Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Hành trình giác ngộ »» 9. NHỮNG QUÁN ĐẢNH VÀ GIỚI LUẬT CỦA TU HÀNH MẬT TÔNG »»

Hành trình giác ngộ
»» 9. NHỮNG QUÁN ĐẢNH VÀ GIỚI LUẬT CỦA TU HÀNH MẬT TÔNG

Donate

(Lượt xem: 9.477)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hành trình giác ngộ - 9. NHỮNG QUÁN ĐẢNH VÀ GIỚI LUẬT CỦA TU HÀNH MẬT TÔNG

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

NHỮNG QUÁN ĐẢNH

Quán đảnh hay wang (Tạng: dBang, Sanskrit: abhişheka) là sự nhập môn để trao truyền hay đánh thức trí tuệ mật truyền, năng lực hay nhận biết trong tâm của đệ tử. Giới luật (Tạng: Dam Tshig; Sanskrit: samaya) là sự rèn luyện để tuân thủ giới luật của mật tông (tantra). Tiếp nhận quán đảnh và tuân thủ giới luật là điều kiện tiên quyết của sự tu tập Phật giáo Mật tông, bao gồm cả thực hành Ngưndro. Nhận được quán đảnh và trì giữ giới luật là sự tạo ra kết quả của Mật tông, là sức mạnh gieo trồng chủng tử nhận biết toàn giác của Phật quả. Những điều này hình thành con đường Mật tông, trên đó chúng ta tiến đến sự thành tựu về hợp nhất hỷ lạc và tánh Không. Chúng là kết quả mật truyền, hoặc niềm tin chắc chắn, của tinh hoa tỉnh giác và các phẩm tánh Phật.

Người ta có thể cảm thấy khái niệm quán đảnh và giới luật ở đây là rất khác với giới luật của đạo Phật theo hiển giáo, nhưng thật ra là không khác. Trong hiển giáo, chúng ta nói về giới luật và nghiệp. Nghiệp là gì? Nó là một chuỗi hay tiến trình của nhân quả. Ngoài ra, chúng ta nói về lý duyên sinh, tiến trình mà mọi sự hoạt động qua những nguyên nhân và điều kiện. Quán đảnh và giới luật Mật tông đặt nền tảng trên cùng nguyên lý. Khi bạn nhận được trao truyền năng lực và sự nhận biết mật truyền qua quán đảnh, điều đó đóng vai trò như nguyên nhân, và nếu bảo tồn trao truyền đó bằng việc duy trì giới luật, bạn sẽ đạt được mục đích như kết quả của nó. Do vậy, nó là nghiệp kết quả. Đây không phải là điều gì đó dựa trên một nguyên lý khác, mà nó có một đặc tính khác. Trong Phật giáo phổ thông, nghiệp và lý duyên sinh, tiến trình của thực hành tâm linh và kết quả, giống như tiến trình tăng trưởng của một cái cây. Cây là dòng truyền, nó có kết quả, nó phát triển qua một tiến trình, nhưng hoạt động của nó ít hùng mạnh, nó tăng trưởng chậm hơn, ít tiềm năng, và cũng ít nguy hiểm hơn. Nhưng quán đảnh và giới luật thì giống như dòng điện, có tiến trình nhanh hơn, nhiều năng lực, năng lượng, mau chóng hơn và cũng có thể nhiều nguy hiểm hơn.

Từ ngữ quán đảnh cũng có thể phiên dịch là "lễ nhập môn". Nhận quán đảnh là sự tiếp nhận của mật tông, hay mật truyền, sự trao truyền của Phật giáo từ một vị kim cương sư, và đó là lối vào của con đường tu hành mật tông. Nó cũng là trí tuệ tỉnh giác và năng lực trí tuệ mà mỗi người đều có sẵn, giống như bật công tắc đèn. Để hoàn tất con đường mật tông và viên mãn trí tuệ tỉnh giác, điều cốt lõi để duy trì sự liên tục của năng lực trao truyền là tuân thủ giới luật.

Một người có trí thông minh cao với đầy đủ khả năng được nhập môn vào tu hành mật tông của Phật giáo bằng cách tiếp nhận quán đảnh. Sau đó việc nhập môn duy trì và hoàn thiện sự tu hành mật tông bằng sự cống hiến toàn bộ cuộc đời, tâm trí, nhận thức của họ qua con đường tâm linh thiện xảo nhất của việc giữ giới luật. Theo Phật giáo Tây Tạng, đó là phương tiện thiện xảo và nhanh chóng nhất để đạt Phật quả.

Tu hành mật tông là một thực hành chuyển hóa. Ở đây, việc hiểu ý nghĩa của sự chuyển hóa là điều quan trọng. Nếu không, nhất là trong tantra nội, giống như sự chuyển sắt thành vàng, chuyển xấu thành tốt; nó là sự chuyển hóa hiện tượng hiện hữu thành thật tánh của nó đúng thật như nó đang hiện hữu. Khi bạn nhận quán đảnh và tuân thủ giới luật, điều gì sẽ chuyển hóa? Những che ám của nhận thức và cảm xúc phiền não sẽ được tẩy sạch, và tâm giác ngộ của bạn sẽ tỏa sáng bằng việc nhận ra bạn thực sự là gì. Qua việc nhận quán đảnh chúng ta nhận ra tinh túy Phật, điều đó được gọi là trí tuệ nguyên sơ, ý nghĩa của sự quán đảnh trong chúng ta.

Qua việc giữ giới luật, chúng ta nhận ra và duy trì bản tánh Phật và đạt được những phẩm tánh Phật, hiện diện trong chúng ta từ nguyên thủy. Không giống như chúng ta đạt được bản chất Phật và các phẩm tánh Phật từ những nguồn bên ngoài; mà đúng ra là những phẩm tánh và bản chất hiện diện trong chính ta, từ thời bổn nguyên, được tịnh hóa và tinh lọc.


NHỮNG PHẨM TÁNH CỦA VỊ THẦY MẬT TÔNG


Vị thầy mật tông giống như người cha trong tu hành mật tông. Vị thầy phải là một người đầy đủ phẩm tánh tánh, không chỉ là một người thuyết giáo thông thường hay học giả. Chỉ thực hiện nghi lễ và nói chuyẹn sẽ chưa đủ. Điều này có thể tựa như trình diễn hay thực hiện, và sẽ chỉ giống như một phản chiếu. Vị thầy phải thể hiện những phẩm tánh tánh sau:

1. Vị thầy phải là người nhận được đầy đủ quán đảnh. Nếu ban quán đảnh của một bản văn đặc biệt, chính bản thân vị ấy trước đó phải nhận được quán đảnh của bản văn đặc biệt đó. Nếu không nhận được quán đảnh của bản văn này, vị ấy không thể thực hiện chúng, dù họ có thể là một vị thầy vĩ đại. Thậm chí nếu đã nhận quán đảnh của một tantra cao và bản văn là một tantra thấp, vị thầy vẫn không thể thực hiện quán đảnh nếu chưa nhận được trao truyền của bản văn đặc biệt đó.

