng của thân, khẩu, ý, và trí tuệ – vì khi chúng ta nói "núi", hình ảnh và ý niệm về một ngọn núi xảy ra trong tâm thức chúng ta – mà những chữ này thực sự có năng lực và năng lượng ban phước.

Theo kinh điển, một chữ được ban phước, giống như chữ OṂ, có thể biểu tượng hóa nhiều ý nghĩa; chẳng hạn, OṂ là từ ghép của A, O, và M, biểu tượng thân, khẩu và ý vajra. Ngoài ra, A là bản tánh bổn nguyên, suối nguồn của mọi diễn tả. A là chữ biểu tượng của sự bất nhị, bất sinh và rỗng không. Chữ HṂ có năm phần, được biểu tượng hóa là năm trí, v.v... Có nhiều cách biểu tượng hóa khác nhau và thấy chúng theo những cách khác nhau.

BA (HAY BỐN) VAJRA

Ba vajra là các trung tâm năng lượng ban phước thân vajra của Guru Rinpoche để nhận được sự quán đảnh trong thiền định của chúng ta. Chúng là trán (giữa hai chân mày) của Guru Rinpoche như điểm trung tâm cho thân vajra, cổ họng cho khẩu vajra, ngực Ngài cho ý vajra và trí tuệ vajra

Tại sao các điểm trọng tâm riêng biệt này lại tiêu biểu thực sự cho thân, khẩu, ý, và trí tuệ vajra của Guru Rinpoche? Trong thiền định, thân Guru Rinpoche là toàn bộ thân vajra từ đầu tới chân. Khẩu vajra của Ngài là toàn bộ năng lượng và biểu hiện của Ngài xuất phát hay hiện diện trong tất cả năng lượng kinh mạch của thân vajra của Ngài. Ý vajra là tâm bi mẫn và toàn giác, thoát khỏi khái niệm và giới hạn. Trí tuệ vajra là sự hiểu thấu chân lý tuyệt đối đúng thật như nó đang hiện hữu và chân lý quy ước đúng thật như nó xuất hiện.

Tuy nhiên, trong thiền định, vì mục đích tập trung rèn luyện, chúng ta định vị tại trán, cổ họng, và ngực như các điểm trọng tâm về năng lượng ban phước của thân, khẩu, ý và trí tuệ vajra của Ngài. Nếu đang thiền định, chúng ta cần tập trung chú tâm và phải định vị một nơi để tập trung. Khi thấy thân vajra của Guru Rinpoche, chúng ta thấy chủ yếu là khuôn mặt trẻ trung, hùng mạnh và từ ái. Với đôi mắt của một tâm tinh thần, phần quan trọng hay thu hút nhất khi thấy thân là khuôn mặt và có thể đặc biệt là trán. Khẩu vajra có thể dễ hiểu hơn, vì chúng ta nói từ miệng hoặc qua cổ họng, và đó là lý do tại sao miệng hay cổ họng lại là điểm trọng tâm cho khẩu vajra. Ý vajra cũng như trí tuệ vajra thì dễ nhận biết, cảm nhận, kinh nghiệm hơn từ sâu trong ngực, và ngực là trung tâm của toàn bộ cấu trúc thân thể; do vậy ngực được thiết kế như điểm trọng tâm của ý vajra và trí tuệ vajra.

Thân vajra, khẩu vajra, ý vajra và trí tuệ vajra là gì? Chúng là các phương diện đầy đủ của một vị Phật (cũng như của một người bình thường). Tuy nhiên, ở đây chúng ta nói về thân, khẩu, ý và trí tuệ vajra của Guru Rinpoche.

Thân vajra trong hai dạng: Guru Rinpoche là một vị Phật và trong tướng thân vajra thật sự của Ngài tự nó hiện diện như một thân hoan hỷ (Báo Thân) (Longs sKu), thân thanh tịnh cực điểm với các phẩm tánh của năm chắc chắn. Nhưng với chúng ta thì không thể thấy thân hoan hỷ của Ngài, tướng thanh tịnh của Phật, chúng ta thấy Ngài trong hóa thân (sPrul sKu) như Guru Rinpoche, thân tướng mà bất cứ người nào cũng đều có thể nhận thức được vì có nhiều đặc tính trần tục. Trong thiền định, chúng ta quán tưởng thân Ngài trong dạng ánh sáng rực rỡ với năng lực, vẻ đẹp và năng lượng làm kinh ngạc.

Khẩu vajra của Guru Rinpoche là sự biểu hiện của năng lượng, phẩm tánh và sự truyền đạt với sáu mươi âm điệu hài hòa của Giáo Pháp.

Ý vajra của Guru Rinpoche thoát khỏi mọi khái niệm nhị nguyên cũng như hai che ám – sự che ám bản tánh bổn nguyên và sự che ám của những nhiễm ô từ bên ngoài. Do vậy, nó thanh tịnh trong bản tánh và cũng thanh tịnh với những bất tịnh xuất hiện đột ngột.

Trí tuệ vajra của Guru Rinpoche là thấu biết hai chân lý – biết chân lý tối thượng đúng thật như nó đang hiện hữu, và biết chân lý quy ước, mọi sự xảy ra trong thế gian, một cách tự phát và cùng lúc.

ÁNH SÁNG BAN PHƯỚC ('OD ZER)

Hiểu được ánh sáng là gì là điều rất quan trọng và đáng quan tâm. Với những phàm phu chúng ta, "ánh sáng" có nghĩa là cái gì đó như ánh sáng mặt trời, ánh sáng cầu vồng hay ánh sáng phát ra từ đồ vật bằng pha lê. Các loại ánh sáng này rất đẹp và là một trong những dạng vi tế nhất mà mắt thường có thể thấy. Nhưng, sau đó, theo kinh điển đạo Phật, ở giai đoạn của một người đã nhận biết cao hay trong trạng thái của Phật quả, tâm của Đức Phật, cũng như hiện tượng ở trước Đức Phật lại không hoạt động như chủ thể và đối tượng, mà hiện diện như sự nhất như. Ngài thấy hoặc đúng hơn là nhận biết và thấu suốt tất cả mọi thứ cùng lúc không có sự phân chia vị trí chủ thể và đối tượng, vốn là giới hạn về thời gian và hạn chế về không gian hay chiều kích. Tất cả đều hiện diện như rangnang (Rang sNang), hiện tượng tự hiện, hay như rigtsal (Rig sTsal), năng lực của tự thân trí tuệ giác ngộ. Đôi khi cũng được gọi là rang-ư, ánh sáng tự thân, hay sự tự tỏa sáng, có nghĩa đối tượng và hiện tượng vật chất không là hai vùng tách biệt mà là một trong ánh sáng thanh tịnh – sự tỏa sáng của tự thân bản tánh giác ngộ.

Khi nói, "tự sinh" hay "tự tỏa sáng", lập tức chúng ta có thể nghĩ rằng đó là một trí tuệ trong trung tâm như người sáng tạo và ánh sáng bên ngoài đó như sự sáng tạo. Chúng ta lập tức đặc tính hóa và phân loại mọi thứ vì nó thích hợp với tâm phàm tục thông thường của chúng ta. Nhưng không có sự phân loại của người sáng tạo, sự tạo tác của tâm và vật chất như vậy, và tất cả đều hiện diện một cách tự nhiên, giống như hư không và sự rộng mở của hư không. Chúng ta không thể đưa ra bất cứ ví dụ tương đồng nào về nó vì tất cả những gì một tâm khái niệm suy nghĩ hay dự định đều dưới dạng nhị nguyên và khái niệm bám chấp. Và đó là điểm chính, đó là chân lý tối hậu, là Phật tánh, được mô tả như nangtong yerme (sNang sTong dByer Med), sự bất khả phân giữa hình tướng và tánh không. Trong sự hợp nhất của tánh không và ánh sáng tự hiện của Phật tánh không có những khái niệm nhị nguyên, không giới hạn, không biên giới, không hạn chế, và không phân biệt giữa bạn và tôi – tất cả đều ở trong cái một (nhất như): nhất như của an bình, hoan hỷ và ánh sáng. Khi chúng ta nói rằng hiện tượng xuất hiện như bản tánh của ánh sáng hay ánh sáng tự xuất hiện của Phật tánh, chúng ta không nói về ánh sáng thông thường, giống như ánh sáng cầu vồng hay ánh sáng trong dạng chiếu sáng, lóe sáng, và hiện tượng ánh sáng lung linh, mà là ánh sáng thanh tịnh trong sáng bất biến của bản tánh thanh tịnh.

Ánh sáng thông thường không phải là mục tiêu thực sự chúng ta theo đuổi. Tuy nhiên, như một phương tiện thiện xảo vì lợi ích của thiền định, chúng ta thấy Guru Rinpoche và sự ban phước của Ngài trong dạng ánh sáng thông thường (sự vi tế nhất trong mọi hiện tượng thông thường có thể nhìn thấy được), và trong lúc này nó giúp chúng ta nhìn thấy sự vật ít cứng rắn, ít thô nặng, tự do, trong sáng, an bình và yên tĩnh. Thế nên, loại cái thấy, cảm nhận được tạo bởi ánh sáng sẽ giúp dẫn dắt chúng ta đến ánh sáng thanh tịnh cực điểm của sự hiện diện bất nhị của Phật tánh trong tương lai tối hậu.

