Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Gõ cửa thiền »» Chú thích trong sách »»

Gõ cửa thiền
»» Chú thích trong sách

Donate

(Lượt xem: 7.718)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Gõ cửa thiền - Chú thích trong sách

Font chữ:

[1] Tức thiền sư Nan-in Zengu, tên phiên âm Hán Việt là Nam Ẩn Toàn Ngu, sinh năm 1834 và mất năm 1904, là một thiền sư thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[2] Thiền sư Gudo: tức thiền sư Gudo Toshoku, tên phiên âm Hán Việt là Ngu Đường Đông Thật, sinh năm 1579 và mất năm 1661, thuộc tông Lâm Tế (Rinzai) của Nhật.

[3] Edo là tên cũ của Tokyo, thủ đô nước Nhật ngày nay. Kể từ năm 1868, cùng lúc với sự sụp đổ của chính quyền quân sự, nơi này bắt đầu được chọn làm thủ đô và đổi tên là Tokyo.

[4] Giai đoạn xảy ra câu chuyện này là vào khoảng thời đại Giang Hồ (Epoque Edo), trong khoảng năm 1600 đến 1868. Vào thời ấy, thủ đô của chính quyền quân sự là Kyoto, đến năm 1868 mới dời sang Edo, tức là Tokyo ngày nay. Chính quyền quân sự thời ấy là vương triều Tokugawa.

[5] Tức thiền sư Shido Mu-nan, tên phiên âm Hán Việt là Chí Đạo Vô Nan , dịch nghĩa là Vô Quy (không bao giờ quay lại). Ngài sinh năm 1603 và mất năm 1676, là một thiền sư thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[6] Tức thiền sư Hakuin Ekaku, phiên âm Hán Việt là Bạch Ẩn Huệ Hạc, sinh năm 1685 và mất năm 1768, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[7] Tức thiền sư Bankei Eitaku, phiên âm Hán Việt là Bàn Khuê Vĩnh Trác , sinh năm 1623 và mất năm 1693, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[8] Nichiren: tức tông Nhật Liên, do ngài Nichiren (1222-1282) sáng lập, còn gọi là tông Pháp Hoa, vì tông này lấy kinh Pháp Hoa làm tông chỉ.

[9] Eshun: từng được phiên âm là Huệ Xuân.

[10] Thiền sư Tanzan thuộc tông Tào Động của Nhật Bản, sinh năm 1819, mất năm 1892, tên phiên âm là Đàm Sơn.

[11] Tăng hành cước: vị tăng không có trú xứ nhất định mà thường xuyên đi khắp đó đây, hoặc để cầu thầy học đạo, hoặc để hoằng hóa chúng sinh.

[12] Tức thiền sư Daigu Ryokan, sinh năm 1758 và mất năm 1831, tên phiên âm là Đại Ngu Lương Giám.

[13]1 Tức thiền sư  Hosenji Hoshin.

[14] Shunkai: được phiên âm là Xuân Khai.

[15] Tức Chân tông , do ngài Chân Loan (1173–1262) sáng lập vào đầu thế kỷ 13 ở Nhật Bản.

[16] Thật ra hình tượng này bắt nguồn từ một nhân vật có thật trong lịch sử là Hòa thượng Bố Đại, sống vào đời Ngũ Đại, người huyện Phụng Hóa, Minh Châu (nay là tỉnh Triết Giang), cũng có người nói ngài ở huyện Tứ Minh. Không rõ ngài sinh năm nào nhưng thị tịch vào tháng 3 năm 916, niên hiệu Trinh Minh thứ 2 nhà Hậu Lương. Trong đời hành hóa của ngài có rất nhiều sự việc nhiệm mầu kỳ diệu được kể lại trong các sách Tống cao tăng truyện (quyển 21),  Phật Tổ thống ký (quyển 43), Phật Tổ lịch đại thông tải (quyển 25) và Cảnh Đức truyền đăng lục (quyển 27). Qua đó, người đời sau tin chắc ngài là hóa thân của Phật Di-lặc, và cũng thường tôn xưng ngài là Hoan Hỷ Phật.