2. Vị thầy cũng phải là người đã thọ giới và tuân thủ giới luật. Ngay cả nếu đã nhận quán đảnh mà không giữ giới, thì không đủ phẩm tánh tánh.

3. Vị thầy phải có kiến thức của truyền thống độc nhất của dòng truyền riêng biệt. Ngay cả dù vị ấy có thể tuân thủ giới luật, mà không biết truyền thống vô song (Phyag-bZhes) của dòng truyền, vị ấy vẫn không đủ phẩm tánh tánh.

4. Vị thầy phải khéo léo trong việc thực hiện nghi lễ quán đảnh. Ngay cả dù có kiến thức độc nhất của truyền thống và đã nhận được quán đảnh, nếu không khéo léo trong thực hiện nghi lễ quán đảnh, vị ấy vẫn không đủ phẩm tánh tánh.

5. Vị thầy phải hoàn thiện hay hoàn tất việc tụng niệm mantra của nghi quỹ bản văn đặc biệt đó. Chẳng hạn, nếu vị thầy thực hiện quán đảnh Rigdzin Dupa, họ phải hoàn tất việc tụng niệm mantra 13 triệu lần trong nhập thất nghiêm ngặt. Những bản văn khác có các hệ thống khác định rõ số lượng tụng niệm quy định để hoàn thành trong nhập thất. Nhưng đó là một ngoại lệ. Trong nhiều trường hợp thật khó đáp ứng được yêu cầu này. Ví dụ, sự tập Rinchen Terdzo có hàng trăm bản văn và nghi quỹ, thật khó tìm thấy người nào đã tụng niệm hoàn tất về tất cả chúng. Gần như tốn cả nửa cuộc đời để hoàn tất tụng niệm tất cả bản văn này. Do vậy, điều được chấp nhận chung là nếu một vị thầy đã hoàn thành việc tụng niệm của một tantra gốc, chẳng hạn như Guhyagarbha-myjla-tantra, vị ấy sẽ có thể thực hiện sự quán đảnh cho người khác.

6. Vị thầy phải là người không nhiễm ô do vi phạm bất cứ giới nguyện nào. Nếu bản thân vị ấy vi phạm bất cứ giới luật gốc hoặc thô nặng nào, cũng giống như nước đựng trong bình lủng, thì loại năng lực trí tuệ nào vị ấy có thể trao truyền cho người khác?


BẢN TÁNH CỦA MAṆḌALA

Maṇḍala hay bàn thờ, giống như người mẹ trong trao truyền quán đảnh hay tu hành mật tông. Về sự truyền quán đảnh, đó phải là đại diện cho tập hội Bổn tôn, đầy đủ nhiều chất liệu biểu tượng khác nhau của quán đảnh. Trước khi ban quán đảnh, vị thầy tự mình thực hiện nghi quỹ Bổn tôn mà không có sự hiện diện của bất cứ đệ tử nào, để chuẩn bị cho chính họ và biểu tượng maṇḍala như các Bổn tôn trí tuệ, maṇḍala, và chất liệu quán đảnh. Trong sự thực hiện được gọi là sự chuẩn bị quán đảnh (dBang sGrub) đó, vị thầy mật tông đầy đủ phẩm tánh thánh hóa biểu tượng maṇḍala như maṇḍala thực tế của Bổn tôn. Trong mỗi quán đảnh có nhiều chất liệu quán đảnh khác nhau (dBang rDzas), và mỗi chất liệu biểu tượng đều có một ý nghĩa khác nhau và năng lực ban phước của vị thầy. Có bốn maṇḍala chính cho quán đảnh tantra nội: quán đảnh Cái Bình, Bí Mật, Trí tuệ, và Ngữ.

1. Maṇḍala của Quán đảnh Cái Bình (Bum dBang) là thân maṇḍala. Về Quán đảnh Cái Bình, chúng ta thường sử dụng một bình. Tuy nhiên, trong ý nghĩa thực, cái bình đại diện cho toàn bộ maṇḍala của Bổn tôn. Nó là sự quán đảnh thân hoặc cõi vật chất của Bổn tôn, và do vậy nó tiêu biểu toàn bộ khía cạnh vật chất của maṇḍala, bao gồm các Bổn tôn, lâu đài và tịnh thổ. Thân có ba phạm trù: Maṇḍala cấp cao của nhập môn cái bình là maṇḍala thân – khía cạnh thân và tâm của hành giả là những thân trí tuệ, các maṇḍala của Bổn tôn trong thật tánh của chúng. Maṇḍala cấp độ trung bình của nhập môn cái bình là một maṇḍala được vẽ. Maṇḍala cấp thấp của nhập môn cái bình là một maṇḍala cát.

2. Maṇḍala của Quán đảnh Bí mật (gSang dBang) là bồ đề tâm tương đối, dịch tinh chất.

3. Maṇḍala của Quán đảnh Trí tuệ (Sher dBang) là vị phối ngẫu và hoa sen bí mật của bà.

4. Maṇḍala của Quán đảnh Ngữ (Tshig dBang) là trí tuệ tuyệt đối, tâm giác ngộ, đó là ý nghĩa cao nhất của mục đích quán đảnh.


NHỮNG PHẨM TÁNH CỦA ĐỆ TỬ

Đệ tử mật tông giống như đứa con của người cha (vị thầy) và mẹ (maṇḍala) trong tu hành mật tông. Có năm phẩm tánh tánh thiết yếu của một hành giả mật tông.

1. Hành giả phải có tự tin, lòng tin hay trung thực. Nếu không có lòng tin hay trung thực, bạn không phải là một cái bình để tiếp nhận bất cứ loại ban phước nào. Bạn không phải là một bình chứa cho các thành tựu mật tông.

2. Hành giả phải siêng năng. Nếu không siêng năng, thì ngay cả nếu đã nhận quán đảnh bạn sẽ không thể bảo tồn năng lực trao truyền và nỗ lực hướng đến mục đích.

3. Hành giả phải kiên trì trong thiền định. Ngay cả nếu bạn là người kiên nhẫn, nếu không thiền định bạn sẽ không tiến bộ hay có được nhiều lợi ích.

4. Hành giả phải thực hiện nghi quỹ, những nghi lễ và thiền định mật tông của giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện để đạt được kết quả. Không thiền định trên các nghi quỹ là không có phương tiện đạt được thành tựu.

5. Hành giả phải giữ giới luật, kỷ luật giúp duy trì và nâng cao trao truyền trí tuệ mật tông, để vươn đến kết quả.


SỰ PHÂN LOẠI CÁC QUÁN ĐẢNH

Sự quán đảnh được phân loại thành quán đảnh của nguyên nhân, quán đảnh của con đường và quán đảnh của kết quả. Nhưng có hai cách khác nhau trong sự phân định đâu là các quán đảnh nguyên nhân, con đường hay kết quả. Mặc dù có hai cách phân loại những quán đảnh này, nhưng không hề có chuyện cách này là đúng và tốt hơn, còn cách kia thì sai vì chúng khác nhau. Đây là cách phân loại dựa trên những khía cạnh khác biệt. Chẳng hạn, bạn có thể phân loại mọi người là cao hay thấp; hoặc cũng có thể phân loại là già hay trẻ. Hai cách phân loại này không mâu thuẫn nhau mà chỉ dựa trên các tiêu chí khác nhau. [Sau đây là cách phân loại thứ nhất:]

1. Sự hiện diện của bản chất Phật và phẩm tánh Phật trong chúng ta là quán đảnh nguyên nhân. Bản chất Phật không là điều gì đó bên ngoài hay do vị thầy ban cho bạn. Đúng hơn, vị thầy giúp bạn qua quán đảnh để nhận ra hay đánh thức trí tuệ mà bạn sẵn có và luôn sở hữu.