Như các bạn biết, đối với chúng ta, do những cảm xúc và khái niệm nhị nguyên, cố chấp, nên mọi hiện tượng trước tâm khái niệm của chúng ta luôn xuất hiện và hoạt động như sự thô nặng, bền vững, cứng chắc và rõ rệt, và như một nguồn thay đổi bất tận của đau khổ và kích động. Khi chúng ta loại bỏ được những khái niệm và cảm xúc nhị nguyên cố chấp và đạt được trạng thái toàn giác thì mọi hiện tượng sẽ trở thành nhất như trong sự an bình, rộng mở, tĩnh lặng và nhẹ nhàng, và đó là sự thành tựu của ánh sáng thanh tịnh hay ánh sáng tối thượng. Nhưng trong thiền định Ngondrư, vì chưa giác ngộ nên chúng ta sử dụng dạng ánh sáng thông thường như phương tiện để rèn luyện.

Một quyển kinh Dzogpa Chenpo nói rằng, đối với phàm phu thì tất cả những hiện tượng vật thể xuất hiện như sự cấu thành của năm yếu tố (ngũ đại), nhưng trong Phật tánh chúng hiện diện như ánh sáng thanh tịnh trong năm màu, ánh sáng tự hiện của Phật trí. Năm màu là năm trí của Phật tánh, vì không có vật chất nào mà không là trí tuệ Phật. Nhưng với người bình thường như chúng ta, vì thật tánh bị che ám, ánh sáng năm màu lại nhận theo dạng vật chất của thế gian, cứng chắc, thô nặng, và hiện tượng thay đổi bao gồm năm yếu tố thô. Kết quả là tâm thức cố chấp này trở thành nguồn đau khổ và khích động vì những phiền não của tham lam, thèm khát và thù hận, vốn có nguồn gốc từ sự chấp ngã.

Nếu đọc một vài quyển sách về những kinh nghiệm cận tử, bạn sẽ thấy không chỉ người giác ngộ mà ngay cả người bình thường cũng đều có những kinh nghiệm cận tử trải qua ánh sáng thanh tịnh. (Kinh điển Phật giáo Mật tông đồng ý rằng mọi người đều kinh nghiệm một tia chớp lóe của bản tánh tối thượng và ánh sáng thanh tịnh vào lúc chết.) Điều này không phải là một đối tượng bên ngoài, mà là sự bất nhị, và ánh sáng đó không phải là một sự vật, mà là cảm nhận của an bình và cực lạc. Ánh sáng đó không chỉ là ý niệm của chúng ta, mà là ánh sáng của cảm nhận, ánh sáng của kinh nghiệm, ánh sáng của an bình và đại lạc.

Tôi nghĩ, những gì chúng ta đang nói chỉ là một cái nhìn thoáng qua của ánh sáng thanh tịnh. Ngoài ra, sự an bình và cực lạc không phải là những gì mà phàm phu chúng ta khái niệm hóa về sự an bình và cực lạc, mà nó vượt lên sự mô tả, thời gian và chiều kích. Vì thế, ngay cả những người đang trải qua kinh nghiệm cận tử cũng có một vài thoáng nhìn về ánh sáng thanh tịnh.

Hãy quán tưởng Guru Rinpoche trong thân ánh sáng của Ngài và tiếp nhận sự ban phước trong dạng ánh sáng là một tiến trình đem lại năng lượng ban phước vào tâm chúng ta để có thể tịnh hóa và chuyển cái thấy và cảm nhận trong tâm thức của chúng ta thành Phật trí tối thượng, đó là sự hợp nhất của rộng mở và ánh sáng thanh tịnh. Dĩ nhiên chúng ta cũng có thể sử dụng bất cứ phương tiện nào khác hơn ánh sáng, như là cam lồ, lửa, hay gió như phương tiện của sự tịnh hóa và hoàn thiện; nhưng trong pháp quán đảnh này, chúng ta sử dụng ánh sáng như phương tiện của rèn luyện.

Theo Ngài Khenpo Ngagchung, khi bạn tiếp nhận ánh sáng trắng của thân, hãy quán tưởng nó như ánh sáng mặt trăng; khi tiếp nhận ánh sáng đỏ của khẩu, hãy quán tưởng nó như chớp lóe; khi bạn nhận ánh sáng xanh dương của ý, hãy quán tưởng nó như khói hương trầm (không phải khói màu tối, mà là khói thanh tịnh màu xanh nhạt thanh tịnh); và với trí tuệ ban phước là một chữ HṂ màu xanh.

BỐN (HAY BA) TRUNG TÂM CỦA THÂN (GNAS GSUM)

Đó là đỉnh đầu, cổ họng ngực, và trái tim, là bốn điểm năng lượng trọng yếu của thân, nơi chúng ta tiếp nhận ánh sáng ban phước. Lý do chọn lựa những nơi này đã được đề cập đến trước đây.

BỐN NGHIỆP (LAS BZHI)

Chúng ta tịnh hóa bốn nghiệp bất thiện bằng phương tiện tiếp nhận bốn ánh sáng ban phước từ Guru Rinpoche. Bốn nghiệp bất thiện là những nghiệp bất thiện của thân, khẩu, ý và nền tảng phổ quát.

Có rất nhiều loại nghiệp bất thiện phạm vào bởi thân, khẩu và ý của chúng ta, nhưng tất cả được xác định và phân chia thành mười hành động bất thiện. Mười bất thiện nghiệp là: ba nghiệp bất thiện của thân: giết hại, trộm cắp và tà dâm; bốn nghiệp bất thiện của khẩu: nói dối, nói lời phỉ báng, nói lời đâm thọc, gây chia rẽ, và nói lời vô nghĩa; và ba nghiệp bất thiện của ý: tham lam, sân hận và sai lầm, tà kiến do vô minh.

Loại nghiệp thứ tư là nghiệp của nền tảng phổ quát. Để giải thích nền tảng phổ quát, tốt hơn chúng ta nên nói đôi lời về tám loại (hay bảy loại) thức. Hệ thống tám thức chủ yếu thuộc về sự giải thích của Du-già hành phái (Yogcra) thuộc Phật giáo Đại Thừa, những người đi theo các kinh điển thuộc về lần chuyển Pháp luân thứ ba của Đức Phật. Tuy nhiên, hệ thống tám thức cũng là một quan điểm phổ biến trong kinh điển Mật tông. Tám thức không phải là tám ý thức riêng biệt khác nhau, mà là tám giai đoạn khác nhau của tiến trình tâm linh chúng ta, vì nó phát triển thành một tâm có đầy đủ khả năng hoạt động hình thành một nghiệp và kinh nghiệm kết quả.

Nền tảng phổ quát là một trạng thái không hoạt động và trung tính, giống như khi ngủ, hoăc có thể nói là một trạng thái vô thức trong đó không có tư duy, vì tâm bạn chưa hướng về bất cứ đối tượng nào. Tuy vậy, nó là nền tảng, căn bản, hay nguyên cớ từ đó các khái niệm và cảm xúc của luân hồi tăng trưởng, và đau khổ được tạo ra như là kết quả. Cũng vậy, bằng cách siêu việt hay thoát ra khỏi trạng thái đó, thông qua trí tuệ chứng ngộ thật tánh, hành giả đạt đến Phật quả.

Với những chúng sanh của luân hồi, từ nền tảng phổ quát đó xuất hiện tám thức, và nghiệp được hình thành, làm nhiên liệu cho chu trình sinh ra.

(1) Thức của nền tảng phổ quát là thức trong đó tâm thấy rõ ràng (mThong) phạm trù đối tượng mơ hồ nói chung. Tâm tiếp cận hay cởi mở với phạm trù đối tượng chung, nhưng không có tư duy nhận thức (rTog Pa) bất cứ điều gì như là đối tượng.

(2 – 6) Năm thức của giác quan là những thức mà tâm trở nên nhận biết rõ ràng (Rig Pa) về năm đối tượng giác quan riêng biệt, xuất hiện trước tâm thông qua những thức cụ thể của các giác quan: nhãn thức để thấy, thiệt thức để nếm, tỉ thức để ngửi, nhĩ thức để nghe, và thân thức để xúc chạm hay cảm nhận. Ở đây có vẻ như là năm thức khác nhau, nhưng chỉ có một tâm, và tâm đó tiếp cận với các đối tượng thông qua một trong năm cửa, mỗi lần một cửa. Điều này cũng giống như là bạn nhốt một con khỉ trong căn nhà có năm cửa sổ. Con khỉ nhìn ra ngoài qua một cửa sổ và rồi lại đến một cửa sổ khác. Bạn có thể tưởng là có năm con khỉ, nhưng thực tế chỉ có một con duy nhất chạy quanh và nhìn ra qua những cửa sổ khác nhau.

(7) Tâm thức (Mạt-na thức). Trong những giai đoạn trước đó, tâm bạn trước tiên thấy được các phạm trù đối tượng, sau đó thấy rõ ràng phạm trù riêng biệt của từng giác quan cụ thể. Và giai đoạn giờ đây là khoảnh khắc đầu tiên xuất hiện một khái niệm hay tư duy (rTog Pa) của việc nhận hiểu những gì tâm đang thấy nói chung, như một (ý niệm) chung chung về đối tượng (gZungs Ba), và ta nghĩ: "Cái này là thế này..."; và ngay khi ấy đã hình thành người nhận hiểu (hay người chấp bám), tức là chủ thể. ('Dzin Pa).