[17] Nguyên bản có nhầm lẫn, chính xác là ngài có sống một số năm vào cuối đời Đường, vì nhà Đường mất vào năm 907, còn ngài thị tịch năm 916, nhưng tiểu sử ngài được ghi lại trong các sách đều xếp ngài vào nhân vật của thời Ngũ Đại.

[18] Tức thiền sư Unsho Toman, tên phiên âm là Vân Chiếu, sinh năm 1792 và mất năm 1858, thuộc tông Tào Động của Nhật.

[19] Thiền sư Tanzan, tên phiên âm là Đàm Sơn, sinh năm 1819, mất năm 1892, thuộc tông Tào Động của Nhật.

[20] Tức thiền sư  Gasan Jitou, sinh năm 1727 và mất năm 1797, thuộc tông Lâm Tế của Nhật, tên phiên âm là Nga Sơn Tự Trạo.

[21] Tức phần Tin mừng theo thánh Matthew (Mt), một trong bốn sách tin mừng thuộc Tân ước.

[22] Trích từ Mt 6, 28.

[23] Trích từ Mt 6, 34.

[24] Trích từ Mt 7, 7-8.

[25] Tức thiền sư Nan-in Zengu, sinh năm 1834 và mất năm 1904, thuộc tông Lâm Tế của Nhật, tên phiên âm Hán Việt là Nam Ẩn Toàn Ngu.

[26] Hòa thượng Triệu Châu, một thiền sư danh tiếng của Trung Hoa, tức Triệu Châu Tùng Thẩm, sinh năm 778 và mất năm 897.

[27] Vô môn quan: bộ thiền ngữ nổi tiếng của Trung Hoa, do thiền sư Vô Môn tuyển soạn, gồm cả thảy 48 tắc công án kèm theo lời niêm, tụng. Công án đầu tiên (Đệ nhất tắc) này có tên là “Con chó của ngài Triệu Châu" (Triệu Châu cẩu tử), toàn văn như sau: “Có vị tăng hỏi ngài Triệu Châu: Con chó có tánh Phật hay không? Ngài Triệu Châu đáp: Không." Vì thế, ở đây gọi là công án “chữ không của Triệu Châu".

[28] Ơbaku: ngôi chùa được đặt tên theo tông Hoàng Bá, một dòng thiền từ Trung Hoa được truyền sang Nhật, thành tông phái Ơbaku (Hoàng Bá) của Nhật.

[29] Tức thiền sư  Takuju Kosen, tên phiên âm Hán-Việt là Trác Châu Hồ Thiên , sinh năm 1760 và mất năm 1833, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[30] Shingon: tức tông Chân ngôn của Nhật, được sáng lập bởi ngài Kobo Daishi, hay Kkai, Hán dịch là Không Hải , cũng gọi là Hoằng Pháp Đại Sư , sinh năm 774 và mất năm 835. Vị này đã sang Trung Hoa học đạo và nhận được chân truyền từ ngài Huệ Quả  ở Trung Hoa.

[31] Tokugawa (thời đại Đức Xuyên): tức thời đại Giang Hồ (Epoque Edo), kéo dài trong khoảng từ năm 1603 đến 1867. Gọi tên như thế là vì thời đại này do vương triều Tokugawa nắm quyền.

[32] Thiền viện Kennin: một thiền viện lớn có nhiều thiền viện chi nhánh phụ thuộc. Xem lại Chuyện nàng Shunkai ở trang 46.

[33] Hình thức tham vấn riêng: sự trao đổi riêng giữa vị thầy với một đệ tử duy nhất, để có những chỉ dẫn phù hợp với căn cơ của người đệ tử đó. Trong tiếng Nhật gọi hình thức tham vấn này là sanzen.