2. Khía cạnh thực hiện nghi lễ trao truyền quán đảnh bởi vị thầy và sự thiền định trên tiến trình trao truyền đó bởi đệ tử là quán đảnh con đường.

3. Đã nhận được trao truyền và đi theo con đường, hành giả hoàn thiện như bốn thân Phật và ngũ trí Phật. Đây là quán đảnh kết quả.

Hệ thống phân loại thứ hai là như sau.

1. Sự quán đảnh ban cho các đệ tử chưa được khai tâm trước đó được phân loại là quán đảnh nguyên nhân.

2. Sự quán đảnh ban cho các đệ tử để phát triển sự hoàn thiện hay phục hồi giới nguyện bị suy tổn được phân loại là quán đảnh con đường. Khi bạn chưa nhận được quán đảnh trước đây mà mới nhận lần đầu tiên thì sẽ là quán đảnh nguyên nhân, vì sự quán đảnh trở thành một nguyên nhân, một khởi đầu cho sự tu hành mật tông của bạn. Ví dụ, nếu bạn chưa từng nhận quán đảnh Rigdzin Dupa và hôm nay bạn nhận nó, đây sẽ là quán đảnh nguyên nhân. Nhưng khi nhận lại nó để giúp bạn hoàn thiện và phục hồi giới nguyện bị suy tổn, nó trở thành quán đảnh con đường.

3. Sự quán đảnh ban cho các đệ tử đã sẵn sàng để đạt được thành tựu cuối cùng và giúp họ đạt kết quả cuối cùng được phân loại là quán đảnh kết quả, vì chúng đem lại kết quả cuối cùng. Nếu đã toàn giác, bạn không cần quán đảnh. Nhưng trước lúc đạt toàn giác, bạn cần nhận được quán đảnh để trợ giúp bạn khai tâm hay nâng cao sự nhận biết tâm linh. Sự phân loại quán đảnh này tùy thuộc vào người tiếp nhận hơn là tự thân sự quán đảnh hoặc vị thầy.


HIỆU QUẢ CỦA QUÁN ĐẢNH

Chúng ta thường thắc mắc về những lợi ích nào sẽ có được nếu ta nhận lễ quán đảnh. Có ba lợi ích chính được liệt kê trong các bản văn.

1. Hiệu quả cao nhất của quán đảnh là giúp bạn nhận ra trí tuệ nguyên sơ, ý nghĩa của sự quán đảnh. Nếu bạn là người có năng khiếu và mọi điều kiện đều hoàn hảo thì trong lúc quán đảnh bạn sẽ nhận ra trí tuệ nguyên sơ, ý nghĩa hay mục đích chân thật của quán đảnh, mục tiêu thực sự của thực hành tâm linh.

2. Hiệu quả trung bình của quán đảnh là giúp bạn phát triển kinh nghiệm hỷ lạc, sự trong sáng và vô niệm.

3. Hiệu quả thấp hơn của quán đảnh là làm khởi lên sự tự tin trong sự nhận thức ba cửa ngỏ của chính bạn (thân, khẩu và ý) như thân, khẩu và ý của chư vị Bổn tôn.

Đó là sự phân biệt ba hiệu quả được ghi trong các bản văn, nhưng cả ba dường như đều quá cao siêu hay khó khăn đối với nhiều người chúng ta để đạt được trong sự quán đảnh. Cảm nhận của riêng tôi là khi chúng ta tiếp nhận một quán đảnh, thậm chí nếu ta không có bất kỳ một trong ba loại kinh nghiệm này, thì miễn là ta có được sự an bình, hoan hỷ, hoặc tâm sùng kính rộng mở, thanh thản, an định và trầm tĩnh, điều này cũng sẽ trở thành một trao truyền ban phước của vị thầy và chư vị Bổn tôn, và nó sẽ thiết lập một kết nối với một pháp thực hành mật tông cụ thể nào đó.

Do vậy, chúng ta nên cảm thấy may mắn. Ngoài ra khi chúng ta tiếp nhận trao truyền từ một vị thầy chân chính, ít nhất thì ta cũng nhận được sự cho phép học tập và thực hành một giáo lý cụ thể. Chúng ta thậm chí có thể không nhận được hiệu quả ở mức thấp nhất, nhưng ta vẫn nên tự hào về sự may mắn của mình.

HAI NGUYÊN NHÂN VÀ BỐN ĐIỀU KIỆN CỦA QUÁN ĐẢNH


Sự quán đảnh bao gồm hai khía cạnh: trước tiên là hai nguyên nhân và sau đó là bốn điều kiện. Sự hội đủ hai nguyên nhân và bốn điều kiẹn sẽ hoàn tất những yêu cầu của một lễ quán đảnh.

Hai nguyên nhân được kể ra như sau:

1. Nguyên nhân tương tự (chung hay cùng nhau) (mTshung lDan Gyi rGyu) là sự hiện diện của bản chất tự nhiên của hành giả như bản chất Phật, thoát khỏi mọi tạo tác từ thời bổn nguyên. Nó cũng là sự hiện diện những tính chất của năm kết tập (ngũ uẩn) năm yếu tố (ngũ đại) và năm cảm xúc như năm vị Phật nam và nữ và năm trí tuệ nguyên sơ trong thật tánh của chúng.

2. Nguyên nhân góp phần (Lhan Chig Byed Pa'i rGyu) là những vật thể đã được ban phước của lễ quán đảnh, như cái bình, hình ảnh, vương miện, v.v...

Bốn điều kiện bao gồm như sau:

1. Điều kiện nguyên nhân (rGyu'i rKyen), đó là đệ tử dễ lĩnh hội, có niềm tin, có ba loại siêng năng (trong nhiệm vụ của mình, người khác và cả hai), và giữ giới luật.

2. Điều kiện trao quyền (bDag Po'i rKyen), đó là vị thầy đầy đủ phẩm tánh đã học tập năm khía cạnh của tantra: (a) tính như thị của bản ngã – sự nhận biết của tánh Không, (2) tính như thị của Bổn tôn – sự nhận biết của ba cửa, ba vajra, (c) tính như thị của tantra – sự viên mãn của hai giai đoạn, giai đoạn phát triển và hoàn thiện, cũng như bốn hoạt động: tức an bình, tăng ích, hùng mạnh, và phẫn nộ, (d) tính như thị của tụng niệm – sự hoàn tất tụng niệm mantra, và (e) tính như thị của sự phóng xuất và thu rút của ánh sáng ban phước trong thiền định.

3. Điều kiện quan sát đối tượng khách quan (dMigs rKyen), đó là trí tuệ nhận biết của vị thầy (tri kiến) của nghi lễ, Bổn tôn, mantra, và sự suy niệm của quán đảnh.