(8) Tâm thức nhiễm ô. Ngay khi chúng ta có một khái niệm phân biệt nhị nguyên kiểu "Cái này là thế này," theo sau đó liền có ngay tất cả những khái niệm chi tiết hay phân tích (dPyod Pa) về tốt, xấu, cao, của tôi, của bạn – với các cảm xúc phiền não của việc ưa thích, ghét bỏ hay trung lập.

Do đó, sự kết hợp tám thức này cấu thành tiến trình của một khái niệm nhị nguyên và phân biệt, với các cảm xúc phiền não, và điều này hoàn tất việc kết thành một nghiệp.

Trong số những yếu tố này, ý thức của tâm và năm giác quan là phương tiện hay công cụ để tạo thành nghiệp. Ý thức của một tâm nhiễm ô, có nghĩa là những tâm thiện, ác và không thiện không ác, chính là tác nhân tạo thành nghiệp. Thức nền tảng phổ quát cung cấp không gian hay cơ hội để tạo thành, làm tăng thêm hay giảm nhẹ nghiệp. Nền tảng phổ quát là nơi các nghiệp được chứa giữ hay duy trì cho đến khi chúng không còn nữa vì đã hiển lộ trọn vẹn thành những kinh nghiệm trong đời sống (kết quả) hoặc được tịnh hóa bởi các nghiệp đối trị.

Như vậy, giờ đây đã có thể dễ dàng nhận hiểu khi chúng ta nói đến nghiệp của thân, khẩu và ý. Nghiệp của nền tảng phổ quát là nghiệp được lưu trữ trong nền tảng phổ quát, hay theo Ngài Khenpo Ngagchung thì nó là nghiệp được tạo ra bởi thức của nền tảng phổ quát, vốn có các khái niệm nhị nguyên (một sự che ám trí tuệ) với những dấu vết.

BỐN CHE ÁM (SGRIB PA BZHI)

Phạm trù này liên quan đến việc tịnh hóa những bất tịnh của kinh mạch, khí hay năng lượng, tinh chất và trí tuệ của chúng ta. Trước hết chúng ta sẽ nói về kinh mạch, khí và tinh chất.

Theo kinh điển [Mật tông], những kinh mạch thân thể là phương diện quan trọng nhất, giống như nền tảng, căn bản, ngôi nhà hay đường xá. Khí hay năng lượng gây ra sự thay đổi, tiến triển, gia tăng hay suy giảm trong năng lực của sự diễn tả, giống như khía cạnh trú ngụ trong nhà hay đi xe trên đường. Tinh chất là cái cần để tiến triển, giống như ông chủ ngụ trong nhà này và đi trên đường. Trong thực hành mật tông, tinh chất giác ngộ (Bồ-đề tâm) được nhận ra, tinh luyện và hoàn thiện qua con đường của việc tịnh hóa kinh mạch nhờ lực chân chính của khí hay năng lượng.

1. Các kinh mạch (rTsa):

Thân thể là một phức hợp của các kinh mạch. Việc các kinh mạch cụ thể này hiện hữu một cách vật chất trong thân người bình thường hay chúng là kết quả được tạo ra bởi thiền định là một nghi vấn. Ngài Jigme Lingpa đặt tên chúng là các kinh mạch được phát triển nhờ thiền định (sGom Byung Gi rTsa). Với một thiền giả thành tựu cao, những kinh mạch này trở thành kinh mạch thực sự trong thân thể và chúng đem lại năng lực và nhận biết của mật tông.

Có ba kinh mạch chính, uma ở trung tâm, roma bên phải, và kyangma bên trái. Với phụ nữ thì kyangma ở bên phải và roma bên trái.

Uma đi thẳng từ đầu xuống bộ phận sinh dục. Hai kinh mạch kia nằm ở bên phải và trái. (Theo thực hành mật tông, roma và kyangma buộc quanh uma với hai mươi mốt nút thắt, và khi các nút thắt này được mở ra qua lực của thực hành, sự nhận biết sẽ đạt được. Nhưng ở đây chúng ta chỉ nên thấy chúng thẳng đứng, kinh uma không bị buộc).

Có năm chakra (luân xa hay trung tâm) quanh ba kinh mạch, giống như những nan hoa của một cái dù. Tại đỉnh đầu là chakra đại cực lạc có ba mươi hai cánh, tại cổ họng là chakra hỷ lạc có mười sáu cánh, tại ngực là chakra pháp, có tám cánh, tại rốn là chakra của sự hình thành có sáu mươi bốn cánh, và tại bộ phận sinh dục là chakra duy trì cực lạc có bảy mươi hai cánh. (Cũng có những thực hành sử dụng sáu hay bảy chakra).

Cấu trúc và số lượng của các kinh mạch và luân xa tùy thuộc vào thực hành riêng (hay bản văn) mà bạn đi theo. Với sự tịnh hóa Vajrasattva, luận giảng của Ngài Patrul Rinpoche hướng dẫn hành giả quán tưởng kinh mạch uma với bốn luân xa đầu tiên. Trong thực hành phowa, kinh uma được quán tưởng kết thúc ở dưới rốn.

Kinh uma có bốn đặc tính. Nó màu xanh dương nhạt; rất mỏng, giống như cánh hoa sen; sáng sủa giống như ánh sáng của ngọn đèn; và thẳng, giống như một mũi tên bằng tre.

Bên phải là roma, màu trắng, tràn đầy dịch tinh chất. Bên trái là kyangma, màu đỏ, đầy máu, các kinh mạch này có kích cỡ bằng phân nửa kinh trung ương. Chúng đi thẳng lên và sau đó vòng quanh lỗ tai, đi qua lỗ mũi. Tại đáy, khoảng chiều ngang bốn ngón tay dưới rốn (tức là dưới rốn khoảng 5 cm) chúng gặp kinh uma, hình thành một dạng tương tự như chữ "ch'a" Tây Tạng. Chúng đi qua năm chakra (hoặc bốn, sáu, hay bảy).

Với người bình thường, ba kinh mạch này là biểu tượng của ba độc: Uma là si (vô minh)., roma là tham, và kyangma là sân. Trong đặc tính thanh tịnh của chúng, chúng là ba thân Phật: Uma là Pháp Thân, roma là Báo Thân và Kyangma là Hóa Thân.

2. Khí (rLung):

Khí giống như một công cụ khiến gây ra hay cho phép sự vật thay đổi, di chuyển, tăng hay giảm. Khí là phương tiện truyền bá của khẩu. Những kinh mạch giống như một con đường, khí hay năng lượng và tinh chất giống như một con ngựa mù, kết hợp với tâm, giống như một người khập khiễng. Do đó khí thúc đẩy tinh chất thay đổi và di chuyển qua các kinh mạch. Khí có thể được phạm trù hóa thành ba khía cạnh năng lượng: bên ngoài, bên trong và bí mật.

Khí bên ngoài là cách hiểu thông thường về khí như đã giải thích trong hệ thống y học Tây Tạng. Có năm loại khí:

1. Sinh lực, làm duy trì hay kéo dài cuộc sống, vị trí ở tim.
2. Khí di chuyển lên trên, đó là khía cạnh của hơi thở và giọng nói di chuyển lên trên, vị trí trong phần trên cơ thể.
3. Khí tỏa khắp thâm nhập và kéo dài mọi phần của cơ thể.
4. Khí nóng, cung cấp hơi ấm và sự tiêu hóa, vị trí tại rốn.
5. Khí khai thông bên dưới, giúp thải bỏ vật chất, vị trí ở phần dưới cơ thể.

Khí bên trong được mô tả trong kinh điển [Mật tông] như năm loại khí phù hợp với năm màu. Khí năm màu đi trở lại giai đoạn nguyên thủy, như chúng ta đã thảo luận trong trường hợp ánh sáng năm màu. Khí năm màu tương ứng với năm yếu tố và năm cảm xúc. Yếu tố đất (địa đại) và cảm xúc kiêu mạn trong dạng khí màu vàng. Yếu tố nước (thủy đại) và cảm xúc sân hận trong khí màu trắng. Yếu tố lửa (hỏa đại) và cảm xúc tham dục trong khí màu đỏ. Yếu tố gió (phong đại) và cảm xúc ganh tị trong khí màu xanh lục. Yếu tố hư không và si (vô minh) trong khí màu xanh dương.

Khí bí mật là khí của năm trí tuệ. Năm màu của khí biểu thị màu sắc tự xuất hiện, như chúng ta đã đề cập trong trường hợp của ánh sáng. Màu vàng là trí tuệ của bình đẳng (Bình đẳng tánh trí) – trạng thái của chân như, hợp nhất và không thiên vị. Màu trắng là trí tuệ như gương (Đại viên cảnh trí), biểu thị tất cả như sự tự hiện, như một gương cung cấp cho tất cả sự vật có khả năng xuất hiện như sự phản chiếu. Màu đỏ là trí tuệ phân biệt (Diệu quán sát trí), thấu suốt tất cả và từng cái cùng lúc, không nhầm lẫn. Màu xanh lục là trí tuệ của sự thành tựu (Thành sở tác trí), sở hành của đức Phật đáp ứng mọi nhu cầu. Màu xanh dương là trí tuệ của lãnh vực tối thượng (Pháp giới thể tánh trí), hoàn toàn thanh tịnh và rộng mở, giống như hư không.

Ngoài ra, trong thiền định, có ba loại khí hay hơi thở thiền quán. Chúng là khí hít vào, lưu giữ, và thở ra trong chu trình của thiền định.