[34] Chú bé Toyo ngỡ rằng tiếng nhạc vang lên bởi một bàn tay gẩy đàn nên có thể xem là âm thanh của một bàn tay.

[35] Tên vị này đôi khi cũng viết là Soen Shaku, phiên âm là Tào Sơn Bản Tịch, sinh năm 1859 và mất năm 1919, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[36] Eshun, phiên âm là Huệ Xuân. Xem lại chuyện Hãy yêu công khai, trang 27.

[37] Phái Tendai: tức tông Thiên Thai của Nhật.

[38] Tức thiền sư Suiwo Genra, tên phiên âm là Túy Ông Nguyện Lư, sinh năm 1716 và mất năm 1789, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[39] Tức thiền sư Bankei Eitaku. Xem lại chuyện Người biết vâng lời, trang 23.

[40] Tức thiền sư Đại Châu Huệ Hải, họ Châu, người Việt Châu, ban đầu xuất gia tu học với Trí Hòa Thượng ở chùa Đại Vân, Việt Châu. Sau mới đến tham học Mã Tổ, được chứng ngộ. Đương thời tôn xưng là Đại Châu Hòa Thượng. Về sau ngài có soạn quyển Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận, được Mã Tổ khen ngợi. Hiện không biết được niên đại chính xác của ngài, nhưng căn cứ theo niên đại của Mã Tổ (709–788) thì ngài cũng sống vào khoảng thế kỷ 8.

[41] Tức thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất (709–788), đời Đường, người huyện Thập Phương, Hán Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên) Trung Quốc. Ngài xuất gia với Đường Hoà thượng ở Tứ Châu, sau theo học với thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng hơn 10 năm, được truyền tâm ấn.

[42] Chuyện này có ghi trong sách Ngũ Đăng Hội Nguyên (quyển 3) với nội dung đầy đủ hơn, xin trích lại như sau: Sơ tham Mã Tổ...  ...Tổ viết: “Lai thử nghĩ tu hà sự ? Viết: “Lai cầu Phật pháp. Tổ viết: “Ngã giá lý nhứt vật dã vô, cầu thậm ma Phật pháp? Tự gia bảo tạng bất cố, phao gia tán tẩu tác ma ." Viết: “A ná cá thị Huệ Hải bảo tạng? Tổ viết: “Tức kim vấn ngã giả, thị nhữ bảo tạng. Nhất thiết cụ túc, cánh vô khiếm thiểu, sử dụng tự tại, hà giả ngoại cầu?" Sư ư ngôn hạ, tự thức bổn tâm. Bất do tri giác, dũng dược lễ tạ.

[43] Tức ni sư Mugai Nyodai, tên phiên âm là Vô Nhai Như Đại, sinh năm 1223 và mất năm 1298, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[44] Tức thiền sư Keichu Bundo, sinh năm 1824 và mất năm 1905, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[45] Tức thiền sư Kumazawa Banzan, tên phiên âm là Bàn Sơn, sinh năm 1619 và mất năm 1691, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[46] Tức thiền sư Mokugen Genjaku, tên phiên âm là Mặc Huyền, sinh năm 1629 và mất năm 1680, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[47] Tức thiền sư Nan-in Zengu. Xem chuyện Tách trà, trang 9.

[48] Tu-bồ-đề (Phạn ngữ là Subhti), dịch nghĩa là: Thiện Hiện, Thiện Cát, Thiện Nghiệp, một trong mười vị đại đệ tử của Phật, được Phật nhận là Giải Không đệ nhất, vì ngài thấu hiểu sâu xa nhất về ý nghĩa tánh không.

[49] Tức thiền sư Tetsugen Doko, sinh năm 1630 và mất năm 1682, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[50] Là vị thiền sư đầu tiên đến hoằng hóa tại Hoa Kỳ. Xem chuyện Trái tim bốc lửa, trang 87.

[51] Xem lại những quy tắc sống do vị thiền sư này đặt ra, trong chuyện Trái tim bốc lửa.