4. Điều kiện trực tiếp có trước (De Ma Thag rKyen), đó là sự quán đảnh trước đó vì nó mở ra cơ hội cho sự quán đảnh nối tiếp theo.


QUÁN ĐẢNH THỰC TẾ

Nhìn chung, mỗi lễ quán đảnh gồm có phần chuẩn bị, phần chánh lễ và phần kết thúc. Phần chuẩn bị có hai khía cạnh: sự thâm nhập bên ngoài và bên trong. Phần chánh lễ có hai khía cạnh: năm quán đảnh thông thường của Ngũ bộ Phật và bốn quán đảnh không phổ biến. Và sau đó là quán đảnh kết thúc. Tất cả quán đảnh của tantra nội sẽ không cần thiết bao gồm mọi khía cạnh này, và một số có thể nhiều hơn, nhưng chúng sẽ được thực hiện trong các lễ quán đảnh phức tạp nhất.


PHẦN CHUẨN BỊ

1. Sự thâm nhập bên ngoài bắt đầu với việc đi vào cửa phòng thờ và súc miệng với nuớc đã thánh hóa để tẩy tịnh, và kết thúc với việc rắc hoa vào maṇḍala để xác định gia đình Phật của bạn.

2. Sự thâm nhập bên trong bắt đầu với việc điều hướng hoa, vương miện Bổn tôn trở lại cho bạn bởi vị thầy, được biểu tượng hóa bằng việc vị Lama vãi gạo, và kết thúc với việc phô bày maṇḍala.


PHẦN CHÍNH

Phần chính trong lễ quán đảnh của Kriyyoga sẽ bao gồm chủ yếu là quán đảnh cái bình và vương miện. Nếu là lễ quán đảnh của Charyyoga sẽ có năm quán đảnh của Ngũ bộ Phật. Nếu là quán đảnh của Yogatantra, sẽ bao gồm năm quán đảnh của Ngũ bộ Phật, sự quán đảnh của chư vị Bổn tôn, và sự quán đảnh của hoạt động của vị thầy.

Về các tantra nội, Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga, ngoài năm quán đảnh của Ngũ bộ Phật v.v... còn bao gồm bốn quán đảnh không phổ biến. Tất cả tantra nội đều bao gồm bốn quán đảnh không phổ biến.

Vậy, sự đặc biệt của Atiyoga là gì? Với Dzogpa Chenpo, sự nhấn mạnh đặc biệt là về sự quán đảnh không phổ biến thứ tư, quán đảnh miệng. Nhiều người trong chúng ta đã nhận được quán đảnh Nyingthig Yazhi (sNying Thig Ya bZhi). Nó có một quán đảnh Anuyoga chi tiết với bốn khía cạnh: quán đảnh chi tiết, đơn giản, rất đơn giản và tuyệt đối đơn giản.

Quán đảnh không phổ biến thứ tư giới thiệu trực tiếp bạn đến giác tánh nội tại, bản tánh Phật. Trong Mahayoga và Anuyoga tantra, quán đảnh không phổ biến thứ tư giới thiệu bạn đến đại cực lạc, ý nghĩa của trí tuệ bẩm sinh, điều này phát sinh như kết quả của quán đảnh thứ ba, trong đó hành giả nhận ra trí tuệ biểu tượng bẩm sinh (dPe'i Ye Shes) qua con đường của phương tiện thiện xảo bằng việc dựa vào ấn khế (mudra).

Trong quán đảnh thứ tư này, qua việc dựa vào các kinh nghiệm của quán đảnh thứ ba, hành giả nhận ra trực tiếp ý nghĩa của trí tuệ bẩm sinh (Don Gyi Ye Shes). Do vậy, quán đảnh thứ tư của Mahayoga và Anuyoga tantra là khác với quán đảnh thứ tư của Atiyoga.


NĂM QUÁN ĐẢNH PHỔ BIẾN CỦA NGŨ BỘ PHẬT

Bằng năm quán đảnh phổ biến của Ngũ bộ Phật hành giả nhận được năng lực chuyển hóa các phẩm tánh bình thường của mình thành các phẩm tánh Phật.

1. Bằng Quán đảnh Cái bình hành giả chuyển hóa kết tập của ý thức (thức) thành Đức Phật Akşhobhya (Bất Động), yếu tố hư không (không đại) thành vị phối ngẫu của Ngài và cảm xúc sân hận thành trí tuệ của pháp giới (dharmadhtu) hay Pháp giới thể tánh trí.

2. Bằng Quán đảnh Vương miện, hành giả chuyển hóa kết tập của cảm giác (thọ) thành Đức Phật Ratnasambhava (Bảo Sanh), yếu tố nước (thủy đại) thành vị phối ngẫu của Ngài và cảm xúc kiêu mạn thành trí tuệ bình đẳng hay Bình đẳng tánh trí.

3. Bằng Quán đảnh Vajra hành giả chuyển hóa kết tập của khái niệm (tưởng) thành Đức Phật Amitbha (A-di-đà), yếu tố gió (phong đại) thành vị phối ngẫu của Ngài và cảm xúc tham dục thành trí tuệ biện biệt hay Diệu quán sát trí.

4. Bằng Quán đảnh Chuông hành giả chuyển hóa kết tập của sự hình thành (hành) thành Đức Phật Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu), yếu tố lửa (hỏa đại) thành vị phối ngẫu của Ngài và cảm xúc thù địch thành trí tuệ thành tựu tất cả hay Thành sở tác trí.

5. Bằng Quán đảnh Tên hành giả chuyển hóa kết tập của thân (sắc) thành Đức Phật Vairochana (Tỳ Lô Giá Na), yếu tố đất (địa đại) thành vị phối ngẫu của Ngài và cảm xúc vô minh thành trí tuệ phản chiếu tất cả như gương sáng hay Đại viên cảnh trí.


BỐN QUÁN ĐẢNH KHÔNG PHỔ BIẾN

1. Bằng Quán đảnh Cái bình hành giả nhận được sự ban phước của thân vajra của Đức Phật, tịnh hóa thân nghiệp và sự che chướng của kinh mạch hành giả và đạt được hay thiết lập nền tảng cho việc đạt hoàn thiện con đường tích lũy, trạng thái của Vidydhara với phần còn lại, và Nirmṇakya.

2. Bằng Quán đảnh Bí mật hành giả nhận được sự ban phước của ngữ vajra của Đức Phật, tịnh hóa khẩu nghiệp và sự che chướng của gió hay năng lượng của hành giả và đạt được hay thiết lập nền tảng cho việc đạt hoàn thiện con đường áp dụng, trạng thái của Vidydhara kiểm soát trên cuộc sống và Sambhogakya.

3. Bằng Quán đảnh Trí tuệ hành giả nhận được sự ban phước của ý vajra của Đức Phật, tịnh hóa ý nghiệp và sự che chướng của bản chất hành giả và đạt được hay thiết lập nền tảng cho việc đạt hoàn thiện con đường quán sát, trạng thái của Vidydhara đại biểu hiện và Dharmakya.