3. Tinh chất (Thig Le):

Đây là tinh chất của thân vật chất cũng như tinh túy hay kinh nghiệm của giác ngộ tâm linh (Bồ-đề tâm), sự hợp nhất của cực lạc và tánh không. Nó giống như ông chủ hay hành khách trong chiếc xe năng lượng trên con đường kinh mạch. Trong chân lý tương đối, nó là nền tảng của tâm, và trong chân lý tuyệt đối nó chính là tâm giác ngộ. Tinh chất có hai khía cạnh: tinh chất tương đối và tinh túy tuyệt đối.

Tinh chất tương đối là tinh chất thô – chất dịch trắng và đỏ. Các kinh mạch của thân chứa đầy tinh chất trắng hoặc đỏ.

Tinh túy tuyệt đối là các kinh mạch của ánh sáng thanh tịnh (như đã đề cập ở trên) tràn đầy với gió năm trí tuệ trên năng lượng (của năm màu) tinh túy ánh sáng thanh tịnh của trí tuệ trong năm màu. Tinh chất (cũng như các kinh mạch và khí) của ánh sáng ngũ sắc là năm trí tuệ Phật, sự hiện diện bất nhị của Phật tánh và năng lực tự biểu hiện của nó. Điều đó có nghĩa tinh túy của ánh sáng thanh tịnh năm màu là những trí tuệ Phật.

Trong phương pháp thực hành này, hãy thấy và quán tưởng kinh mạch trung ương uma ở giữa thân thể, bên phải và trái của nó là kinh mạch roma và kyangma, khởi đầu từ hai lỗ mũi và kết thúc tại kinh uma ở dưới rốn. Quán tưởng chữ HAṂ trong dạng một tinh chất trắng với bản tánh cực lạc tại phần cuối trên đỉnh của kinh uma. Hãy thấy như thể chữ HAṂ gần như tan chảy và nhỏ giọt cực lạc. Quán tưởng chữ Ḥ màu đỏ tại nơi hai kinh roma và kyangma gặp nhau trong kinh uma. Nó là bản tánh của lửa-trí tuệ – một ngọn lửa với sức nóng. Chữ HAṂ trắng đại diện cho tính thiêng liêng của phái nam, và chữ AH đỏ tiêu biểu cho tính thiêng liêng của phái nữ. Chữ Ḥ đỏ có bốn đặc tính – nó là một ngọn lửa của cực lạc, sức nóng, trong sáng và một điểm lửa sắc nhọn ở đỉnh. Ngoài ra, lửa này không phải là lửa hủy diệt hay thiêu đốt, mà là ngọn lửa ấm áp của cực lạc và tịnh hóa.

Nhờ hít gió vào qua kinh roma và kyangma làm thổi bùng ngọn lửa của cực lạc, và lửa trở nên lớn hơn, lớn hơn nữa. Ngọn lửa đi lên và tiếp xúc mọi phần của cơ thể, gửi đến những làn sóng nhiệt cực lạc, và chạm chữ HAṂ trắng. Khi chữ HAṂ trắng này, do bản tánh, hầu như tan chảy và nhỏ giọt với cực lạc, sự tiếp xúc của lửa làm nó quay xuống dưới và một dòng tinh chất cam lồ trắng vô tận của cực lạc chảy hay nhỏ giọt từ đỉnh của chữ HAṂ. Dần dần, nó làm đầy năm (bốn, sáu hay bảy) luân xa, phát sinh trí tuệ của bốn bậc cực lạc: cực lạc, cực lạc cao nhất, cực lạc phi thường và cực lạc bẩm sinh.

Khi cam lồ tràn đầy luân xa đầu, bạn kinh nghiệm trí tuệ của cực lạc. Khi nó đầy cổ họng bạn cảm nhận trí tuệ của cực lạc cao nhất. Khi nó tràn đầy luân xa ngực, bạn cảm thấy cực lạc phi thường. Khi nó đến luân xa rốn, bạn kinh nghiệm cực lạc bẩm sinh.

Hoặc khi cam lồ từ luân xa đầu đến luân xa cổ họng bạn cảm nhận cực lạc, từ cổ họng đến luân xa ngực là cực lạc cao nhất, luân xa ngực đến rốn là cực lạc phi thường, và từ rốn đến luân xa bí mật là cực lạc bẩm sinh.

Ngoài ra, hãy gửi ánh sáng cực lạc đến tất cả chư Phật như những cúng dường, và tiếp nhận trở lại ánh sáng cực lạc ban phước của các Ngài, hòa nhập chúng vào chữ HAṂ của cực lạc. Hãy gửi ánh sáng của cực lạc đến toàn thể thế gian, và hãy để chúng tỏa sáng rực rỡ trong nhất như của đại cực lạc, sự hợp nhất của cực lạc và tánh không.

Trong Ngondro, bạn thường không nhất định phải thực hành thiền định về kinh mạch, khí và tinh chất như tôi vừa giải thích, nhưng khi chúng ta nhận được những ánh sáng ban phước, ta sẽ thấy và cảm nhận được rằng tất cả những gì là bất tịnh trong các yếu tố đó đều được tịnh hóa và chúng trở thành trong sạch cũng như có khả năng làm những kinh mạch trong sự thực hành các pháp tu tập mật truyền.

4. Trí năng (Shes Bya):

Đây là sự tịnh hóa che ám của trí tuệ (sở tri chướng). Trí năng là tâm nhị nguyên, hay nó cũng được mô tả như cái thấy nhận thức sự vật có ba đặc tính: chủ thể, đối tượng và hành vi. Sự che ám trí tuệ là một trong hai che ám, cái kia là bị che ám bởi cảm xúc phiền não (phiền não chướng). Các cảm xúc che ám là thô nặng, dễ nhận ra và tịnh hóa, nhưng che ám trí tuệ thì khó hơn, vì nó là khía cạnh của khái niệm nhị nguyên, là vi tế và là gốc rễ của mọi khái niệm phàm tục. Khi thoát khỏi hai che ám, chúng ta siêu vượt nghiệp quả, đạt tới Phật tánh, và trở thành toàn giác.

BỐN BAN PHƯỚC VAJRA (RDO RJE BZHI)

Bốn ban phước vajra này là sự tiếp nhận các ban phước của thân, khẩu, ý, và trí tuệ vajra của Guru Rinpoche, Đức Phật.

Thân vajra (sKu rDo rJe) là hai tướng thân của Đức Phật. Đó là tướng thanh tịnh của thân hoan hỷ và tướng bất tịnh của hóa thân. Trong lúc đang thực hành, bạn thấy thân vajra này trong dạng một hình ảnh sáng, quyền năng và truyền cảm hứng, với nhận thức thanh tịnh và niềm tin vào đó như suối nguồn tuyệt đối của sự tịnh hóa và quán đảnh. Ở đây, chúng ta không chỉ thực hành cái thấy và có niềm tin nơi thân vajra của Guru Rinpoche như thân Phật, mà toàn bộ pháp giới đều là tịnh độ của Phật, trong tướng ánh sáng thanh tịnh.

Khẩu vajra (gSung rDo rJe) có sáu mươi phẩm tánh hài hòa. Trong chân lý tương đối, nó là chân thật, thanh bình, hoan hỷ, khai sáng, bất diệt, tỏa khắp, và tất cả những phô diễn của Giáo Pháp. Trong chân lý tuyệt đối, nó là âm thanh tự hiện và sự hiện diện tự nhiên, thành tựu tự sinh, không tách rời khỏi trí tuệ của chính bản tánh tối thượng.

Ý vajra (Thugs rDo rJe) có bản tánh của hai thanh tịnh – thanh tịnh trong bản tánh bổn nguyên và thanh tịnh trong bất cứ sự bất tịnh ngẫu nhiên hoặc đột ngột nào.

Trí tuệ vajra (Ye Shes rDo rJe) là hai bậc trí tuệ – rõ biết chân lý tuyệt đối của tất cả đúng thật như đang hiện hữu và rõ biết mọi sự xảy ra trong chân lý tương đối cùng lúc như chúng đang xuất hiện.

(Kế tiếp là tự thân bốn quán đảnh trong thực tế, nhưng chúng ta sẽ bàn đến trong phần cuối, như phần kết thúc.)


BỐN THỰC HÀNH MẬT TÔNG

Bốn quán đảnh cho phép chúng ta thực hành và thành tựu bốn thực hành sau đây. Đó là các thực hành của giai đoạn phát triển, sự tụng niệm, yoga sức nóng của cực lạc tánh không, và Đại Viên Mãn. Trong bốn thực hành này, đầu tiên là giai đoạn phát triển, và ba thực hành tiếp theo tạo thành giai đoạn hoàn thiện trong hai giai đoạn của thực hành mật tông.

1. Giai đoạn phát triển (bsKyed Rim):

Trong thực hành này bạn thấy hay tạo ra mọi hiện tượng như ba thanh tịnh hay sự chuyển hóa (Dag Pa gSum hoặc 'Khye So gSum): (1) Bạn nhận thức, cảm thấy và tin tưởng thân tướng của chúng sanh là thân tướng chư Phật và đất đai hay bản tánh đều là tịnh độ của Phật. (2) Bạn nghe âm thanh như âm thanh thuần tịnh của đức Phật, như âm thanh phô diễn giáo pháp, các bài cầu nguyện, mantra, sự an bình, hoan hỷ và trí tuệ. (3) Bạn nhận ra tư duy là tư duy thanh tịnh của đức Phật, những tư duy của thanh tịnh, an bình, lòng bi, hoan hỷ, rộng mở, nhất như, cực lạc, trí tuệ và ánh sáng. Do vậy, cả ba phần này là ba thực hành tạo thành giai đoạn phát triển.