[52] Đây có lẽ là giai đoạn cuối đời, khi vị thiền sư này đã trở nên già yếu.

[53] Tức thiền sư Trung Hoa Triệu Châu Tòng Thẩm, sinh năm 778 và mất năm 897, thọ đến gần 120 tuổi.

[54] Không biết nguyên tác dựa vào đâu để đưa ra thông tin này. Theo Phật Quang Đại từ điển thì ngài Triệu Châu xuất gia từ thuở nhỏ tại Viện Hỗ Thông ở Tào Châu (có sách nói là ở Viện Long Hưng ở Thanh Châu). Từ khi còn chưa thọ giới Cụ túc đã đến tham bái với ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện. Sau đến giới đàn Lưu Ly ở Tung Sơn thọ giới, rồi trở lại y chỉ với ngài Nam Tuyền đến 20 năm. Sau đó đi khắp đó đây tham học với nhiều bậc danh tăng thạc đức. Đến năm 80 tuổi, đồ chúng thỉnh ngài về trụ tại Viện Quán Âm ở Triệu Châu, giáo hóa tại đây đến 40 năm. Ngài thị tịch vào năm Càn Ninh thứ tư đời vua Chiêu Tông (897), thụy hiệu là Chân Tế Đại sư, có để lại bộ Chân Tế Đại sư ngữ lục gồm 3 quyển.

[55] Tức thiền sư Tosui Unkei, tên phiên âm Hán-Việt là Đồng Thủy Vân Khê, sinh năm 1612, mất năm 1683, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[56] Tức thiền sư Bankei Eitaku. Xem chuyện Người biết vâng lời, trang 23.

[57] Tức thời đại Kamakura (1185-1333) của Nhật.

[58] Tức thiền sư Gessen Zenne, tên phiên âm là Nguyệt Thuyền Thiền Huệ, sinh năm 1702 và mất năm 1781, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[59] Trà sư: người thông thạo nghệ thuật uống trà theo Trà đạo của Nhật.

[60] Ryonen trong tiếng Nhật có nghĩa là “triệt ngộ" hay “liễu ngộ", nghĩa là sự giác ngộ hoàn toàn. Vị ni sư này viên tịch vào năm 1863.

[61] Tức thiền sư Bankei Eitaku, phiên âm Hán Việt là Bàn Khuê Vĩnh Trác . Xem lại bài Người biết vâng lời ở trang 23.

[62] Tức thiền sư Gasan Jitou (Nga Sơn Tự Trạo). Xem lại chuyện Không xa quả Phật, trang 64.

[63] Chùa Engaku, tức Engakuji, là một ngôi chùa quan trọng của tông Thiên Thai ở Nhật.

[64] Kamakura: một thành phố của Nhật nằm trên đảo Honshu, cách Tokyo 45 km về phía tây nam.

[65] Edo là tên cũ của Tokyo, thủ đô nước Nhật ngày nay.

[66] Tức thiền sư Ikkỷ Sơjun, tên phiên âm là Nhất Hưu Tông Thuần , sinh năm 1394 và mất năm 1481, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[67] Cũng gọi là thời đại Muromachi, hay thời đại Thất Điền, kéo dài từ năm 1338 đến năm 1573.

[68] Tức hoàng đế Ashikaga Yoshimitsu, một hoàng đế nổi danh với nhiều công trình xây dựng cũng như văn hóa, nghệ thuật còn lưu lại đến ngày nay, như Palace of Flowers ở Muromachi (Kyoto), Golden Pavilion ở Kitayama (Kyoto)...

[69] Đây chỉ là một con số tượng trưng, ý nói là rất nhiều.

[70] Tokugawa: tức thời đại Đức Xuyên, hay thời đại Giang Hồ (Epoque Edo), là giai đoạn từ năm 1603 đến 1867.

[71] Trà đạo: nghệ thuật uống trà được phát triển tại Nhật như một nghi thức hoàn chỉnh đầy ý nghĩa. Hầu hết các vị trà sư cũng chính là các thiền sư, vì bản thân Trà đạo cũng là một nghệ thuật được sản sinh từ thiền.