4. Bằng Quán đảnh Miệng hành giả nhận được sự ban phước của trí tuệ vajra của Đức Phật, tịnh hóa nghiệp của nền tảng phổ quát và sự che chướng của trí thông minh hành giả và đạt được hay thiết lập nền tảng cho việc đạt hoàn thiện chín giai đoạn của con đường thiền định, trạng thái của Vidydhara thành tựu tự nhiên và Svabhvikakya.


GIỚI LUẬT

Sau khi tiếp nhận một quán đảnh từ vị thầy mật tông, hành giả duy trì nhận biết bằng phương tiện của tâm linh hay cái thấy, kinh nghiệm, nhận biết của mật tông và cuộc sống phù hợp với giáo lý. Đây là sự tuân thủ giới luật (samaya). Nó là sự tương tục của sự thành tựu tâm linh sâu thẳm nhất và mật truyền của hành giả, nhận được trong khi quán đảnh.


BA PHÂN CHIA CỦA GIỚI LUẬT

Trong Phật giáo, có ba phân chia những khuôn phép hay giới luật chính (sDom Pa).

Đầu tiên là giới luật của Vinaya, những khuôn phép của tu sĩ đạo Phật và cư sĩ thế tục. Giới luật Vinaya chủ yếu là giới luật về thân.

Thứ hai là giới luật Bồ Tát. Sự tu tập này dựa trên việc có duy trì nguyện ước và cống hiến để phục vụ tất cả chúng sanh không có bất cứ tư lợi nào. Do đó, giới luật của Bồ Tát chủ yếu là tinh thần.

Thứ ba là giới luật mật tông. Giới luật này được đặt nền tảng trên trí tuệ bổn nguyên. Khi nhận quán đảnh, hành giả nên hiểu và nhận ra ý nghĩa của quán đảnh là trí tuệ, và sau đó duy trì trí tuệ đó bằng việc duy trì giới luật thanh tịnh. Thế nên, duy trì trí tuệ bổn nguyên là giới luật mật tông.

Như vậy, giới luật Vinaya chủ yếu dựa căn bản trên các ứng xử về thân, giới Bồ Tát dựa căn bản trên thái độ tinh thần, và giới mật tông dựa căn bản trên trí tuệ bổn nguyên, sự nhận thức thanh tịnh.


THỜI GIAN THỌ GIỚI

Có những khác biệt khi bạn nhận nhiều giới luật khác nhau. Trong tu tập của Vinaya hay Bồ Tát, các bản văn và giới luật giải thích sự tu tập đó được học trước, sau đó hành giả mới quyết định việc thọ giới hay không. Nhưng trong mật tông, trước tiên là nhận quán đảnh, và sau đó là học.

Theo truyền thống, hành giả không được thấy, đọc hay nghe bất cứ điều gì về tantra cho đến khi nhận được trao truyền bằng việc nhập môn vào mật tông. Ở đây, hành giả có thể có nghi ngờ, "Làm sao tôi có thể tiếp nhận giới luật mật tông mà không được biết về chúng?"

Đó là điểm cốt lõi! Mật tông chỉ dành cho người đặc biệt đã chuẩn bị và không nghi ngờ. Mật tông không dành cho người chưa biết hay chưa chuẩn bị. Trong mật tông, sau khi nhận quán đảnh bạn phải bảo tồn giới luật. Nó có tiềm năng lợi ích cũng như tác hại mạnh mẽ.

Về tiếp nhận quán đảnh, đệ tử phải là người có năng khiếu đặc biệt, vị thầy là một người giác ngộ, và maṇḍala đã ban phước như chất liệu trí tuệ. Khi có được sự kết hợp ba phẩm tánh này, thì không cần đi qua tiến trình học trước rồi sau đó mới quyết định thực hiện hay không. Việc sẵn sàng đồng nghĩa với việc được tiếp nhận vào tantra.


GIỚI LUẬT CHUNG CHO CẢ HAI TRUYỀN THỐNG MẬT TÔNG CŨ VÀ MỚI

Có nhiều phạm trù giới luật. Trong tantra nội, chung cho cả hai tantra mới và cũ, có mười bốn vi phạm căn bản (hay hủy phạm căn bản, rTsa lTung), và tám vi phạm thô (hay hủy phạm thứ yếu, sBom Po).


MƯỜI BỐN VI PHẠM CĂN BẢN

Sau khi đi vào tu hành tantra nội, chúng ta phải kiềm chế sự vi phạm bất cứ điều nào trong mười bốn điều căn bản sau đây:

1. Khinh thường vị thầy mà bạn đã nhận trao truyền tantra.

2. Vi phạm giới luật do đức Phật chế định.

3. Nổi giận với huynh đệ vajra của bạn.

4. Mong muốn làm hại hoặc từ bỏ tình thương với bất kỳ chúng sanh nào.

5. Từ bỏ tâm Bồ-đề, tâm suy nghĩ làm lợi ích người khác.

6. Nhạo báng các tôn giáo hay tông phái khác, như Tiểu thừa, Đại thừa, Ấn Độ Giáo, Công Giáo, hay bất cứ truyền thống tôn giáo nào khác.

7. Truyền bí mật của giáo lý mật tông cho người chưa chín chắn. Nếu người nào sẵn sàng thì bạn nên truyền giáo lý bí mật, nhưng nếu người đó chưa chuẩn bị mà bạn truyền giáo lý sẽ làm hại chính bạn và người khác, vì họ sẽ hiểu sai và lạm dụng.

8. Làm đau đớn thân năm uẩn của chính bạn, đó là nơi trú ngụ của chư Phật. Hành giả không nên lạm dụng thân mình mà phải chăm sóc nó.

9. Có nghi ngờ về bản tánh thanh tịnh nguyên sơ, cũng như nghi ngờ về nền tảng, con đường, và kết quả.

10. Không thực hiện việc trừ tà đến các thế lực tiêu cực vì lòng bi suy thoái. Bạn có thể thực hiện sự trừ tà để giúp người. Như bạn đã biết, trong một kiếp trước Đức Phật đã giết một người để cứu nhiều người khác, và điều này làm cho công đức Ngài được nhân lên. Điều này không phải điển hình của thực hành mật tông mà là một thực hành công khai. Nhưng để thực hiện việc trừ tà, bạn phải là người có năng lực và thành tựu cao, không phải là người bình thường.

11. Khái niệm hóa pháp giới, lãnh vực tối thượng, vốn là nằm ngoài mọi khái niệm.

12. Làm hại tâm của người sùng đạo, có nghĩa làm tổn thương cảm giác tin tưởng của người sùng đạo.

13. Không hưởng thụ tài sản của giới luật. Điều này có nghĩa từ chối nhận tài sản của giới luật, như năm cam lồ, vật chất bữa tiệc, và các vật chất khác của mật truyền, một cách không phân biệt.