Thông thường chúng ta có thể nghĩ rằng giai đoạn phát triển bao gồm sự quán tưởng. Điều này vừa đúng vừa không đúng. Sự quán tưởng đúng là một phần quan trọng trong giai đoạn, nhưng không chỉ những hình ảnh quán tưởng mà tâm tạo ra để nhìn thấy bên ngoài như một đối tượng để chơi đùa và vui thú. Khi tâm chúng ta quán tưởng, thấy và nhận biết các sắc tướng, âm thanh và tư duy như là thanh tịnh và tập trung vào hoặc hợp nhất với sự quán tưởng về sắc tướng, hình ảnh và tư duy thanh tịnh này, sau đó vì nhận thức thanh tịnh của tâm chúng ta, toàn bộ thế giới trở thành thế giới của trí tuệ, an bình, rộng mở và ánh sáng Phật. Nếu chúng ta có tâm bi mẫn, toàn thể thế giới trở thành thế giới của lòng bi. Nếu chúng ta có tâm hoan hỷ, thì toàn bộ thế giới trở thành cảnh giới của hoan hỷ. Do đó, nếu chúng ta có nhận thức thanh tịnh và chứng nghiệm được sự thanh tịnh đó thì toàn bộ thế giới trước mắt chúng ta sẽ trở thành một thế giới của Phật trí. Đây không chỉ là vấn đề nhận thức, mà là sự chứng ngộ chân lý có được nhờ nhận thức thanh tịnh, như sự phô diễn tự nhiên của bản tánh tuyệt đối của tâm.

Giai đoạn hoàn thiện (rDzogs Rim) là gì? Giai đoạn hoàn thiện (sự hóa tán hay giai đoạn hoàn tất) là khía cạnh kết quả của sự rèn luyện mật truyền – sự trải nghiệm hay chứng ngộ chân lý tuyệt đối, đại cực lạc và trí tuệ bẩm sinh.

Có nhiều loại trí tuệ. Nhưng ở đây chúng ta đề cập đến hai trí tuệ, trí tuệ biểu tượng nguyên nhân (dPe'i Ye Shes) được nhập môn bằng sự quán đảnh, và trí tuệ ý nghĩa kết quả (Don Gyi Ye Shes), được nhận biết, phát triển, và hoàn thiện qua con đường của ánh sáng thanh tịnh và bốn bậc cực lạc nhờ sử dụng đúng cách các kinh mạch, khí hay năng lượng và tinh chất của chính thân vajra của hành giả. Giai đoạn hoàn thiện có hai phương tiện rèn luyện: con đường của giải thoát (Grol Lam) và con đường của phương tiện thiện xảo (Thabs Lam).

Trong rèn luyện thông thường về giai đoạn hoàn thiện, bạn sử dụng các kinh mạch khí và tinh chất của thân kim cương để đem lại kết quả là sự hợp nhất giữa cực lạc và tánh không, vì chúng rất hiệu quả và là một phương tiện mạnh mẽ, và vì chúng thân thiết với bạn.

2. Sự tụng niệm (bZlas brJod):

Tụng niệm là một danh từ chưa thỏa đáng trong bối cảnh này. Ở đây, chúng ta tụng đọc mantra nhiều lần, nhưng cũng bao gồm cả việc quán tưởng, cầu thỉnh, tịnh hóa, và có kinh nghiệm nhiều lần; và đó là sự luyện tập trong việc phát sinh, tăng trưởng và làm mạnh mẽ các kinh nghiệm thiền định và sự nhận biết của trí tuệ. Do đó, "sự tụng niệm" là một phần quan trọng, và vì thế nên phần này được đặt tên như vậy, nhưng không chỉ là tụng niệm mà còn nhiều khía cạnh khác nữa.

Trong nhiều thực hành mật tông (không có trong Guru Yoga) bạn quán tưởng chính mình như vị Bổn tôn chính với chủng tự tâm (hay chủng tử tự) nơi ngực bạn được xoay vòng quanh bởi chuỗi những chữ của mantra. Do được thúc đẩy bởi việc tụng niệm mantra, năng lượng tỏa ra và phát triển thành ánh sáng hay cam lồ ban phước từ chuỗi mantra tại ngực bạn, giống như dòng điện phát sinh từ sự quay của mô-tơ, và chúng chuyển hóa thế gian thành một tịnh độ của cực lạc và ánh sáng. Điều này đòi hỏi chính bạn hoàn toàn tận tụy với sự thực hành một cách liên tục, đầy đủ và hoàn thiện, cũng như đem toàn bộ thế gian vào trong sự thực hành. Sự tụng niệm có bốn phạm trù như sau.

(1) Nyenpa (bsNyen Pa): Đây là sự tập trung chủ yếu vào mantra. Trước tiên hãy quán tưởng chính bạn như Bổn tôn. Trên một dĩa tại ngực bạn hãy quán tưởng chuỗi mantra. Tập trung chú tâm một điểm trên mantra đó, tụng niệm mantra nhiều lần.

(2) Nye-nyen (Nye bsNyen): Tụng niệm mantra, quán tưởng những chùm tia sáng xuất phát từ chuỗi mantra. Chúng ra ngoài miệng bạn và đi vào miệng của vị phối ngẫu và, tạo thành dòng chảy qua thân vị phối ngẫu, chúng trở lại thân bạn qua điểm của sự hợp nhất. Nó quay vòng trong dạng một vòng ánh sáng, giống như khúc củi đang cháy (mGal Me).

Hoặc, quán tưởng Bổn tôn trí tuệ (Bổn tôn thực tế, Ye Shes Pa) trong bầu trời phía trước và Bổn tôn samaya (Bổn tôn được quán tưởng, Dam Tshig Pa) từ chuỗi mantra bên trong bạn, các chùm tia sáng xoay quanh bạn và Bổn tôn trí tuệ (thay vì vị phối ngẫu).

(3) Drubpa (sGrub Pa): Tụng niệm mantra, quán tưởng từ chuỗi mantra, ánh sáng chiếu ra tất cả các phương và tiếp xúc đến tất cả chư Phật, và các Ngài tràn đầy cực lạc. Sau đó, các Ngài gửi lại ánh sáng cực lạc như sự ban phước hòa nhập vào bạn. Hãy cảm thấy cực lạc và tin rằng bạn, Bổn tôn samaya đã nhận được tất cả ban phước của chư Phật. Một lần nữa, bạn gửi ánh sáng ra ngoài tiếp xúc tất cả chúng sanh và toàn bộ thế gian. Toàn thể thế gian được tràn đầy đại cực lạc và chuyển thành maṇḍala của Bổn tôn.

(4) Drupchen (sGrub Ch'en): Sau đó từ thân bổn tôn samaya của bạn và từ chuỗi mantra, vô số tia sáng chiếu ra mọi hướng và chuyển hình tướng của toàn bộ thế gian thành hình tướng của Bổn tôn, tất cả âm thanh thành âm thanh của mantra, và tất cả tư duy thành trí tuệ của cực lạc, trong sáng, và vô niệm. Tụng niẹm mantra với sự nhất như của chính hành giả và toàn bộ vũ trụ như maṇḍala của Bổn tôn.

3. Sự hợp nhất của cực lạc và tánh không và yoga sức nóng (Tạng: bDe sTong, Sanskrit: chandali):

Như tôi đã nhắc đến trước đây, trong sự tịnh hóa của bốn che ám, đây là thực hành đem lại sự nhận biết của việc hợp nhất của cực lạc và tánh không qua phương tiện của bốn bậc cực lạc nhờ sử dụng các kinh mạch, năng lượng và tinh chất của thân vajra với lực mạnh mẽ của lửa cực lạc tại rốn.

4. Đại Viên Mãn (rDzogs Pa Ch'en Po):

Trong Đại Viên Mãn, điểm quan trọng là phân biệt hay tách rời tâm thức và bản tánh nội tại của tâm, tức Phật tánh. Trước tiên, nhờ thâm nhập bằng luyện tập và nhờ năng lực của một người có nhận biết cao, hành giả có thể được đánh thức hay giới thiệu vào thật tánh của tâm, và vào lúc đó hành giả có một cái nhìn thoáng qua của bản tâm. Sau đó hành giả nên thiền định về kinh nghiệm nhìn thoáng qua của bản tâm đó và sẽ được viên mãn thành giải thoát và tỉnh thức hoàn toàn. Thế nên, không chỉ là bản tâm mà còn là thật tánh của toàn bộ pháp giới, sẽ được hợp nhất thành sự nhất như đó, và đó là Đại Viên Mãn.

Trong Đại Viên Mãn có hai phân chia chính của thực hành: Thregchư (Khregs Ch'od) là sự thiền định về sự nhận biết của bản tánh nội tại của tâm, đó là thanh tịnh bổn nguyên, nhờ cắt đứt mọi khái niệm nhị nguyên. Thưgal (Thod rGal) là sự thiền định về sự viên mãn của mọi hình tướng như ánh sáng thanh tịnh thành tựu tự nhiên, đó là một với năng lực biểu hiện của Phật trí (các thân và tịnh độ của Phật), qua con đường tiếp cận trực tiếp của sáu ngọn đèn hay ánh sáng (sGron Ma) và đạt được bốn giai đoạn của các thị kiến (sNang Ba).