[72] Một trong các bậc trà sư danh tiếng của Nhật, bao gồm Daio (1235–1308), Noami (1397–1471), Ikkyu (1394–1481), Shuku (1422–1502) và Rikyu (1521–1591). Trong số này, ngài Rikyu là người nổi bật nhất.

[73] Trong sự phân chia giai cấp của xã hội Nhật ngày xưa, các chiến binh không chỉ thuần túy là quân nhân, họ còn được gọi là các samurai, với nghĩa là võ sĩ, hiệp sĩ... Giai cấp của họ được tôn kính trong xã hội, chỉ đứng sau giai cấp quý tộc cầm quyền mà thôi. Một samurai thường phải xem trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình. Vì thế, việc họ bị làm nhục là không thể chấp nhận được. Nếu không đủ sức chống lại kẻ làm nhục mình, họ phải chọn con đường tự sát.

[74] Tức thiền sư Hakuin Ekaku, phiên âm Hán Việt là Bạch Ẩn Huệ Hạc. Xem lại chuyện “Thật thế sao?", trang 20.

[75] Nguyên văn chữ Hán: Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục. Thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân. Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí. Bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo - 2004.

[76] Tức thiền sư Gudo Toshoku. Xem chuyện Hạt ngọc trong bùn, trang 14.

[77] Người Nhật khi tiếp khách thường ngồi dưới sàn nhà, thay vì ngồi trên ghế.

[78] Tức Oda Nobunaga, sinh năm 1534 và mất năm 1582. Ông xuất thân từ một gia đình tầm thường ở tỉnh Owari nhưng trong sự nghiệp quân sự của mình đã dần dần chiếm được cả một vùng rộng lớn và chiếm giữ thủ đô Kyoto vào năm 1568. Năm 1573, chính ông đã lật đổ nhà cai trị quân sự cuối cùng của dòng họ Ashikaga. Đến năm 1580 thì ông đã mở rộng tầm kiểm soát khắp miền trung nước Nhật. Tuy nhiên, trước khi ông kịp thực hiện tham vọng cai trị toàn nước Nhật thì đã bị ám sát bởi một trong những thuộc hạ của mình.

[79] Mặt ngửa của đồng tiền khi xin keo là mặt có hình người; mặt phía bên kia gọi là mặt sấp.

[80] Tức thiền sư Kasan Zenryo, sinh năm 1824 và mất năm 1893, Lâm Tế tông Nhật

[81] Tức thiền sư Shido Mu-nan. Xem lại chuyện Hạt ngọc trong bùn, trang 14.

[82] Tức thiền sư  Shoju Rojin, còn có tên là Dokyo Etan, phiên âm Hán Việt là Đạo Cảnh Huệ Đoan, sinh năm 1603 và mất năm 1676, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[83] Tức thiền sư Kakuan Shion, tên phiên âm là Khuếch Am Sư Viễn, sống vào khoảng năm 1150.

[84] Tức thiền sư  Sơ Sơn Quang Nhân , nối pháp ngài Động Sơn Lương Giới. Không rõ niên đại, nhưng ngài đến núi Sơ Sơn dựng chùa tu tập vào khoảng niên hiệu Trung Hòa đời Đường (881-884).

[85] Tức thiền sư Daigu Sochiku, thuộc tông Lâm Tế của Nhật, sống vào khoảng thế kỷ 16 – 17.

[86] Tức thiền sư Gudo Toshoku (1579 – 1661). Xem lại chuyện Hạt ngọc trong bùn, trang 14.

[87] Tức thiền sư Morotake Ekido, sinh năm 1805 và mất năm 1879, thuộc tông Tào Động của Nhật.

[88] Tức thiền sư Daigu Ryokan, sinh năm 1758 và mất năm 1831, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[89] Tức thiền sư Bankei Eitaku. Xem chuyện Người biết vâng lời, trang 23.