14. Chế nhạo hay khinh thường phụ nữ, vốn là bản tánh của trí tuệ.


TÁM VI PHẠM THÔ

Sau khi đi vào các tantra nội, chúng ta nên kiềm chế vi phạm bất cứ điều nào trong tám vi phạm thô sau đây:

1. Có một phối ngẫu là người thường, chưa được nhập môn vào con đường mật truyền.

2. Tiếp nhận cam lồ từ một nguồn không thích hợp, một phối ngẫu mật tông chưa nhập môn.

3. Không che giấu những biểu tượng bí mật của mật tông với các kinh mạch không thích hợp, người chưa nhập môn.

4. Quấy động bằng lời nói, thân thể trong tập hội mật tông như các nghi lễ bữa tiệc cúng dường.

5. Không nói sự thật hay không dạy cho người có kinh mạch thích hợp, mà lại nói điều đó cho người khác. Chẳng hạn, nếu người nào đó là một kinh mạch thích hợp cho Atiyoga mà lại đưa giáo lý của sutra (giáo tông).

6. Ở trong một nhóm thiếu tôn kính đến quan điểm và các thực hành của mật tông hơn bảy ngày. Điểm quan trọng là bạn nên luôn kiểm tra và đánh giá những gì có lợi nhất.

7. Ngụy tạo hay khoe khoang bạn là một Vajradhara (vị thầy mật tông) của tantra với sự tự kiêu, mặc dù bạn không có trí tuệ như vậy.

8. Đưa giáo lý bí mật cho người mà trước đó đã nhận giáo lý bí mật mà hiện nay không có niềm tin.


NHỮNG GIỚI LUẬT KHÔNG PHỔ BIẾN CỦA DZOGPA CHENPO

Với những người đã được nhập môn vào thực hành của Dzogpa Chenpo, điều quan trọng là tuân theo những giới luật phổ biến và đặc biệt sau đây để duy trì và hoàn thiện sự thiền định và nhận biết của họ.


NHỮNG GIỚI LUẬT CHUNG CỦA DZOGPA CHENPO

Phạm trù phổ biến có hai mươi tám giới, được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên là hai mươi bảy giới về khía cạnh bên ngoài, bên trong, và bí mật của thân, khẩu và ý của vị thầy gốc hay Lama. Toàn bộ pháp giới là một trong maṇḍala của vị thầy mật tông. Mỗi khía cạnh bên ngoài, bên trong và bí mật được phân chia thêm nữa thành những khía cạnh bên ngoài, bên trong và bí mật nhỏ hơn. Giới cuối cùng thứ hai mươi tám, được thiết lập như sự thu thập của giới luật nhánh.

Trước tiên là hai mươi bảy giới luật gốc (rTsa lTung):

A. Những giới luật về Thân của vị Thầy Gốc

1. Bí mật của bên ngoài là kiềm chế việc giết hại.

2. Bên trong của bên ngoài là kiềm chế tà dâm.

3. Bên ngoài của bên ngoài là kiềm chế trộm cướp.

4. Bên ngoài của bên trong là kiềm chế sự khinh miệt cha mẹ, anh chị em họ.

5. Bên trong của bên trong là kiềm chế việc coi thường các biểu tượng của Giáo Pháp.

6. Bí mật của bên trong là kiềm chế việc xem nhẹ thân thể chính họ, vì đây là maṇḍala của Bổn tôn.

7. Bí mật của bí mật là kiềm chế ngay cả việc giẫm lên bóng của vị thầy.

8. Bên trong của bí mật là kiềm chế việc quấy rối vị phối ngẫu của vị thầy hoặc của huynh đệ vajra, thậm chí chỉ đùa giỡn.

9. Bên ngoài của bí mật là kiềm chế không đánh đập huynh đệ vajra.

B. Những giới luật về Ngữ của vị Thầy Gốc

10. Bên ngoài của bên ngoài là kiềm chế nói dối.

11. Bên trong của bên ngoài là kiềm chế nói chia rẽ.

12. Bí mật của bên ngoài là là kiềm chế nói lời thô tục.

13. Bên ngoài của bên trong là kiềm chế việc thiếu tôn kính đến người giảng dạy Giáo Pháp.

14. Bên trong của bên trong là kiềm chế việc thiếu tôn kính đến người đang suy ngẫm về Giáo Pháp.

15. Bí mật của bên trong là kiềm chế việc thiếu tôn kính đến người đang thiền định về bản tánh tuyệt đối.

16. Bên trong của bí mật là kiềm chế việc chế nhạo người phối ngẫu của vị thầy.

17. Bên ngoài của bí mật là kiềm chế việc chế giễu huynh đệ vajra.

18. Bí mật của bí mật là kiềm chế việc nhạo báng vị thầy.

C. Những giới luật về Ý của vị Thầy Gốc

19. Bên ngoài của bên ngoài là kiềm chế không tham lam.

20. Bên trong của bên ngoài là kiềm chế không ác ý.

21. Bí mật của bên ngoài là kiềm chế không tà kiến.

22. Bên ngoài của bên trong là kiềm chế không hành động đồi trụy.

23. Bên trong của bên trong là kiềm chế việc hôn trầm và trạo cử trong thiền định.

24. Bí mật của bên trong là kiềm chế khỏi quan điểm đồi trụy.

25. Bên ngoài của bí mật là kiềm chế việc không nghĩ tưởng về vị thầy và phối ngẫu của vị ấy trong thời gian kéo dài trọn một ngày đêm.

26. Bên trong của bí mật là kiềm chế việc không nghĩ tưởng về vị Bổn tôn của mình trong thời gian kéo dài trọn một ngày đêm.

27. Bí mật của bí mật là kiềm chế việc không suy nghĩ về kiến, thiền, hành trong thời gian kéo dài trọn một ngày đêm.

Thứ hai là hai mươi lăm giới luật nhánh (Yan Lag):

A. Năm giới luật trong đó hành giả nên tận dụng phương tiện thiện xảo phi thường

1. Sự loại bỏ [giải thoát] hay trừ tà. Mục tiêu chính của sự thực hiện này là loại bỏ bám chấp vào bản ngã và vô minh trong dòng tâm thức hành giả qua nhận biết, và loại bỏ chúng từ dòng tâm thức người khác qua các hoạt động của lòng bi.

2. Hợp nhất. Điều này có hai khía cạnh, tương đối và tuyẹt đối. Khía cạnh tương đối là kết hợp vật chất, khiến đem lại cực lạc, biểu tượng của trí tuệ bổn nguyên. Khía cạnh tuyệt đối là thiền định và nhận biết sự hợp nhất của hình tướng và tánh Không, khiến phát sinh trực tiếp đại cực lạc tuyệt đối.

3. Lấy những vật không được cho, khi mục đích là lớn hơn.

4. Nói dối vì lợi ích người khác.

5. Thờ phụng vì mục đích dẫn dắt người khác đến Giáo Pháp.

B. Năm giới không từ bỏ:

Trong trường hợp này chúng ta không nói về các cảm xúc thông thường, mà là những năng lượng với tác ý thanh tịnh.