Trong Ngondro, bạn không phải làm bốn thực hành tôi đã giải thích ở trên, nhưng nhờ tiếp nhận ánh sáng ban phước, thấy, cảm nhận và tin tưởng mà bạn trở nên có đủ khả năng thực hành các rèn luyện mật truyền đó.

BỐN GIAI ĐOẠN CỦA SỰ THÀNH TỰU (RIG 'DZIN BZHI)

Trong truyền thống Phật giáo theo Giáo tông, có mười giai đoạn và năm con đường đi qua để đạt tới Phật quả. Trong truyền thống Mật tông, các giai đoạn được phân chia hay xếp loại theo những cách khác nhau. Phần lớn kinh điển Mật tông của phái Nyingma có bốn thành tựu, được gọi là "các bậc trì minh" (Tạng, Rig 'Dzin, Phạn, Vidyadhara).

1. Bậc Trì Minh hữu dư (rNam sMin Rig 'Dzin):

Sự thành tựu này là với nghiệp còn sót lại.

Ở đây người ta có thể nghĩ rằng sự thành tựu này không phải là một thành tựu tốt đẹp và có thể thoáng khởi lên một thái độ tiêu cực. Nhưng, trong thực tế đây là một thành tựu rất cao và khó đạt được cho những người như chúng ta, những người thậm chí chưa thể nhận ra ý nghĩa của vô thường ở bình diện tâm linh hay bên trong, tâm cũng chưa dốc sức nhiều và sống với ý nghĩa tâm linh như vậy.

Được gợi cảm hứng bằng sự thành tựu có ấn tượng cao là điều quan trọng, nhưng cũng quan trọng không kém, hoặc thậm chí là hơn nữa, là phải biết thực tế và thiết thực. Về điều này, tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Khi tôi sống tại Shantiniketan ở Ấn Độ, tôi có gặp một vị giáo sư về hưu, khoảng bảy mươi đến tám mươi tuổi, là một nghệ sĩ nổi tiếng. Ông ta không phải một thiền giả tinh cần, nhưng là người rất khó chịu đối với bất cứ ai. Có một hôm, tôi nghe ông ta hỏi rất nghiêm túc: "Tôi đang ở giai đoạn nào của sự chứng ngộ?" Ông ta dường như thật lòng mong đợi [được nhận] là người chứng ngộ cao. Nếu bạn nói với ông ấy: "Ông là một bậc Trì Minh hữu dư," ông ta có thể cảm thấy bị xúc phạm. Cũng vậy, chúng ta rất có thể có kiểu cảm nhận này, vốn chỉ thỉnh thoảng gây cười mà thôi.

Bậc Trì Minh hữu dư có ba đặc tính. Tâm Ngài đã viên mãn hay chín muồi như Bổn tôn, nhưng nghiệp quả của thân vật chất thô nặng còn sót lại vẫn chưa hết, và ngay lập tức sau khi rời bỏ thân đã chết vị ấy sẽ đạt được bậc Trì Minh của đại biểu tượng, bậc thành tựu thứ ba, chúng ta sẽ bàn luận dưới đây.

(Thậm chí trong trường hợp của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cũng có những tranh luận. Theo truyền thống Tiểu thừa, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni vẫn là hữu dư cho đến khi Ngài đạt được Đại Niết-bàn, vì trước khi đạt được Đại Niết-bàn Ngài vẫn có thân thô nặng, họ cho đó là Ngài còn sót lại một ít nghiệp quả. Những người Đại Thừa không đồng ý như vậy.)

2. Bậc Trì Minh kiểm soát cuộc sống (Tshe dBang Rig 'Dzin):

Trong sự thành tựu này không chỉ có tâm đã viên mãn như Bổn tôn mà ngay cả thân thô nặng cũng được viên mãn, Ngài cũng có các phẩm tánh của sự giải thoát khỏi bốn nhiễm ô (Zag Pa). Bốn nhiễm ô là (1) các cảm xúc phiền não của tà kiến, (2) mất thân (chết) không có sự kiểm soát hay lựa chọn, (3) không kiểm soát được sự hài hòa các yếu tố của thân (sức khỏe), và (4) thọ tái sanh theo nghiệp mà không có sự kiểm soát hay chọn lựa.

Cả hai sự thành tựu hữu dư và thành tựu với sự kiểm soát cuộc sống là ngang nhau về mặt thành tựu. Không cần thiết đạt được cái này rồi đến cái kia. Nếu là một người ít khả năng bạn sẽ đạt được bậc Trì Minh hữu dư, và sau đó thực hiện đến thành tựu thứ ba, bậc Trì Minh với đại biểu tượng. Nếu là người có nhiều khả năng hơn bạn có thể đạt được bậc Trì Minh kiểm soát được cuộc sống và sau đó đi đến bậc Trì Minh thứ ba.

Cả hai bậc Trì Minh đầu tiên và thứ hai này tương đương với con đường của thiền quán (mThong Lam), phần thứ ba trong năm con đường, và là địa vị đầu tiên của hệ thống Thập địa theo truyền thống Giáo tông. Trong các bậc thành tựu này, bạn loại bỏ được những che ám của cảm xúc phiền não (Nyon sGrib), sự che ám đầu tiên (phiền não chướng), và còn lại là che ám trí tuệ (sở tri chướng).

3. Bậc Trì Minh của đại biểu tượng (Phyag rGya'i Rig 'Dzin):

Thân căn bản của Ngài (hay thân chính) là trong tướng Bổn tôn. Vì lợi ích của chúng sanh, Ngài có khả năng lưu xuất nhiều hóa thân khác nhau. Năng lực biết trước của Ngài là rõ ràng hơn, thanh tịnh hơn và ổn định hơn bậc Trì Minh kiểm soát sinh mạng và tương tự (nhưng không tương đương) với những phẩm tánh của thân hoan hỷ.

Sự thành tựu này tương đương với các giai đoạn chứng ngộ lên đến địa vị thứ chín (trong Thập địa) và con đường của thiền định, con đường thứ tư trong truyền thống Giáo tông.

4. Bậc Trì Minh của sự thành tựu tự nhiên (Lhun Grub Rig 'Dzin):

Đây là giai đoạn chót của thành tựu, trước khi lập tức trở thành một vị Phật toàn giác. Thân tướng của Ngài tương tự như thân hoan hỷ (Báo Thân) và sự nhận biết, hoạt động của Ngài tương tự như Đức Phật.

Sự thành tựu này là tương đương với địa vị thứ mười (trong Thập địa) và tương đương với con đường của thiền định, con đường thứ tư trong truyền thống Giáo tông. Ngoài ra, trong hai thành tựu cuối này, bạn loại bỏ được những che ám trí tuệ (sở tri chướng) và các vết tích của chúng.

BỐN THÂN PHẬT (SKU BZHI)

Sau khi hoàn tất sự thành tựu của bốn bậc Trì Minh, bạn trở thành một vị Phật toàn giác. Phật quả đó bao gồm bốn thân Phật:

1. Hóa Thân (Tạng: sPrul sKu, Sanskrit: Nirmāṇakāya):

Đây là thân hóa hiện xuất hiện trong thế gian vì lợi ích của người khác, tùy theo nhận thức của chúng sanh. Thân này xuất hiện tùy theo nguyện lực và lòng từ bi của Đức Phật và vì thiện nghiệp của những chúng sanh tiếp nhận. Đây là một thân thô nặng bình thường, có ba phạm trù:

(1) Thân của nghệ thuật (bZo) là bất kỳ dạng thức nào của nghệ thuật hay thiên nhiên, như một hình ảnh, pho tượng, cây cối, nước... có lợi ích [cho chúng sanh].

(2) Thân của sự tái sanh (sKye Ba) là sự biểu hiện bất cứ thân của chúng sanh nào, như thân người, thân loài vật, chim, cá... Thân này có thể xuất hiện như một người thiện, một người ác, một người đẹp, một người xấu, hay một người xinh xắn, và trong bất cứ hình dạng hay nghề nghiệp nào; mà mục tiêu cuối cùng là giúp đỡ người khác. Những vị Tulku Tây Tạng thuộc về sự hiện thân này.

(2) Hiện thân siêu việt (mCh'os Gi sPrul sKu) là trong dạng một bậc giác ngộ, như Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Ngài thọ tái sanh như một người xuất sắc, đi qua tất cả tiến trình đúng cách hay hoàn thiện của một cuộc sống tâm linh, biểu hiện nhận biết cao nhất của Ngài, và sau đó giảng dạy điều đó cho người khác và phô bày một hiện thân siêu việt như một khuôn mẫu tối ưu cho người khác. Một hiện thân siêu việt bao giờ cũng trong dạng thức của một thân Giáo Pháp và viên mãn.

2. Thân hoan hỷ (Tạng: Longs sKu, Sanskrit: Sambhogakya):

Đây là thân thanh tịnh hay thân thực tế của chư Phật. Nó là sự hiện diện tự nhiên hay thân tự hiện, và chỉ có chư Phật mới thấy được. "Thấy" ở đây có nghĩa là không qua tính nhị nguyên của chủ thể và đối tượng, mà trong sự nhất như. Thân hoan hỷ sở hữu phẩm tánh của năm sự xác quyết (Nges Pa lNga): (1) cõi Tịnh độ là bao la, vô hạn, và là lãnh vực cao nhất không chiều kích. (2) Các vị thầy hay thân tướng là sự vĩnh cửu và ánh sáng giác ngộ thanh tịnh. (3) Các tùy tùng là bất nhị, vì tất cả vị thầy và tùy tùng là hợp nhất. (4) Giáo lý là sự tỏa khắp, Giáo Pháp siêu việt. (5) Thời gian là phi thời gian vì nó vượt ra khỏi những điều kiện của thời gian.