[90] Tức thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích của Trung Hoa, sinh năm 885 và mất năm 998, là khai tổ của tông Pháp Nhãn, có để lại bộ Pháp Nhãn Văn Ích Thiền sư ngữ lục.

[91] Tức thiền sư Thiền Nguyệt Quán Hưu, sinh năm 832, mất năm 912, tức khoảng cuối đời nhà Đường. Ngài có để lại Thiền Nguyệt tập gồm 30 quyển và Toàn Đường thi gồm 12 quyển, được người sau xem là những áng thơ hay chất chứa đầy thiền vị.

[92] Tức thiền sư Sengai Gibon, sinh năm 1600 và mất năm 1868.

[93] Nagasaki là một thành phố nằm trên đảo Kyushu thuộc miền tây nước Nhật.

[94] Tức Chân tông hay Tịnh độ Chân tông, một tông phái được thành lập từ Tịnh độ tông, do ngài Shinran (Thân Loan)  sáng lập. Shinran sinh năm 1173 và mất năm 1262, có để lại khá nhiều trư?c tác bằng tiếng Nhật.

[95] Tức thiền sư Bách Trượng Hoài Hải , sinh năm 720 và mất năm 814. Ngài là người có công lớn trong việc củng cố nề nếp sinh hoạt chốn thiền môn. Ngài còn để lại bộ Bách Trượng thanh quy rất phổ biến ở hầu hết các thiền viện.

[96] Nguyên văn chữ Hán: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực."

[97] Tức thiền sư Ikkỷ Sơjun. Xem lại chuyện Ý nguyện cuối cùng và di thư, trang 164.

[98] Vị thầy này của ngài Ikkyu là thiền sư Keno ở chùa Kenniji.

[99] Tức thiền sư Gettan Soko, sinh năm 1326 và mất năm 1389, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[100] Thời đại Tokugawa: từ năm 1603 đến năm 1867. Xem lại chuyện Lời khuyên của mẹ, trang 79.

[101] Phường giá áo túi cơm: thành ngữ chỉ chung những kẻ vô dụng, chẳng làm được gì có ích, nên thân thể họ chẳng khác nào cái giá để treo áo, cái túi để đựng cơm!

[102] Tức thiền sư Sengai Gibon (Tiên Nhai Nghĩa Phạm), sinh năm 1750 và mất năm 1837. Ngài đã từng trú trì chùa Shơfukuji, một trong các thiền viện lớn nhất ở Nhật Bản. Ngài cũng từng được Hoàng đế ban thưởng tử y (áo tía), một vinh dự rất lớn, nhưng ngài từ chối và chỉ dùng tấm áo cũ rách của mình.

[103] Tức thiền sư Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc). Xem chuyện Thật thế sao, trang 20.

[104] Tức thiền sư Tosui Unkei, sinh năm 1612 và mất năm 1683, thuộc tông Tào Động của Nhật.

[105] Những so sánh này nhằm chỉ ra tính chất nhỏ nhoi, vô giá trị của các khái niệm được đề cập, như hạt bụi, như gạch vụn, đá sỏi, như giẻ rách, như hạt cải, như giọt dầu, đều là những khái niệm nhỏ nhoi, không có giá trị gì đáng kể.

[106] Những sự so sánh này đều nhằm chỉ ra tính chất không thật có của các khái niệm được đề cập, như trò ảo thuật, như gấm thêu trong mộng, như hình hoa trong mắt, như cột trụ chống núi, như ác mộng ban ngày, đều là những khái niệm không thật có.

[107] Những sự so sánh này nhằm chỉ ra tính chất không cố định, liên tục thay đổi của các khái niệm được đề cập, như rồng uốn lượn, như bốn mùa trôi qua, đều là những hình ảnh liên tục thay đổi, không cố định.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ai vào địa ngục


Bức Thành Biên Giới


Hạnh phúc là điều có thật


Sen búp dâng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.93.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...