6. Không từ bỏ thèm khát – sự khao khát đến tất cả bà mẹ chúng sanh với lòng bi.

7. Không từ bỏ thù hận – sự thù ghét khiến loại bỏ tà kiến.

8. Không từ bỏ si mê – sự si mê không có tư duy phân biệt vì sự nhận biết thanh thản của luân hồi và Niết-bàn.

9. Không từ bỏ kiêu mạn – sự tự hào khiến có tự tin trong cái thấy bình đẳng.

10. Không từ bỏ đố kỵ – sự đố kỵ khiến không thừa nhận quan điểm và hoạt động nhị nguyên vào lãnh vực của bản tánh tối thượng. Nếu bạn đố kỵ, bạn sẽ không muốn để người nào vào cửa. Tương tự như vậy, sự đố kỵ không để tính nhị nguyên đi vào lãnh vực của bản tánh tối thượng.

C. Năm giới của việc chấp nhận:

Điều này biểu hiện sự chấp nhận bất cứ thứ gì không phân biệt.

11. Chấp nhận phân (purỵşha).

12. Chấp nhận nước tiểu (mtra).

13. Chấp nhận máu (rakta).

14. Chấp nhận thịt (mṃsa).

15. Chấp nhận tinh dịch (shukra).

D. Năm giới của nhận biết thanh tịnh

16. Năm kết tập (ngũ uẩn) như năm vị Phật của Ngũ bộ Phật.

17. Năm yếu tố (ngũ đại) như năm vị phối ngẫu nữ của năm vị Phật.

18. Năm đối tượng cảm giác như năm Bồ Tát nữ.

19. Năm giác quan như năm Bồ Tát nam.

20. Năm màu như năm trí tuệ nguyên sơ.

E. Năm giới của sự đạt được thành tựu:

Qua năng lực của năm tri kiến trước đó như là nhận ra năm uẩn là năm vị Phật, đó là sự đạt trạng thái của Ngũ bộ Phật.

21. Sự thành tựu của Phật bộ.

22. Sự thành tựu của Kim Cương bộ.

23. Sự thành tựu của Bảo bộ.

24. Sự thành tựu của Liên Hoa bộ.

25. Sự thành tựu của Tác Nghiệp bộ.


NHỮNG GIỚI LUẬT ĐẶC BIỆT CỦA DZOGPA CHENPO

Do nhận ra Dzogpa Chenpo và duy trì nhận biết của nó, hành giả giữ gìn những giới luật đặc biệt – kiến, thiền và hành của Dzogpa Chenpo, đó là sự thành tựu tự nhiên, toàn bộ, toả khắp và thoát khỏi việc khái niệm hóa, kinh nghiệm, phân biệt và giới hạn. Đó là bốn giới luật đặc biệt của Thregcho và Thogal trong Dzogpa Chenpo.

Hai giới của Thregcho

1 Không hiện hữu (Med Pa). Dzogpa Chenpo có một quan điểm tránh việc lấy hay bỏ. Giới luật này ám chỉ sự nhận biết không hiện hữu của bản ngã khiến vượt qua sự vi phạm bằng việc hiểu biết, kinh nghiệm, hay nhận biết giác tánh nội tại của thanh tịnh bổn nguyên.

2. Toàn khắp (Phyal Ba): Nhờ duy trì tinh chất, bản tánh và lòng bi qua bốn thiền định tự nhiên (Chos bZhag bZhi) của Thregcho, tất cả hàng trăm ngàn giới luật sẽ được hoàn thiện, giống như hàng trăm dòng nước được một cây cầu bắc ngang.

Hai giới của Thogal

3. Duy nhất (gchig pu). Nhờ tiếp nhận trao truyền đặc biệt của Dzogpa Chenpo, hành giả đạt được trạng thái hoàn thiện luân hồi và niết bàn như một, và điều đó tỏa khắp mọi hiện tượng hiện hữu qua năng lực duy nhất của giác tánh nội tại.

4. Thành tựu tự nhiên (Lhun Grub). Nếu hành giả đã hoàn thiện nhận biết của Dzopa Chenpo, thì khi thực sự từ bỏ nền tảng làm hại người khác, hành giả đã hoàn thiện việc tuân thủ giới luật Vinaya. Vì hành giả có lòng bi phi khái niệm đối với tất cả chúng sanh đang sống chưa nhận biết, hành giả đã phát triển tư duy lợi ích cho người khác nên đã hoàn thiện giới luật của Bồ Tát. Vì hành giả đã hoàn thiện tánh giác nội tại, nên đã hoàn thiện giới luật mật tông. Một người như vậy đã hoàn thiện mọi giới luật chỉ với một nhận biết duy nhất.


KẾT LUẬN

Ngài Panchen Pema Wangyal tóm tắt các giới luật mật tông trong những dòng sau.

Tóm lại, nếu nhận ra chính thân bạn (tức là thân, khẩu và ý) như ba cửa vajra (thân, khẩu và ý của Bổn tôn).

Thì sự tuân thủ hàng trăm ngàn triệu giới luật của mật tông đều bao gồm trong nhận biết này.

Có nhiều phạm trù giới luật khác nhau. Những gì tôi đưa ra ở đây chỉ là các giới luật chính nói riêng về tantra (Mật tông) và Dzogpa Chenpo (Đại Viên Mãn). Nếu bạn học tập các tantra khác nhau, thì mỗi tantra đều có hệ thống giới luật riêng. Nhưng trong bản chất, nếu bạn có và duy trì nhận thức thanh tịnh, thì mọi giới luật mật tông đều được bao gồm trong nó. Thấy mọi hiện tượng như thân Phật, nhận thấy mọi lời nói như mantra, ngữ thanh tịnh của đức Phật, và nhận ra tâm như tâm giác ngộ của đức Phật là nhận thức thanh tịnh. Nhưng có thể điều này quá thâm sâu với chúng ta. Chỉ cần có tư tưởng tôn kính đến bất kỳ hiện tượng nào, bất cứ những gì ở trước chúng ta, thì đó là nhận thức thanh tịnh. Việc có được nhận thức thanh tịnh như thế, có được một tâm tích cực, luôn tôn kính và có lòng bi, đó là tất cả những gì bao trùm hết thảy những giới luật mật tông.

Vào cuối sự thực hiện quán đảnh Longchen Nyingthig, Ngài Kyabje Dodrupchen Rinpoche ban cho chúng ta tinh túy của giới luật để gìn giữ. Ngài nói: "Có nhiều giới luật như mười bốn vi phạm căn bản, nhưng điều quan trọng và cũng dễ thực hiện là bạn phải có được mối tương quan tốt giữa đệ tử và vị thầy; mối tương quan tốt giữa các bạn và những người chung quanh, thân cận với bạn. Nếu bạn nổi giận thì cũng đừng biểu lộ [cơn giận]. Nếu có người nào đó bị bệnh hay gặp bất cứ khó khăn nào, hãy cố gắng giúp họ."

Đây là một cách thiết thực và phổ biến về việc thấy, ứng xử và sống với giới luật, và nó là giới luật của tantra. Năm ngoái, khi chúng ta tụ tập vào cuối tuần để thiền định về lòng bi, phần lớn mọi người đều thích và được lợi ích bởi điều này. Nhưng có một số người suy nghĩ rằng lòng bi không phải là Dzogchen và điều đó không đủ "cao", và đó là cảm xúc hoặc không phải cách thực hành truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Loại thiền giả khoa trương ấy cho thấy rằng sự khoan dung của chúng ta sẽ rơi xuống mức thấp như thế nào mặc dù cũng hướng về lòng bi và tụng niệm danh hiệu Đức Avalokiteshvara.