3. Thân tối thượng (Tạng: Ch'os sKu, Sanskrit: Dharmakya):

Đây là tánh toàn giác của trí tuệ Phật. Có hai Phật trí – trí tuệ của sự thấu biết thực tánh tuyệt đối của tất cả đúng thật như đang hiện hữu và trí tuệ biết tất cả và mọi hiện tượng tương đối một cách đồng thời, không nhầm lẫn.

Có những sự kiện đơn giản nhưng kỳ lạ trong các kinh nghiệm cận tử cho thấy được sự nhất thể, phi thời gian tính .v.v... Chẳng hạn, trong các sách của Bác sĩ Raymond Moody và theo những gì tôi được nghe từ những nguồn khác, có những người trải qua kinh nghiệm cận tử chỉ trong vài phút, và trong thời gian ngắn ngủi đó họ nhớ lại tất cả mọi việc với từng chi tiết – tất cả những gì đã xảy ra trong đời họ, từ lúc sinh ra cho đến lúc kinh nghiệm cận tử. Nhưng họ không cần phải tuần tự trải qua các kinh nghiệm này, và thậm chí là họ không thấy bằng mắt, không nghe bằng tai hay suy nghĩ bằng ý thức, vì mọi thứ hiển bày trong tâm họ như một [khối duy nhất]. Điều đó có nghĩa là họ có một kinh nghiệm về một chiều kích nhận thức khác và của việc đồng thời nhận biết nhiều sự việc.

Khi thành Phật bạn có thể thấy mọi sự cùng lúc, vì tâm bạn trong trạng thái bất nhị, không có giới hạn, chướng ngại và hạn chế.

4. Thân tự nhiên (Tạng: Ngo Bo Nyid sKu, Sanskrit: Svabhvikakya):

Thân này bao gồm hai thanh tịnh của Đức Phật. Trước tiên, Phật quả là thanh tịnh từ trong bản tánh bổn nguyên. Sự thanh tịnh của Phật quả không phải là điều gì đó không thanh tịnh mà trở thành thanh tịnh, hoặc ở đâu đó bên dưới vẫn còn sót lại sự bất tịnh. Đó là sự thanh tịnh từ bổn nguyên và thuần khiết. Thứ hai, Phật quả là thanh tịnh đối với những nhiễm ô từ bên ngoài. Rất nhiều loại nhiễm ô thuộc khái niệm và cảm xúc nhiễm ô khác nhau thường xuyên sinh khởi trong chúng ta, chúng đột nhiên hiện ra từ đâu đó hoặc chẳng từ đâu cả và che chướng bản tánh chúng ta. Nhưng trong Phật quả không có sự xuất hiện đột ngột của các nhiễm ô từ bên ngoài.

BỐN QUÁN ĐẢNH

Trong vấn đề này có hai phương diện. Trước tiên là sự tiếp nhận bốn quán đảnh hay năng lực ban phước của Guru Rinpoche. Thứ hai là sự hợp nhất tâm bạn với tâm Phật của Guru Rinpoche. Trong phạm vi giải thích bốn quán đảnh, tôi muốn bao gồm toàn bộ ý nghĩa của các dòng truyền liên quan đến sự tiếp nhận bốn quán đảnh mà chúng ta đã thảo luận trước đây.

Phương tiện quan trọng nhất để tiếp nhận quán đảnh là sự sùng kính và niềm tin vào Guru Rinpoche – vào sự thực hành của chúng ta và vào chính bản thân bạn – Đó là niềm tin vào Guru Rinpoche: ta thấy Ngài như hiện thân của tất cả chư Phật, Bồ Tát, thánh nhân, nhà hiền triết, bản tánh thanh tịnh tối thượng và năng lượng của pháp giới, với lòng bi, năng lực và trí tuệ. Đó là niềm tin vào sự thực hành của chúng ta: ta thấy sự thực hành này như là phương tiện hùng mạnh và ý nghĩa nhất của rèn luyện, đưa ta đến mục đích tối thượng. Đó là niềm tin vào chính bản thân bạn, nhờ thấy được và cảm nhận cơ hội may mắn cũng như tiềm năng tâm linh và các phẩm tánh giác ngộ mà bạn sẵn có. Với lòng sùng kính và niềm tin như vậy, hãy tiếp nhận những ban phước trong dạng ánh sáng từ các trung tâm vajra của Guru Rinpoche với sự tin tưởng hoàn toàn rằng đây không chỉ là ánh sáng, mà là ánh sáng thanh tịnh, năng lực ban phước từ Guru Rinpoche, và cảm nhận sự ấm áp, cực lạc, năng lực, sức nóng, rộng mở và thanh bình của ánh sáng. Sau đó hãy để ánh sáng ban phước, chính bạn và các kinh nghiệm tâm linh (những thành tựu) hòa nhập làm một. Và đắm mình trong sự hợp nhất của rộng mở, trong sáng, và sự tỏa khắp của chính sự nhất như đó, không hề có khái niệm nhị nguyên hay bám chấp, và không hề có những cảm xúc tham lam hay sân hận.

Trong pháp tu Ngondro chúng ta không cần thiết theo đuổi trực tiếp sự thực hành của các phạm trù liên quan đến bốn quán đảnh mà chúng ta đã thảo luận ở trước, như là bốn rèn luyện mật tông và bốn thành tựu. Vậy tại sao tôi lại giải thích chi tiết bốn quán đảnh như vậy? Nếu bạn có sự thôi thúc muốn biết được ý nghĩa của những tham chiếu đa dạng được đề cập trên nhưng đi vào tụng niệm và thực hành Ngondro, một ý tưởng có thể lóe lên trong đầu bạn: "Tôi không biết điều này! Đó là gì vậy?" Trạng thái tâm lý này hình thành một chướng ngại tiêu cực và ngăn cản sự tăng trưởng tâm linh của bạn, đồng thời tạo ra một năng lượng không lành mạnh trong tâm bạn. Tôi đã giải thích những điều này là để chúng ta có thể có một cảm giác thoải mái [vì đã] hiểu rõ về chúng.

Tuy nhiên, sự hiểu biết chi tiết đôi khi cũng tạo ra một loại chướng ngại khác nhau – sự vội vã hình thành các khái niệm, luôn suy nghĩ: "Điều này là như thế này; còn điều này là như thế kia... Vấn đề này có ba phần. Vấn đề đó có bốn phần, .v.v..." Sau đó, thay vì đắm mình trong kinh nghiệm của an bình, hoan hỷ, và sự ban phước – năng lực của quán đảnh – bạn có thể trở thành một nhà mỹ học hay kế toán tâm linh, quá dựa trên khái niệm và suy luận, và điều này có thể làm sai lệch tiến trình kinh nghiệm tâm linh của bạn. Do vậy, điều quan trọng là sử dụng sự thông tin để tạo sự quân bình, hiểu biết vừa đủ để không phải lo nghĩ về ý nghĩa của những danh từ và không biến thông tin có được thành một kỹ năng di chuyển lúc kẹt xe.

1. Quán Đảnh Cái Bình:

Đây là sự tiếp nhận năng lực hay quán đảnh của thân vajra Phật – trong trường hợp này là thân kim cương của Guru Rinpoche – trong thân chúng ta.

Hãy quán tưởng, thấy, cảm nhận và tin rằng sự ban phước trong dạng một chùm ánh sáng trắng đến từ chữ OṂ tại trán, giữa thân vajra của Guru Rinpoche. Nó đi vào đỉnh đầu, đến giữa thân và tràn đầy toàn thân với sự ấm áp, cực lạc, an bình và rộng mở. Nó tịnh hóa mọi nghiệp bất thiện của thân và những bất tịnh của kinh mạch bạn. Bạn đã tiếp nhận năng lực thân vajra của Guru Rinpoche. Bạn đã nhận được sự quán đảnh cái bình, maṇḍala thân vajra của Guru Rinpoche. Bạn đã được chuyển thành một kinh mạch thích hợp cho sự thực hành của giai đoạn phát triển. Hạt giống của sự thành tựu bậc Trì Minh hữu dư đã được gieo trồng trong bạn. Khả năng đạt được hóa thân của Đức Phật đã được thiết lập trong bạn.

Ngài Khenpo Ngagchung viết rằng, mục tiêu của Quán Đảnh Cái Bình là phát triển trí tuệ của sự hợp nhất hình tướng và tánh không; để giải thoát mọi hình tướng, âm thanh và tư duy thành tướng Bổn tôn, âm thanh của mantra và trí tuệ của Guru Rinpoche.

2. Quán Đảnh Bí Mật:

Đây là sự tiếp nhận quán đảnh khẩu vajra của Guru Rinpoche

Hãy quán tưởng, thấy, cảm nhận và tin rằng sự ban phước trong dạng một chùm ánh sáng đỏ xuất phát từ chữ Ḥ đỏ tại cổ họng Ngài, trung tâm khẩu vajra của Guru Rinpoche. Nó đi vào cổ họng bạn, trung tâm của ngữ, và tràn đầy toàn thân với sự ấm áp, cực lạc, an bình và rộng mở. Nó tịnh hóa mọi nghiệp bất thiện của khẩu và những bất tịnh của gió và năng lượng bạn. Bạn đã nhận được năng lực của khẩu vajra của Guru Rinpoche. Bạn đã nhận được quán đảnh bí mật, maṇḍala khẩu vajra của Guru Rinpoche. Bạn đã chuyển thành một kinh mạch thích hợp cho sự thực hành tụng niệm. Hạt giống của sự thành tựu bậc Trì Minh kiểm soát sinh mạng đã được gieo trồng trong bạn. Khả năng đạt được thân hoan hỷ của Đức Phật đã được thiết lập trong bạn.

Ngài Khenpo Ngagchung viết rằng mục tiêu của Quán Đảnh Bí Mật là để phát triển trí tuệ của sự hợp nhất trong sáng và rỗng không, và để giải thoát sự hít vào, thở ra và giữ hơi của hơi thở thành chu trình của mantra.

3. Quán Đảnh Trí Tuệ:

Đây là sự tiếp nhận quán đảnh ý vajra của Guru Rinpoche

Hãy quán tưởng, thấy, cảm nhận, và tin rằng sự ban phước trong dạng một chùm ánh sáng xanh dương xuất phát từ chữ HṂ màu xanh dương tại ngực Ngài, trung tâm ý vajra của Guru Rinpoche. Nó đi vào ngực bạn, trung tâm của ý, và tràn đầy toàn thân với sự ấm áp, cực lạc, an bình và rộng mở. Nó tịnh hóa mọi nghiệp bất thiện của ý và những bất tịnh của tinh chất bạn. Bạn đã nhận được năng lực của khẩu vajra của Guru Rinpoche. Bạn đã nhận được quán đảnh trí tuệ, maṇḍala ý vajra của Guru Rinpoche. Bạn đã chuyển thành một kinh mạch thích hợp cho sự thực hành của cực lạc và tánh không, và yoga nhiệt. Hạt giống của sự thành tựu bậc Trì Minh với đại biểu tượng đã được gieo trồng trong bạn. Khả năng đạt được thân tối thượng của Đức Phật đã được thiết lập trong bạn.

Ngài Khenpo Ngagchung viết rằng mục tiêu của Quán Đảnh Trí Tuệ là để phát triển trí tuệ của sự hợp nhất cực lạc và rỗng không, và để giải thoát mọi khái niệm thành bản tánh của sự hợp nhất cực lạc và rỗng không.

4. Quán Đảnh Ngữ:

Đây là sự tiếp nhận quán đảnh trí tuệ vajra của Guru Rinpoche

Hãy quán tưởng, thấy, cảm nhận, và tin rằng sự ban phước trong dạng một chữ HṂ màu xanh dương xuất phát từ chữ HṂ xanh dương tại ngực Ngài, trung tâm trí tuệ vajra của Guru Rinpoche. Nó tan hòa vào ý bạn, và bạn cảm thấy an bình và rộng mở. Nó tịnh hóa mọi nghiệp bất thiện của ý thức của nền tảng phổ quát và những che ám trí tuệ khiến phân biệt dựa trên khái niệm chủ thể, đối tượng, và hành vi. Bạn đã nhận được năng lực của trí tuệ vajra của Guru Rinpoche. Bạn đã nhận được quán đảnh ngữ, chân lý tối thượng. Bạn đã chuyển thành một kinh mạch thích hợp cho sự thực hành Đại Viên Mãn. Hạt giống của sự thành tựu bậc Trì Minh thành tựu tự nhiên đã được gieo trồng trong bạn. Khả năng đạt được thân tự nhiên của Đức Phật đã được thiết lập trong bạn.

Ngài Khenpo Ngagchung viết rằng mục tiêu của Quán Đảnh Ngữ là để phát triển trí tuệ bẩm sinh xuất hiện tự nhiên, ý nghĩa tuyệt đối của sự quán đảnh.

5. Sự hợp nhất

Đây là sự hợp nhất giữa tâm bạn với tâm vajra của Guru Rinpoche, tâm Phật, và là một trong sự nhất như.

Sự hợp nhất không phải là một quán đảnh trong ý nghĩa tiếp nhận năng lực hay ban phước để cho phép chúng ta thực hành, nhận ra và thành tựu, như là sự nhận biết của Đại Viên Mãn, mà nó là sự thiền định thực tế về Đại Viên Mãn như kết quả của sự tịnh hóa, sùng kính, và nhận biết phát sinh bởi bốn quán đảnh trước đó. Thiền định Đại Viên Mãn phải được truyền dạy tùy theo nhu cầu và khả năng của cá nhân hành giả. Việc nói về Đại Viên Mãn như một bài giảng cho một nhóm tâm thức của những bản tánh khác nhau là không ích lợi gì.

Về sự thiền định của hợp nhất, bạn có thể thấy nguồn của quán đảnh ở một trong hai cách . Trước tiên hãy thấy tất cả chư Phật, Bồ Tát, Bổn Tôn, Ḍkinỵ và Lama vây quanh Guru Rinpoche phía trước chúng ta là một tâm với Guru Rinpoche trong sự thiền định ban quán đảnh hợp nhất. Thứ hai, tất cả các Ngài đều tan thành ánh sáng và hòa nhập vào Guru Rinpoche.

Sau đó, năng lượng sùng kính mạnh mẽ đến Guru Rinpoche mở rộng tâm và thân bạn như kinh mạch cho sự tiếp nhận quán đảnh, và năng lượng sùng kính ấy cầu khẩn tâm bi mẫn của Guru Rinpoche. Guru Rinpoche mỉm cười hoan hỷ, nhìn bạn với đôi mặt trí tuệ thương yêu và lập tức, từ ngực Ngài, một ánh sáng đỏ với trái tim, chiếu sáng như mặt trời mọc, đi đến và chạm vào ngực bạn. Hãy cảm nhận rằng thân và tâm bạn tràn đầy với sức nóng của cực lạc. Bạn dần dần tan chảy thành ánh sáng đỏ của cực lạc, kích cỡ bằng một hạt đậu, từ đỉnh đầu và hai lòng bàn chân hướng đến giữa ngực bạn. Quả cầu ánh sáng nhỏ bé này là sự hợp nhất của tâm và năng lượng (rLung) bạn, và nó là sinh lực của lòng sùng kính. Sau đó, giống như một tia lửa, nó bắn lên và tan hòa vào ngực Guru Rinpoche. Thấy và cảm nhận rằng bạn đã được hòa nhập vào trái tim Ngài, trung tâm trí tuệ vajra của Guru Rinpoche, với sức lực và năng lượng của niềm tin và lòng sùng kính. Hãy tin rằng tâm bạn và tâm bi mẫn, giác ngộ của Guru Rinpoche đã trở thành một! Sau đó, ngay lập tức, trước khi niệm tưởng khởi lên, hãy xả bỏ mọi tư tưởng và buông lỏng trong tâm của Guru Rinpoche. Lặp lại nhiều lần. Nếu bạn có bất cứ hướng dẫn riêng nào từ một vị thầy Đại Viên Mãn chân chính và không chạy theo tư lợi thì hãy đi theo hướng dẫn đó. Còn nếu không có, hãy giữ thực hành này trong một cách buông lỏng. Sau đó, hãy thấy những kinh nghiệm gì bạn cảm nhận. Đừng tạo ra bất cứ mong cầu đạt được điều tốt đẹp hoặc sợ hãi phải đối mặt với những điều xấu nào. Chỉ buông xả. Buông xả trong sự rộng mở và nhẹ nhàng của trong sáng. Khi có nhiều tiến bộ hơn, những người thực hành riêng rẽ cần có thêm nhiều hướng dẫn hơn.

Trong thời gian không thiền định, giống như cá nhảy khỏi nước, một lần nữa hãy tự làm chính bạn xuất hiện trong dạng Vajrayoginỵ, và duy trì cái thấy của ba điểm nhận vào (tất cả vào thực hành), tức là thấy tất cả đều là biểu hiện thanh tịnh của Guru Rinpoche, nghe mọi thứ như diễn tả thanh tịnh của ngữ Ngài hoặc mantra và suy nghĩ tất cả như cái thấy giác ngộ của Ngài.

Ngoài ra, bạn không chỉ nhận được quán đảnh, mà sau đó bạn có thể và nên dâng hiến chính mình cho sự thực hành mật tông để có thể được nhập môn bằng sự quán đảnh đặc biệt. Sự rèn luyện cho Quán Đảnh Cái Bình là giai đoạn phát triển của tướng Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ của Guru Rinpoche. Sự rèn luyện cho Quán Đảnh Bí Mật là sự thực hành của năng lượng (rLung; khí, năng lượng, hay hơi thở) và nhiệt (gTum Mo). Sự rèn luyện cho Quán Đảnh Trí Tuệ là sự thực hành của phương tiện thiện xảo (Thabs Lam). Sự rèn luyện cho quán đảnh ngữ là sự thiền định trên thregcho (Khreg Ch'od, cắt đứt hết tất cả vào thanh tịnh bổn nguyên) và thogal (Thod rGal, sự tiếp cận trực tiếp đến thành tựu tự nhiên).


« Sách này có 17 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Nguồn chân lẽ thật


Hát lên lời thương yêu


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.110.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...