Không có dấu vết đại rộng mở của cái thấy Dzogpa Chenpo. Vấn đề là chúng ta không nhìn vào chính mình, chúng ta không thấy mình đứng ở đâu và tình thế của chúng ta là gì. Sống tôn kính là nhận thức thanh tịnh, và lòng bi là sự rộng mở hay tiến trình mở rộng. Sống tôn kính và bi mẫn hướng đến mọi người hay sự vật chung quanh bạn, với người mà bạn cư xử bằng hơi thở và bằng xương bằng thịt, chính là biến sự tu tập tâm linh thành những thực hành sống động và chân thật.

Hãy nghĩ về thái độ hay cảm nhận chúng ta có với từng cá nhân. Chúng ta thường cảm thấy: "Tôi tốt hơn vì có nhiều tiền hơn, vị trí cao hơn, đẹp trai hơn, xinh xắn hơn, v.v... Ông hay bà ta thua kém tôi." Thì đó là kiêu mạn. Chúng ta có cảm thấy đau xót tức tưởi và suy nghĩ: "Ông hay bà ta hơn hẳn hơn tôi." Đó là đố kỵ. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ: "Ông hay bà ấy thật hạnh phúc biết bao, có được tiến bộ nhiều hơn tôi. Tôi thật vui mừng thay cho họ." Đó là tâm tùy hỷ. Nó là bằng chứng cho việc thực hành Giáo Pháp của chúng ta có tiến bộ. Nếu trong lúc vẫn giữ mọi cảm xúc tiêu cực trong lòng mà chúng ta lại nói về việc phục vụ toàn thể thế giới hay những người ở các châu lục xa xôi, thì những người có ý thức đúng đắn có thể sẽ cười nhạo chúng ta. Nếu thực sự muốn giúp người khác thì trước hết phải bắt đầu với chính mình và sau đó đến người chung quanh mình.

Có thể bạn nghĩ rằng khi Rinpoche nói hãy kính trọng và tử tế với nhau, điều đó không phải là một giáo lý và không có bất cứ ý nghĩa mật truyền nào, chỉ là đạo đức xã hội. Nhưng nếu chúng ta có thể áp dụng thì nó có hầu hết ý nghĩa của mật truyền. Tử tế và giúp đỡ người khác tiêu biểu cho giới luật của Vinaya, sống khuôn phép về thân. Nó bao gồm giới luật Bồ Tát vì có quan điểm lợi ích người khác. Sự tôn kính là biểu hiện của giới luật mật tông, có nhận thức thanh tịnh. Vì thế, lòng tốt, sự giúp đỡ và tôn kính người khác là những điều thiết yếu trong giới luật mật tông.


PHỤC HỒI GIỚI LUẬT BỊ KHUYẾT TỔN

Nếu chúng ta vi phạm bất cứ giới luật nào, thì ta nên làm gì? Chúng ta nên sửa chữa sai lầm thông qua sự thực hành tịnh hóa, như nghi thức Vajrasattva. Bất cứ loại thực hành Ngưndro nào, thọ quy y, phát triển tâm Bồ-đề, hay cúng dường maṇḍala đều sẽ được mạnh mẽ trong sự tịnh hóa các nghiệp tiêu cực; mà sự tụng niệm và thiền định của Vajrasattva là độc đáo và đặc biệt trong việc tịnh hóa những dấu vết nghiệp xấu và cảm xúc tiêu cực, giúp phục hồi và làm mạnh mẽ giới luật của ta. Về việc thực hành sự tịnh hóa đó, điều cần thiết là phải hoàn tất bốn năng lực (sTobs bZhi):

1. Năng lực hỗ trợ (rTen Gyi sTobs). Chúng ta cần ai đó, một lực giác ngộ, để dựa vào. Vì chúng ta vẫn còn tâm nhị nguyên và phán định, nên để giúp chính mình ta cần một quyền năng cao hơn nào đó để dựa vào. Chúng ta phải tin tưởng vào năng lực hỗ trợ, trong trường hợp này là Đức Vajrasattva.

2. Năng lực hối tiếc (Sun 'Byin Pa'i sTobs). Chúng ta nên công kích hành động xấu của mình với sự hối tiếc mạnh mẽ về những gì đã làm, giống như người đã uống nhầm chất độc. Nếu không hối tiếc, chúng ta sẽ không muốn tẩy tịnh hành động xấu của chúng ta vì sẽ không cảm thấy có bất kỳ tiêu cực nào bên trong chúng ta. Với một số người, việc giết một con côn trùng cũng làm họ cảm thấy xấu. Với một số người khác, ngay cả việc giết hại nhiều người có thể chỉ làm cho họ cảm thấy tự mãn. Khả năng đảo ngược cuộc sống tiêu cực của chúng ta không dựa vào bất cứ những gì ta làm, mà vào cảm nhận về việc làm của chúng ta ra sao. Do đó, việc hối tiếc là rất quan trọng trong sự thay đổi quan điểm và tiến trình của cuộc sống.

3. Năng lực cam kết (sDom Pa'i sTobs). Chúng ta nên lập một nguyện, một lời hứa, bằng bất cứ giá nào cũng không vi phạm lần nữa. Người ta thường nghĩ: " Tôi không muốn đưa ra bất kỳ cam kết nào, vì việc đưa ra cam kết chính là điểm khởi đầu của sự vi phạm cam kết." Nhưng nếu chúng ta không đưa ra cam kết thì sẽ không có gì để vi phạm cả. Kinh điển nói rằng việc lập thệ nguyện là điều quan trọng, vì một lời thệ nguyện làm phát sinh quyết tâm và ý chí mạnh mẽ là sẽ không tái phạm hành động xấu.

4. Năng lực giải độc (gNyen Po'i sTobs). Đây là năng lực của phương pháp làm tịnh hóa những bất tịnh. Trong trường hợp này, là sự thực hành hay sdhana (nghi quỹ) của Đức Vajrasattva, trong đó chúng ta tịnh hóa các dấu vết của nghiệp xấu, những thói quen của cảm xúc bất thiện, qua cam lồ ban phước của sự hợp nhất nam và nữ Phật Vajrasattva.

Sự hỗ trợ, hối hận, lời hứa, và sau đó là sự tịnh hóa thực tế – bốn phương diện này rất quan trọng. Nói chung, trong Vinaya, nếu bạn phá giới, nếu bạn hủy phạm bất cứ điều nào trong bốn cấm giới căn bản, bạn sẽ không thể phục hồi chúng. Bồ Tát giới có thể phục hồi qua năng lực của chính bạn và người khác. Trong tantra, giới luật có thể được phục hồi bằng sự thực hành của chính bạn. Thế nên, những giới luật bị hủy phạm có thể phục hồi, và chúng sẽ hồi phục bằng việc sử dụng bốn năng lực. Giới luật thanh tịnh và hoàn thiện, sự tương tục của trí tuệ và năng lực mật tông, là trọng tâm và phần chính của thực hành mật tông.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 17 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Học đạo trong đời


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.200.103 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...